MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX NN Ở TỈNH HẬU GIANG

8 429 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX NN Ở TỈNH HẬU GIANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX NN TỈNH HẬU GIANG Qua kết quả khảo sát ta thấy HTX NN kiểu mới ra đời mang tính tất yếu của kinh tế, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, với sự phát triển của nông thôn. Tuy nhiên trong thực tế thì vẫn còn nhiều HTX NN hoạt động không hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, không thể hiện được vai trò vốn có của nó. 5.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ CỦA LIÊN MINH HTX VIỆT NAM Nghị quyết 13 của Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 5 (khoá IX) đã xác định cụ thể 5 quan điểm phát triển kinh tế tập thể. Quán triệt và cụ thể hoá 5 quan điểm của Nghị quyết, phương hướng phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong 5 năm tới là:  Phát triển kinh tế hợp tác, HTX trên cơ sở tập hợp và liên kết rộng rãi mọi tầng lớp xã hội, mọi loại hình, tổ chức kinh tế và đảm bảo đúng theo các nguyên tắc của luật HTX. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển các tổ hợp tác, HTX của người lao động, của các hộ kinh tế gia đình, cá thể, cần quan tâm thích đáng tới các loại hình HTX liên kết các thành viên là các hộ kinh tế hàng hóa, các cơ quan sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa.  Phát triển kinh tế hợp tác, HTX với các hình thức đa dạng, với các trình độ phát triển khác nhau từ thấp đến cao. Phát triển các HTX không giới hạn về quy mô, lĩnh vực, địa bàn, cả các HTX, liên hiệp HTX chuyên ngành và đa ngành. Các loại hình HTX bao gồm cả cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân. Hướng dẫn tạo điều kiện để các HTX quy mô nhỏ hợp nhất lại, liên kết để hình thành các HTX quy mô lớn hơn nhằm tập trung nguồn lực phát triển, nâng cao hơn hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy mạnh để các HTX phát triển theo chiều sâu, tăng cường tích tụ và tập trung vốn trong HTX, củng cố sở hữu tập thể.  Phát triển các loại hình HTX trong tất cả các ngành lĩnh vực, gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Phát triển HTX phải phục vụ mục tiêu và gắn kết với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như trên từng địa bàn. Quan tâm phát triển các HTX trong các lĩnh vực ngành nghề mới mà xã hội, cuộc sống có nhu cầu.  Phát triển HTX phải trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển. Kinh tế hợp tác, HTX lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng.  Quan tâm tạo điều kiện cho các tổ hợp tác phát triển như là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế tập thể. Phát triển và hoàn thiện các mô hình tổ chức hợp tác trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp và tín dụng. Tạo điều kiện và có các quy định, biện pháp để hướng dẫn, giúp đỡ các tổ hợp tác phát triển thành các HTX.  Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa các HTX với nhau và giữa các HTX với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; đẩy mạnh liên kết hợp tác cả về vốn, tổ chức và sản xuất kinh doanh; từng bước và khẩn trương phát triển các liên hiệp HTX đa ngành, chuyên ngành với quy mô khác nhau.  Phát triển HTX phải trên cơ sở các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với tổ chức HTX các nước; phát huy nội lực , nỗ lực khắc phục khó khăn để tự mình phấn đấu vươn lên, không ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà Nước. 5.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX NN HẬU GIANG 5.2.1 Điểm mạnh và những tồn tại của các HTX NN Hậu Giang 5.2.1.1 Điểm mạnh Mặc dù trong thời gian vừa qua các HTX NN hoạt động không hiệu quả, nhưng nhìn chung thì các HTX vẫn có những điểm mạnh nhất định nhưng vẫn chưa phát huy được một cách triệt để. Một số điểm mạnh:  Ban quản trị: Hầu hết thành phần của ban quản trị đều là những người nông dân địa phương được xã viên chọn để làm lãnh đạo HTX. Chính vì là nông dân nên họ có thấu hiểu được tập quán, sản xuất làm ăn của bà con tại địa phương đó. Mặc khác, những người được chọn này hầu hết đều có được sự tín nhiệm và tôn trọng từ những người khác nên họ có thể dễ dàng kêu gọi cũng như truyền đạt ý kiến của mình đến các xã viên.  Cũng chính từ việc thành lập tại địa phương nên các HTX có thể chủ động được trong việc tìm nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất. Những nguồn nguyên liệu sẵn có này thường rất dồi dào, chi phí khá rẻ tạo thuận lợi cho việc cạnh tranh đối với các HTX có thực hiện dịch vụ sản xuất.  Nguồn lao động tham gia sản xuất cũng là một thế mạnh đối với loại hình HTX này. Nguyên nhân là do nông thôn bà con nông dân đã quen với việc sản xuất theo mùa vụ nên sau khi thu hoạch vụ mùa xong thì đa số bà con đều rảnh rỗi chờ vụ mùa tiếp theo để sản xuất. Đây chính là nguồn cung cấp lực lượng lao động mạnh cho các HTX. Bên cạnh đó, giá thuê rẻ cũng là một lợi thế đối với lực lượng lao động này.  Đối với các HTX kinh doanh dịch vụ như vật tư nông nghiệp hoặc dịch vụ sản xuất thì họ đã có thì trường tiêu thụ sẵn có của mình đó là nội bộ của các xã viên. Đây là lực lượng tiêu thụ chính của HTX. Đối với các HTX hoạt động mạnh thì ngoài thị trường tiêu thụ đó có thể mở rộng thị trường đối với các hộ nông dân không phải là xã viên hoặc trên địa bàn lân. 5.2.1.2 Tồn tại của các HTX Bên cạnh những điểm mạnh nhưng vẫn chưa được các HTX phát huy một cách triệt để thì đa số đều có những tồn tại, hạn chế nhất định gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, kiềm hãm khả năng phát triển chung của HTX. Những hạn chế được tập trung những mảng chủ yếu sau:  Ban quản trị của HTX: Tồn tại chủ yếu của Ban quản trị chủ yếu là:  Trình độ văn hoá còn hạn chế, tuổi trung bình khá cao  Phần lớn chưa được đào tạo chuyên môn, chủ yếu là được đào tạo qua cấp, hoặc thôg qua những buổi sinh hoạt mà kết quả mang lại chẳng được bao nhiêu.  Công tác kế toán còn rất hạn chế khi mà phương tiện để tính toán chủ yếu là tính tay. Rất ít HTX có được máy vi tính làm phương tiện tính toán.  Trình độ quản lý, khả năng tìm kiếm thị trường cũng như lập kế hoạch sản xuất kinh doanh còn yếu.  Nguồn vốn hoạt động:  Nhìn chung thì nguồn vốn điều lệ cũng như nguồn vốn kinh doanh của các HTX đều thấp.  Vốn góp của xã viên ít, khó khăn trong việc kêu gọi tăng vốn.  Khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn từ phía bên ngoài các tổ chức, cá nhân. Nguyên nhân là do HTX có rất ít tài sản thế chấp, phương án kinh doanh không rõ ràng, nhiều HTX làm ăn không hiệu quả trước đã gây mất lòng tin trong việc vay vốn.  Cơ sở vật chất còn rất hạn chế khi mà chỉ có rất ít HTX có được trụ sở hoạt động  Nông dân vẫn chưa thực sự tin tưởng cũng như biết nhiều về HTX NN khi mà số HTX có xã viên tự nguyện tham gia vào rất ít. Từ đó cho thấy công tác tuyên truyền của một bộ phận quản lý còn yếu.  Nguồn lao động:  Tuy dồi dào nhưng không ổn định.  Tập quán sản xuất của người lao động còn lạc hậu.  Trình độ văn hoá của lao động thấp nên khó tiếp thu những tiến bộ khoa học hiện đại.  Lao động xã viên vẫn còn nặng về mô hình HTX kiểu cũ, tức là một bộ phận xã viên vẫn còn bàng quan với công việc chung.  Thị trường tiêu thụ: Tuy thị trường tiêu thụ có được từ bộ phận nội bộ là xã viên nhưng nó đã thể hiện bất cập:  Phát sinh nhiều khoản nợ khó đòi từ với xã viên  Thụ động trong việc tìm kiếm cũng như phát triển thị trường. 5.2.2 Giải pháp phát triển HXT NN Hậu Giang 5.2.2.1 Nâng cao năng lực quản lý của ban chủ nhiệm HTXMột trong những biện pháp để nâng cao năng lực quản lý của ban quản trị HTX là địa phương, liên minh HTX Tỉnh nên tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ nồng cốt này, như là một giải pháp nâng cao nguồn lực lâu dài cho HTX, tăng cường họat động kinh doanh có hiệu quả và mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác với các thành phần kinh tế khác. Các biện pháp và bồi dưỡng cán bộ gồm:  Bồi dưỡng: bồi dưỡng đồng bộ các cán bộ quản lý HTX gồm: chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kế toán, ban kiểm soát và cả những xã viên của các HTX và kể cả những cán bộ các cấp có liên quan HTX như cán bộ cấp xã, cấp huyện  Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ của HTX NN: thường xuyên mở các lớp tập huấn cho ban quản trị về các lĩnh vực như quản lý, kế toán, kinh doanh, khả năng lập dự án. Nếu được, chính quyền nên mời các thầy cô về tận xã để thuận tiện cho việc học tập nâng cao kiến thức vì khôn phải ai cũng có thời gian để lên tỉnh học. Muốn vậy thì các HTX trên địa bàn từng Huyện, Xã cần phải có những chuẩn bị chu đáo từ trước: lựa chọn những cán bộ trẻ có năng lực cho đi đào tạo, hoặc là đẩy mạnh việc ký kết hợp đồng với các sinh viên các ngành nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp (điều này chỉ được thực hiện khi HTX thực sự hoạt động như một doanh nghiệp tức là có những chế độ ưu đãi dành cho thành phần ban quản lý)…  Rà soát lại thành phần ban quản trị của HTX NN, có thể thay đổi đối với những ban quản lý đã lớn tuổi nhằm tạo sinh khí mới cho hoạt động của HTX.  Loại bỏ tư tưởng HTX NN kiểu cũ bằng cách tăng cường công tác phổ biến chủ trương, chính sách liên quan đến HTX NN kiểu mới. Muốn làm được điều đó thì phải thường xuyên mở các lớp tập huấn cho Ban quản trị của các HTX này, yêu cầu các thành viên của ban quản trị phổ biến lại cho xã viên trong những cuộc họp thường kỳ của HTX. Ngoài ra còn có thể lòng ghép tuyên truyền thông qua các cuộc họp của các tổ chức hội của xã như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,… 5.2.2.2 Giải pháp về vốn Hầu hết các HTXtình hình tài chính yếu và việc huy động nguồn vốn gặp rất nhiều khó khăn vì thế các biện pháp nhằm cải thiện tình tài chính của HTX là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nó bao gồm:  Tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng. Có chính sách để cho các HTX NN có thể vay tín chấp, vay vốn thông qua sự bảo lãnh của liên minh HTX vì trong thực tế thì dù có sự bảo lãnh của liên minh thì NHNN vẫn không cho vay. Tạo điều kiện cho các HTX NN vay vốn từ các chương trình hỗ trợ đầu tư của nhà nước theo luật khuyến khích đầu tư…  Phải tạo dựng nguồn vốn từ nội tại của HTX tức là thu hút được nguồn vốn từ các xã viên và nâng cao tình hình tài chính của các HTX Muốn làm được điều này thì phải ban quản trị phải minh bạch trong vấn đề tài chính, phải phổ biến về việc góp vốn để xã viên nhận thấy được việc góp vốn vào hoạt động của HTX chính là việc đầu tư mang lại lợi ích chính cho bản thân của mình, để từ đó có thể tự nguyện trong việc góp vốn.  Phải thu hút được nguồn vốn bên ngoài HTX: để gia tăng được nguồn vốn hoạt động cho HTX thì ngoài việc tăng vốn trong nội tại thì tăng vốn từ bên ngoài của HTX đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với các nguồn vốn này là một điều không phải dễ dàng. Vì vậy, để tiếp cận được nguồn vốn này thì ta cần thực hiện một số biện pháp sau:  Về phía HTX: Phải có một kế hoạch kinh doanh thật rõ ràng để có thể tạo được niềm tin đối với những tổ chức cho vay vốn. Muốn làm được điều này thì bản thân các thành viên trong ban quản trị phải có kiến thức, trình độ đủ để lập một dự án kinh doanh (giải pháp nâng cao trình độ của ban chủ nhiệm đã được đề xuất thực hiện trên). Nếu cần, các cơ quan có lien quan cần thực hiện công tác hướng dẫn và lập dự án khả thi để vay vốn. Cần tập trung hỗ trợ các HTX đủ điều kiện để nhận các nguồn tài chính phi chính phủ…  Về phía các tổ chức cho vay: Phải xem HTX như là một loại hình doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác. Nên tăng mức cho vay và tạo thuận lợi đối về thủ tục vay vốn đối với các HTX. Truớc mắt, có nhiều HTX chưa đư tài sản thế chấp cho việc vay vốn, vì thế nếu xem xét thấy dự án khả thi và nhận được sự bảo lãnh từ các tổ chức có liên quan như liên minh HTX, thì các tổ chức này nên tiến hành cho vay tín chấp. Mặc khác, có thể sử dụng tài sản thế chấp từ nguồn vốn vay làm tài sản thế chấp cho HTX. 5.2.2.3 Cơ sở vật chất  Khi nguồn vốn đã được giải quyết thì các HTX nên tiến hành xây dựng trụ sở hoạt động cho mình vì như thế sẽ tạo được niềm tin đối với các xã viên, các tổ chức tín dụng cũng như các đối tác làm ăn. Từ đây có thể tạo bộ mặt mới cho HTX, giúp HTX từng bước hoạt động như là một doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác.  Tiến hành sắm sửa các tài sản cần thiết cho công việc hoạt động của mình. 5.2.2.4 Giải pháp về yếu tố sản xuất và hoạt động của HTX  Đối với những HTX yếu kém: Chủ động rà soát lại các HTX hoạt động kém hiệu quả, tìm những nguyên nhân và biện pháp khắc phục nếu không thể duy trì, củng cố thì nên mạnh dạn giải thể, sát nhập hoặc thay vào đó là thành lập các tổ hợp tác phù hợp với điều kiện sản xuất từng địa phương, không vì những vấn đề liên quan như công nợ, bệnh thành tích mà làm ảnh hưởng chung đến uy tín của mô hình HTX NN, gây khó khăn cho việc thành lập các HTX NN mới sau này. Kiên quyết xử lý các khoản công nợ của các HTX NN. Cần đưa ra các biện pháp để giải quyết dứt điểm các khoản công nợ, nếu cần có thể áp dụng các chế tài của pháp luật.  Đối với các HTX khá mạnh: phải thực hiện cho được huy động thêm vốn góp cổ phần để mở rộng thêm các dịch vụ hiện có. Mở rộng hoạt động của HTX với hiều hình thức hợp tác như: tổ liên kết sản xuất, HTX bạn, liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn. Khi mở rộng quy mô họat động dịch vụ thì phải vận động cho được đa số nông dân trên địa bàn tham gia đồng thời chú trọng vận động những người có tay nghề, có vốn tham gia xã viên. Phát huy nội lực cộng đồng xã viên và nông dân là nhân tố hàng đầu, khắc phục các biểu hiện trông chờ vào sự hổ trợ của Nhà nước.  Liên minh HTX phải yêu cầu ban quản trị của các HTX NN thường xuyên đánh giá tình hình hoạt động của HTX, nêu rõ những khó khăn vướng mắc mà HTX đang gặp phải để có hướng giải quyết kịp thời.  Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các HTX với các doanh nghiệp, thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể;  Hướng dẫn cho HTX đa dạng hoá dịch vụ kinh doanh, đặc biệt chú đến các lĩnh vực có nhu cầu lớn, hoặc năng lực cung cấp hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu, không nên khai thác các dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung cấp.  Các loại hình dịch vụ kinh doanh của HTX phải gắn với lợi ích của xã viên và lợi ích của tập thể.  Cần hình thành các tổ chức liên kết các HTX như các câu lạc bộ trang trại, HTX nông nghiệp . Từ đó, tạo điều kiện cho các trang trại có nơi trao đổi nắm bắt thông tin thị trường đồng thời giúp đỡ nhau trong hoạt động của mình. 5.2.2.5 Chính sách hỗ trợ  Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghệ chế biến theo yêu cầu thị trường nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hoá, làm cơ sở hình thành và phát triển kinh tế hợp tác  Phải hỗ trợ các HTX về khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất, tăng cường công tác tập huấn đối với các xã viên. Khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ liên kết với HTX, chuyển giao các thành tựu mới cho HTX, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước.  Khuyến khích và có chính sách ưu đãi cụ thể đối với nông dân, các đơn vị cung ứng nguyên liệu trở thành thành viên của HTX  Hỗ trợ trong việc xây dựng thương hiệu cho các HTX hoạt động hiệu quả.  Các ngành, các địa phương, các hiệp hội ngành nghề và liên minh HTX hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường cho các tổ hợp tác và hộ; tổ chức các hình thức giới thiệu sản phẩm cho HTX. . MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX NN Ở TỈNH HẬU GIANG Qua kết quả khảo sát ta thấy HTX NN kiểu mới ra đời mang tính tất. PHÁP PHÁT TRIỂN HTX NN Ở HẬU GIANG 5.2.1 Điểm mạnh và những tồn tại của các HTX NN ở Hậu Giang 5.2.1.1 Điểm mạnh Mặc dù trong thời gian vừa qua các HTX NN

Ngày đăng: 03/10/2013, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan