Bài tập chi phí sử dụng vốn trong thực tế

3 4.2K 40
Bài tập chi phí sử dụng vốn trong thực tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHI PHÍ VỐN BÌNH QUÂN TRỌNG SỐ CỦA CÔNG TY FPT: ƯỚC LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT FULBRIGHT ECONOMICS TEACHING PROGRAM Tình huống này do Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Chính sách Công tại FETP soạn. Các nghiên cứu tình huống của Chương trình Giảng dạy Fulbright được sử dụng làm tài liệu cho thảo luận trên lớp học, chứ không phải là để ủng hộ, phê bình hay dùng làm nguồn số liệu cho một tình huống chính sách cụ thể. 28 tháng 10 năm 2007 Nghiên cứu Tình huống CHI PHÍ VỐN BÌNH QUÂN TRỌNG SỐ CỦA CÔNG TY FPT: ƯỚC LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP Do những khó khăn trong việc ước lượng beta của các công ty cổ phần hoạt động ở Việt Nam một cách trực tiếp từ số liệu cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán cũng như việc tính suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục đầu tư thị trường, phương thức tính chi phí vốn cổ phần có độ tin cậy cao hơn là dựa vào những thước đo chuẩn trên một thị trường chứng khoán phát triển ví dụ như Hoa Kỳ. Nguyên tắc căn bản là chi phí vốn cổ phần của một công ty hoạt động ở Việt Nam bằng chi phí vốn cổ phần của một công ty tương tự hoạt động ở Hoa Kỳ cộng với mức bù rủi ro quốc gia. Nếu chi phí vốn cổ phần của công ty Việt Nam tính bằng VND, còn chi phí vốn cổ phần của công ty Hoa Kỳ tính bằng USD, thì một khoản bù rủi ro ngoại hối (tương đương với chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền) phải được cộng thêm. E[RFPT]VN = E[RCùng ngành]US + RPc + RPe E[RFPT]VN = suất sinh lợi kỳ vọng vốn cổ phần của công ty FPT hoạt động ở VN. E[RCùng ngành]US = suất sinh lợi kỳ vọng vốn cổ phần của một công ty tương tự như FPT hoạt động ở Hoa Kỳ RPc = mức bù rủi ro quốc gia RPe = mức bù rủi ro hối đoái. Chi phí vốn cổ phần: Không hiệu chỉnh cho khác biệt về cơ cấu vốn và thuế thu nhập1 Lợi suất trái phiếu CPHK kỳ hạn 10 năm, 14/9/2007 = 4,47%/năm Suất sinh lợi trung bình cổ phiếu, 1928-2006 = 11,77%/năm Suất sinh lợi trung bình trái phiếu CP, 1928-2006 = 5,20% Mức bù rủi ro thị trường = 11,77% – 5,20% = 6,57% Hệ số beta của ngành phần mềm tại Hoa Kỳ = 1,84 Hệ số beta của ngành dịch vụ internet tại Hoa Kỳ = 2,30 Hệ số beta của ngành phân phối, bán lẻ tại Hoa Kỳ = 0,94 Hệ số beta bình quân áp dụng cho FPT = (1,84 + 2,30 + 0,94)/3 = 1,69 Mức bù rủi ro quốc gia (theo chênh lệch lợi suất) = 1,97% Mức bù rủi ro ngoại hối = 3,28% Chi phí vốn cổ phần = kFPT = (4,47% + 1,69*6,57%) + 1,97% + 3,28% = 20,82% 1 Xem Nghiên cứu Tình huống: “Chi phí vốn cổ phần của Công ty FPT”. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chi phí vốn cổ phần của Công ty FPT Nguyễn Xuân Thành 2 Chi phí vốn cổ phần: Hiệu chỉnh cho khác biệt về cơ cấu vốn và thuế thu nhập Cách tính đơn giản ở trên sử dụng ngay hệ số beta của ba ngành ở Hoa Kỳ mà FPT có hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các hệ số beta này ứng với những tỷ lệ nợ/vốn cổ phần và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở Hoa Kỳ. FPT có tỷ lệ nợ/vốn cổ phần và thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn toàn khác. Vì vậy, để tính toán một cách chính xác hơn ta phải điều chỉnh hệ số beta. Gọi βLUS là hệ số beta của một ngành kinh doanh ở Hoa Kỳ. Đây là hệ số beta có vay nợ. Để áp dụng cho Việt Nam, trước hết ta phải chuyển hệ số beta này sang hệ số beta không vay nợ, βUUS theo công thức: ()USUSCUSLUEDt−+=11ββ Thông tin ở thị trường tài chính Hoa Kỳ Ngành Số doanh nghiệp Beta có vay nợ Tỷ lệ D/E Thuế suất Beta không vay nợ Phần mềm máy tính 425 1,84 3,564% 10,359% 1,787 Internet 329 2,30 2,284% 4,763% 2,248 Trung tâm bán lẻ 51 0,94 16,614% 21,099% 0,828 Nguồn: Damodaran Online, truy cập ngày 22/9/2007 tại địa chỉ http://pages.stern.nyu.edu/~adamodar/. Vậy, hệ số beta bình quân không vay nợ áp dụng cho FPT là: βU = (1,787 + 2,248 + 0,828)/3 = 1,621 Tiếp theo, ta chuyển hệ số beta không vay nợ tính bình quân cho FPT thành hệ số beta có vay nợ với cơ cấu vốn và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của FPT. Vào cuối năm 2006, nợ vay ngắn hạn (không kể các khoản phải trả người bán và nợ thuế) của FPT theo bảng cân đối kế toán của FPT lần lượt là 658,8 tỷ đồng. Nợ dài hạn là 126,2 tỷ đồng. Tổng nợ của FPT bằng 785 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của FPT là 1.689 tỷ đồng. Tỷ lệ D/E của FPT bằng 0,465. Mặc dù FPT đang hưởng ưu đãi thuế thu nhập, nhưng thuế suất mà công ty phải chịu trong tương lại là 28%. ()()163,2689.1785%2811621,111 =−+=−+=FPTFPTCUFPTLEDtββ Chi phí vốn cổ phần = (4,47% + 2,163*6,57%) + 1,97% + 3,28% = 23.931% Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chi phí vốn cổ phần của Công ty FPT Nguyễn Xuân Thành 3 Chi phí nợ vay Căn cứ theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chi phí trả lãi vay của FPT trong năm 2006 là 57,96 tỷ đồng. Tổng nợ cuối năm 2006: 785 tỷ đồng Tổng nợ đầu năm 2006: 961 tỷ đồng Nợ bình quân trong kỳ: (785 + 961)/2 = 873 tỷ đồng Chi phí nợ = Lãi vay trả trong kỳ/Nợ bình quân trong kỳ = 57,96/873 = 6,639% Chi phí vốn bình quân trọng số WACC = DCErtEDDrEDE)1( −+++ = %639,6%)281(7851689785%931,2378516891689−+++ = 17,854% . Chi phí vốn cổ phần của Công ty FPT”. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chi phí vốn cổ phần của Công ty FPT Nguyễn Xuân Thành 2 Chi phí vốn. Kinh tế Fulbright Chi phí vốn cổ phần của Công ty FPT Nguyễn Xuân Thành 3 Chi phí nợ vay Căn cứ theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chi phí

Ngày đăng: 26/10/2012, 15:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan