Thí nghiệm vui 8

3 489 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thí nghiệm vui 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tạo bài viết mới Những thí nghiệm hóa học vui (phần 2) 8. Nhuộm một lần thành cờ đỏ sao vàng Dùng một miếng vải trắng nhỏ, hình chữ nhật vẽ ngôi sao bằng bút chì mờ rồi khéo léo tẩm chỗ vải trong ngôi sao bằng dung dịch crom (III) sunfat Cr 2 (SO 4 ) 3 trong môi trường kiềm. Phần còn lại tẩm bằng dung dịch nhôm sunfat Al 2 (SO 4 ) 3 bão hòa. Phơi khô, miếng vải sẽ hoàn toàn trắng. Trước lúc biểu diễn thí nghiệm cần treo miếng vải trên nồi nước sôi để làm ẩm. Dùng bơm nước hoa để phun dung dịch alizarin lên miếng vải. Ngôi sao sẽ có màu vàng, còn nền cờ sẽ có màu đỏ tươi. 9. Đốt cháy đường Bình thường, đường đốt không cháy mà chỉ bị nóng chảy, ấy thế mà ta có “phép lạ” làm cho đường cũng cháy được. “Phép lạ” này thật đơn giản. Bạn chỉ việc rắc tàn thuốc lá vào miếng đường rồi bật diêm đốt, miếng đường sẽ bắt lửa và cháy với ngọn lửa màu xanh. Tác dụng của tàn thuốc lá đối với sự cháy của đường có thể giải thích như sau: Trong tro tàn thuốc có chứa nhiều hợp chất hóa học, trong đó có hợp chất của liti có tác dụng như chất xúc tác khơi mào sự cháy của đường. 10. Làm nước “sôi” bằng sợi dây kim loại Rót “nước” vào một phần ba ống nghiệm, rồi nhúng vào đó một sợi dây kim loại màu trắng. Lập tức “nước” sẽ sôi sùng sục rồi hơi nước bay mù mịt, mờ cả thành ống nghiệm. Nhấc sợi dây kim loại ra, nước trong ống ngừng sôi, nhúng sợi dây vào, nó lại sôi sùng sục. Cách làm và giải thích: Dùng dung dịch axit HCl làm “nước” và cần đun nóng trước khi biểu diễn. Sợi dây kim loại màu trắng là dây nhôm. Khi nhúng nhôm vào dung dịch HCl nóng, phản ứng xảy ra mãnh liệt. Bọt khí H 2 thoát ra rất mạnh trông như nước đang sôi sùng sục. Mặt khác, phản ứng cũng làm cho nhiệt độ của dung dịch tăng lên dần và nước bay hơi mù mịt càng làm cho hiện tượng xảy ra giống hệt như nước đang sôi. 11. Chất “chế ngự” phản ứng Bạn tuyên bố vừa điều chế ra được chất “chế ngự” phản ứng. Với chất này, ta có thể làm cho một phản ứng đang xảy ra mãnh liệt phải dừng lại ngay. Cách làm và giải thích: Bỏ vài mẩu kim loại vào một cốc thủy tinh nhỏ rồi rót vào khoảng 1/4 cốc dung dịch axit HCl loãng (1 : 3). Phản ứng sẽ xảy ra mạnh với những bọt khí H 2 sùng sục bốc lên. Bạn rót thêm vào cốc chất “chế ngự” phản ứng, phản ứng lập tức dừng ngay lại. Chất “chế ngự” là dung dịch NaOH đậm đặc, khi đổ thêm vào sẽ trung hòa axit nên phản ứng dừng ngay lại. 12. Ngọn lửa xanh lục Cho vào chén sứ khoảng 1g axit boric, 10ml cồn và 1ml H 2 SO 4 đặc. Dùng đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp rồi đốt, ta sẽ có ngọn lửa màu xanh rất đẹp. Giải thích: Axit boric tác dụng với rượu etylic tạo thành este và H 2 O theo phản ứng sau: H 3 BO 3 + 3C 2 H 5 OH ---> (C 2 H 5 ) 3 BO 3 + 3H 2 O Hơi của trietyl borat cháy cho ngọn lửa màu xanh lá cây rất đẹp. H 2 SO 4 đặc dùng để hút nước sinh ra trong phản ứng trên. Người ta thường dùng phương pháp này để phát hiện nguyên tố Bo lẫn trong các chất khác. 13. Dung dịch muôn màu Rót vào ống nghiệm 3ml dung dịch KMnO 4 bão hòa là 1ml dung dịch KOH 10%. Thêm 10 – 15 giọt dung dịch Na 2 SO 3 loãng. Lắc ống nghiệm cho tới khi xuất hiện màu lục sẫm. Khi khuấy mạnh, dung dịch màu lục sẫm nhanh chóng trở thành màu xanh, tím và cuối cùng là đỏ thẫm. Giải thích: Màu lục sẫm xuất hiện là do phản ứng tạo thành kali manganat như sau: 2KMnO 4 + 2KOH + Na 2 SO 3 ---> 2K 2 MnO 4 + H 2 O + Na 2 SO 4 Sự biến đổi của màu lục sẫm thành xanh tím và đỏ sẫm là do kali manganat bị phân hủy do tác dụng của oxi trong không khí. Khi tiến hành thí nghiệm, cần lưu ý rằng nếu có dư Na 2 SO 3 hoặc thiếu KOH thì sẽ không tạo ra K 2 MnO 4 . 14. Quấy “nước lã” thành “rượu mùi” Bạn giơ cho mọi người xem cốc “nước lã” trong suốt và quấy nước bằng một đũa thủy tinh, cốc nước vẫn không màu. Bạn tuyên bố rằng có phép lạ: Có thể quấy “nước lã” thành “rượu mùi” rồi lại quấy lên, quả nhiên cốc “nước lã” biến ngay thành cốc “rượu mùi” có màu hồng. Cách làm: “Nước lã” ở đây là dung dịch kiềm. Thí dụ NaOH, KOH . lúc đầu bạn quấy bằng đầu đũa sạch, lần thứ hai bạn bí mật quay đầu đũa để quấy bằng đầu đũa nhúng dung dịch phenoltalein. Dung dịch kiềm loãng làm cho phenoltalein không màu chuyển sang màu hồng . Tạo bài viết mới Những thí nghiệm hóa học vui (phần 2) 8. Nhuộm một lần thành cờ đỏ sao vàng Dùng một miếng vải trắng. ) 3 bão hòa. Phơi khô, miếng vải sẽ hoàn toàn trắng. Trước lúc biểu diễn thí nghiệm cần treo miếng vải trên nồi nước sôi để làm ẩm. Dùng bơm nước hoa để

Ngày đăng: 29/09/2013, 14:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan