Bài tập: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NGÀNH SẢN XUẤT SĂM LỐP

16 2.1K 14
Bài tập:  PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NGÀNH  SẢN XUẤT SĂM LỐP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập môn học Quản trị chiến lược

Bài tập: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NGÀNH SẢN XUẤT SĂM LỐP I. Nghiên cứu môi trường của ngành: Ngành sản xuất săm, lốp cao su là một trong hai ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su (một ngành khác là sản xuất các sản phẩm khác từ cao su). Do vậy việc phân tích môi trường ngành sản xuất săm, lốp thì sẽ bị ảnh hưởng và chịu tác động bởi ngành sản xuất cao su trong nước. Cây cao su được nhân giống ở Việt Nam từ rất lâu (1897), do một sĩ quan quân y Pháp tên là Raoul phụ trách tại Lai Khê. Trãi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đến năm 1975 sau khi đất nước hoàn toàn được giải phóng thì diện tích cây cao su trên cả nước còn 47.000 ha với phần lớn cây bị già cỗi, nhiều nhà máy bị tàn phá, máy móc xuống cấp và lạc hậu. Khi chuyển sang cơ chế thị trường đã cuốn hút được các thành phần kinh tế đầu tư cho cây cao su. Ngành cao su Việt Nam trở thành một trong những mũi nhọn của nền kinh tế đất nước với đủ các loại hình doanh nghiệp: cao su quốc doanh (đại điền), các công ty cao su địa phương, quân đội; các công ty liên doanh; các công ty cổ phần và cao su tiểu điền do tư nhân đầu tư. Cao su Việt Nam đã được khẳng định là một nhân tố quan trọng, tiền đề cho nhiều giải pháp xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái và an sinh xã hội. Việt Nam đứng thứ sáu thế giới về diện tích trồng cao su, thứ năm về sản lượng, thứ ba về năng suất vườn cây và thứ tư về xuất khẩu. Cao su là nông sản đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu, chiếm 2,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cao su Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 45 thị trường có mặt tại Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, và mở rộng sang Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ và Châu Phi. Đến năm 2007, tổng diện tích cây cao su cả nước đạt hơn 522 nghìn ha, tạo ra các vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,4 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho hàng chục nghìn lao động vùng núi, vùng dân tộc ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Bộ và Tây Bắc. Năm 2006 xuất khẩu ước đạt 1,6 tỷ USD. Tính đến năm 2008, Việt Nam có khoảng 75 doanh nghiệp cao su công nghiệp với nhu cầu tiêu thụ từ 500 đến 20.000 tấn mỗi năm được quản lý bởi Tổng công ty Hóa chất Việt Nam. Cơ cấu sản phẩm cao su thành phẩm và định hướng đầu tư đang tập trung chủ yếu ở dòng sản phẩm săm, lốp ô tô, xe máy và xe đạp. Sản phẩm chế biến từ cao su Việt Nam được sản xuất với thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến từ Châu Âu. Các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, được đảm bảo về chất lượng và có khả năng cạnh tranh với chính sách giá linh họat và chăm sóc khách hàng cẩn thận. Hiện nay, Việt Nam đang đầu tư dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO9002) để sản xuất các sản phẩm cao su đạt giá trị kinh tế cao và săm lốp là một trong hai mặt hàng có chất lượng cao dùng để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Giá trị sản phẩm cao su công nghiệp năm 2008 của nước ta đạt 900 triệu USD, bằng 0,5% của mức 200 tỷ USD của thế giới, trong đó giá trị các mặt hàng săm lốp là 650 triệu USD (nhập khẩu 100 triệu USD, xuất khẩu 550 triệu USD), giá trị các sản phẩm còn lại là 250 triệu USD (nhập khẩu 30 triệu USD, xuất khẩu 100 triệu USD). Qua con số trên cho thấy ngành sản xuất săm lốp với kim ngạch xuất khẩu gấp hơn 5 lần kim ngạch nhập khẩu) và giá trị sản phẩm chiếm 4/5 giá trị sản phẩm cao su cho ta thấy ngành sản xuất săm lốp đang chiếm ưu thế cao tính cho toàn ngành cao su. Hiện nay Việt Nam có 20 triệu xe gắn máy, 700.000 xe ô tô các loại. Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu 100 triệu USD để mua săm lốp ô tô các loại và chủ yếu chỉ nhập khẩu các loại lốp co cấp. Riêng lốp xe đạp và xe máy, hầu hết được sản xuất trong nước, chỉ nhập 100.000 chiếc, chủ yếu dùng cho những dòng xe chuyên dụng cao cấp. Riêng lốp Radial (100% thép) thì mỗi năm thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 1,2 triệu lốp nhưng trong nước sản xuất chỉ 50.000 chiếc (chiếm 1/25 khả năng tiêu thụ thị trường) và lốp Bias (lốp mành chéo) và trong nước sản xuất 1,7 triệu chiếc. Như vậy với lốp được sản xuất từ cao su thì khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước khá cao so với lốp sản xuất từ thép. Hiện trong nước có khoảng 10 doanh nghiệp thuộc loại tầm cỡ và trên 30 cơ sở, tổ hợp sản xuất săm lốp các loại. Tổng giá trị của ngành ước tính đạt 2000 tỷ đồng/năm. Việc Việt Nam gia nhập WTO vào đầu tháng 11 năm 2006 đã mang lại những ảnh hưởng tích cực và tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm cao su của nước ta đó là đã tạo cơ hội thu hút đầu tư, chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao từ các nước phát triển trong cả khâu chế biến, trồng và khai thác ở Việt Nam. Mặt khác các doanh nghiệp cũng có cơ hội được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, quỹ Tiền tệ quốc tế .nên khi Việt Nam thực hiện cảm kết giảm thuế và bỏ trợ cấp, các doanh nghiệp ngành cao su không ảnh hưởng nhiều. Mặt khác, theo nội dung AFTA, thuế nhập khẩu lốp xe máy và xe đạp từ các nước ASEAN sẽ giảm từ 50% xuống còn 20%; lốp ô tô từ 30% xuống còn 20%. Điều này sẽ ngay lập tức gây trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam trên chính “sân nhà” chứ chưa nói đến xuất khẩu. Theo như ông Trí, Phó tổng giám đốc Công ty Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina), hiện những công ty trong ngành săm lốp tại các nước ASEAN đều họat động dưới hình thức đa quốc gia, nguồn lực tài chính dồi dào. Trong khi đó, vốn đầu tư đổi mới thiết bị với doanh nghiệp Việt Nam còn khá nghèo nàn. Một điểm yếu khác của ngành săm, lốp việt Nam là cơ cấu sản phẩm. Tổng năng lực sản xuất khoảng 15 triệu lốp/năm, trong khi nhu cầu “hết ga” chỉ khoảng 9 triệu lốp. các con số tương ứng cho xe đạp là 22 triệu và 11 triệu lốp/năm. Tuy nhiên, khả năng cung ứng lốp ô tô của các doanh nghiệp trong nước chỉ mới dừng lại ở 700 nghìn lốp/ năm, trong khi nhu cầu cần khoảng 1,5 triệu lốp. Đặc biệt, các loại hàng dành cho xe du lịch cần 600.000 lốp nhưng chưa có doanh nghiệp nào sản xuất được. Vì vậy mà khi thực hiện giảm thuế, sân chơi này sẽ gần như thuộc hẵn về các doanh nghiệp nước bạn. Một khó khăn nữa mà các doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt là nguồn cao su tự nhiên cho sản xuất cũng rất thiếu do mất mùa và sản lượng giảm. Việc nhập khẩu nguyên liệu cao su từ Campuchia cũng bị cạnh tranh quyết liệt từ phía các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Đấy là nói về thị trường mua. Còn thị trường bán sản phẩm săm, lốp nhất là lốp ô tô, của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang trong thế bị cạnh tranh rất mạnh. Năm 2008, Việt Nam đối diện với nhiều khó khăn cả từ trong và ngoài nước như lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong những tháng đầu năm, lãi suất và ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Ngành cao su cũng trãi qua không ít biến động theo những thăng trầm của nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế toàn cầu, làm cho giá cao su cũng sụt giảm nhanh. Đến tháng 12/2008, giá cao su xuất khẩu giảm gần 50% so với mức đỉnh trong tháng 7, hơn nữa nhu cầu cao su tăng cao từ đầu năm 2008 đã đẩy giá cao su thiên nhiên xuất khẩu lên 3.000USD/tấn, đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành cao su nhất là các doanh nghiệp sản xuất săm lốp. Hiện nay, Việt Nam có 3 doanh nghiệp lớn trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam chuyên sản xuất săm lốp cao su là CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC), CTCP Công nghiệp cao su Miền Nam (Casumina) và CTCP Cao su Sao Vàng (SRC). Từ những thuận lợi, khó khăn và thực trạng ngành sản xuất săm lốp trong những năm qua mà chủ yếu là việc kinh doanh của 3 công ty sản xuất săm lốp lớn thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam như đã nêu trên thì ngành công nghiệp săm lốp sẽ còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong năm 2009 do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế. Đứng trước tình thế này, các doanh nghiệp đều đặt trọng tâm vào công tác tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu giữ vững thị phần ở những dòng sản phẩm có thế mạnh. Đồng thời phát triển những dòng sản phẩm chuyên dụng mà thị trường trong nước còn thiếu như lốp đặc chủng, lốp dùng cho ngành khai khoáng… Bên cạnh đó, dự kiến từ nay đến năm 2010 với tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo là khả quan, cũng như việc thực hiện gói kích cầu của Chính phủ, nhu cầu xe ô tô phục vụ cho giao thông vận tải, xây dựng công trình, khai thác khoáng sản .sẽ tăng mạnh, dẫn tới nhu cầu về săm lốp ô tô là tất yếu. Đây chính là điều kiện tốt để ngành sản xuất săm lốp tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. II. Nghiên cứu bên trong và phân tích ngành, cạnh tranh ngành: 1. Lực lượng đe dọa: 1.1. Sản phẩm thay thế: Hiện nay trên thị trường hầu như không có sản phẩm nào thay thế nào cho sản phẩm săm lốp được chế biến từ cao su, chỉ xuất hiện một số loại lốp sản xuất từ thép (lốp Radial) nhưng loại lốp này chỉ sử dụng rất ít chỉ dùng cho những loại xe đặc biệt, đấy là một lợi thế cho ngành sản xuất săm lốp, tuy vậy, như đã nói ở trên thì ngành săm lốp chịu tác động, ảnh hưởng lớn từ ngành cao su. Do vậy, lực lượng đe dọa trong sản phẩm thay thế của ngành sản xuất săm lốp nó ảnh hưởng đến sản phẩm thay thế của nguồn cao su tự nhiên, các doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt là nguồn cao su tự nhiên cho sản xuất, vì khi do mất mùa thì nguồn cao su tự nhiên này rất thiếu và sản lượng giảm điều đó việc phải lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu đang là một khó khăn với ngành sản xuất săm lốp. Do vậy buộc các công ty trong nước phải nhập cao su tổng hợp, vì vậy khi nước ngoài tăng giá nguyên liệu thì ngành sản xuất săm lốp trong nước gặp nhiều khó khăn. Do vậy, lực lượng đe dọa đối với sản phẩm thay thế trong ngành sản xuất săm lốp đó là cao su tổng hợp thay thế cho cao su tự nhiên khi nguồn cao su tự nhiên trong nước bị mất mùa. 1.2. Đe dọa của đối thủ nhập cuộc: Trong những năm qua, sản phẩm săm, lốp xe được sản xuất trong nước đang phải cạnh tranh gay gắt với gần 20 thương hiệu khác của các liên doanh hoặc nhập khẩu. Săm, lốp ngoại làm mưa, làm gió trên thị truờng nội địa do các doanh nghiệp và cá nhân nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Nhật, Đức (chiếm trên 70% thị phần sản phẩm săm lốp trong nước), vì vậy nó sẽ làm giảm giá bán và lợi nhuận. Do đó, nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng cao cấu thành mối đe dọa chiến lược. Nguy cơ nhập cuộc bởi các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là một hàm số của chiều cao rào cản thâm nhập. Chiều cao rào cản thâm nhập được xác định bởi một vài nhân tố sau: - Tính kinh tế của quy mô: Tính kinh tế của quy mô là sự cải thiện hiệu quả biên do doanh nghiệp tích lũy kinh nghiệm khi quy mô của nó tăng thêm. Nguồn tạo ra tính kinh tế của quy mô bao gồm sự giảm chi phí nhờ sản xuất hàng loạt ., lợi thế có được bởi sự phân bổ chi phí cố định cho khối lượng sản xuất lớn. Với ngành sản xuất săm lốp thì quy mô sản xuất nhỏ, yếu về cơ cấu sản phẩm, có sản phẩm thì khả năng cung ứng vượt quá nhu cầu còn có sản phẩmt thì khả năng cung ứng săm, lốp trên thị trường không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng. Chẳng hạn, khả năng cung ứng lốp ô tô của các doanh nghiệp trong nước mới dừng lại ở 700 nghìn lốp/năm, trong khi nhu cầu cần khoảng 1,5 triệu lốp. Đặc biệt, các loại hàng dành cho xe du lịch cần chừng 600.000 lốp nhưng chưa có doanh nghiệp nào sản xuất được . Và điều này là cơ hội cho những người nhập cuộc mới. Khi các công ty hiện tại có được tính kinh tế về quy mô thì đe dọa nhập cuộc giảm đi. - Sự trung thành nhãn hiệu: Sự trung thành nhãn hiệu chỉ sự ưa thích mà người mua dành cho sản phẩm của các công ty hiện tại. Sự trung thành nhãn hiệu có thể được xây dựng bằng việc quảng cáo liên tục nhãn hiệu và tên của công ty, bảo vệ bản quyền của các sản phẩm, cải tiến sản phẩm thông qua các chương trình R&D, nhấn mạnh chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi. Những năm trước đây săm lốp nội vẫn bị đánh giá là cứng, độ bám đường kém, gây xóc, khó điều khiển phương tiện ., nên nó thường được sử dụng cho xe tải nặng, đi đường xóc. Vì vậy, mà các doanh nghiệp trong nước đã khắc phục được những hạn chế trên thậm chí chất lượng săm lốp nội còn được đánh giá tốt hơn một số loại săm lốp nhập khẩu vì chịu được địa hình và thời tiết nóng và một ưu thế của săm lốp nội là giá rẻ. Trước đây, giá bán săm lốp nội thường cao hơn các sản phẩm cùng loại nhập khẩu hoặc liên doanh 10-15% thì nay, vị trí này đã được hoán đổi lại: giá rẻ hơn sản phẩm liên doanhsản phẩm nhập khẩu từ thị trường của các đối thủ trên 10-20%. Các loại săm, lốp mang nhãn hiệu Cao Sao Vàng, DRC, Casumina đã trở thành nhãn hiệu quen thuộc, uy tín đối với người tiêu dùng. Vì vậy, mà sự trung thành nhãn hiệu sẽ gây khó khăn và làm nản lòng các đối thủ mới nhập cuộc. * Toàn ngành sản phẩm cao su của TCT đã có mức tăng trưởng chung về giá trị SXCN cao (22,5%) so với 6 tháng đầu năm 2007. Dẫn đầu là Công ty CP Cao su Sao Vàng (SRC) tăng 36,8%, CP Cao su Đà Nẵng (DRC) tăng 20,5% và CP Công nghiệp Cao su miền Nam (CASUMINA) tăng 17,9%. Tuy vậy, theo ông Tuấn, việc nhập khẩu nguyên liệu cao su từ Campuchia cũng bị cạnh tranh quyết liệt từ phía các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Đấy là nói về thị trường mua. Còn thị trường bán thì sản phẩm săm lốp, nhất là lốp ô tô, của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang trong thế bị cạnh tranh rất mạnh với săm lốp ngoại. Từ đầu năm đến nay, nhìn chung sức mua các loại săm lốp trong thị trường nội địa giảm do sự thắt chặt chung về kinh tế. Sức mua lốp ôtô các loại càng giảm khi ngành lắp ráp ôtô giảm sản lượng, trong khi đó lượng sản phẩm săm lốp (nhất là lốp ôtô) nhập khẩu vào thị trường ngày càng nhiều. Các nhà sản xuất săm lốp trong nước băn khoăn với câu hỏi " Không rõ ai sẽ là người kiểm soát chất lượng của các lô hàng nhập khẩu ấy và sẽ kiểm soát theo tiêu chí gì, tiêu chuẩn kỹ thuật nào?. Chỉ biết rằng sản phẩm của những doanh nghiệp sản xuất săm lốp hàng đầu của Việt Nam đang hàng ngày, hàng giờ phải "chiến đấu" cam go, và phải chia sẻ thị phần với các mác săm lốp nước ngoài trong một trận đồ "thập diện mai phục". - Lợi thế chi phí tuyệt đối Lợi thế chi phí tuyệt đối có thể được sinh ra từ: . Khả năng vận hành sản xuất vượt trội nhờ kinh nghiệm sản xuất tích lũy trong thời gian dài. Đặc biệt, Nhật Bản và các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia với công suất sản xuất rất lớn. . Khả năng kiểm soát đầu vào cho quá trình sản xuất như lao động, vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ, dây chuyền sản xuất và kỹ năng quản trị. Điều này đối với nước ta, khi trình độ công nghệ chưa hoàn thiện, sản xuất “tiểu điền”, việc quản lý chưa hiệu quả đặc biệt là nguồn nguyên liệu đầu vào, cao su Việt Nam đã và đang đối phó với những quy định về thương mại và môi trường, thực chất là những “hàng rào xanh”, những hàng rào kỹ thuật và quyền sở hữu trí tuệ theo những cam kết quốc tế. Một khi những công ty đang họat động có được lợi thế chi phí tuyệt đối thì đối thủ cạnh tranh tiềm tàng cũng phải nản lòng. Tuy nhiên, như đã phân tích trên thì lợi thế thuộc về đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. 1.3. Năng lực thương lượng của khách hàng Săm lốp nội cũng đã khẳng định mình: Thứ nhất, bằng việc đa dạng chủng loại, mẫu mã, nhiều kiểu gân phù hợp cho sự tự do, lựa chọn. (chẳng hạn Casumina có tới 50 loại lốp xe máy, lốp Cao Sao Vàng có hơn 30 chủng loại, lốp DRC có 20 mẫu đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng) Thứ hai, việc sắp xếp lại sản xuất, đổi mới công nghệ và tận dụng được nguyên liệu tại chỗ để được những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý. Thứ ba, ưu thế lớn nhất của hàng nội chính là ở khâu phân phối và tư vấn sử dụng, cùng các dịch vụ hậu mãi đi kèm. Thứ tư, yếu tố bảo hành sản phẩm là một ưu thế mà hàng ngoại không dễ có. Từ những yếu tố trên, cho thấy khả năng thương lượng khách hàng trong ngành sản xuất săm lốp là rất cao. 1.4. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp trong ngành sản xuất săm lốp không cao. Nguyên nhân đó là do công nghiệp chế biến sản phẩm cao su từ trong nước phát triển chậm, việc sử dụng cao su nguyên liệu cho ngành công nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ rất thấp, Tổng sản lượng cao su nguyên liệu đạt 640.000 tấn/năm (2008), tuy nhiên khối lượng tiêu thụ nội địa chỉ đạt 90.000 tấn chưa đến 1/7 tổng sản lượng, công nghiệp chế biến cao su của Việt Nam còn kém hẵn một số nước trong khu vực Malaisia và Thái Lan sử dụng 600.000 ngàn tấn/năm, Indônêxia trên 550.000 tấn) và so với những nước đang dẫn đầu là Trung Quốc (6 triệu tấn/năm), Mỹ 3 triệu tấn/năm, chỉ chiếm 10-15% trong tổng sản lượng, còn lại là ta xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, chiếm tới 60-68%, EU 10%, Hàn Quốc 5% Mặc dù được hưởng lợi thế trong việc sản xuất săm lốp được nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ nhưng do quy mô và cơ cấu sản phẩm, thiết bị công nghệ . còn quá thấp nên các doanh nghiệp cũng không “mặn mòi” lắm việc đầu tư cho cây cao su trong nước, khi mất mùa nguồn cao su trong nước khan hiếm thì họ lại nhập khẩu cao su tổng hợp để sản xuất. Mặt khác, khi nguồn cao su nguyên liệu trong nước dồi dào thì nó lại được quan tâm đến nhiều nhà đầu tư nước ngoài và chủ yếu là xuất khẩu (chiếm 85%) do vậy, cũng như nhà sản xuất thì nhà cung cấp cao su cũng không quan tâm nhiều đến thị truờng tiêu thụ trong nước. 1.5. Sự ganh đua của các công ty trong ngành: Như đã nói trên, tại Việt Nam có khoảng 75 doanh nghiệp cao su công nghiệp nhưng có 3 doanh nghiệp lớn trực thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam chuyên sản xuất săm lốp cao su đó là Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC), Công ty cổ phẩn Công nghiệp cao su miền nam (Casumina) và Công ty cổ phần cao su Cao sao vàng và một Công ty mới được thành lập do Tập đoàn Kumo (Hàn Quốc) đã đầu tư chế biến săm lốp tại Khu Công nghiệp Mỹ Phước (Bình Dương) đầu tư. Tuy vậy, sự cạnh tranh của các công ty trong ngành còn kém. Một mặt, theo như nội dung của AFTA, thuế nhập khẩu lốp xe máy và xe đạp ở các nước ASEAN sẽ giảm từ 50% xuống còn 20%; lốp ô tô từ 30% xuống còn 20%. Chính điều này đã gây trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam trên chính “sân nhà” chứ chưa nói đến xuất khẩu. Vả lại, trong 3 doanh nghiệp lớn của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam tuy cả 3 đều sản xuất các loại săm lốp cho xe đạp, xe máy, ô tô nhưng mỗi doanh nghiệp đều tập trung phát triển những dòng sản phẩm riêng do nguồn vốn đầu tư còn thấp, nhân lực không đủ Chẳng hạn, DRC tập trung vào sản xuất lốp xe tải nhẹ, xe tải nặng, xe khách; Casumina chuyên sản xuất lốp xe máy và lốp xe tải nhẹ còn SRC chuyên sản xuất săm lốp xe đạp. Chính điều này nên trên thị truờng không có sự cạnh tranh mạnh về giá trong cùng một sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước nếu có thì cũng rất thấp (như đối với lớp xe tải nhẹ của DRC và Casumina) nên điều đó đã đem lại sự bất lợi cho người tiêu dùng về sự cạnh tranh về giá đối với sản phẩm săm lốp nội. Hiện những công ty trong ngành săm lốp tại các nước ASEAN đều họat động dưới hình thức đa quốc gia, nguồn lực tài chính dồi dào. Mặt . Bài tập: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NGÀNH SẢN XUẤT SĂM LỐP I. Nghiên cứu môi trường của ngành: Ngành sản xuất săm, lốp cao su là một trong hai ngành. ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su (một ngành khác là sản xuất các sản phẩm khác từ cao su). Do vậy việc phân tích môi trường ngành sản xuất săm, lốp

Ngày đăng: 01/10/2013, 10:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan