Tư liệu giảng dạy lớp 10

2 306 0
Tư liệu giảng dạy lớp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGUỒN GỐC TÊN GỌI CÁC NGUYÊN TỐ Nhân loại đến nay đã phát hiện được 109 nguyên tố hoá học. Trước thế kỉ 19, chỉ phát hiện được 32 nguyên tố, còn lại đều được phát hiện trong thế kỉ 20. Có một số nguyên tố được gọi tên theo một đặc tính nào đó của chính nó. Thí dụ: - Agon (Argonium), nguyên tên chữ Hylạp có nghĩa là ''không hoạt động". Agon trong tình trạng thông thường rất khó phản ứng với các chất khác, còn được gọi là khí trơ. - Rađi (radium) và Radon (Radon), là do chữ Latinh "Radius" - "phóng xạ", biến hoá mà thành, hàm ý là "có tính phóng xạ". Rađi do Mari Quyri nghiên cứu muối Uran vốn có tính phóng xạ mà phát hiện ra nguyên tố mới này. Còn khi Rađi phóng ra tia xạ thì con người mới biết đến nó. Radon cũng có tính phóng xạ như vậy. - Flo (Flourum) tiếng Hy Lạp gọi là "phá hoại". Bởi lẽ Flo có tính phi kim hoạt động mạnh nhất, gần như có thể phản ứng với mọi chất. - Clo (Chlorum), tiếng Hy Lạp "Chloros" có ý nghĩa là "màu lục". Vì khi clo ở nhiệt độ thường là một chất khí màu vàng lục. - Brom (Bromium), từ chữ Hy Lạp "Bromos" có nghĩa là "hôi". Brom là á kim duy nhất có thể lỏng trong điều kiện thường rất dễ bay hơi và hơi của nó có mùi hôi, có tính kích thích rất mạnh. - Iốt (Iodium) là từ chữ "Ilodes" có nghĩa là "màu tím" do hơi của nó có màu tím. - Crom (Chromium) tiếng Hy Lạp có nghĩa là "màu sắc". Và trên thực tế các hợp chất của Crom có những màu sắc rất tươi khác nhau: Crom(III) oxit (Cr2O3) có màu lục thẫm. Chì Cromat (PbCrO4) là chất màu nổi tiếng, gọi là "vàng crom" Bari Cromat có màu vàng chanh, Bạc Cromat có màu đỏ gạch, Kali Bicromat có màu đỏ da cam. Có một số nguyên tố do thông qua phân tích quang phổ mà phát hiện ra, cho nên các nhà khoa học đã lấy màu sắc ứng với chúng trên quang phổ mà gọi tên: - Indi (Inđium) có màu sắc ứng với nó trên quang phổ tương tự màu thuốc nhuộm Indigo (màu chàm) - Tali (Thalium) ứng với vạch màu lục trên quang phổ thì được gọi theo nguyên văn chữ Hy Lạp "Thalus" (màu lục) có biến hoá chút ít mà thành. Cũng như vậy mà có tên của các nguyên tố Cesi (Caeesium) có nghĩa là "xanh da trời" và Rubuđi (Rubidium) có nghĩa là "màu đỏ thẫm". Không ít tên của nguyên tố là xuất xứ từ tên gọi của khoáng vật. Thí dụ: - Nhôm (aluminium) là có tồn tại trong khoáng alum (phèn) ; - Bo (Borium) có trong khoáng vật phổ biến là Borax (Hàn the) ; - Canxi (Calcium) có tồn tại trong đá vôi (calxit) ; - Silic (Silicium) là theo tên khoáng Silix có chứa Silic mà thành tên . Có không ít nhà hoá học lại là nhà thiên văn học hoặc rất yêu thích thiên văn học. Cho nên họ thường dùng tên các vì sao mà đặt tên cho các nguyên tố được phát hiện. Thí dụ : - Selen (Selenium) có tên từ tên của mặt trăng (Selene) - Telu (Tellurium) có nghĩa là địa cầu (Tellus) - Heli (Helium) có nghĩa là mặt trời (Helios) - Uran (Uranium) được phát hiện vào năm 1789 là năm phát hiện ra sao "Thiên Vương". - Neptuni (Np) được phát hiện năm 1940, Np là tên sao Hải Vương (Neptune). Ngôi sao này được tìm ra sau Thiên Vương tinh trong hệ thái dương cũng giống như Np sau U trong HỆ THỐNG TUẦN HOÀN. Chu kỳ bán hủy của Np là 2,3 ngày. - Plutoni (Plutonium) là tên sao Diêm Vương Có một số nhà khoa học lại mang nguyên tố phát hiện được gắn với tên tổ quốc thân yêu của mình. - Poloni (polonium) do nhà bác học Mari Quyri phát hiện và đặt tên để kỉ niệm tổ quốc Ba Lan của bà. - Gali (Gallium) do nhà bác học nước Pháp phát hiện năm 1875, được đặt tên theo tên gọi trước đây của nước Pháp Gaul. - Gemani (Germanium) do nhà bác học người Đức phát hiện ra năm 1886 có tên được lấy từ chữ Germani là nước Đức. Tên của mấy nguyên tố cuối cùng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố đều đặt theo tên những nhà khoa học kiệt xuất cận đại. Thí dụ: - Nguyên tố Curi (Curium) ở ô thứ 96 để kỉ niệm nhà bác học Marie Curie. Nguyên tố ở ô 100 là Gecmi (Germium) để kỉ niệm nhà bác học Enrrio Fermi. - Nguyên tố thứ 99 là Ensteni (Einsteinium) lấy tên nhà vật lý lỗi lạc A.Einstein. - Nguyên tố thứ 101 là Menđelevi (Mendelevium) để kỉ niệm nhà bác học Menđêlêep người đã tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Nguyên tố ở ô thứ 102 là Nobeli (Nobelium) để kỉ niệm A.Nobel. Còn có một số người mang tên các vị thần theo truyền thuyết để đặt tên cho nguyên tố hoá học. Thí dụ : - Prometi (promethium) là từ tên vị thần Prométhé, đã vì loài người mà lấy trộm lửa trời trong thần thoại Hy Lạp. - Titan (titanium) là từ tên vị thần địa cầu Titan trong thần thoại Hy Lạp. - Vanađi (Vanadium) các muối vanađi có sắc màu rất diễm lệ. Vanđi là từ tên của Vanadis, nữ thần sắc đẹp của dân gian Nauy lưu truyền . tố thứ 101 là Menđelevi (Mendelevium) để kỉ niệm nhà bác học Menđêlêep người đã tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Nguyên tố ở ô thứ 102 là. "màu sắc". Và trên thực tế các hợp chất của Crom có những màu sắc rất tư i khác nhau: Crom(III) oxit (Cr2O3) có màu lục thẫm. Chì Cromat (PbCrO4)

Ngày đăng: 29/09/2013, 23:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan