MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

16 444 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ TRONG CÁC TRANG TRẠI Ở THANH HOÁ I. Định hướng chung cho thu hút sử dụng lao động. Từ quan điểm phương hướng phát triển kinh tế trang trại theo nghị quyết 07NQ/TƯ của ban thường vụ tỉnh uỷ Thanh Hoá là: Tập trung đầu tư, nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả của các trang trại hiện có, khuyến khích các chủ trang trại sử dụng những lợi ích chính đáng do phát triển kinh tế trang trại đem lại để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống tạo thêm việc làm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động .Cùng với việc phân tích tình hình sử dụng lao động trong các trang trại Thanh Hoá để có thể đi vào những định hướng cụ thể sau: 1. Đối với các loại hình sản xuất. Qua so sánh về vấn đề sử dụng lao động trong các loại hình sản xuất, tốc độ tiềm năng phát triển ta thấy các trang trại nuôi trồng thuỷ sản là các trang trại thu hút sử dụng lao động có hiệu quả cao. Nếu so sánh số trang trại theo hai tiêu chuẩn của trung ương địa phương thì số trang trại theo tiêu chuẩn của địa phương thì số trang trại theo tiêu chuẩn của địa phương lớn gấp hai lần. Điều này chứng tỏ tiềm năng phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh của loại hình này là rất lớn có thể còn thu hút được một lượng lao động lớn trong xã hội. Chính vì thế cần có những chính sách kịp thời để khuyến khích loại hình này phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tận dụng mọi diện tích mặt nước có thể để đưa vào sản xuất bằng các chính sách như: quy hoạch cho thuê, cho vay vốn ưu đãi, thuế hợp lý, nghiên cứu tạo ra những giống mới cho năng suất cao, cải tạo mặt nước tăng diện tích thâm canh đặc biệt là công tác chế biến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Hiệu quả nhất trong vấn đề thu hút sử dụng lao động trong nông nghiệp phải nói đến các trang trại trồng cây hàng năm: vốn đầu tư nhỏ, thu hút được lượng lao động lớn trong khi diện tích sử dụng không quá lớn. nhất là trong vấn đề nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn. chính vì thế cần có sự ưu tiên đầu tư xây dựng các mô hình này dưới các hình thức hỗ trợ về vốn, quy hoạch nhanh chóng lại các vùng, mảnh đưa ra đấu thầu để nhanh chóng đưa vào sản xuất. Có sự điều chỉnh trong hạn điền để tạo diều kiện cho sự ra đời của các đàn đại gia súc các trang trại nông-lâm-thuỷ sản kết hợp. Đây là những trang trại không những thu hút, sử dụng lao động có hiệu quả mà còn là những trang trại mang lại hiệu quả kinh tế rất cao trong sản xuất hàng hoá Các trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm cây ăn quả cần có sự giúp đỡ trong vấn đề chọn giống, quy hoạch thiết kế sản xuất, chú ý đến vấn đề kết hợp cây trồng vật nuôi trong diện tích hiện có để tận dụng hết tiềm năng cuả trang trại, có chính sách khuyến khích người nông dân tiếp tục trồng cây công nghiệp như chè, cao su. Tránh tình trạng phá bỏ các loại cây công nghiệp này do không có khả năng tiêu thụ tốt nên hiệu quả kinh tế đối với các hộ không cao. chính vì thế cần tạo lập mạng lưới thu mua rộng khắp, củng cố các cơ sở chế biến đầu ra cho loại sản phẩm này để tiếp tục khuyến khích loại hình này tồn tại phát triển. 2. Đối với các vùng kinh tế. Với tiềm năng ưu thế về sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp dẫn đến số lượng trang trại khác nhau thì giải quyết việc làm cho người lao động cũng không giống nhau: - Đối với vùng đồng bằng: Đất đai ít, dân số đông. Do đó cần khuyến khích sự phát triển của KTTT để giải quyết một lượng lao động lớn đang có nhu câù về việc làm, nhất là các trang trại trồng cây hàng năm. Khuyến khích dồn điền, dồn thửa để có đủ diện tích hình thành các trang trại mới. Khuyến khích hỗ trợ các trang trại đầu tư phát triển theo chiều sâu: thâm canh, cải tạo đất, áp dụng giống mới, nâng cao hệ số sử dụng đất, tận dụng mặt nước ao hồ để nuôi trồng thuỷ sản - Đối với khu vực ven biển có số lao động bình quân trong mỗi trang trại lớn, bờ biển dài, nhiều cửa lạch. do vậy cần có sự khuyến khích hỗ trợ đầu tư thích đáng hình thành những trang trại phù hợp, khuyến khích những trang trại áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tạo, mở rộng diện tíchnuôi trồng nâng cao năng suất, tạo nguồn nguyênliệu cho xuất khẩu. - Đối với vùng trung du, miền núi: Tiếp tục thực hiện giao đất, giao rừng, kết hợp trồng rừng phòng hộ rừng kinh tế . Quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số nghành công nghiệp trong tỉnh như: mía, thuốc lá, cói, chè, giấy . Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhất là hình thành đàn đại gia súc. Nâng cấp hệ thống giao thông, điện, Thông tin liên lạc .nhằm khuyến khích phát triển kinh tế miền núi nói chung kinh tế trang trại nói riêng, thu hút lao động từ đồng bằng-đô thị lên khai thác tiềm năng của vùng. II.Những giải pháp thu hút sử dụng lao động trong kinh tế trang trại ở Thanh Hoá. Thanh Hoá là một tỉnh có đầy đủ điều kiện về kinh tế - xã hội nhất là điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế trang trại một cách đa dạng, hiệu quả. Tuy mới hình thành nhưng đã phát triển nhanh, mang lại hiêu quả cao. Làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn, góp phần không nhỏ vào công tác giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động trong nông thôn. Để tiếp tục phát triển kinh tế trang trại một cách vững chắc nhằm thu hút sử dụng lao động có hiệu quả thì trước tiên phải dưạ vào tiềm lực nội sinh sẵn có qua hai giải pháp chính đó là: giải pháp phát triển kinh tế trang trại giải pháp về lao động. 1. Giải pháp phát triển kinh tế trang trại. 1.1. Chính sách về đất đai. Tích tụ, tập trung đất đai của phần lớn các trang trại trong thời gian qua chủ yếu thông qua sự điều tiết từ các chính sách của nhà nước, song tới đây việc điều tiết đó sẽ ít đi thay bằng hình thức thuê mướn, mua bán, chuyển nhượng. Do vậy Tỉnh cần: - Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của các vùng, các huyện, tập trung vào vùng sản xuất hàng hoá đặc biệt là các vùng cung cấp nguyên liệu cho các khu công nghiệp tập trung hàng nông sản xuất khẩu. - Đối với những trang trại làm ăn có hiệu quả, cần xem xét khả năng cho phép quản lý đất đai vượt mức hạn điền theo một tỷ lệ nhất định phù hợp với từng vùng, từng loại cây. Đối với các trang trại hiện đang quản lý số ruộng đất quá mức hạn điền, nếu làm ăn có hiệu quả cần tạo điều kiện cho họ phát triển điều tiết thông qua các chính sách khác như thuê . - Nghiên cứu bổ sung cho phép người lao động kéo dài thời hạn sử dụng đất đai nếu xét thấy cần thiết. Thời gian kéo dài căn cứ vào từng loại cây trồng, từng vùng đặc biệt là hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Đa phần các trang trại ở Thanh Hoá sử dụng diện tích đất mặt nước còn nhỏ, quy mô trang trại không lớn. Số trang trại có diện tích hơn 10 ha chưa nhiều (trừ các trang trại lâm nghiệp). Chính vì thế cần phải xây dựng ban hành những chính sách cụ thể về đất đai để khuyến khích các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất như: - Thực hiện chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ. Đối với những gia đình có khả năng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế trang trại cần được nhà nước giao đất hoặc cho thuê được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phấn đấu hoàn thành việc giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến từng ô, thửa cho các hộ, tạo điều kiện cho các hộ thực hiện đầy đủ các quyền về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế thế chấp quyền sử dụng đất. Tạo điều kiện đi đôi với yêu cầu hướng dẫn các hộ đưa đất vào canh tác đạt hiệu quả cao. Khuyến khích những hộ có đất nhưng không có đủ khả năng lao động hoặc đã có ngành nghề thu nhập ổn định chuyển nhượng quyền sử dụng cho các hộ khác phát triển trang trại. Mặt khác, phải ngăn chặn việc lợi dụng để chiếm đất, mua bán đất kiếm lời bất chính, đẩy những hộ khó khăn đến tình trạng phải bán quyền sử dụng đất. - Cần có sự thay đổi trong quy định về hạn điền sử dụng đất nông-lâm nghiệp cũng như sử dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản nhằm khuyến khích các trang trại có quy mô lớn ra đời, tăng hạn điền đối với đất trồng cây hàng năm. Đối với những vùng có nhiều ao hồ, kể cả những vùng nước lợ, cần tăng hạn điền về đất vườn đất tròng cây nông nghiệp để khuyến khích các trang trại nông-lâm-thuỷ sản kết hợp phát triển. Có như vậy mới tận dụng hết tiềm năng của diện tích đất mặt nước, các trang trại không có đủ vốn mới có điều kiện phát triển theo hướng lấy ngắn nuôi dài. - Không hạn chế diện tích đất đối với những vùng đất trống đồi núi trọc không thuận tiện ít người muốn khai thác. - Tiếp tục đầu tư quy hoạchlại các vùng sản xuất hàng hoá, các vùng có sản phẩm là nguyên liệu cho các khu công nghiệp chế biến (như nguyên liệu mía cho khu công nghiệp mía đường Lam Sơn, Nông Cống, Thạch Thành; nguyên liệu gỗ, tre, luồng cho công nghiệp giấy Lam Sơn, Mục Sơn . ), vùng có sản phẩm là hàng hoá xuất khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi niềm tin cho các chủ trang trại mạnh dạn đầu tư với kế hoạch dài hạn, mở rộng quy mô, diện tích sản xuất. - Kết hợp giữa các dự án phát triển của tỉnh với sự phát triển của kinh tế trang trại nhằm đẩy nhanh việc giao đất, quy hoạch phát triển cho từng vùng, giúp các chủ trang trại định hướng dễ dàng trong khâu dịnh hướng sản xuất. 1.2. Nguồn vốn đầu tư. Từ thực trạng nguồn vốn đầu tư cho các trang trại rất hạn hẹp, nhỏ lẻ, đa số các chủ trang trại có nguồn vốn đầu tư không đủ lớn. Vì vậy: - Cần có sự tăng cường nguồn vón hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nguồn vốn vay từ các ngân hàng NN-PTNT, ngân hàng thương mại. So với lượng vốn đầu tư thì lượng vốn hỗ trợ cho vay còn quá nhỏ, thời hạn cho vay không đủ dài. Đa số các chủ trang trại có ý kiến cần kéo dài thời gian cho vay, nhất là nguồn vốn cho vay trung dài hạn với lãi suất từ 0,5-0,7%. Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn của các chủ trang trại thông qua việc thế chấp tài sản đảm bảo bằng đất đai, cây con. Tập trung nguồn vốn ngân sách xây dựng công trình hạ tầng thuỷ lợi, giao thông, cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản ở những vùng có tiềm năng phát triển kinh tế trang trại. - Tổ chức các quỹ tín dụng nhân dân có sự tham gia của các chủ trang trại nhằm huy động nguồn vốn trong dân, khuyến khích người có vốn chủ trang trại hỗ trợ nhau trong quá trình đầu tư sản xuất. - Cần phân loại đối tượng trang trại để cho vay vốn ưu tiên những trang trại làm ăn có hiệu quả hoặc đầu tư ban đầu lớn, cho vay với khối lượng lớn hơn thời gian phù hợp để người chủ trang trại có thể yên tâm đầu tư. - Ưu tiên cho vay vốn đối với các hộ nghèo, hộ dân tộc giúp họ tự tạo việc làm tạo ra thu nhập, đồng thời có sự kết hợp giữa hai nguồn vốn từ chương trình xoá đói giảm nghèo chương trình tạo việc làm cho người lao động. - Đơn giản thủ tục cho vay như vơis tài sản thế chấp, ngoài phần thế chấp tài sản bằng quyền sử dụng đất cần cho phép thế chấp tài sản gắn liền với đất như vườn cây, công trình kiến trúc hoặc đàn gia súc hiện có. - Huy động nguồn vốn từ các hình thức hợp tác giữa các hộ có đất hộ có vốn, sự liên doanh, liên kết giữa các trang trại trong quá trình sản xuất. Trang trại có sản phẩm đầu ra là nguyên kiệu cho các nhà máy chế biến, cần có sự ký kết hợp đồng để vay đủ vốn với thời hạn phù hợp. Hoặc sự liên doanh liên kết giữa các trang trại với các nhà máy chế biến có thể hình thành thông qua việc tham gia của các chủ trang trại thông qua cổ phần đóng góp (giống như hình thức liên kết ở công ty cổ phần mía đường Lam Sơn). Cổ phần đóng góp ở đây có thể bằng tiền mặt hoặc bằng chính sản phẩm của trang trại mình làm nguyên liệu cho nhà máy. Đây là cơ hội thuận lợi cho cả đôi bên trong quá trình sản xuất 1.3. Chính sách về thị trường. Các phần trên đã nêu đất là “cốt lõi”, vốn là “tiền đề” của việc phát triển kinh tế trang trại. Giải quyết 2 vấn đề trên là bài toán khó. Tuy nhiên cái khó hơn là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay sản phẩm nông sản hàng hoá của các trang trại Thanh Hoá làm ra ngày một tăng vì vậy vấn đề tiêu thụ sản phẩm đang rất được quan tâm. Có tới 61% chủ trang trại cho rằng giá sản phẩm chưa hợp lý, hơn 30% các trang trại bán sản phẩm ra bị tư thương ép giá. Vì vậy : - Tỉnh nên tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường, khuyến cáo khoa học kỹ thuật, giúp cho các chủ trang trại định hướng sản xuất phù hợp với nhu cầu về hàng hoá trong, ngoài tỉnh thị trường xuất khẩu. - Tỉnh cần có chiến lược thị trường nói chung thị trường nông-lâm-thuỷ sản nói riêng để tạo điều kiện ổn định “đầu vào” “đầu ra” cho sản xuất Ví dụ như thị trường Giống, Phân bón, máy móc thiết bị .Và thị trường lao động thị trường này cần có sự quan tâm của tất cả các ngành có liên quan, điều chỉnh cung cầu thị trường lao động nông thôn. Trong các năm tới cần củng cố lại các đầu mối cung ứng vật tư tiêu thu sản phẩm. Tăng cường quản lý để cạnh tranh lành mạnh, hạn chế tranh mua, tranh bán, ép giá ép phẩm cấp sản phẩm như mía, thuốc lá ở Thach Thành, Hà Trung, tôm ở Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia. -Hướng dẫn giúp đỡ các chủ trang trại tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Qua mấy năm phát triển, tới nay các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, các sản phẩm từ đất rừng đã tới kỳ thu hoạch. Tỉnh cần có chủ trương cho các xã tìm kiếm thi trường, liên kết với các doanh nghiệp trong ngoài tỉnh, các ngành ở tỉnh liên kết với thị trường trong ngoài nước, đưa công nghệ chế sản phẩm nông-lâm-thuỷ sản để tiêu dùng xuất khẩu 1.4. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đẩy nhanh việc nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, chế biến nhằm đảm bảo an toàn sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cần thực hiện: Tập trung công nghệ sinh học, công nghệ chế biế bảo quản, Sự ứng ựng công của khoa học công nghệ sẽ giúp các trang trại đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất. Công nghệ chế biến bảo quản làm tăng giá tri hàng hoá nông- lâm-thuỷ sản, hạn chế sản phẩm thô, tăng giá trị hàng hoá , tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn. - Phát triển nhanh nguồn nhân lực khoa học công nghệ bằng chính sách đào tạo, đãi ngộ thích đáng với lực lượng lao động nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh cả về số lượng chất lượng. - Tạo điều kiện khuyến khích các chủ trang trại trang bị máy móc, thiết bị về chế biến( chế biến thức ăn gia súc chế biến nông sản phẩm ngay tại các trang trại). 2. Giải pháp về lao động. Từ nghị quyết 05/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại trong đó chính sách về lao động được đưa ra là: - Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ lao động được thuê lao động không hạn chế về số lượng, trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao động theo quy định của pháp luật về. Chủ trang trại phải trang bị đồ gia dụng bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho người lao động có trách nhiệm vơí người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồng. - Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, chủ trang trại được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo để tạo việc làm cho lao động tại chỗ, thu hút lao động ở các vùng đông dân cư đến phát triển sản xuất. - Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động trong trang trại bằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn. 2.1. Những chính sách về lao động : Xuất phát từ đặc điểm thực trạng của kinh tế trang trại Thanh Hoá hiện nay. Tuy kinh tế trang trại đã thu hút sử dụng nhiều lao động trong nông nghiệp nhưng việc thiết lập quan hệ lao động lại chưa đặt trong mộtsở pháp lý nào hay chưa có văn bản pháp lý nào được áp dụng cho lao động trong kinh tế trang trại Thanh Hoá. Vì vậy tỉnh phải kiến nghị với trung ương để đề ra pháp luật hoặc những văn bản có liên quan đến thuê loa động trong nông nghiệp. Đây là vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết. hiện nay đa số người lao động làm thuê đều chỉ có thoả thuận bằng miệng với chủ trang trại, không chỉ với lao động thuê thời vụ mà cả với lao động thuê thường xuyên, không có thoả thuận rõ ràng về quyền lợi của các bên, nhất là quyên lợi cua người lao động. hoặc tỉnh có thể ban hành những văn bản quy định tạm thời về vấn đề này nhằm đảm bảo kịp thời cho quyền lợi của chủ trang trại trong quá trình quản lý sản xuất cũng như cho người lao động trong quá trình làm thuê: - Trước tiên là vấn đề hợp đồng lao động: tỉnh có thể áp dụng quy định về hợp đồng lao động trong bộ luật hiện hành đối với lao động làm thuê trong các trang trại hiện nay. Tạm thời có thể hướng dãn bắt buộc các chủ trang trại ký kết các hợp đồng với người lao động làm thuê thường xuyên với những nội dung cơ bản như: thời hạn ký kết hợp đồng lao động; thời gian làm việc nghỉ ngơi; những công việc cơ bản mà người lao động phải thực hiện trong quá trình lao động; tiền công tiền lương người lao động được nhận , hình thức trả công (tiền mặt hay sản phẩm .); các chế độ phụ cấp như ốm đau, tai nạn, làm quá giờ, bảo hộ lao động, đóng bảo hiểm xã hội (nếu có). Có như vậy thì mới bảo vệ được quyền lợi cho người lao động trong quá trình sản xuất cũng như của người chủ trang trại trong quá trình quản lý kinh doanh. Đối với lao động thuê thời vụ có thể có sự thay đổi không nhiều về nội dung theo tính chất của thuê lao động thời vụ khác với thuê lao động thường xuyên: thời hạn lao động trong một mùa vụ (chủ trang trại có thể ký kết với người lao động trong thời gian 1 đến 2 năm hoặc dài hơn nữa, mỗi năm thuê vào thời điểm nào, bao nhiêu vụ mỗi vụ là bao lâu). Với cáh ký hợp đồng như vậy sẽ ổn định được việc làm thời vụ cho người lao động người lao động sẽ có trách nhiệm cao hơn trong quá trình lao động, đồng thời chủ trang trại cũng dễ dàng trong việc thuê [...]... giảm nghèo, bảo vệ cải thiện môi trường sinh thái Qua đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng lao động trong kinh tế trang trại ở Thanh Hoá” em đã đi sâu vào tìm hiểu tình hình sử dụng lao động trong các trang trại ở Thanh Hoá, thông qua số lượng chất lượng lao động, tình hình sử dụng lao động theo loại hình sản xuất, theo thời gian, theo trình độ chuyên môn của người lao động cho rằng kinh tế... thôn đây là một lợi thế lớn để phân tích kinh tế nếu số lao động trên được sử dụng Kinh tế trang trại Thanh Hoá từ khi ra đời phân tích đã thu hút một lượng lao động tương đối lớn (với 13210 người- điều tra của Cục Thống kê Thanh Hoá) con số này so với lực lượng lao động trong nông nghiệp thì còn rất nhỏ Bởi vậy đặt ra vấn đề là phải: - Khuyến khích các chủ trang trại sử dụng nhiều lao động sống trong... thu mướn trả công lao động cho người làm thu trong các trang trại bằng cách lập các sổ theo dõi, quản lý lao động yêu cầu chủ trang trại phải ghi đầy đủ làm cơ sở kiểm tra, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động bởi trên thực tế có chủ trang trại sử dngj thời gian lao động kéo dài, cường độ lao động lớn nhưng trả công lại không hợp lý - Nhà nước tỉnh cần bỏ quy định số người lao động được thu ... người lao động + Trong quá trình sản xuất chủ trang trại có thể truyền đạt kiến thức,kinh nghiệm sản xuất cho người lao động Nhất là khi nhập sử dụng máy móc, thiết bị mới, áp dụng giống cây trồng, vật nuôi mới 2.3.Tăng cường sử dụng lao động trong kinh tế trang trại Với dân số năm 2000 là 3.515.000 người trong đó lưc lường lao động chiếm 51% dân số Thanh Hoá là một tỉnh đông dân, nguồn lao động. .. nên tăng hệ số sử dụng máy móc thiết bị, nhưng đối với những vùng đất khó khăn cho việc vận chuyển máy móc thiết bị hoặc chi phí máy móc quá cao thì nên thu lao động trong việc khai phá đất đai để sản xuất - Sử dụng lao động để quai đê lấn biển, khai thác tiềm năng vùng ven biển kết hợp với đầu tư, thâm canh bán thâm canh trong các trang trại nuôi trồng thu sản - Sử dụng nhiều lao động để khai... cho người lao động: + Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đối với mọi công dân trong xã hội, nhất là những lao động nông thôn nhằm nâng cao dân trí, giúp người lao động biết đọc, viết để có khả năng tiếp thu kiến thức sản xuất + Đối với lao động thu thường xuyên chủ trang trại có thể ký hợp đồng lâu dài sự đầu tư đào tạo kỹ thu t cho người lao động (nếu trang trại cần) tuỳ theo sự thoả thu n của... áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tăng năng suất lao động cũng như tăng năng suất cây trồng, vật nuôi Nghĩa là cần có sự đào tạo lao động một cách thoả đáng để có thể áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đồng thời tạo ra những việc làm mới trong mỗi trang trại KẾT LUẬN Phân tích tình hình sử dụng lao động trong kinh tế trang trại ở Thanh Hoá nhằm đánh giá tình hình cũng như đưa ra các giải pháp. .. đưa ra các giải pháp để thu hútsử dụng lao động có hiệu quả là một đề tài mới, nhay cả đối với nghiên cứu về những vấn đề trong kinh tế trang trại những năm gần đây từ thực trạng phát triển kinh tế trang trại những tác động tích cực của nó tới kinh tế nông nghiệp nông thôn như chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH, tạo thêm việc làm thunhập cho người lao động, góp phần tích cực... tỉnh cần bỏ quy định số người lao động được thu của một chủ trang trại Nếu quy định số người được thu sẽ hạn chế sự phát triển quy mô sản xuất cũng như thu hútsử dụng lao động trong nông thôn (bởi vì thu nhiều lao động, sản xuất với quy mô lớn buộc họ phải thành lập công ty tư nhân, đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm thân thể cho người lao động) Nhất là đối với chủ trang trại là đảng viên mà đảng... hộ lao độngmột việc hết sức cần thiết mà đa phần các chủ trang trại chưa hoặc ít quan tâm đến Lao động nônglâm-ngư nghiệp cũng như mọi lao động khác, trong quá trình lao động cũng cần có những chế độ bảo hộ nhất định, nhất là bảo hiểm thân thể: trang bị dày, ủng, quần áo bảo hộ là trang bị cần thiết nhất (ví dụ đối với lao động trong trang trại trồng mía khi thu hoạch cần trang bị giày, quần áo lao . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ TRONG CÁC TRANG TRẠI Ở THANH HOÁ I. Định hướng chung cho thu hút và sử dụng lao động. . trại một cách vững chắc nhằm thu hút và sử dụng lao động có hiệu quả thì trước tiên phải dưạ vào tiềm lực nội sinh sẵn có qua hai giải pháp chính đó là: giải

Ngày đăng: 02/10/2013, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan