HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

22 3.8K 58
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 5.1 Khái niệm về tài nguyên, tài nguyên thiên nhiên (natural resource)  Khái niệm và phân loại về tài nguyên Khái niệm tài nguyên Người ta cho rằng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng được để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Phân loại tài nguyên Người ta có thể phân loại tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố thiên nhiêntài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố hoạt động của con người và xã hội. Trong thực tế sử dụng tài nguyên còn được phân theo các dạng của nó như tài nguyên đất, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước, tài nguyên lao động, tài nguyên thông tin, tài nguyên trí tuệ . Dựa vào khả năng tái tạo, tài nguyên được phân thành tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được: - Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên dựa vào năng lượng được cung cấp hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ vào Trái đất, dựa vào trật tự thiên nhiên, nguồn thông tin vật lý và sinh học đã hình thành và tiếp tục tồn tại, sinh sôi; chỉ mất đi khi không còn nguồn năng lượng và thông tin nói trên. Tài nguyên tái tạo được cũng có thể định nghĩa một cách đơn giản hơn, đó là các tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản lý một cách khôn ngoan (Jorgensen S.E, 1981). Nước, gió, tài nguyên sinh vật . là những tài nguyên tái tạo được. - Tài nguyên không tái tạo được tồn tại một cách hữu hạn sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi, không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Các khoáng sản, nhiên liệu, các thông tin di truyền bị mai một không giữ lại được cho đời sau là những tài nguyên không tái tạo được. Trên lý thuyết thì với thời gian hàng triệu năm các tài nguyên này cũng có khả năng được tái tạo một cách tự nhiên, nhưng xét theo tuổi thọ của con người hiện nay thì phải xem là không tái tạo được. Như vậy, dưới sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của công cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, khái niệm tài nguyên được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Vậy tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tin, có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình. Dưới đây sẽ trình bày sơ đồ phân loại tài nguyên như sau: 1 1 Hình 5.1 Phân loại tài nguyên  Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Mỗi loại tài nguyên có đặc điểm riêng, nhưng có 2 thuộc tính chung: - Tài nguyên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái đất và trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên, tạo ra sự ưu đãi của tự nhiên với từng vùng lãnh thổ, từng quốc gia. - Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử. 5.2 Đánh giá tài nguyên thiên nhiên 5.2.1 Quan điểm đánh giá Căn cứ vào nhu cầu của con người để xác định giá trị của từng loại tài nguyên, từ đó sẽ có cách sử dụng tương ứng. Nếu tài nguyên thiên nhiên chỉ đáp ứng cho cầu sinh hoạt hàng ngày của con người thì giá trị lương thực của đất, gỗ của rừng, là quan trọng nhất, và cao nhất so với các giá trị khác của tài nguyên đó. Nhưng khi nhu cầu cuộc sống đạt đến mức cao hơn thì giá trị sinh thái của tài nguyên thiên nhiên lại được đánh giá cao hơn vì con người lúc này cần quan tâm đến sự phát triển bền vững hơn. 2 2 5.2.2. Tổng giá trị của tài nguyên thiên nhiên (giá trị sử dụng và không sử dụng) Giá trị sử dụng: - Giá trị sử dụng trực tiếp: tính từ yếu tố vật chất của một loại tài nguyên thiên nhiên và được thể hiện trên thị trường bằng giá cả. Ví dụ: giá gỗ đối với tài nguyên rừng. - Giá trị gián tiếp: tính từ sự đóng góp của tài nguyên thiên nhiên vào quá trình phát triển kinh tế hiện tại và sự bảo tồn thiên nhiên. Ví dụ: quy hoạch rừng, sông, làm các khu bảo tồn danh lam thắng cảnh, nghiên cứu khoa học. - Giá trị nhiệm ý: thể hiện qua việc chọn lựa cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong tương lai. - Giá trị kế thừa: là giá trị trả cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của các thế hệ sau. Giá trị không sử dụng: là giá trị nằm trong bản chất sự vật nhưng không liên quan đến việc sử dụng thực tế và cách thức sử dụng trong tương lai, thể hiện giá trị tồn tại và quyền được sinh sống của các loài khác trong hệ sinh thái. Tổng giá trị tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của con người đối với thiên nhiên. Những sự kiện môi trường thực tế và giáo dục môi trường góp phần nâng cao ý thức của con người trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 5.3 Tài nguyên sinh học 5.3.1 Tài nguyên rừng  Khái niệm và phân loại Rừng là thành phần quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển KTXH, sinh thái và MT. Theo quan điểm học thuyết sinh thái học, rừng được xem là HST điển hình trong sinh quyển (Tenslay,1935; Vili, 1957; Odum, 1966). Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật - trong đó thực vật với các loại cây gỗ giữ vai trò chủ đạo, đất và môi trường. Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Sự phân bố của thảm thực vật rừng là sự đồng nhất tương đối về địa lý, sinh thái và được hiểu như là một đơn vị địa lý thực vật độc lập, chúng kết hợp với nhau theo vĩ độ và theo độ cao thành những đai rừng lớn trên Trái đất. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành các loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Rừng phòng hộ: được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ MT. Rừng đặc dụng: để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn HST VQG, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghĩ ngơi, du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các Vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa – lịch sử và môi trường. Rừng sản xuất: sử dụng để sản xuất, kinh doanh gỗ, các loại lâm sản khác, động vật rừng kết hợp phòng hộ, BVMT Dựa vào điều kiện khí hậu và vị trí địa lý thì có các loại rừng điển hình như sau: Rừng nhiệt đới ẩm: >1 tỷ ha. Đây là hệ sinh thái phong phú nhất về sinh khối và số lượng loài. Chiếm 7% diện tích đất tự nhiên, cung cấp 15% lượng gỗ và đã xác định 3 3 được khoảng 50 loài trên thế giới. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 140 triệu người, trong đó 2/3 rừng nằm ở khu vực Mỹ Latinh, phần còn lại ở Châu phi và Châu Á. Rừng nhiệt đới khô: khoảng 1,5 tỷ ha, trong đó 3/4 nằm ở Châu phi. Rừng không phong phú về loài và sinh thái như rừng nhiệt đới ẩm, nhưng cũng có những giá trị quan trọng trong việc bảo vệ đất. Giá trị kinh tế chủ yếu là chăn nuôi và chất đốt cho dân cư. Rừng ôn đới: khoảng 1,6 tỷ ha, 3/4 thuộc các nước công nghiệp phát triển. Tính đa dạng sinh học kém hơn hẳn 2 loại rừng trên nhưng là nguồn cung cấp gỗ chủ yếu và là nơi danh lam thắng cảnh rất tốt. Phân bố rừng trên thế giới: Diện tích và thể loại rừng phân bố không đồng đều trên Thế giới. Khoảng 29% (3.837 triệu ha) diện tích lục địa được che phủ bởi rừng, trong đó 33% diện tích là rừng thông và 67% là rừng rậm miền xích đạo và nhiệt đới. Bảng 5.1: Sự phân chia rừng ở các khu vực Khu vực Diện tích (%) Châu Âu Nga Bắc Mỹ Mỹ Latinh Châu Phi Châu Á Châu Đại Dương 136 743 656 890 801 525 86 3,5 19,4 17,1 23,2 20,9 13,7 2,2  Tầm quan trọng của rừng Rừng là một hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên; nó có vai trò cực kỳ quan trọng tạo cảnh quan và có tác dụng mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai.Vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển KTXH mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong BVMT. Rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển và có ý nghĩa điều hòa khí hậu. Rừng không chỉ chắn gió mà nó còn làm sạch không khí và có ảnh hưởng lớn đến vòng tuần hoàn cacbon trong tự nhiên. Là máy lọc bụi khổng lồ, trung bình trong 1 năm,1 ha rừng thông có khả năng hút 36,4 tấn bụi từ không khí. Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 – 500kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 – 10 tấn). Mỗi người một năm cần 4000 kg O 2 do 1000 – 3000 m 2 cây xanh tạo ra hàng năm. Rừng còn tạo ra một hoàn cảnh tiểu khí hậu có tác dụng tốt đến sức khỏe con người. Rừng làm giảm nhiệt độ (nhiệt độ không khí đất trồng rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trồng thường là từ 3 – 5 0 C) và tăng độ ẩm không khí. Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn. Là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất.  Hiện trạng của rừng Tài nguyên rừng trên Trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng. Số liệu thống kê cho thấy, diện tích rừng của Trái đất thay đổi theo thời gian như sau: - Đầu thế kỷ XX: 6 tỷ ha; 4 4 - Năm 1958: 4,4 tỷ ha; - Năm 1973: 3,8 tỷ ha; - Năm 1995: 2,3 tỷ ha. Rừng hiện nay trên thế giới: Rừng trên Thế giới ngày càng bị tàn phá với tốc độ chóng mặt mặc dù đã có những biện pháp bảo vệ và cấm phá rừng. Theo nghiên cứu năm 1980, khoảng 15,2 triệu ha rừng nhiệt đới bị phá mỗi năm và có xu hướng ngày càng tăng. Theo FAO - Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc, diện tích rừng tiếp tục bị giảm nhanh, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Từ 1985 - 1995, rừng bị mất khoảng 200 triệu ha. Mặc dù việc trồng rừng và tái phát triển, mở rộng diện tích rừng ở các nước đang phát triển nhưng cũng chỉ bù đắp được khoảng 20 triệu ha. Như vậy, mỗi năm các nước này mất khoảng 12 triệu ha rừng. Ở các nước phát triển việc phá rừng rất ít nhưng sự suy thoái rừng đang ở mức rất báo động. Ở VN, năm 1943, có khoảng 14 triệu ha rừng, chiếm 43% DTTN, năm 1976 giảm xuống còn 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ còn khoảng 34%, năm 1985 còn 9,3 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 30%, năm 1995 còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 28% (Jyrki Salmi và cộng sự, 1999). Rừng nước ta ngày càng suy giảm cả về chất lượng và số lượng tỷ lệ che phủ thực vật đang ở dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái. Đặc biệt ở nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái, nhất là vùng đồi núi và vùng đầu nguồn. Rừng ngập mặn có diện tích vào khoảng 800.000 ha, có tác dụng cung cấp gỗ và than giữ và cải tạo đất, là nơi cư trú và sinh sản của loài thủy sinh. Rừng lâm nghiệp chiếm 30% diện tích tự nhiên, trong đó có 4% là rừng trồng. Tỷ lệ này dưới tiêu chuẩn là 33%. Tỷ lệ che phủ ở Tây Bắc còn 13,5 %, Đông bắc là 16,8%; Sơn La 9,8% và Cao Bằng 11,2%. Động vật sống trong rừng có khoảng 1.000 loài chim, 300 loài thú, hơn 300 loài bò sát, ếch nhái ., phân bố rộng khắp trên các sinh cảnh. Có 28 loài động vật nhiệt đới thuộc loại quý hiếm như voi, tê giác, bò tót, bò xám, hổ báo, hươu sao, hươu xạ, nai cà tông, vược, voọc cá đầu xám, cò quắm cánh xanh, sếu đầu đỏ, rắn, trăn, rùa biển . Theo nghiên cứu năm 1993, rừng nước ta còn khoảng 8,631 triệu ha, trong đó có 5,169 triệu ha rừng sản xuất kinh doanh; 2,8 triệu ha rừng phòng hộ và 0,663 triệu ha là rừng đặc dụng. Rừng nước ta phân bố cũng không đều giữa các vùng trong cả nước, chủ yếu tập trung ở khu vực Tây nguyên.  Một số nguyên nhân chính của việc phá rừng Trong thời kỳ đầu của các nước công nghiệp, việc phá rừng chủ yếu để lấy đất làm nông nghiệp và lấy gỗ làm củi, nhưng hiện nay nạn phá rừng hầu như không còn và diện tích rừng ôn đới đang tăng. Rừng nhiệt đới bị phá chủ yếu để lấy củi và các loài động thực vật quý hiếm, tăng diện tích trồng trọt. Các động cơ phá rừng hiện nay còn rất mạnh, nguyên nhân chủ yếu như sau: - Tăng lợi nhuận và tiêu thụ; - Sự gia tăng dân số và nhu cầu về miền đất mới; - Chính sách kinh tế không hợp lý; - Nạn tham những và mua bán bất hợp pháp; - Nạn nghèo đói và tình trạng không có ruộng đất. 5 5 Tại Việt Nam, hiện nay tình trạng khai thác rừng quá mức của người dân đã làm cho diện tích rừng che phủ giảm mạnh từ 43% - 28% tổng diện tích rừng tự nhiên. Trong đó có 30% do chặt phá rừng làm nông nghiệp hoặc không có kế hoạch gì, 20 – 25% bị cháy, còn lại do khai thác lấy gỗ, củi và các sản phẩm rừng khác. Cùng với việc khai thác quá mức tài nguyên rừng, nạn cháy rừng trong những năm qua rất đáng lo ngại. Trong vòng 23 năm (1965-1988) có gần 1 triệu ha rừng cây gỗ và cỏ tranh bị cháy. 1992-1993 xảy ra 300 vụ cháy rừng ở 13 tỉnh ven biển. Năm 2002, cháy rừng lớn xảy ra ở U Minh Thượng và U Minh Hạ. Cháy rừng là nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt tài nguyên rừng. Mặt khác, đó cũng là nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên nước, suy thoái đất, giảm nguồn sinh vật quý hiếm, gây nhiều tác hại đối với môi trường, khí hậu, đất đai, đời sống và sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Giảm diện tích rừng đầu nguồn còn gây hạn hán, lũ lụt, không điều tiết được lượng nước gây thảm hoạ cho dân cư vùng trung du và đồng bằng.  Tình hình bảo vệ tài nguyên rừng trên thế giới. Hội đồng liên hiệp quốc về phát triển bền vững, thống nhất đẩy mạnh trách nhiệm trong việc bảo tồn rừng giúp cho các nước đang phát triển quản lý rừng và khuyến khích các tư nhân hình thành những quy tắc hướng dẫn để khuyến khích quản lý rừng bền vững. Ở Việt nam có Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua năm 1994. Để đạt mục tiêu đưa tỷ lệ che phủ rừng của Việt nam đạt 43% (tỷ lệ của năm 1943). Chính phủ Việt nam đã ban hành Quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Điều này khẳng định rõ lỗ lực của Việt Nam trong việc tiếp cận phát triển bền vững. 5.3.2 Đa dạng sinh học  Khái niệm Đa dạng sinh học là khái niệm dùng để chỉ tất cả các giống loài và mối liên hệ giữa chúng với môi trường tự nhiên, là tập hợp các thông tin di truyền, loài và hệ sinh thái.  Vai trò của đa dạng sinh học Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống trên hành tinh chúng ta. Ngoài việc cung cấp nguồn nguyên liệu công nghiệp, lương thực thực phẩm, dược liệu, chúng còn có thể làm ổn định hệ sinh thái nhờ sự tác động qua lại giữa chúng. Mới đây, người ta đã phát hiện một loại hoa có tên Rosy Periwinkle (dừa cạn hồng), có thể dùng để chế thuốc trị bệnh bạch cầu. Hoa này chỉ được tìm thấy ở Madagascar. Một cây khác có thể điều trị bệnh ung thư vú là cây Thuỷ tùng ở Tây bắc Pacific. Ngoài ra, các sản phẩm động thực vật khác cũng có thể dùng làm thuốc, đồ trang sức, năng lượng, vật liệu xây dựng, lương thực và các công dụng khác…. Rừng còn có vai trò tạo vẻ đẹp từ các loài động thực vật hoang dã, phục vụ nhu cầu vui chơi giả trí của con người. Nhiều vườn sinh thái đã được thành lập trong những năm gần đây. Đa dạng sinh học cũng có vai trò trong việc bảo vệ sức khoẻ và tính toàn bộ của hệ sinh thái thế giới. Cung cấp lương thực, lọc các chất độc nhờ chu trình sinh địa hoá, điều hoà khí hậu toàn cầu, điều hoà nguồn nước . Nếu mất các loài động thực vật hoang dã sẽ dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người. Thay đổi tính đa dạng sinh học và nơi cư trú của các loài cũng gây ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái và chất lượng cuộc sống của con người. 6 6  Một số hiện trạng Đa dạng sinh học rất phong phú trên trái đất, trong đó có chim, động vật hữu dụng và thực vật được xác định nhiều hơn cả. Theo dự đoán, trái đất có khoảng 14 triệu loài nhưng mới chỉ xác định được 1,7 triệu loài (13%). Nhiều nhất là côn trùng với 950.000 loài, thực vật 270.000 loài (con người mới chỉ sử dụng hiệu quả 1.500/80.000 loài thực vật có khả năng cung cấp lương thực, 5.000 loài cây dùng làm thuốc). Với nguồn tài nguyên quý giá này đã mang lại cho thế giới khoảng 40 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, sự đa dạng sinh học trên thế giới đang bị đe doạ, khoảng 1.130 trong số 4.000 loài động vật có vú và 1.183 trong số 10.000 loài chim có thể bị tuyệt chủng. Gần đây, nguy cơ tuyệt chủng của thực vật có hoa (xương rồng, lan), động vật có xương sống (hổ, cá tuyết, ) tăng gấp 50-100 lần tỷ suất tự nhiên. Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo, loài động vật có vú trên thế giới có thể sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 30 năm tới. Với tốc độ khai thác các loài động thực vật quý hiếm hiện nay, dự tính có khoảng 70 loài động thực vật biến mất mỗi ngày. Trong số đó có loài Tê giác đen Châu phi, cọp Sibêria và báo Amur Châu á là bị đe doạ lớn nhất. Hình 5.2 Phần trăm Các loài đã được xác đinh trên thế giới Tại Châu Á, có 323 trong tổng số 2.700 loài chim đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do hoạt động của con người, đặc biệt là việc đốn gỗ và phá rừng làm đất nông nghiệp. Cảnh báo Châu Á có nguy cơ hết chim được đưa ra đúng vào thời điểm kỷ niệm ngày Môi trường thế giới (05/06/2001). Trong số 23 nước Châu Á được tổ chức chim quốc tế điều tra thì Indonesia đứng đầu về mức báo động, có số loài chim chiếm 1/3 trong số 323 loài được điều tra. Tiếp theo là Trung Quốc với 78 loài, ấn độ với 73 loài và Philippin là 69 loài.  Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học Nơi cư trú của các loài giảm đi do các nguyên nhân sau: - Phá rừng: Trước khi nền nông nghiệp bắt đầu phát triển thì bề mặt hành tinh chúng ta được che phủ bởi 35% diện tích rừng, nhưng hiện nay chỉ còn 25% trong đó 12% là rừng tự nhiên. Theo ước tính hàng năm mất khoảng 60.000 km 2 rừng nhiệt đới. Khai thác gỗ là mối đe doạ lớn nhất, tác động tới 50% loài có nguy cơ tuyệt chủng, tiếp đến là hoạt động canh tác - 30% và hoạt động du canh - 20%. Theo thông tin của Tổ chức chim Quốc tế thì một số loài chim chỉ sống tại các vùng sinh thái nhất định nên nếu những khu 7 7 rừng nơi chúng sống bị chặt phá, khai thác hay đốt cháy thì các loài chim sẽ bị tổn thương và mất nơi cư trú. - Mở rộng nơi cư trú các loài ngoại lai; - 50% đất đai trên thế giới đã bị thoái hoá bởi các hoạt động của con người; - 50% các con sông bị cạn kiệt nguồn nước hoặc nước bị ô nhiễm nghiêm trọng; - Thay đổi mục đích sử dụng đất. Một số nơi đất rừng đã được chuyển thành thành nơi ở của con người hoặc nơi sản xuất, làm cho động thực vật nơi đó có nguy cơ tuyệt chủng; - Thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng nhiệt đới, rừng ngập nước ngọt và ven biển, các ám tiêu san hô, . là nơi cư trú của nhiều loài nhất. Rạn san hô vĩ đại ngoài khơi bờ biển úc, chiếc barrier tự nhiên lớn nhất thế giới đang bị đe doạ tính mạng bởi các dòng bùn đất chứa nhiều phân hoá học từ vùng đầm lầy. Rừng nhiệt đới bị phá huỷ dọc theo bờ biển Queensland, đông bắc úc. Số lượng cá nược (thuộc bộ lợn biển) trong vùng đã giảm từ 50- 80% trong 10 năm qua, hoạt động sinh sản của loài rùa quý hiếm caretta đã sụt đi 80% từ thập kỷ 70; - Nhiều đô thị, ngoại ô và nhà máy sản xuất được hình thành; - Các dịch vụ giải trí được mở rộng; - Dân số tăng nhanh làm tăng các nhu cầu của con người như lương thực, đất định cư, năng lượng; - Quá trình sản xuất, sinh hoạt thải ra nhiều chất thải làm thay đổi môi trường sống tự nhiên của các sinh vật.  Sự đa dạng và hiện trạng tài nguyên sinh học ở Việt Nam Nước ta đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái rừng với trên 12.000 loài thực vật, có nhiều loài quý hiếm như lim, sến, giáng hương, pơmu, lát hoa, Khoảng 2.300 loài thực vật đang được khai thác sử dụng vào các mục đích khác nhau. Về động vật sống trong rừng, Việt nam có khoảng 1.000 loài chim, 300 loài thú, > 300 loài bò sát, ếch nhái,… phân bố rộng rãi, 28 loài động vật quý đặc trưng của vùng nhiệt đới như voi, tê giác, bò rừng, hổ, bò tót, bò xám, hươu sao, vộc, rắn, trăn, rùa biển,… Số loài được biết nhiều nhất ở Việt nam là cá, sau đó là chim và động vật có vú Bảng 5.2: Số loài động vật và thực vật Phân bố Số loài Tỷ trọng so với Thế giới (%) Việt N am Thế giới Động vật có vú 276 4.000 6,8 Chim 800 9.040 8,8 Bò sát 180 6.300 2,9 Lưỡng cư 80 4.184 2,0 Cá 2.470 19.000 13,0 Thực vật 7.000 220.000 3,2 Côn trùng 5.000 950.000 0,53 8 8 Đa dạng sinh học ở nước ta đang có nguy cơ bị suy giảm. Hiện nay có khoảng 500 loài thực vật đang trong tình trạng khan hiếm và 366 loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nguy hiểm là một số nơi thịt động vật hoang dã được bán công khai và rộng rãi như Thị trấn Gia Lâm. Bảng 5.3: Số loài động vật và thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng Phân loại Tổng số loài Trong đó Đặc hữu Quý hiếm Bị tuyệt chủng Đe doạ ĐV có vú 276 5 24 30 28 Chim 800 12 31 14 34 Cá 2.470 60 29 6 13 Thực vật 7.000 1.260 357  Bảo vệ các loài hoang dã Thành lập những hiệp ước và luật lệ  Tổ chức Liên Hiệp quốc về bảo tồn thiên nhiêntài nguyên thiên nhiên đã phát hành quyển sách “Tài liệu đỏ”;  Một số hiệp ước thế giới và những hiệp định để bảo tồn các loài hoang dã đã được đặt ra nhưng còn hạn chế ở một số nước;  Năm 1987, bảng danh sách động vật và thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng đã được bảo vệ dưới mọt đạo luật bao gồm 928 loài, trong đó có 385 loài được tìm thấy trong nước Mỹ và một số nước khác;  Tại Việt nam, nhiều văn bản quan trọng đã được ban hành như Luật Bảo vệ Môi trường, văn bản bảo vệ động vật hoang dã (QĐ số 359/TTg ngày 29/5/1996 do Thủ tướng ký) về phương pháp khẩn cấp để bảo vệ và phát triển động vật hoang dã; Thành lập khu bảo tồn loài thú hoang dã  Năm 1903, Tổng thống Mỹ đã thiết lập khu bảo tồn động vật hoang dã Liên bang đầu tiên ở đảo Pelican trên bờ biển phía Đông Florida để bảo vệ chim bồ nông xám;  Năm 1987, hệ thống khu bảo tồn động vật hoang dã bao gồm 437 khu, được cơ quan động vật hoang dã và thuỷ sản quản lý, khoảng 88% diện tích là ở Alaska;  Ở Việt nam, quy hoạch hơn 1 triệu ha để làm khu bảo tồn đa dạng sinh học với 120 khu rừng đặc dụng (Tràm chim Tam Nông ở Đồng Tháp Mười, rừng Cúc Phương, Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã, .). Nhưng thực tế vẫn còn một số hạn chế sau: - Chưa theo dõi được diễn biến của các loài quý hiếm; - Chưa kiểm soát các hoạt động săn bắn và đánh cá; - Hoạt động quản lý lưu vực chưa chặt chẽ; - Nhiều môi trường sinh sản và sinh sống của sinh vật vẫn tiếp tục bị tàn phá  Tổ chức MAB của UNESCO đã công nhận Vườn Quốc gia Nam Cát tiên của Việt nam là khu sự trữ sinh quyển quốc tế, khu thứ 411 của thế giới và là thứ 2 của Việt nam (sau Cần giờ TP. HCM). Khu sinh quyển Cát Tiên có tổng diện tích 73.878 ha nằm trên 3 tỉnh Đồng nai, Lâm Đồng và Bình Phước, cách TP. HCM 150 km, có khoảng 1.800 loài thực vật. Đây là khu rừng đặc trưng cho hệ thực vật miền Đông 9 9 Nam Bộ với nhiều loài cây gỗ họ sao, dầu, tử vi, đậu, đặc biệt có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như giáng hương, cẩm lai, Về động vật có 77 loài thú, 326 loài chim, 133 loài cá nước ngọt, 40 loài bò sát, 14 loài lưỡng cư và 457 loài côn trùng. Gần đây nhất Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) cũng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển quốc tế.  Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc đồng tài trợ cho dự án “ Xây dựng các khu bảo tồn nhằm xây dựng nguồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam trên cơ sở ứng dụng quan điểm sinh thái cảnh quan” với tổng số vốn đầu tư là 8.504.102 USD, trong đó 438.000 USD là vốn trong nước. Dự án được triển khai tại vườn Quốc gia Ba Bể và vườn Quốc gia Yook Đôn (Đắc lắc). Ngân hàng gen, sở thú, vườn thực vật, ao cá Sở thú, vườn thực vật, ao cá . chính là những kho dự trữ tốt cho các loài, nhất là những vùng nhiệt đới rất thích hợp cho hình thức này. 5.4 Tài nguyên nước  Khái niệm Nước là yếu tố chủ yếu của HST, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái đất và cần thiết cho mọi hoạt động KTXH của con người. Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh vật. Cơ thể sinh vật chứa 60-90% nước. Nước là nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp, là phương tiện vận chuyển các chất dinh dưỡng và các chất cặn bã trong cơ thể sinh vật, là phương tiện trao đổi năng lượng, điều hoà nhiệt, là phương tiện phát tán giống nòi. Nước mặn chiếm 97% tổng lượng nước trên hành tinh, nước mặn có hàm lượng muối cao không thích hợp cho sự sống của con người, 3% còn lại là nước ngọt nhưng con người chỉ sử dụng được 1% còn 2% là nước dưới dạng băng. Trong 1% sử dụng được thì 30% dùng cho tưới tiêu, 50% đung cho sản xuất năng lượng, 12% cho sản xuất công nghiệp và 7% cho sinh hoạt. Nước được khai thác và sử dụng theo nhiều mục đích và mức độ khác nhau ở các nước. Ví dụ ở Mỹ nước dùng trong nông nghiệp là 41% nhưng ở Trung quốc là 87%; cho công nghiệp và năng lượng ở Mỹ là 49% và ở Trung quốc là 6%. Nước cho sinh hoạt ở các nước nói chung từ 8-10% Nước là tài nguyên tái tạo được, là một trong các nhân tố quyết định chất lượng MT sống của con người. Viện sĩ Xiđorenko khẳng định: ”Nước là khoáng sản quý hơn tất cả các loại khoáng sản”. Nhà Bác học Lê Quý Đôn khẳng định: ”Vạn vật không có nước không thể sống được, mọi việc không có nước không thành được…”  Đặc điểm của các nguồn nước Nguồn nước mưa: Nguồn nước mưa được sử dụng rộng rãi ở các vùng khan hiếm nước ngọt. Lượng nước mưa phân bố không đều trên bề mặt Trái đất theo thời gian và không gian. Nguồn nước mặt: Chất lượng nước mặt thay đổi nhiều từ vùng này sang vùng khác, từ mùa này sang mùa khác. Nguồn nước dưới đất (nước ngầm): Nước dưới đất tồn tại trong các khoảng trống dưới đất, trong các khe nứt, các mao quản, thấm trong các lớp đất đá. Nước dưới đất được 10 10 [...]... của hội đồng tài nguyên nước quốc gia va ban quản lý lưu vực các sông 5.4 Tài nguyên biển và đại dương  Tầm quan trọng của tài nguyên biển và đại dương Đại dương là kho dự trữ vị đại của nhiều loại khoáng sản có ích, tài nguyên sinh học, năng lượng cũng như những nguyên liệu dùng trong công nghiệp hoá học và dược phẩm, có thể thay thế những tài nguyên đang bị cạn kiệt trên đất liền Tài nguyên biển... tốt tài nguyên nước Trước hết, cần phải củng cố bổ sung mạng lưới quan trắc tài nguyên nước Trên cơ sở đó kiểm kê đánh giá tài nguyên nước trong các lưu vực sông, các vùng trên toàn lãnh thổ, đánh giá, kiểm kê tài nguyên nước và cân bằng kinh tế nước mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia nói chung và cho các lưu vực nói riêng Nghiêm chỉnh thi hành luật tài nguyên. .. nguyên sinh vật - Áp dụng nguyên lý giá cho tính hữu hạn của chúng Nếu tốc độ sử dụng bằng với tốc độ tái sinh thì chi phí người sử dụng sẽ không thay đổi và giá tài nguyên sinh vật sẽ không tăng cao; - Nguyên lý trên đây gọi là nguyên lý cố định hoá dự trữ tài nguyên sinh vật, phải có sự quản lý của nhà nước mới thực hiện được nguyên lý này Nguyên nhân chính là các dạng tài nguyên này rất khó xác định... các dạng tài nguyên vô hạn hoặc có thể tái tạo được trong thời gian ngắn Đặc biệt, nghiên cứu chuyển sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang các dạng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, thuỷ triều Nguyên lý về giá trên đây sẽ tạo động lực thường xuyên cho quá trình tái chế phế liệu và thay thế tài nguyênNguyên lý sử dụng tài nguyên tái tạo Duy trì tốc độ sử dụng bằng tốc độ tái sinh tài nguyên sinh... ý, nếu có chỉ khi đã quá ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người Đốt cháy các nhiên liệu trong quá trình tạo năng lượng là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí, mà CO2 là chất chính gây hiệu ứng nhà kính 19 19  Tài nguyên khoáng sản ở Việt nam Thiên nhiên đã cho đất nước ta một địa thế rất giàu tài nguyên khoáng sản, cả về chủng loại và loại hình khoáng sản - Trữ lượng: sắt 700 triệu... và hoạt độ của các phân tử có mặt và theo điều kiện nhiệt động học  Hiện trạng sử dụng và các vấn đề về môi trường nước hiện nay Các vấn đề về MT nước hiện nay liên quan đến tài nguyên nước quy mô toàn cầu có thể phân ra như sau:  Nước phân bố không đều trên bề mặt Trái đất;  Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên nước hơn;  Các nguồn nước trên Trái đất đang bị ô nhiễm bởi các... thác dầu Việc khai thác cát và san hô bừa bãi cũng gây thiệt hại lớn đến địa mạo bờ biển Đại dương là nguồn dự trữ tài nguyên rất to lớn Tuy nhiên, con người mới chỉ khai thác nguồn tài nguyên này nhờ vào những thành tựu khoa học hiện tại, trong tương lai với những nghiên cứu khoa học mới tài nguyên đại dương sẽ còn được khai thác nhiều hơn nữa với những ý nghĩa to lớn hơn Sản lượng đánh bắt cá biển không... lạc hậu - Khả năng dầu khí, đặc biệt là khí thiên nhiên sẽ tăng nếu có kỹ thuật thăm dò hiện đại Theo Petro Việt nam, với tốc độ khai thác dầu khí năm 2000 là 20 triệu tấn/năm và những năm sau không dưới 35-40 triệu tấn/năm, thì trữ lượng thực tế dầu khí của ta đủ cung cấp đến năm 2100 5.7 Nhiên liệu và năng lượng Nhiên liệu khoáng như dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá và hạt nhân là nguồn chủ yếu để... quả đầu tư vào thuỷ lợi Hiện nay toàn thế giới có khoảng 850 triệu ha, chiếm 25% diện tích đất nông nghiệp, bị nhiễm mặn Hầu hết là do nhiễm mặn tự nhiên, nhiễm mặn do tưới tiêu kém có khoảng 66 triệu ha Đô thị hoá: Đô thị hoá làm mất gần 1 triệu ha đất nông nghiệp mỗi năm, phần lớn là đất có điều kiện thuận lợi 5.6 Tài nguyên khoáng sản, nhiên liệu và năng lượng  Khái niệm Tài nguyên khoáng sản là tích... thông >150 km đường/km 2 (thường là các thành phố biển) 5.5 Tài nguyên đất  Khái niệm Con người được sinh ra trên mặt đất, sống và lớn lên nhờ vào đất và khi chết lại trở về với đất Tuy nhiên không ít người có thái độ thờ ơ với thiên nhiên nên không biết đất là gì, đất sinh ra từ đâu, đất quý giá thế nào và vì sao chúng ta cần bảo vệ nguồn tài nguyên đất Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau . HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 5.1 Khái niệm về tài nguyên, tài nguyên thiên nhiên (natural resource)  Khái niệm và phân loại về tài nguyên. dụng tài nguyên còn được phân theo các dạng của nó như tài nguyên đất, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước, tài nguyên lao động, tài nguyên

Ngày đăng: 03/10/2013, 08:20

Hình ảnh liên quan

Hình 5.1 Phân loại tài nguyên - HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Hình 5.1.

Phân loại tài nguyên Xem tại trang 2 của tài liệu.
Hình 5.2 Phần trăm Các loài đã được xác đinh trên thế giới - HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Hình 5.2.

Phần trăm Các loài đã được xác đinh trên thế giới Xem tại trang 7 của tài liệu.
- Nhiều đô thị, ngoại ô và nhà máy sản xuất được hình thành; - Các dịch vụ giải trí được mở rộng; - HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

hi.

ều đô thị, ngoại ô và nhà máy sản xuất được hình thành; - Các dịch vụ giải trí được mở rộng; Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 5.3: Số loài động vật và thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng - HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Bảng 5.3.

Số loài động vật và thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 5.4: Trữ lượng của hydratcacbon lỏng và khí - HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Bảng 5.4.

Trữ lượng của hydratcacbon lỏng và khí Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 5.6 tỷ lệ % diện tích các loại đất sử dụng trên thế giới (FAO,1990) - HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Bảng 5.6.

tỷ lệ % diện tích các loại đất sử dụng trên thế giới (FAO,1990) Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 5.6: Hàm lượng trung bình của các nguyên tố hóa học trong đá và đất tính heo % trọng lượng ( Nguồn Vinograđôp) - HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Bảng 5.6.

Hàm lượng trung bình của các nguyên tố hóa học trong đá và đất tính heo % trọng lượng ( Nguồn Vinograđôp) Xem tại trang 16 của tài liệu.
Qua bảng trên cho thấy, những loại đất quá xấu (4 loại đầu) chiếm tới 40,5%. Tổng diện tích đất tự nhiên trên thế giới là 148 triệu km2 , trong đó đất tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm 12,6% (đất phù sa, đất nâu, đất đen), đất xấu chiếm 40,5% (đấ - HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ua.

bảng trên cho thấy, những loại đất quá xấu (4 loại đầu) chiếm tới 40,5%. Tổng diện tích đất tự nhiên trên thế giới là 148 triệu km2 , trong đó đất tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm 12,6% (đất phù sa, đất nâu, đất đen), đất xấu chiếm 40,5% (đấ Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 5.8: Trữ lượng than đá ở một số nước trên thế giới - HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Bảng 5.8.

Trữ lượng than đá ở một số nước trên thế giới Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 5.9: Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở Việt nam - HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Bảng 5.9.

Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở Việt nam Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 5.10: Cơ cấu năng lượng được sử dụng ở các nhóm nước - HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Bảng 5.10.

Cơ cấu năng lượng được sử dụng ở các nhóm nước Xem tại trang 21 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan