NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN

10 13K 135
NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN Như chúng ta đã được biết, cơ chế giá cả trên thị trường chính là tín hiệu cho những người tiêu dùng biết về chi phí để sản xuất ra một sản phẩm nào đó là bao nhiêu, và nó cũng báo hiệu cho những người sản xuất biết về việc đánh giá dung lượng tiêu thụ về một loại hàng hóa - dịch vụ sản phẩm nhất định (căn cứ vào giá sẵn lòng trả - WTP). Bên cạnh đó, việc tiếp cận tự do về hàng hóa - dịch vụ (giá cả hàng hóa - dịch vụ bằng không) sẽ làm cực đại hóa việc sử dụng tài nguyên, các loại hàng hóa - dịch vụ phi thị trường cũng sẽ được sử dụng rất nhiều. Giá cả của hàng hóa - dịch vụ không phản ánh chính xác giá trị của toàn thể các tài nguyên được sử dụng để sản xuất ra chúng, thị trường tự do sẽ bị thất bại trong việc phân phối hiệu quả nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, lý giải trên đây không có nghĩa rằng các thị trường tự do không thể thực hiện được việc cải thiện về chất lượng môi trường. Nếu người tiêu dùng thay đổi thị hiếu bằng cách muốn sử dụng các sản phẩm ít gây ô nhiễm (bằng cách dán nhãn sinh thái hay quy định nghiêm ngặt về mặt vệ sinh môi trường từ các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ) thì ít ra sức mạnh của thị trường cũng sẽ dẫn đến một sự thay đổi về vấn đề ô nhiễm của sản phẩm và dịch vụ cuối cùng. 5.1. NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN Do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng trong các nền kinh tế công nghiệp đã dẫn đến tổ chức OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) gồm 24 nước công nghiệp cộng với ủy ban cộng đồng châu Âu và Nam Tư cũ nhóm họp và soạn thảo “Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP - polluter pays principle) đây được xem như là nguyên tắc căn bản cho các chính sách về kinh tế môi trường. Nguyên lý căn bản của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả là giá cả của một hàng hóa - dịch vụ phải được biều hiện đầy đủ vào trong tổng chi phí sản xuất ra nó, có tính đến chi phí của tất cả các tài nguyên được sử dụng. Như vậy, việc sử dụng đất, nước, không khí hay ngay việc thải ra các chất thải cũng phải được tính toán và quy trách nhiệm về cho người gây áp lực lên nó. Hiện trạng thiếu thông tin về giá cả đúng mức cho tài nguyên môi trường và đặc tính tự do tiếp cận đối với nhiều tài nguyên môi trường đã tạo ra nguy cơ trầm trọng trong việc khai thác quá mức và sẽ dẫn đến sự hủy hoại hoàn toàn nguồn tài nguyên đó. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả sửa đổi tình trạng thất bại thị trường này bằng việc buộc những người gây ô nhiễm phải đưa các chi phí làm xuống cấp tài nguyên môi trường vào trong tính toán. Mục tiêu chính của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả vẫn là kết hợp việc sử dụng môi trường vào trong tính toán kinh tế thông qua dấu hiệu về giá cả và các công cụ kinh tế như “thuế xanh”, giấy phép thải, thu lệ phí ô nhiễm. Muốn sử dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả trên quy mô quốc tế có hiệu quả cần phải có sự phối hợp với các công ước, nghị định, chương trình hành động . về môi trường, điều này có thể gây biến dạng trong mậu dịch quốc tế vì có một vài quốc gia thực hiện trợ cấp trong đầu tư kiểm soát ô nhiễm trong khi đó các quốc gia khác lại không thực hiện như vậy. Để nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả thành công, OECD quy định rằng nguyên tắc này phải trở thành một nguyên tắc căn bản của việc kiểm soát ô nhiễm trong các quốc gia thành viên vào năm 1972. Trên phạm vi quốc tế, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả đã trở thành một nguyên tắc cho việc không trợ cấp đối với những người gây ô nhiễm. Tuy nhiên, các thành viên của OECD cũng đưa ra những nguyên tắc nhẹ nhàng hơn, họ ủng hộ việc đẩy mạnh các chương trình quốc gia về những biện pháp làm giảm ô nhiễm thông qua những ngoại lệ. Chẳng hạn như, đối với những khu vực ô nhiễm mà chính quyền khu vực này đang phải gánh chịu vấn đề khó khăn về tài chính thì có thể nhận được sự giúp đỡ về tài chính từ các vùng khác. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả sửa đổi cũng đã được cộng đồng châu Âu phê duyệt trong khuyến cáo vào năm 1975, trong đó có đính kèm những điều kiện áp dụng tương tự đối với OCED và được đưa vào trong đạo luật Singe European. Vào năm 1989, OCED cũng đã đưa ra khuyến cáo về việc áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả đối với trường hợp ô nhiễm ngoài dự kiến. Đây là sự liên kết giữa lý thuyết kinh tế với nguyên tắc pháp lý đối với sự đền bù thiệt hại. Lý thuyết hiệu quả kinh tế đề nghị rằng người gây ô nhiễm (cá nhân, xí nghiệp, chính quyền…) phải trả hoàn toàn các chi phí về tổn hại môi trường do hoạt động của họ gây ra. Điều này đã góp phần tích cực vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường (ít ra cũng mức mà chi phí biên tế của việc giảm ô nhiễm bằng với chi phí biên tế của sự tồn tại gây ra bởi ô nhiễm đó). Xét về nguyên tắc thì việc bắt buộc tất cả những ai xả chất thải đều trả cùng giá tiền cho mỗi đơn vị xả thêm (thông qua thuế ô nhiễm đánh trên mỗi đơn vị thải hoặc thông qua các giấy phép ô nhiễm chuyển nhượng) sẽ đạt đến một sự phân bố hiệu quả kinh tế của chi phí kiểm soát chất thải. Điều này đưa đến hệ quả là bất cứ tổng lượng chất thải nào được sinh ra cũng đã thu một chi phí nhất định để quản lý và kiểm soát nó. Các nhà kinh tế thường cho rằng với cùng một mục tiêu về cắt giảm tổng lượng chất thải thì luật và cơ chế sẽ đưa đến kết quả là tổng chi phí kiểm soát cao hơn nhiều so với các công cụ kinh tế. MNPB MEC Điểm ô nhiễm tối ưu 0 Q a Q Q n Mức hoạt động kinh tế 0 W a W W n Mức độ ô nhiễm Lợi ích, chi phí Hình 5.1. Xác lập điểm ô nhiễm tối ưu Hình 5.1 trên đây là một phác thảo đơn giản về mô hình xác lập điểm ô nhiễm tối ưu. Khi hoạt động của xí nghiệp mức sản lượng Q thì mức độ phát thải tương ứng là W (chất thải đưa vào môi trường có thể được trung hòa bởi các quá trình vật lý, hóa học và sinh học và do đó, nó không thể tồn tại lâu dài và được lưu giữ một cách không độc hại trong bể chứa của môi trường). Người ta cũng giả thuyết rằng bất cứ mức độ hoạt động nào dưới mức Q a thì khối lượng chất thải sinh ra có thể được hấp thụ bởi môi trường, nếu có đủ thời gian; và do đó, bất cứ ngoại tác nào xảy ra cũng chỉ là tạm thời. Với: - MNPB là lợi ích tăng thêm mà một xí nghiệp đang gây ô nhiễm nhận được từ việc thay đổi mức độ hoạt động của nó bằng một đơn vị (chi phí tư nhân biên tế của sản xuất trừ cho thu nhập biên tế nhận được). - MEC là giá trị của một tác hại kinh tế tăng thêm gây ra bởi ô nhiễm có liên quan đến một đơn vị hoạt động tăng thêm. Kết quả chính của phân tích này là mức tối ưu kinh tế của ô nhiễm được xác định giao điểm của MNPB và MEC tại E (nơi mà MNPB = MEC, với mức hoạt động kinh tế là Q và khối lượng chất thải là W). Cũng cần nói thêm rằng, điểm này mức độ ô nhiễm sẽ không bằng không, nhưng nó vẫn trong mức độ chấp nhận được đối với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng mô hình này không đúng đối với trường hợp có nhiều chất độc hại, nhất là các chất có đặc tính không phân hủy sinh học và tồn tại lâu dài trong môi trường (như PCB và các chất ô nhiễm tích lũy theo thời gian và không hấp thụ an toàn được). - Mô hình này cũng đi kèm với giả thiết rằng chỉ một chất ô nhiễm đơn nhất được thải ra mà thôi. Trong thực tế, người ta thường thấy có rất nhiều chất ô nhiễm cùng phát thải ra môi trường, điều này càng làm cho mức độ thiệt hại trở nên trầm trọng hơn. - Mô hình này cũng giả thiết rằng tác hại của ô nhiễm chỉ xuất hiện khi các cá nhân nhận biết được sự thiệt hại về phúc lợi; điều này có nghĩa rằng, các hoạt động được xem là gây tổn hại đến môi trường chỉ khi các tác hại của chúng được phát hiện hoặc tổn hại trên quy mô lớn. Chính vì điều này mà các ô nhiễm với mức độ thấp trong suốt thời kỳ dài sẽ không được xem xét đến. Tuy nhiên, mô hình đơn giản này đã thực sự có ích trong việc làm sáng tỏ về mặt kinh tế của ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm bằng không chỉ được xét về mặt lý thuyết hoặc là mục tiêu của các chính sách, xét về mặt kỹ thuật thì nó thực sự không khả thi và bất cứ trường hợp nào thì nó cũng đều không được chấp nhận vì mức độ tốn kém của nó, nếu xét trên cả hai phương diện đầu tư về thiết bị và các quy trình làm giảm chất thải cũng như sự mất mát về các lợi ích sinh ra từ việc sản xuất những sản phẩm đó. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả đòi hỏi người gây ô nhiễm phải trả tiền cho việc kiểm soát làm giảm chất thải xuống mức chấp nhận được, nhưng không phải là chi phí cho sự tổn hại môi trường gây ra bởi lượng chất thải chấp nhận được đó. Vì vậy, nguyên tắc chuẩn người gây ô nhiễm phải trả cho phép người gây ô nhiễm được xả ra một lượng chất thải mức chấp nhận được mà không phải trả lệ phí cho ô nhiễm. Như vậy, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả cho phép tính lệ phí khuyến khích giảm ô nhiễm, hay nói cách khác những người gây ô nhiễm trả tiền cho chất thải mức chấp nhận được. 5.2. CÁC LOẠI CÔNG CỤ DÙNG ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 5.2.1. Lệ phí Theo OECD (1991) thì một số các công cụ trực tiếp định giá cho việc sử dụng môi trường gồm lệ phí phát thải, lệ phí sử dụng, lệ phí theo sản phẩm, giấy phép mua bán, các hệ thống ký thác. 5.2.1.1. Lệ phí phát thải Bảng 5.1. Lệ phí phát thải ô nhiễm Mục tiêu cơ bản và ưu điểm Điều kiện thực hành tốt nhất Sự thích hợp với môi trường Những hạn chế • Tiết kiệm chi phí, tuân thủ luật lệ. • Áp dụng linh hoạt • Tăng nguồn thu. • Ô nhiễm nguồn điểm. • Chi phí biên để khống chế ô nhiễm khác nhau giữa những người gây ô nhiễm. • Phải có hệ thống giám sát việc phát thải. • Tiềm năng cho những người gây ô nhiễm giảm phát thải và thay đổi hành vi. • Tiềm năng cho phát minh kỹ thuật. • Nước: triển vọng tốt. • Không khí: triển vọng trung bình và phải đi kèm với việc giám sát. • Tiếng ồn: triển vọng cao cho máy bay, thấp cho các loại phương tiện khác. • Hạn chế về phân loại chất thải. • Phân phối thu nhập. • Khi nguồn thu tăng lên thì cần phải có hệ thống phân bổ chặt chẽ. Đây là những lệ phí đánh vào việc phát thải chất thải gây ô nhiễm môi trường (không khí, nước, đất hoặc tạo ra tiếng ồn). Lệ phí phát thải liên quan tới số lượng và chất lượng của chất ô nhiễm và chi phí tác hại gây cho môi trường. 5.2.1.2. Bảo vệ môi trường Lệ phí sử dụng có hàm số tăng nguồn thu và liên quan đến chi phí xử lý, chi phí thu gom và thải bỏ, hoặc việc thu hồi lại chi phí quản lý tùy thuộc vào từng tình huống mà chúng được áp dụng. Lệ phí sử dụng không liên quan trực tiếp đến chi phí tác hại đến môi trường. Chẳng hạn như điều 1 pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải như sau: Bảng 5.2. Lệ phí bảo vệ môi trường ST T Chất gây ô nhiễm có trong nước thải Mức thu (đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải) Tên gọi Ký hiệu Tối thiểu Tối đa 1 Nhu cầu ôxy hóa học A COD 100 300 2 Chất rắn lơ lửng A TSS 200 400 3 Thủy ngân A Hg 10.000.000 20.000.000 4 Chì A Pb 300.000 500.000 5 Arsenic A As 600.000 1.000.000 6 Cadimi A Cd 600.000 1.000.000 5.2.1.3. Lệ phí môi trường theo sản phẩm Lệ phí này được đánh vào các sản phẩm có hại cho môi trường khi được sử dụng. Loại lệ phí này có thể tính trong các quy trình sản xuất, khi tiêu thụ hoặc khi loại bỏ nó. Bảng 5.3. Lệ phí theo sản phẩm Mục tiêu căn bản và ưu điểm Điều kiện thực hành tốt nhất Sự thích hợp với môi trường Những hạn chế Giảm sử dụng sản phẩm và kích thích thay thế sản phẩm. Sản phẩm được sử dụng với số lượng và khối lượng lớn. Nước: triển vọng trung bình Không áp dụng đối với các chất ô nhiễm. Tác dụng khuyến khích. Sản phẩm nhận dạng được. Không khí: triển vọng cao, đặc biệt là đối với nhiên liệu. Không áp dụng đối với các chất thải gây nguy hiểm. Tăng nguồn thu cho ngân sách. Cần điều tiết giá đối với sản phẩm được lựa chọn. Chất thải: triển vọng cao. Hệ số co dãn thấp và khả năng thay thế cản trở mạnh mẽ đến hiệu lực của công cụ. Áp dụng linh hoạt. Khả năng thay thế. Tiếng ồn: triển vọng trung bình. Liên quan đến mậu dịch và cạnh tranh. Có thể ứng dụng cho các nguồn ô nhiễm di động và phân tán. Thích ứng với các hệ thống quản lý và tài chính hiện hữu. Các hạn chế tiềm năng về quản lý hành chính. Mức lệ phí tùy thuộc vào chi phí tác hại đến môi trường có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó. 5.2.1.4. Giấy phép mua bán Giấy phép mua bán ô nhiễm (hay mua bán Côta gây ô nhiễm) là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp . được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường. Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi là côta gây ô nhiễm và chính thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải. Khi có mức phân bổ côta gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có quyền mua và bán côta gây ô nhiễm. Họ có thể linh hoạt lựa chọn giải pháp giảm thiều mức phát thải chất gây ô nhiễm với chi phí thấp nhất. Có thể là mua côta gây ô nhiễm để được phép thải chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn cho phép. Nghĩa là những người gây ô nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp hơn so với việc mua côta gây ô nhiễm thì họ sẽ bán lại côta gây ô nhiễm cho những người gây ô nhiễm có mức chi phí cho việc xử lý ô nhiễm cao hơn. Như vậy, sự khác nhau về chi phí đầu tư xử lý ô nhiễm sẽ thúc đẩy quá trình chuyển nhượng côta gây ô nhiễm. Thông qua chuyển nhượng, cả người bán và người mua côta gây ô nhiễm đều có thể giảm được chi phí đầu tư cho mục đích bảo vệ môi trường, đảm bảo được chất lượng môi trường. Đây thực chất là hạn ngạch sử dụng môi trường. Việc phân phối ban đầu của giấy phép có liên quan đến một tiêu chuẩn nào đó của môi trường. Tuy nhiên, sau đó giấy phép này có thể được đem ra mua bán, chuyển nhượng trên thị trường dựa vào một số quy định cho trước. 5.2.1.5. Ký quỹ môi trường Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm môi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải tiến hành ký quỹ một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần thiết để phục hồi môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường không khắc phục sau đó. Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp chủ động khắc phục, không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường đúng như cam kết, thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết hoặc phá sản, số tiền trên sẽ được rút ra từ quỹ để chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm đồng thời với việc đóng của doanh nghiệp. Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích, đối với nhà nước không phải đầu tư kinh phí khắc phục ô nhiễm môi trường từ ngân sách, khuyến khích doanh nghiệp chủ động bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại vốn khi không xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Các hệ thống ký quỹ môi trường cũng có thể bao gồm việc ký quỹ một số tiền cho các sản phẩm có tiềm năng gây ô nhiễm. Nếu các sản phẩm được đưa về một số điểm thu hồi theo đúng quy định sau khi sử dụng, tức là tránh khỏi hoặc giảm thiểu đến mức thấp nhất ô nhiễm thì tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả. Cam kết bảo đảm và cam kết thực hiện cũng là những hệ thống tương tự, đòi hỏi một xí nghiệp khai thác bất kỳ một loại tài nguyên nào phải cam kết thực hiện hay đưa một số tiền vào ký quỹ bảo đảm an toàn môi trường. Nếu các hoạt động của các xí nghiệp này không tuân theo những tập tục chấp nhận được về mặt môi trường thì bất cứ chi phí làm sạch hoặc phục hồi nào cũng phải được trả từ số tiền ký quỹ cam kết. 5.2.1.6. Trợ cấp môi trường Trợ cấp môi trường là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng rất nhiều nước châu Âu thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Trợ cấp môi trường gồm các dạng sau: - Trợ cấp không hoàn lại. - Các khoản cho vay ưu đãi. - Cho phép khấu hao nhanh. - Ưu đãi thuế. Chức năng chính của trợ cấp là giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc phải xử lý ô nhiễm môi trường. Trợ cấp này chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài có thể dẫn đến kém hiệu quả về mặt kinh tế, vì trợ cấp đi ngược với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. 5.2.2. Tiêu chuẩn môi trường 5.2.2.1. Tiêu chuẩn môi trường và những quy định chung Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau: - Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải . - Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải) . - Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp. - Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ. - Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học. - Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá. - Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển . Chẳng hạn như năm 2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 22/2006/QĐ- BTNMT về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, cụ thể gồm: - TCVN 5937:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - TCVN 5938:2005 - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - TCVN 5939:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - TCVN 5940:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. - TCVN 5945:2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải. Theo đó, cũng đồng thời bãi bỏ áp dụng các tiêu chuẩn TCVN 5937:1995, TCVN 5938:1995, TCVN 5939:1995, TCVN 5940:1995, TCVN 5945:1995, TCVN 6980:2001, TCVN 6981:2001, TCVN 6982:2001, TCVN 6983:2001, TCVN 6984:2001, TCVN 6985:2001, TCVN 6986:2001, TCVN 6987:2001, TCVN 6991:2001, TCVN 6992:2001, TCVN 6993:2001, TCVN 6994:2001, TCVN 6995:2001 và TCVN 6996:2001 trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã công bố một số vấn đề liên quan như sau: 5.2.2.2. Hệ số lưu lượng nguồn thải (kp), hệ số vùng (kv) và phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp Nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiểm trong khí thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí được tính như sau: C max = C x Kp x Kv Trong đó: - C max là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiểm trong khí thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí, tính bằng miligam trên mét khối khí thải điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm 3 ); - C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5939:2005; - K p là hệ số theo lưu lượng nguồn thải; - K v là hệ số vùng, khu vực, nơi có cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ. Bảng 5.4. Giá trị hệ số K p ứng với lưu lượng nguồn thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải vào môi trường không khí. Lưu lượng nguồn thải (m 3 /h) Giá trị hệ số K p P ≤ 20.000 1 20.000≤ P ≤ 100.000 0,9 P > 100.000 0,8 P là tổng lưu lượng các nguồn khí thải của một cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải vào môi trường không khí. Bảng 5.5. Giá trị hệ số K v ứng với các vùng, khu cực có cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ. Phân vùng Giá trị hệ số K v Vùng 1 Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1) ; rừng đặc dụng (2) ; di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3) ; cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02km. 0,6 Vùng 2 Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1) ; vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 02km. 0,8 Vùng 3 Khu công nghiệp; đô thị loại V (1) ; vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 02km; cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02km (4) . 1,0 Vùng 4 Nông thôn. 1,2 Vùng 5 Nông thôn miền núi. 1,4 Chú thích: (1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. (2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; (3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng. (4) Trường hợp cơ sở sản xuất có khoảng cách đến ranh giới 02 vùng trở lên nhỏ hơn 2 km thì áp dụng hệ số khu vực K v tương ứng ưu tiên lần lượt theo các vùng 1, 2, 3, 4 và 5 (K v tương ứng là 0,6; 0,8; 1; 1,2 và 1,4). 5.2.2.3. Tính nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp Nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra các vực nước được tính như sau: C max = C x K q x K f Trong đó: - C max là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong nước thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra các vực nước, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l); - C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945:2005; - K q là hệ số theo lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải; - K f là hệ số theo lưu lượng nguồn thải. Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp cho cột C và các thông số thứ tự từ 1 đến 4, từ 34 đến 37 quy định trong bảng 1 của TCVN 5945:2005. Bảng 5.6. Giá trị hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải. Lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải (m 3 /s) Giá trị hệ số K q Q ≤ 50 0,9 50 < Q ≤ 200 1 Q > 200 1,1 Q là lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải. Giá trị Q được tính theo giá trị trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia). Trường hợp các kênh, rạch, suối nhỏ không có số liệu về lưu lượng thì giá trị K q = 0,9. Bảng 5.7. Giá trị hệ số K q ứng với dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải. Dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải (10 6 m 3 ) Giá trị hệ số K q V ≤ 10 0,6 10 < V ≤ 100 0,8 V > 100 1,0 V là dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải. Giá trị V được tính theo giá trị trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia). Đối với nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp là vùng nước biển ven bờ thì giá trị hệ số K q = 1,2. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp là vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh; thể thao và giải trí dưới nước thì giá trị hệ số K q = 1. Bảng 5.8. Giá trị hệ số K f ứng với lưu lượng nguồn nước thải. Lưu lượng nguồn nước thải (m 3 /24h) Giá trị hệ số K f F ≤ 50 1,2 50 < F ≤ 500 1,1 500 < F ≤ 5000 1,0 F > 5000 0,9 5.2.3. Các quy chuẩn môi trường Ngày 18 tháng 7 năm 2008, Bộ Tài nguyên Môi trường ký quyết định số 03/2008/QĐ-BTNMT ban hành 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Môi trường. - QCVN 01:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên; - QCVN 02:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải y tế; - QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. Ngày 31 tháng 12 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định số 16/2008/QĐ- BTNMT đi kèm với nó là 8 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt, đồng thời quy chuẩn còn được áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp. - QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm, quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước ngầm, đồng thời quy chuẩn còn được áp dụng để đánh giá và giám sát chất lượng nguồn nước ngầm, làm căn cứ để định hướng cho các mục đích sử dụng nước khác nhau. - QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước biển ven bờ, đồng thời quy chuẩn còn được áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của vùng nước biển ven bờ, phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước, nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác. - QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản, quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi thải ra môi trường. - QCVN 12:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy, quy chuẩn này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy khi thải ra môi trường. - QCVN 13:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may, quy chuẩn này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt may khi thải ra môi trường. - QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường, đồng thời quy chuẩn cũng được áp dụng đối với nước thải sinh hoạt vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. - QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất. Ngoài ra, còn rất nhiều các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đang được áp dụng. . Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả đòi hỏi người gây ô nhiễm phải trả tiền cho việc kiểm soát làm giảm chất thải xuống mức chấp nhận được, nhưng không. người gây ô nhiễm được xả ra một lượng chất thải ở mức chấp nhận được mà không phải trả lệ phí cho ô nhiễm. Như vậy, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả

Ngày đăng: 03/10/2013, 08:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 5.1. Lệ phí phát thải ô nhiễm - NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN

Bảng 5.1..

Lệ phí phát thải ô nhiễm Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 5.2. Lệ phí bảo vệ môi trường - NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN

Bảng 5.2..

Lệ phí bảo vệ môi trường Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 5.3. Lệ phí theo sản phẩm - NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN

Bảng 5.3..

Lệ phí theo sản phẩm Xem tại trang 5 của tài liệu.
Bảng 5.4. Giá trị hệ số Kp ứng với lưu lượng nguồn thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải vào môi trường không khí. - NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN

Bảng 5.4..

Giá trị hệ số Kp ứng với lưu lượng nguồn thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải vào môi trường không khí Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 5.7. Giá trị hệ số Kq ứng với dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải. - NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN

Bảng 5.7..

Giá trị hệ số Kq ứng với dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 5.6. Giá trị hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải. - NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN

Bảng 5.6..

Giá trị hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan