QUY CHE PHOI HOP CD-BGH

3 422 3
QUY CHE PHOI HOP CD-BGH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CĐGD BA TƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CĐCS TR.THCS TT BA TƠ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ba Tơ, ngày 15 tháng 10 năm 2010 QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÔNG ĐOÀN VÀ BGH NHÀ TRƯỜNG ( Thực hiện theo Quyết định 04/2000/QĐ-BGD & ĐT ngày 01/3/2000 về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan giáo dục) Năm học 2010 - 2011 - Căn cứ vào luật Công đoàn và Nghị định thi hành Luật năm 1990; - Căn cứ vào Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2008; - Căn cứ vào Quyết định số 04/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Căn cứ vào nghị quyết hội nghị CBVC năm học 2010 - 2011 và Nghị quyết Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2009-2012; CĐCS Trường THCS TT Ba Tơ cùng BGH nhà trường xây dựng quy chế phối hợp hoạt động nhằm thực hiện tốt mọi hoạt động của nhà trường trong năm học 2010 -2011 như sau: I.VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN: 1.BGH nhà trường cần thông tin đầy đủ, kịp thời đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục, những chủ trương kế hoạch công tác của ngành, của trường tới Công đoàn trường và toàn thể CBGV nhà trường. 2.Ban chấp hành công đoàn nhà trường có trách nhiệm và chủ động phối hợp với BGH nhà trường tổ chức động viên giáo viên nhà trường tích cực tham gia thực hiện đổi mới trong chuyên môn, đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, tích cực ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học, tham gia tốt các phong trào thi đua, đặc biệt là thực hiện tốt 3 cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" , cuộc vận động "Hai không" với 4 nội dung, cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thực hiện tốt chủ đề năm học " Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất cao, đạt chuẩn đào tạo theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 3.BGH nhà trường tạo điều kiện để công đoàn chủ động tổ chức các hoạt động tham gia quản lý nhà trường, cùng có trách nhiệm trong giải quyết và khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong nhà trường.Thực hiện công bằng trong giáo dục. II. VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG. 1.BGH nhà trường xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch hàng tháng cần có ý kiến đóng góp của công đoàn nhà trường. BGH nhà trường lấy ý kiến của Công đoàn trường xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các quy định liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CB,GV,NV nhà trường. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện và giải quyết các ý kiến thắc mắc của CB,GV,NV về các vấn đề trên. 2.Chủ tịch công đoàn nhà trường trực tiếp tham gia cùng với BGH xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, các văn bản về chế độ chính sách, nội quy, quy chế liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp chính đáng của CB,GV,NV nhà trường, hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm phối hợp cùng thực hiện. 3.BCH công đoàn cùng BGH nhà trường phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ trong nhà trường, chuẩn bị nội dung, tổ chức Hội nghị CBVC hàng năm theo quy định và chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Hội nghị CBVC đề ra theo chức năng. Vận động CB,GV,VCLĐ thực hiện nghĩa vụ của mình, tham gia quản lý nhà trường, thực hiện dân chủ trong quan hệ công tác. III. VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG VIỆC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ PHONG TRÀO THI ĐUA: 1.BGH nhà trường phối hợp với Công đoàn thực hiện đổi mới công tác thi đua khen thưởng, tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ, đẩy mạnh và duy trì thành nề nếp các hoạt động thi đua khen thưởng trong nhà trường, gắn hoạt động thi đua với việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhà nước và của ngành. 2.BGH nhà trường tham mưu, đề xuất và quyết định mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp chế độ khen thưởng, quyết định khen thưởng những cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc sau khi thống nhất trong ban thi đua và BCH công đoàn nhà trường. Cùng phối hợp với công đoàn trong kiểm tra sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào thi đua. 3.BGH nhà trường tạo điều kiện và ủng hộ Công đoàn trong việc thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức phong trào thi đua. IV.VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG VIỆC CHĂM LO ĐỜI SỐNG VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI HỢP PHÁP, CHÍNH ĐÁNG CHO CBGVNV NHÀ TRƯỜNG. 1.BGH nhà trường tạo điều kiện để Công đoàn nhà trường tổ chức phổ biến đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, của nghành đến toàn thể CBGVNV nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường khi thực hiện chức năng quản lý cán bộ mà có những nội dung liên quan đến trách nhiệm, quyền và lợi ích của người lao động thì phải thảo luận với BCH công đoàn. 2.BGH nhà trường tạo điều kiện để tổ chức Công đoàn thực hiện việc kiểm tra hoặc phối hợp với các tổ chức hữu quan kiểm tra việc hiệu trưởng chấp hành các chế độ chính sách pháp luật về hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, sử dụng quỹ phúc lợi và các chế độ chính sách khác có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CBGVNV, Hiệu trưởng có trách nhiệm xem xét giải quyết những kiến nghị của đại diện công đoàn sau khi kiểm tra. 3.Hiệu trường nhà trường cần trao đổi, bàn bạc với BCH Công đoàn về công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBGVNV, tạo điều kiện để Công đoàn nhà trường động viên CBGVNV trong nhà trường tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và các hoạt động khác theo quy định của Pháp luật để nâng cao đời sống vật chất tinh thần của CBGVNV. Đồng thời quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể theo quy định của pháp luật và Nghị quyết Hội nghị CBVC. V.VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP TẠO ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN. 1.BGH nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho BCH Công đoàn hoạt động, phân công dạy thay hợp lý khi các đ/c trong ban chấp hành đi họp, tập huấn, dự hội nghị, hội thảo, 2.BGH nhà trường khi tổ chức các cuộc họp giao ban, hội nghị sơ kết, tổng kết những công việc lớn của nhà trường phải có đại diện BCH Công đoàn tham dự để trao đổi ý kiến và cùng nhau quán triệt những công tác của nhà trường và Công đoàn nhà trường. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1.BGH nhà trường và BCH Công đoàn nhà trường có trách nhiệm thực hiện quy chế này. Khi có vướng mắc cần bàn bạc đi đến thống nhất. 2.Quy chế có hiệu lực kể từ ngày ký. T/M BGH NHÀ TRƯỜNG T/M BCH CÔNG ĐOÀN NHÀ TRƯỜNG Hiệu trưởng Chủ tịch Cao Văn Chính Nguyễn Văn Thân . năm 2010 QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÔNG ĐOÀN VÀ BGH NHÀ TRƯỜNG ( Thực hiện theo Quy t định 04/2000/QĐ-BGD & ĐT ngày 01/3/2000 về việc ban hành quy chế thực. 2008; - Căn cứ vào Quy t định số 04/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Căn cứ vào nghị quy t hội nghị CBVC năm học 2010 - 2011 và Nghị quy t Đại hội Công

Ngày đăng: 29/09/2013, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan