LÝ LUẬN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

11 285 0
LÝ LUẬN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG. 1. Hoạt động thẩm định dự án 1.1.Khái niệm chung Các dự án đầu tư nào cũng có những chỉ xác định dựa trên các con số dự tính và bên trong các dự án luôn chứa đựng các rủi ro. Chính vì thế mà, trước khi ra quyết định đầu tư, các bên tham gia vào đầu tư cần phải có hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Theo những góc độ khác nhau, chúng ta có rất nhiều cách để định nghĩa về thẩm định dự án: • Theo mục tiêu đầu tư: Thẩm định dự án là việc xem xét, đánh giá dự án xem có đạt được mục tiêu về mặt kinh tế - xã hội, tài chính đã dặt ra hay không? • Theo mục đích quản lý: Thẩm định dự án là hoạt động kiểm tra xem xét dự án trên các góc độ khác nhau trên cơ sở đó tham mưu chi các cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư . • Trên phương diện kỹ thuật: Thẩm định dự án là một kỹ thuật, nghiệp vụ trong phân tích lợi ích và chi phí của dự án. Chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất thẩm định dự án là quá trình xem xét phân tích đánh giá dự án mà việc xem xét phân tích đánh giá dự án một cách khách quan khoa học và toàn diện đối với các nội dung hồ sơ dự án từ đó chọn lựa dự án và ra quyết định đầu tư. 1.2.Sự cần thiết của hoạt động thẩm định : Sự cần thiết của thẩm định dự án xuất phát từ chính đặc điểm của đầu tư. Các đặc điểm của dự án đầu tư bao gồm: Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn Vốn đầu tư lớn nằm khế đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch đâu tư đúng đắn, quản chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm. Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dôi dư… Thời kỳ đầu tư kéo dài. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi hoàn thành và đưa vào hoạt động.Nhiều công trình đầu tư phát triển kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên rủi ro rất cao chính vì thế cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thời kỳ vận hành các kết quả ĐT kéo dài. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình hoạt động cho đến khi hết hạn sử dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác động lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn như các kim tự tháp Ai Cập, Nhà Thờ La Mã ở Rôm, Vạn trường thành ở Trung Quốc…Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của nhiều yếu tố tự nhiên, xã hội chính trị,văn hoá, kinh tế … Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Tóm lại, đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của hoạt động thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu…cũng có những nguyên nhân khách quan như: nguyên liệu tăng giá, giá bản sản phẩm giảm, công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế … Ngoài ra, thẩm định dự án chính là quá trình hiệu chỉnh sửa chữa những sai sót trong quá trình lập dự án đồng thời nó là bước kiểm tra tính chính xác của kết quả lập dự án. 2. Hoạt động thẩm định các dự án xin vay vốn tại ngân hàng Nhiệm vụ của các ngân hàng chính là đi vay và cho vay. Chính vì vậy khi kiểm tra xem xét tính hiệu quả của một dự án họ thường quan tâm tới khả năng trả nợ gốc và trả lãi của dự án. Các ngân hàng thường thẩm định trên 3 nội dung lớn: • Thẩm định khách hàng ( doanh nghiệp xin vay vốn) : Ngân hàng sẽ thực hiện thấm định tư cách pháp nhân; tình hình tài chính; tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu. • Thẩm định dự án: Bên cạnh thẩm định khách hàng, ngân hàng sẽ kiểm tra xem xét các dự án hoạt động với mục đích gì? Nguồn lực của dự án tính khả thi và hiệu quả của dự án (đặc biệt là xem xét đến khả năng trả nợ của dự án) • Thẩm định tài sản đảm bảo: Hoạt động thẩm định tài sản đảm bảo có nghĩa là xem xét đánh giá các căn cứ cơ sở, giá trị của tài sản đảm bảo để từ đó giảm rủi ro của việc ngân hàng cho vay vốn. Quan điểm của ngân hàng trong thẩm định dự án xin vay vốn là quan điểm tổng vốn đầu tư. Họ chỉ quan tâm tới những dự án thực sự có nhu cầu xin vay vốn và khi dự án hoạt động có lợi nhuận thì sẽ ưu tiên trả nợ ngân hàng. 3. Rủi ro và quản tri rủi ro 3.1.Khái niệm về rủi ro: Trong các hoạt động diễn ra hàng ngày luôn chứa đựng yếu tố rủi ro. Vậy rủi ro là gì? Rủi ro gắn liền với khả năng xảy ra một biến cố không lường trước, biến cố mà ta hoàn toàn không biết chắc. Rủi ro ứng với sai lệch dự kiến và thực tế. Trên thực tế có hai quan niệm khác nhau về rủi ro : • Rủi ro chỉ liên quan tới thiệt hại - rủi ro không đối xứng(Pháp) • Rủi ro liên quan tới cả thiệt hại và may mắn – rủi ro đối xứng (Mỹ) 3.2.Nội dung quản rủi ro Sơ đồ 1: Quy trình quản rủi ro chung Phát hiện rủi ro Đánh giá rủi ro Quản trị rủi ro Tránh rủi ro Hạn chế rủi ro Tự bảo hiểm Phong tỏa rủi ro Chuyển giao rủi ro • Phát hiện rủi ro: Đây là một công việc mang tình thiết yếu và quan trọng. Nếu việc phát hiện rủi ro được làm tốt thì các bước tiếp theo của quá trình quản rủi ro mới được tiến hành và có hiệu quả. Để phát hiện được rủi ro cần phải xem xét một cách tổng thể trên mọi giai đoạn, mọi khía cạnh. • Đánh giá rủi ro: Đây là bước xem xét đánh giá lại mức thiệt hại và xác suất rủi ro có thể xảy ra và xác định mối quan hệ nhân quả dẫn đến rủi ro. • Quản trị rủi ro: Sau khi phát hiện và đánh giá chính xác các rủi ro thì các nhà quản sẽ tiến hành hoạt động quản trị rủi ro. Nói chung có 5 phương pháp thường được áp dụng để quản trị rủi ro: tránh rủi ro, hạn chế rủi ro, tự bảo hiểm, phong tỏa rủi ro và chuyển giao rủi ro. 4. Rủi ro trong ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng luôn phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro: • Rủi ro về lãi suất: là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường có sự biến động • Rủi ro về tín dụng: Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của chi nhánh là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động kinh doanh do khách hàng không thực hiện, hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. • Rủi ro về tỷ giá hối đoái: là khả năng thiệt hại (tổn thất) mà ngân hàng phải gánh chịu do sự biến động giá cả tiền tệ thế giới. Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất phát từ sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ. • Rủi ro về thanh khoản: là khả năng ngân hàng không có đủ vốn khả dụng ( cung thanh khoản) với chi phí hợp vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứng cầu thanh khoản. 5. Đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án 5.1.Sự cần thiết của đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án Rủi ro đối với cho vay các dự án đầu tư là rủi ro phức tạp nhất trong hoạt động ngân hàng. Nó có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Khi rủi ro xảy ra làm cho ngân hàng chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn để tiếp tục cho vay. Vì vậy rủi ro sẽ làm giảm vòng quay sử dụng vốn của ngân hàng, giảm khả năng cung cấp nguồn vốn đồng thời nó có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng dẫn tới rủi ro thanh toán, thậm chí gây phá sản. Ngân hàng bao giờ cũng lên kế hoạch cân đối giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào. Khi rủi ro xảy ra, các dòng tiền không thu hồi được như kế hoạch sẽ làm kế hoạch mất cân đồi, gây ra sự suy yếu và hạn chế cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán cho các khoản tiền ra. Nếu tình trạng mất khả năng chi trả của ngân hàng xảy ra sẽ dẫn tới uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Điều ấy tất yếu dẫn tới khả năng cạnh tranh của ngân hàng cũng yếu đi, do đó việc huy động tiền gửi sẽ gặp nhiều khó khăn, việc thiết lập các giao dịch với các doanh nghiệp và các ngân hàng khác cũng không gặp thuận lợi. Rủi ro khi cho vay các dự án đầu tư xảy ra ở mức độ nào cũng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của ngân hàng. Vì vậy, quản rủi ro trong hoạt động thẩm định các dự án đầu tư hết sức quan trọng và cần thiết. 5.2.Các loại rủi ro trong hoạt động thấm định dự án Trong quá trình thẩm định một dự án xin vay vốn, ngân hàng cần chú ý tới rất nhiều các rủi ro có thể xảy ra trên ba nội dung lớn mà thẩm định cần xem xét 5.2.1. Rủi ro về khách hàng Khi ngân hàng thực hiện cho vay thì không có nghĩa là ngân hàng có thể thu hồi lại được vốn cho vay và lãi. Nếu trong quá trình thẩm định dự án cho vay, ngân hàng không đánh giá chính xác về khách hàng có thể dẫn tới rủi ro từ phía khách hàng. Nguyên nhân của rủi ro này xuất phát từ việc khách hàng không có khả năng trả nợ do dự án thất bại hay do khách hàng không có đủ khả năng tài chính. Không ít khách hàng để đạt được mục tiêu vay vốn của mình đã cung cấp những thông tin không chính xác, giả tạo hồ sơ, hợp đồng mua bán… Nhiều chủ đầu tư còn lập dự án ảo để vay vốn ngân hàng sau đó sử dụng vào mục đích khác. Thậm chí, nhiều dự án có lãi nhưng các chủ đầu tư không chịu trả nợ ngân hàng đúng hạn, chây ỳ với kì vọng quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Rủi ro từ phía khách hàng có thể gây ra những thiệt hại cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng hiện nay. Việc phòng tránh rủi ro này cũng rất khó khăn, phức tạp vì khách hàng của ngân hàng rất đa dạng về trình độ cũng như lĩnh vực kinh doanh do vậy ngân hàng cần nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án khi quyết định cho vay, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện khoản vay của các chủ đầu tư. 5.2.2. Rủi ro của dự án xin vay vốn: Hoạt động đầu tư vào các dự án chứa đựng rất nhiều các rủi ro ở tất cả các giai đoạn của dự án. Một dự án có thể gặp những rủi ro sau: • Thời gian thực hiện dự án lâu hơn dự kiến: do chậm giải phóng mặt băng, do không huy động đủ vốn, do thời gian tiến hành đấu thầu bị kéo dài, do mua thiết bị không đúng chủng loại,… • Xảy ra những khó khăn không lường trước được: ví dụ như dịch SARS bùng nổ làm lượng khách du lịch đến Việt Nam giảm đáng kể. Rất nhiều chương trình làm việc của các doanh nghiệp bị phá vỡ do đối tác nước ngoài không đến… • Xảy ra các sự kiện bất ngờ: một trận hỏa hoạn xảy ra và làm cháy một thiết bị quan trọng và khó kiếm. Do đó mọi hoạt động của dự án liên quan đến thiết bị này đều bị hủy bỏ. • Xảy ra các biến động ngắn hạn và áp lực cạnh tranh sẽ gây xáo trộn hoạt động chung. • Sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan lỏng lẻo. Có thể phân loại một số nhóm rủi ro cơ bản sau: • Rủi ro chính trị : - Rủi ro này bao gồm bất ổn tài chính và bất ổn chính trị. Có thể liệt kê rủi ro chính trị sau đây: - Rủi ro thuế: sự thay đổi về thuế đã làm cho dòng tiền hằng năm của dự án bị thay đổi từ đó NPV và IRR của các dự án bị thay đổi theo. - Hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác: làm giảm sản lượng hoặc tăng chi phí của các dự án. - Chính sách tuyển dụng lao động: những thay đổi về quản và tuyển dụng lao động như thay đổi quy định về mức lương tối thiểu, chính sách với lao động nữ, hạn chế lao động nước ngoài… đều ảnh hưởng tới hiệu quả của các dự án. - Kiểm soát ngoại hối: hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án cũng như quyền lợi của các nhà đầu tư. - Lãi suất: khi chính phủ đưa ra các chính sách về lãi suất để kiểm soát lam phát có thể là cho hoạt động đầu tư tăng lên hoặc giảm đi - Độc quyền: sự độc quyền của nhà nước tại một số lĩnh vực có thể làm hạn chế đầu tư cho các bộ phận khác trong xã hội và thường dẫn tới kém hiệu quả đầu tư. - Quốc hữu hóa. • Rủi ro xây dựng (hoàn thành công trình) - Chi phí xây dựng vượt quá dự toán - Công trình xây dựng không đảm bảo các yêu cầu của dự án. - Hoàn thành không đúng thời hạn - Không giải tỏa được dân, phải thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án. • Rủi ro về thị trường, thu nhập và thanh toán - Cầu không đủ - Giá bán thấp • Rủi ro về cung cấp đầu vào: đầu vào của dự án không được đảm bảo theo số lượng, giá cả, chất lượng, đã gây khó khăn trong việc vận hành, thanh toán các khoản nợ. • Rủi ro về kỹ thuật và vận hành: khi các tiện ích của dự án không thể vận hành và bảo hành ở mức độ phù hợp với thiết kế ban đầu. • Rủi ro về môi trường xã hội Môi trường bao gồm những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả nhưng không bị chi phối bởi người ra quyết định. Rủi ro về những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh. • Rủi ro kinh tế vĩ mô bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất. 5.2.3. Rủi ro về tài sản đảm bảo Rủi ro từ tài sản đảm bảo cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Rủi ro từ tài sản đảm bảo có thể là do đánh giá không đúng về giá trị của tài sản đảm bảo, do giá cả biến động hay do tính khả mại thấp, tài sản chuyên dụng, tranh chấp về pháp lý… Nguyên nhân của rủi ro này là do trình độ của cán bộ định giá tài sản yếu kém, thông tin nhận được sai lệch… 5.3.Phương pháp phòng ngừa rủi ro • Tránh rủi ro: không cho vay các dự án đầu tư cảm thấy khả năng rủi ro cao, tính khả thi thấp • Hạn chế rủi ro: - Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các nghị định của ngân hàng nhà nước. Các quy định nêu rõ trường hợp cấm các ngân hàng không tài trợ, điều kiện ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ. - Xác định danh mục các dự án tài trợ với mức độ rủi ro khác nhau: Các khách hàng khác nhau, các đối tượng cho vay khác nhau. Các đối tượng cho vay khác nhau, các loại dự án khác nhau ,… sẽ có các rủi ro khác nhau. - Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng. Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, quy tắc và kiểm soát chung. Quy trình phân tích tín dụng thể hiện những nội dung mà cán bộ tín dụng phải thực hiện khi cho vay. - Xác định dấu hiệu của khỏan cho vay có vấn đề - Giới hạn các khỏan tín dụng và đa dạng hóa. - Quản các dự án đầu tư cho vay vốn. - Quản nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản có vấn đế • Tự bảo hiểm: mua bảo hiểm tín dụng [...]...• Phong tỏa rủi ro • Chuyển giao rủi ro: bán nợ . LÝ LUẬN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG. 1. Hoạt động thẩm định dự án 1.1.Khái niệm chung Các dự án. động thẩm định dự án đầu tư. Theo những góc độ khác nhau, chúng ta có rất nhiều cách để định nghĩa về thẩm định dự án: • Theo mục tiêu đầu tư: Thẩm định dự

Ngày đăng: 30/09/2013, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan