lớp 6 tiết 1+2

4 1.2K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
lớp 6 tiết 1+2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần: 1 Tiết: 1 NS: ND: CHƯƠNG 1. LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ BÀI 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC 1. Mục đích, yêu cầu a.Kiến thức - HS biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin b. Kĩ năng - Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học - Có kỹ năng tư duy, kỹ năng làm việc tập trung. c.Thái độ: - Rèn tính tư duy, cần cù trong giờ học. 2. Chuẩn bị a. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, tranh ảnh minh hoạ b. HS: SGK, tự nghiên cứu 3. Tiến trình dạy học a. Kiểm tra bài cũ b. Bài mới * Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghe rất nhiều về các từ như thông tin hay ngành khoa học CNTT nhưng nó thực chất là gì thì ta chưa được biết hoặc những hiểu biết về nó còn rất ít. Với sự phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, công nghệ thông tin đang nổi lên như là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng quan trọng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem vì sao ngành khoa học mới hình thành này lại có tốc độ phát triển mạnh mẽ và có vai trò quan trọng như hiện nay . TG ND HĐ GV HĐ HS 40’ 1. Thông tin là gì? - Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện .) và về chính con người. * Tin học là gì? - Là 1 môn khoa học nghiên cứu quá trình thu thập, xử lí và lưu trữ thông tin 1 cách tự động bằng MTĐT Hđ 1: Tìm hiểu thông tin là gì? GV: Các em hãy quan sát các hình ảnh sau và cho thầy biết: + Cậu bé đang làm gì? + Họ đang làm gì? HS: - Cậu bé đang đọc sách - Nhóm người đó đang xem phim - Họ đang tính toán GV: Những hành động này giúp học biết được những gì? HS: - Đọc sách giúp họ biết được kiến thức - Xem ti vi để biết tin tức - Tính toán để biết kết quả. ?Hàng ngày các em tiếp nhận nhiều thông tin từ nhiều nguồn gốc khác nhau vậy em nào lấy VD các em nhận biết thông tin từ đâu nào? -Gọi các nhóm đứng lên trả lời các nhóm khác nhận xét. -Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết tin tức về tình thời sự trong nước và thế giới…. ?Xem dự báo thời tiết trên TV ta có thể biết được khí hậu ngày mai có thể nắng, mưa…? ? Từ các ví dụ trên em nào cho biết thông tin có ở xung quanh ta không? - Học sinh tham khảo ví dụ trong sách - Thảo luận theo 4 nhóm (bàn) rồi cùng trả lời -Thông tin dự báo thời tiết -Tin thời sự -Tin các sự vật sự việc trong nước cung như trên thế giới. -Thấy chuồn chuồn bay thấp (trời sắp mưa…) ? Thông tin có báo cho ta biết và hiểu được mọi điều không? -Mọi điều ở đây chính là thế giới xung quanh. Từ các ví dụ trên em hãy cho một ví dụ về thông tin ? Vậy em có thể kết luận thông tin là gì? -GV đưa thêm đoạn trích bài báo, đĩa ghi câu chuyện, hình ảnh để HS quan sát và cho nhận xét xem đó có phải là cách nhận biết thông tin không? - Tin học là gì? - Qua các ví dụ trên có ở xung quanh chúng ta. Học sinh 2 cho ví dụ -Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện…) và về chính con người. - Các nhóm rút ra KL thông tin là gì? - Là 1 môn khoa học nghiên cứu quá trình thu thập, xử lí và lưu trữ thông tin 1 cách tự động bằng MTĐT. c. Củng cố và luyện tập (3’): - Ta tiếp nhận thông tin nhờ gì? - Lấy ví dụ về việc tiếp nhận thông tin ngoài các giác quan và thính giác? d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’): - Đọc tiếp nội dung bài 1 - Học bài cũ. Tuần: 1 Tiết: 2 NS: ND: BÀI 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC 1. Mục đích, yêu cầu a. Kiến thức: HS hiểu thế nào là hoạt động của thông tin và tin học. b. Kĩ năng: Có ý thức tự giác học hỏi và nghiên cứu, kỹ năng thảo luận nhóm c.Thái độ: Học sinh yêu thích và có hứng thú tìm hiểu các thông tin và tin học 2. Chuẩn bị a. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, tranh ảnh minh hoạ b. HS: SGK, tự nghiên cứu 3. Tiến trình dạy học a. Kiểm tra bài cũ (5’): ? Hãy trình bày KN thông tin? Lấy VD và cho biết cách thức nhận biết thông tin đó? b. Bài mới *Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta đã đi tìm hiểu về khái niệm thông tin và biết tin học là gì?vào bài mới hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiếp bài TG ND HĐ GV HĐ HS 20’ 2. Hoạt động thông tin của con người - Hoạt động thông tin là việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin. - Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người mà từ đó có những kết luận và quyết định cần thiết. Hđ 2: Hoạt động thông tin của con người Theo em người ta có thể truyền đạt thông tin với nhau bằng những hình thức nào? -Lấy ví dụ: Quyển sách chứa rất nhiều thông tin khi các em đọc và tìm hiểu những kiến thức trong quyển sách nghĩa là các em đã tiếp nhận thông tin. Ta suy nghĩ giải bài tập trong sách đó là ta đã xử lí thông tin. Khi giải được bài toán đó thì các em nhớ được phương pháp của bài toán đó nghĩa là các em đã lưu trữ thông tin. Sau đó các em lại so sánh kết quả, trao đổi cách làm với nhau ( trao đổi thông tin). - GV phân tích tầm quan trọng của hoạt động thông tin ? Trong hđ thông tin thì hđ nào là quan trọng nhất? Vì sao? - GV nhận xét ->lấy VD giải thích: Trong - HS nghe giảng. Lấy ví dụ: Sách vở, báo chí là phương tiện lưu trữ thông tin -> đưa ra khái niệm hđ thông tin - HS suy nghĩ trả lời 15’ Mô hình quá trình xử lí thông tin - Thông tin vào: thông tin trước khi xử lí - Thông tin ra: thông tin nhận được sau khi xử lí * Có 2 cách tiếp nhận thông tin: + vô thức + có ý thức - Lưu trữ, trao đổi thông tin: làm cho thông tin và những hiểu biết được tích luỹ và nhân rộng 3. Hoạt động thông tin và tin học -Các giác quan giúp con người tiếp nhận thông tin. Bộ não thực hiện việc xử lí biến đổi, đồng thời là nơi để lưu trữ thông tin thu nhận được. -Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử. -Máy tính hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. hđ thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người. VD: Khi đọc lời nhận xét của cô giáo chủ nhiệm: “Em A ngoan, chăm chỉ và học giỏi” ghi trong sổ liên lạc, bố mẹ của A có thông tin về việc học hành trên lớp của con mình. Từ đó đưa ra quyết định đúng đắn (động viên, khen thưởng .) - GV lấy ví dụ và hỏi HS đâu là thông tin vào, đâu là thông tin ra, xử lí? GV nêu VD: + Vô thức: tiếng chim hót vọng đến tai, tia nắng chiếu vào mắt qua cửa sổ + Có ý thức: đọc sách, thăm quan viện bảo tàng Trong hoạt động hàng ngày thì chúng ta thu nhận thông tin bằng cách nào là chủ yếu?- Vô thức GV phân tích, nhấn mạnh đến giá trị của thông tin thu nhận được một cách có ý thức Các giác quan giúp gì cho ta trong hđ thông tin? Ví dụ? - Giúp tiếp nhận thông tin. VD: Mũi giúp phân biệt mùi, lưỡi giúp phân biệt vị. Còn bộ não giúp gì trong hđ thông tin? Hđ 3. Hoạt động thông tin và tin học Hoạt động thông tin của con người trước hết nhờ vào điều gì? Hoạt động thông tin trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. Các giác quan giúp con người tiếp nhận thông tin. -Thực hiện việc xử lý, biến đổi, lưu trữ thông tin thu nhận được. -Đưa ra những khả năng hạn chế của con người để nhấn mạnh việc máy tính ra đời là một công cụ hỗ trợ cho việc tính toán của con người. Nhiệm vụ chính của Tin học là gì? Nêu sự phát triển mạnh mẽ của ngành Tin học hiện nay và phân tích lí do. - HS thảo luận nhóm Tiếp nhận TT để học tập, nâng cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh -Học tập là việc tiếp thu thông tin Sách vỡ, hình ảnh…. Học sinh trả lời Các giác quan và bộ não của con người có giới hạn + Không thể nhìn quá xa,những vật quá nhỏ bé +Không thể tính nhẩm nhanh với những con số quá lớn +Không nhớ lâu c. Củng cố và luyện tập (3’): 2. Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó. 3. Những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai (thính giác), bằng mắt (thị giác). Em hãy thử nêu ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác. 4. Hãy nêu một số ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người. 5. Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não. Gợi ý: VD: Tiếng gà gáy sáng - Cách thức mà con người thu nhận thông tin là: nghe được bằng tai (thính giác) Thông tin thời sự trong nước. - Nhận thông tin bằng cách nghe và thấy. Ví dụ như mùi (thơm, hôi), vị (mặn, ngọt) hay những cảm giác khác như nóng, lạnh, … Hiện tại máy tính chưa có khả năng thu thập và xử lí các thông tin dạng này. - Ví dụ: Con người học tập, lưu trữ tài liệu xử lí công việc và đưa ra quyết định. - Ví dụ: Xe có động cơ để đi nhanh hơn, cần cẩu để nâng được những vật nặng hơn Xử lí T 2 raT 2 vào d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’): - Đọc bài mới, đọc bài đọc thêm số 1. Học bài cũ. . Tuần: 1 Tiết: 1 NS: ND: CHƯƠNG 1. LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ BÀI 1. THÔNG. cho em biết tin tức về tình thời sự trong nước và thế giới…. ?Xem dự báo thời tiết trên TV ta có thể biết được khí hậu ngày mai có thể nắng, mưa…? ? Từ các

Ngày đăng: 29/09/2013, 23:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan