Thực trạng việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam

34 941 4
Thực trạng việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ Việt Nam: I. Sự đổi mới trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Kể khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì quá trình thực hiện chính sách tiền tệ cũng được xây dựng, đổi mới theo đúng ý nghĩa kinh tế của nó và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, thể hiện một số mặt sau: Cách xác định lượng tiền cung ứng: Nếu như trong thời kỳ bao cấp chúng ta chỉ quan niệm lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế chỉ bao gồm tiền mặt và mức cung là bao nhiêu, thời kỳ nào là do chính phủ phê duyệt thì ngày nay việc quan niệm về lượng tiền cung ứng để thay đổi bên cạnh lượng tiền mặt (C) còn tính đến khả năng tạo tiền của các NHTM, tổ chức tín dụng khác (D). Bên cạnh đó lượng tiền cung ứng hàng năm phải dựa trên cơ sở: tỉ lệ lạm phát ước tính, tốc độ tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch, vòng quay tiền tệ . Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ: Được sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện Việt Nam các thời điểm cụ thể chứ không đông cứng, đóng băng như thời kì bao cấp (lãi mất cố định nhiều năm .) Cơ chế điều hành: Năm 1988, Hệ thlống NH đã được phân thành 2 cấp NHNN và các NHTM, trong đó NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ- tín dụng- ngân hàng; trực thuộc chính phủ. Thống đốc NHNN có quyền chủ động hơn và chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. II.Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong những năm vừa qua: Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng VND nhìn chung thấp, trừ những năm 2008 và 2009. Tháng 8/2000, cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng VND được chuyển từ cơ chế trần lãi suất sang lãi suất cơ bản; Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu cũng được điều chỉnh tăng, giảm phù hợp mục tiêu điều tiết lượng vốn huy động và cho vay tín dụng hàng năm. Năm 2001, lãi suất từng bước được điều hành theo hướng tự do hóa và phù hợp với mục tiêu CSTT. Từ năm 2003, việc điều hành CSTT chuyển biến theo hướng nới lỏng một cách thận trọng. Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần là lãi suất trần; lãi suất chiết khấu được điều chỉnh là lãi suất sàn của thị trường; lãi suất nghiệp vụ thị trường mở được được điều chỉnh linh hoạt trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn với lãi suất chiết khấu. Từ tháng 1/2005- 8/ 2008, NHNN đã tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu nhằm thắt chặt hơn tiền tệ, qua đó kiểm soát lạm phát đang có xu hướng gia tăng. Từ ngày 21/10/2008 lãi suất cơ bản của NHNN được điều chỉnh giảm, lãi suất cho vay tối đa bằng VND của các TCTD đối với khách hàng (150% lãi suất cơ bản) cũng giảm tương ứng; Trong 6 tháng đầu năm 2008, lãi suất huy động USD được điều chỉnh tăng với mức lãi suất huy động USD cao nhất là 7-8%/năm; Lãi suất cho vay USD cũng tăng lên khoảng 2-2,5%/năm so với đầu năm 2008 (lãi suất cho vay phổ biến khoảng 9-9,5%/năm). Sau đó liên tục giảm từ 2- 3%/năm. Loại Lãi suất Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng Lãi suất cơ bản 8% 1011/QĐ-NHNN ngày 27/4/2010 01/05/2010 Lãi suất tái cấp vốn 8% 2664/QĐ-NHNN ngày 25/11/2009 01/12/2009 Lãi suất chiết khấu 6%/năm QĐ 2664/QĐ-NHNN ngày 25/11/2009 01/12/2009 Trước tín hiệu khả quan về kiềm chế lạm phát, từ cuối năm 2008, và nhất là những tháng đầu năm 2009, NHNN đã từng bước nới lỏng CSTT, góp phần thực hiện chính sách kích cầu (nổi bật là hỗ trợ 4% lãi suất cho vay của NHTM) của chính phủ, để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động ngăn ngừa nguy Chính sách lãi suất là một trong những công cụ chính của chính sách tiền tệ. Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế .Đầu năm 2008, trong một loạt các biện pháp kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Theo Quyết định, Ngân hàng Nhà nước sẽ mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, bao gồm các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, thay cho việc áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống trong thời gian qua. Tiếp đó là quyết định số 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhằm thu hút 20.300 tỉ đồng. Loại TCTD Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính 4% 2% 7% 3% Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3% 1% 6% 2% NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 3% 1% 6% 2% TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTĐN cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội 0% 0% 0% 0% Các ngân hàng thương mại đối mặt với khó khăn thiếu hụt nguồn cung tiền đồng sau những quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Tình trạng thiếu hụt tiền đồng của các ngân hàng thể hiện qua việc lãi suất cho vay qua đêm của các ngân hàng trong vòng một tháng qua đã có lúc lên tới 30%. Điều này đã đẩy các ngân hàng đến chỗ đua nhau tăng lãi suất huy động. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất huy động là 12%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 nhằm hạn chế cuộc đua này. Đến ngày 17/05/2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo những điều chỉnh trong chính sách điều hành lãi suất. Đó chính là Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo Quyết định này, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động và lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong từng thời kỳ; quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 5 năm 2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VNĐ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng hết hiệu lực thi hành. Việc huy động vốn bằng VNĐ của các tổ chức tín dụng phù hợp với quy định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mức trần lãi suất huy động 12%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 cũng không còn hiệu lực. Qua đó, đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thiị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các Ngân hàng thương mại trong những tháng cuối năm 2008; an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các Ngân hàng thương mại. Cùng với diễn biến lạm phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các Ngân hàng thương mại đảm bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi suất trong năm 2009 tương đối ổn định. Biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại và lãi suất thị trường, thể hiện là lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại biến động theo cung - cầu vốn và tăng, giảm theo sự thay đổi của các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước , đã tác động làm thu hẹp hoặc mở rộng tín dụng. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng phù hợp với chủ trương thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng. Việc điều hành linh hoạt lãi suất, vừa là công cụ điều tiết thị trường, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, đã và đang trở thành một chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trường tài chính, tiền tệ, được các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện được vai trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kièm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô. Dự trữ bắt buộc được điều chỉnh hàng năm tăng hoặc giảm cả về khối lượng, diện phải DTBB và lãi suất tiền gửi nhằm khống chế mức vốn khả dụng của các NHTM. Tháng 5/2001 tăng tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ lên 15%, giảm tỷ lệ DTBB bằng VND xuống 3%; tháng 11/2001 giảm tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ xuống còn 10%. Từ năm 2003, các TCTD được tính cả tiền gửi DTBB tại các chi nhánh NHNN, đây là bước khởi đầu cho việc thực hiện mục tiêu tăng cường khả năng điều tiết tiền tệ của công cụ này. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tháng 2/2008 NHNN điều chỉnh tăng 1% tỷ lệ DTBB đối với tất cả các kỳ hạn, áp dụng cho cả tiền gửi VND và ngoại tệ đối với hầu hết các TCTD (trừ NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, và một số TCTD hợp tác và NHTMCP nông thôn). Đồng thời mở rộng đối với loại tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng trở lên (trước đây chỉ bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 24 tháng) nhằm nâng cao khả năng điều tiết công cụ DTBB. Những tháng cuối năm, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, NHNN đã điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống 6% và tiền gửi bằng ngoại tệ từ 11% xuống 7%. Tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng nhẹ, nhưng nhìn chung được giữ tương đối ổn định trong thời gian dài. Đặc biệt, riêng năm 2006 tỷ giá VND/USD lần đầu được điều hành thử nghiệm theo cơ chế tỷ giá thả nổi thận trọng, có quản lý, thực hiện can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu điều hành. Tỷ giá VND/USD trong năm 2008 được điều hành một cách linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường, kịp thời bám sát các diễn biến trên thị trường, có chính sách điều hành tỷ giá thích hợp. Trong năm 2008, NHNN đã 3 lần mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ, đưa biên độ tỷ giá từ ±0,75% lên ±1%, ±2% và ±3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Từ ngày 25/12/2008, NHNN đã thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng tăng 3% lên mức 16.989 đ/USD. Nghiệp vụ thị trường mở (khai trương tháng 7/2000), đã góp phần điều chỉnh vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng. Từ năm 2004, Nghiệp vụ thị trường mở được tăng cường sử dụng như một công cụ chủ yếu điều tiết tiền tệ, không chỉ khắc phục hiện tượng mất cân đối cung cầu ngoại tệ, mà còn tạo điều kiện cho NHNN tăng dự trữ ngoại hối. Các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện hàng ngày, chủ yếu được thực hiện theo phương thức đấu thầu khối lượng, công bố lãi suất. Trong năm 2007, nghiệp vụ thị trường mở đã có những đổi mới như cố định phiên mua, thay đổi phương thức đấu thầu nhằm bám sát mục tiêu điều hành CSTT và diễn biến vốn bằng VND của các TCTD. Tổng doanh số giao dịch trên thị trường này tăng nhanh và liên tục qua các năm (năm 2004 đạt 61.936 tỷ đồng, bằng khoảng 3 lần năm 2003, năm 2005 tăng 65,5% so với năm 2004, năm 2006 tăng 45% so với năm 2005, năm 2007 tăng 113% so với năm 2006; năm 2008 doanh số giao dịch tăng khoảng 25% so với năm 2007…) Nhờ những chính sách phù hợp nêu trên, về tổng thể, tình hình thị trường tiền tệ trong nước được giữ ổn định, không có đột biến lớn (trừ lạm phát cao năm 2007- 2008), mặc dầu lãi suất và tỷ giá có những diễn biến phức tạp; hiện tượng găm và gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ cao. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng thường trong tình trạng cầu ngoại tệ lớn hơn cung (trừ những tháng đầu năm 2008); Tổng phương tiện thanh toán và tốc độ trăng trưởng tín dụng hàng năm tăng liên tục với tốc độ khá cao (so năm trước thì năm 2001 tổng phương tiện thanh toán và tốc độ trăng trưởng tín dụng tăng 25,53% và 21,44%. Năm 2002, tổng phương tiện thanh toán tăng 17,7%; tốc độ huy động vốn tăng 19,4%. Năm 2004 tổng phương tiện thanh toán tăng 30,39%, năm 2006 tăng 33,59% và năm 2007 tăng 46,12%. Năm 2007, dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng 53,89% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 36,53% của năm 2006, mức 32,08% của năm 2005 và mức tăng 41,65% của năm 2004. Năm 2008, dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng chỉ còn tăng 25,43%, tăng trưởng huy động vốn đạt 22,87%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 47,64% của năm 2007, trong đó, huy động vốn bằng VND tăng 21,38%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 53,99% của năm 2007. Huy động bằng ngoại tệ tăng 27,74%, giảm nhẹ so với mức 29,66% của năm 2007. Đặc biệt, tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán năm 2001 là 23,7%, năm 2002 là 22,56%, năm 2003 là 22,03%, năm 2004 là 20,35%, năm 2005 là 19,01%, năm 2006 là 17,21%, năm 2007 là 16,36% và năm 2008 là 14,6% - Điều này cho thấy cơ cấu tổng phương tiện thanh toán ngày càng được cải thiện theo hướng giảm dần tỷ lệ tiền mặt trong nền kinh tế… . - Về lãi suất Sau hơn hai năm giữ ổn định mức 8,25%/năm, lãi suất cơ bản (LSCB) đã được NHNN điều chỉnh tăng lên mức 8,75% từ 01/02/2008 và nhảy vọt lên mức 12% từ 19/05/08. Chưa đầy 1 tháng sau đó, từ ngày 11/06/09, LSCB đã được đẩy lên mức đỉnh – 14%. Cùng với LSCB, lãi suất tái chiết khấu (LSTCK), lãi suất tái cấp vốn (LSTCV) cũng liên tiếp được điều chỉnh tăng với đỉnh tương ứng là 13% và 15% áp dụng trong khoảng thời gian từ 11/06/08-20/10/08. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD cũng được điều chỉnh tăng trong khi lãi suất DTBB bị điều chỉnh giảm. NHNN còn phát hành trên 20.000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các NHTM. Hình 1: Diễn biến LSCB của Việt Nam thời gian qua Nguồn: NHNN Việt Nam Chính sách tiền tệ thắt chặt với hàng loạt các động thái quyết liệt trên đã tạo ra một lực hút mạnh thu hút tiền từ lưu thông đồng thời làm giảm mạnh cấp tín dụng từ các NHTM ra thị trường. Và kết quả là lạm phát đã bị chặn đứng và đẩy lùi từ đỉnh điểm 3,91%/tháng (tương đương 25,2%/năm) trong tháng 5 xuống các mức thấp hơn trong quý 3 và thậm chí âm trong các tháng cuối năm. Tỷ lệ lạm phát cả năm 2008 chỉ còn là 19,89%. Sau khi đã thực hiện thành công vai trò kiềm chế lạm phát, NHNN đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ và lãi suất vẫn là một công cụ hết sức quan trọng. LSCB đã hạ dần từ đỉnh 14% xuống 13% (từ 21/10/08), 12% (từ 05/11/08) và liên tiếp được điều chỉnh tới 3 lần trong vòng 1 tháng cuối năm 2008 (11% từ 21/11/08, 10% từ 05/12/08, 8,5% từ 22/12/08) trước khi giữ ổn định mức 7% (từ 01/02/09) như hiện nay. Cùng với LSCB, LSTCK, LSTCV cũng được điều chỉnh giảm; các NHTM được bán tín phiếu bắt buộc trước hạn; Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được nới lỏng dần đi kèm với việc điều chỉnh lãi suất DTBB. Các công cụ trên đã tác động mạnh tới thị trường, làm tăng dần mức cung tiền cho nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng 2008 đạt ~ 23% (bằng gần ½ mức tăng của năm 2007), riêng 6 tháng đầu năm 2009 đạt ~ 17,1%, tăng ~ 17,8% so với cùng kỳ 2008. Tăng trưởng tín dụng đã góp phần chặn đà suy giảm, ổn định kinh tế vĩ mô. - Về tỷ giá Diễn biến tỷ giá ngoại tệ của Việt Nam từ đầu năm 2008 đến nay là hết sức phức tạp. Trong quý 1/2008, có những lúc tỷ giá USD liên ngân hàng xuống dưới 16.000 và tỷ giá thị trường tự do thậm chí còn thấp hơn trong ngân hàng. Nhưng chỉ qua đầu quý 2, tỷ giá lại tăng đến chóng mặt, có lúc đã lên tới 19.500. NHNN đã quyết định nới biên độ dao động từ +1% lên +2% (từ ngày 26/06/08) đồng thời triển khai hàng loạt các biện pháp khác: kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ, tăng cường truyền thông, công bố dự trữ ngoại hối của Việt Nam (điều chưa hề có tiền lệ tại Việt Nam), … Nhờ đó, tỷ giá đã dần dịu lại và duy trì mức ~ 16.500 cho đến hết quý 3/08. Từ cuối năm 2008 đến nay, suy thoái kinh tế đã tác động mạnh đến nguồn cung ngoại tệ của Việt Nam; cộng thêm tâm lý găm giữ ngoại tệ của dân các thành phần kinh tế đã dẫn đến tình trạng khan hiếm ngoại tệ, làm cho tỷ giá ngoại tệ luôn nóng, phố biến mức ~ 18.000. NHNN đã thêm hai lần điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá (+3% từ 06/11/08 và +5% từ 23/03/09) và triển khai một số công cụ can thiệp khác. Vì vậy, tỷ giá ngoại tệ đang dần ổn định, nhu cầu ngoại tệ trong thanh toán những mặt hàng thiết yếu được đáp ứng cơ bản đầy đủ. - Hỗ trợ lãi suất Đầu năm 2009, Chính Phủ đã đưa ra gói kích cầu bao gồm các nhóm giải pháp cơ bản: (i)Với doanh nghiệp: giảm, giãn thuế TNDN, hỗ trợ lãi suất mức 4%; Với dân cư: trợ cấp người nghèo, giãn/miễn thuế TNCN, giảm VAT, đào tạo lao động; (3) Về phía Chính Phủ: tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng chi tiêu công, đẩy mạnh [...]... việc kiềm chế lạm phát - Sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để giảm lượng tiền thừa là hoàn toàn đúng xét cả về lý thuyết lẫn thực tiễn  Thách thức trong năm 2008 : - Chính sách thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn trong việc vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Sức ép của lạm phát vẫn còn rất lớn, biểu hiện những điểm: nợ xấu vẫn tiếp tục tăng lên, khả năng thu thuế và các nguồn thu giảm, nhập... đáng kể đối với nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế, ngân hàng trung ương đã sử dụng linh hoạt hiệu quả các công cụ điều hành chính sách tiền tệ góp phần thiết thực ổn định kinh tế vĩ mô , kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng mức hợp lý.Đóng góp vào thành công đó phải kể đến vai trò quan trọng của nghiệp vụ thị trường mở thể hiện qua doanh số giao dich tăng... chi ngân sách vẫn mức cao (4,95%) - Kinh tế Việt Nam bắt đầu xuất hiện yếu tố giảm phát CPI giảm liên tục trong 3-4 tháng (chỉ số giá được biểu hiện bằng sức mua, thu nhập và việc làm) thì nền kinh tế sẽ trì trệ => phải thận trọng trong việc khi đồng thời sử dụng nhiều công cụ CSTT( về mức độ cần thiết về liều lượng cũng như cách thức vận hành)  Các giải pháp điều h ành chính sách tiền tệ: - Kiểm... kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; chủ động áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp, đảm bảo việc chu chuyển ngoại tệ lành mạnh trong nền kinh tế; yêu cầu các NHTM đã được NHNN cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ chấm dứt thực hiện nghiệp vụ... và mở rộng sản xuất, kinh doanh, đồng thời tạo việc làm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ngăn chặn suy giảm kinh tế Việc triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất cũng thể hiện sự nỗ lực lớn và khả năng thực thi chính sách của hệ thống ngân hàng 2 Chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt và hiệu quả, góp phần duy trì các chỉ số tiền tệ và kinh tế vĩ mô mức hợp lý Nhìn chung, NHNN đã điều hành chính sách. .. 2008 xuống còn 6,52%, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mức 5,2% và CSTT đã góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô Rõ năm 2009 là năm khá thành công với chính sách tiền tệ (CSTT) đó là việc Chính phủ điều hành chính sách này linh hoạt và ít sốc hơn năm 2008; năm 2009, hệ thống tài chính ngân hàng đã trở lại trạng thái bình thường và ổn định; thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối đến nay đã... thoái, Chính Phủ của hầu hết các nước đều đưa ra các gói hỗ trợ lên tới hàng ngàn tỷ USD với cách thức chủ yếu là hỗ trợ trực tiếp: mua tài sản xấu, sở hữu vốn của các tập đoàn tài chính và tập đoàn công nghiệp lớn; chi tiền cho người nộp thuế, người tiêu dùng; thưởng tiền cho người hủy xe cũ, mua xe mới, … Gói hỗ trợ của Chính Phủ Việt Nam được định lượng là 1 tỷ USD (trên 17.000 tỷ đồng) với cách làm... 2008 + Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1% Trong điều kiện tiền quá nhiều trong lưu thông thì việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để giảm lượng tiền thừa là hoàn toàn đúng xét cả về lý thuyết lẫn thực tiễn Sự can thiệp quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy được chính kiến cũng như sự quyết tâm của toàn hệ thống ngân hàng trong việc kiềm chế lạm phát Và kết quả là lạm phát đã bị chặn... lại nhưng vẫn mức cao nhất so với tháng 6 của nhiều năm trước (2,14%) +Trước tình hình đó, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ là mục tiêu chủ yếu của NHNN, với ba công cụ: lãi suất, dự trữ bắt buộc và thị trường mở được sử dụng đồng thời cùng với những quy định siết chặt thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… đã tác động mạnh đến thị trường +Tiền tệ thắt chặt lập tức bằng cách ngân hàng... đạo các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh, trong đó vốn huy động từ thị trường tiền tệ liên ngân hàng chỉ được sử dụng để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc và đảm bảo khả năng năng thanh toán, không được sử dụng để cho vay đối với tổ chức, cá nhân… đồng thời cũng tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng . Thực trạng việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam: I. Sự đổi mới trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Kể khi đất nước. quay tiền tệ. Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ: Được sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện Việt Nam ở các thời điểm cụ thể

Ngày đăng: 30/09/2013, 11:20

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Diễn biến LSCB của Việt Nam thời gian qua - Thực trạng việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Hình 1.

Diễn biến LSCB của Việt Nam thời gian qua Xem tại trang 8 của tài liệu.
hình kinh tế trong nước cũng diễn biến hết sức phức tạp. Giá dầu thô tăng cao, cộng với sự dồn tích khá lâu về lượng tiền thừa đã làm cho thị trường hàng hoá Việt Nam có hiện tượng  “bốc hoả” về giá - Thực trạng việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam

hình kinh.

tế trong nước cũng diễn biến hết sức phức tạp. Giá dầu thô tăng cao, cộng với sự dồn tích khá lâu về lượng tiền thừa đã làm cho thị trường hàng hoá Việt Nam có hiện tượng “bốc hoả” về giá Xem tại trang 17 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan