NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG TRẺ EM TỪ GÓC ĐỘ PHƯƠNG PHÁP

14 381 0
NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG TRẺ EM TỪ GÓC ĐỘ PHƯƠNG PHÁP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG TRẺ EM TỪ GÓC ĐỘ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Nghiên cứu liệu Trước khi tiến hành quan sát tham gia để thu thập những thông tin tại địa bàn nghiên cứu thì việc đầu tiên, trước hết là phải tiến hành thu thập những tài liệu có liên quan tới vấn đề cần nghiên cứu. Nghiên cứu vấn đề lao động trẻ em theo thời vụ, tôi đã tự trang bị cho mình những kiến thức, thông tin liên quan đến vấn đề qua việc khảo sát liệu thu nhận được từ các thư viện của các cơ quan, bộ ngành có liên quan (Thư viện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thư viện Quốc gia, Viện Nghiên cứu gia đình và giới, Viện Xã hội học, Viện Khoa học - Xã hội, Trung tâm lưu trữ quốc gia…). Ngoài ra, thông tin về vấn đề này còn có thể tìm thấy tại các trung tâm, tổ chức phi chính phủ như, Tổ chức cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển (Save the Children Sweden), Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh (Save the Children), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)… 2.2 Nghiên cứu trường hợp Như đã nêu trên, trong nghiên cứu này thông tin thu thập chủ yếu qua cách tiếp cận nghiên cứu trường hợp thực hiện trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Nhân học. Hơn nữa, với thời lượng một tháng nghiên cứu điền dã khó có thể tiến hành nghiên cứu trên diện rộng, quy mô lớn. Mặt khác, những nghiên cứu về vấn đề lao động trẻ em theo thời vụ cho đến nay vẫn mang tính khái quát chung mà chưa đi sâu vào những trường hợp cụ thể. Thông thường, các tác giả chú trọng tìm hiểu ảnh hưởng của lao động thời vụ tới các mối quan hệ xã hội của trẻ tại địa bàn Hà Nội (nơi các em tới làm việc) mà chưa quan tâm đến những mối quan hệ của các em tại địa phương. Chính vì thế, dựa trên ba trường hợp nghiên cứu sâu, tôi muốn tập trung phân tích những tác động của việc tham gia lao động giúp việc theo thời vụ dẫn đến sự định hình quan niệm sống của các em cũng như mối quan hệ xã hội ở cộng đồng mà các em sinh sống. Ngoài ra, tôi lựa chọn nghiên cứu ba trường hợp cụ thể này vì hai lý do chính sau. Thứ nhất là do tôi có thể tiếp cận thuận lợi hơn với ba trường hợp cụ thể này thông qua một số mối quan hệ (người môi giới dịch vụ lao động, người quen tại địa phương). Thứ hai là thông qua người môi giới lao động tôi có thể tự lựa chọn ba trường hợp cụ thể (trẻ em gái có lứa tuổi dưới 16 tuổi, đang còn đi học tại thời điểm diễn ra hoạt động lao động thời vụ giúp việc gia đình) . Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn tôi cũng kết hợp lựa chọn những trường hợp có đặc thù riêng về hoàn cảnh gia đình. Cụ thể ở đây là ba trường hợp: Hoa (16 tuổi, học lớp 11) - có đầy đủ bố, mẹ; Hồng (16 tuổi, học lớp 9) - mẹ mất sớm; Lan (15 tuổi, đã nghỉ học) - bố, mẹ không hoà hợp (bố có vợ bé) (11) . Lựa chọn những trường hợp cụ thể có đặc thù riêng về hoàn cảnh gia đình, tôi muốn có cái nhìn tổng quan và khoa học về quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Khi xem xét về vấn đề này, chúng ta cần xem xét nó trên nền tảng gia đình của trẻ. Bởi như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng cơ bản hình thành nên tính cách và có ảnh hưởng lớn tới tâm tình cảm của trẻ em. Trong đó, vai trò của cha mẹ có thể nói là đặc biệt quan trọng. Nhất là vai trò của người mẹ. Chăm sóc con cái là vai trò cơ bản của phụ nữ ở nông thôn. Trong một nghiên cứu của Joyce Halliday và Jo Little- được tiến hành ở vùng nông thôn Devon và đi đến nhận định rằng “…việc chăm sóc con cái chủ yếu (hoặc thậm chí hoàn toàn) là công việc của phụ nữ” ( Halliday & Little, 2004: tr.113 ). Mặc dù đây chỉ là nghiên cứu ở một vùng nông thôn của nứơc Anh nhưng khi mang nó xem xét và so sánh với nông thôn Việt Nam thì nhận xét này phần nào phù hợp. Áp dụng vào ba trường hợp cụ thể trong nghiên cứu của tôi cho thấy vai trò quan trọng của người mẹ. Cha của các em thường xuyên vắng nhà, vì thế mọi việngười lớn nhỏ trong gia đình đều dồn lên đôi vai người mẹ. Thậm chí như trường hợp của Hồng (mẹ mất sớm), bố thường xuyên vắng nhà nên em vừa phải đảm nhận vai trò của một người mẹ trong gia đình: chăm sóc em gái (13 tuổi); vừa phải tự lo cho bản thân. Từ sự khác biệt về hoàn cảnh gia đình đã dẫn đến sự khác nhau trong nhận thức cá nhân của các em cũng như những đổi thay trong tình cảm, tâm của các em sau thời gian làm việc tại Hà Nội. Hoàn cảnh gia đình tuy chỉ là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển ý thức cá nhân của trẻ em nhưng cũng là một khía cạnh quan trọng cần được xem xét tới. Khi tôi muốn tìm hiểu ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình tới quyết định ra Hà Nội làm việc của các em như thế nào? (Trong trường hợp cụ thể với câu hỏi của tôi có nên ra Hà Nội giúp việc gia đình không?) thì ba đối tượng nghiên cứu này có cách suy nghĩ, phân tích khác nhau mặc dù cuối cùng tất cả đều đi đến quyết định ra đi. Như vậy, đối với cùng một vấn đề, những trẻ em có hoàn cảnh gia đình khác nhau sẽ có những cách tiếp nhận, đánh giá khác nhau. Trường hợp của Lan, khi quyết định đi giúp việc ở Hà Nội Lan đã nghĩ rằng: “Nhà vốn đã nghèo mà không thể trông cậy gì ở bố, một mình mẹ xoay sở nuôi 4 chị em đã khổ rồi thì làm sao mà có tiền cho em học tiếp! Em rất muốn đi học và giúp đỡ mẹ. Em nghe nói đi làm 10 ngày tết được 350 nghìn thì bằng số tiền đóng học cả năm của em rồi còn gì…Mà ở nhà cũng chán lắm! Bố mẹ em toàn đánh nhau thôi!…” “ Bố không muốn cho em đi làm đâu ! Mẹ em mất lâu rồi, bố hay đi làm xa nên nhà thường chỉ có 3 anh em. Mà nhà em cũng không phải là nghèo, bố vẫn có thể nuôi 3 anh em ăn học được nhưng em vẫn muốn đi! Mọi người đi làm ngoài ấy về bảo là ở Hà Nội sướng lắm! Em muốn đi Hà Nội để xem thế nào lại có thể kiếm thêm tiền tiêu mà không phải xin bố!”. Đó chính là những suy nghĩ của Hồng trước khi em đưa ra quyết định đi làm. Những lý do mà Hồng đưa ra thuyết phục bản thân và mọi người không giống với các lý do của Lan. Sự khác biệt này được quy định bởi sự khác nhau giữa hoàn cảnh của hai gia đình. 2.3 Tạo dựng quan hệ Mặc dù có thuận lợi căn bản là được một nhân vật trung gian vốn là người trong làng, nhưng tôi vẫn phải đối diện với một vài trở ngại trong quá trình tiếp cận với người dân địa phương. Điều trở ngại lớn nhất là ngay từ đầu, họ đã coi tôi là người lạ từ Hà Nội tới. Phần lớn trong số họ chưa hiểu rõ về Hà Nội mà chỉ biết đến qua phim ảnh, sách báo. Vì thế, họ tỏ ra dè dặt, e ngại khi tiếp xúc với tôi. Thêm nữa, họ cũng ít nhiều bộc lộ vẻ lo lắng, hoài nghi trước tình hình tệ nạn xã hội ngoài thành phố như: buôn người qua biên giới, ép buộc, lôi kéo các em gái đi vào con đường nghiện hút, mại dâm… Sau thời gian tiến hành nghiên cứu, tôi đã thu thập được một số kinh nghiệm mà những kinh nghiệm này chỉ có thể thu được trên thực địa trong khi tiến hành quan sát tham gia. Những kinh nghiệm này được tích luỹ dần từng ngày cùng với sự tiến triển của quá trình nghiên cứu trên thực địa. Không thể không nhắc đến kinh nghiệm trong ngày đầu tiên tôi tới xã Quảng Châu. Khi tôi đi bộ lững thững vào làng tới nhà chị Hà (nhân vật trung gian), tôi đi ngang qua một chợ cóc ven đường. Thấy tôi một người dân nói: “Không biết con cái nhà ai mà mồm để đâu không chào ai cả ?!”. Với sự cảm nhận của cá nhân tôi thì đây chính là khó khăn đầu tiên tôi gặp phải trong ngày đầu nơi thực địa. Chính bài học kinh nghiệm này đã giúp tôi rất nhiều trong việc thiết lập mối quan hệ dân làng. Ở làng có lệ gặp người lớn tuổi hơn phải chào hỏi lễ phép không kể có quen hay không. Đấy có lẽ là một trong số những chuẩn mực đạo đức địa phương để xác định thế nào là một người hiểu biết, có trên có dưới. Tôi nhận thấy sau khi chào hỏi thì dường như tôi có thể phá vỡ phần nào tảng băng vô hình ngăn cách tôi và người dân nơi đây. Đó chính là một trong những điều kiện thuận lợi giúp tôi gây dựng được quan hệ thân thiện với mọi người. Về phía người dân, họ luôn muốn biết tôi làm gì và với mục đích gì? và tôi có làm điều gì xấu không? Chính vì lẽ đó, thường xuyên giao tiếp, trao đổi với họ là rất cần thiết. Nó giúp tôi phá bỏ được khoảng cách “vô hình” giữa một sinh viên đến từ thành phố với người dân quê. Trong quá trình điền dã, khoảng thời gian để tôi có thể tạo lập các mối mối quan hệ với từng cá nhân thường khác nhau. Giai đoạn đầu là giai đoạn mà việc tiếp cận, xây dựng mối quan hệ với những người trong địa phương khó khăn nhất và tốn nhiều thời gian nhất. Vì sau khi đã sự quen biết nhất định với một vài người làng thì việc tiếp cận với những người còn cũng trở nên thuận lợi hơn. Ở đây tôi áp dụng phương pháp quả bóng tuyết, một phương pháp rất phổ biến trong các nghiên cứu mang tính đặc thù cao. Ngày đầu tiên đến Quảng Châu, tôi nghỉ tại nhà chị Hà và cũng trong ngày ấy chị đã giới thiệu tôi với Hoa. Sang ngày thứ hai, tôi tự tiếp cận với gia đình Hoa. Mặc dù tỏ ra dễ gần, nhưng họ vẫn có chút gì đó e ngại và chưa tin tưởng vào tôi- một người hoàn toàn xa lạ. Vì họ vẫn chưa hiểu rằng tôi cần gì ở họ và con cái họ nên cũng không muốn tôi tiếp xúc với con cái họ khi không có mặt họ. Mặ dù lúc đó phần nào đã có sự bảo đảm từ mối quan hệ cuat chị Hà, người trung gian nhưng vì những tin đồn về người chuyên đi lừa phụ nữ để bán sang Trung Quốc khiến họ ban đầu còn e sợ tiếp xúc với tôi. Sau một ngày, tôi đã cố gắng bằng thái độ, lời nói đã khiến họ bớt vẻ nghi ngờ và tối hôm ấy tôi đã nghỉ lại ở nhà họ. Khoảng 1 tuần ở Quảng Châu, tôi đã tạo lập được mối quan hệ với nhiều người trong làng Hạ (Một trong số 6 làng của xã Quảng Châu). Mọi công việc có thể tiến hành thuận lợi hơn và cũng từ những mối quan hệ ở làng Hạ cộng thêm người quen giới thiệu, tôi có thể làm quen với những đối tượng cụng cấp tin ở các làng khác trong khoảng thời gian rút ngắn hơn rất nhiều. Vì lẽ đó, việc tiếp xúc với người dân địa phương càng về sau càng thuận lợi hơn do có nền tảng từ các mối quan hệ trước đó. Một điểm nữa dẫn đến sự khác biệt về khoảng thời gian cần thiết để thiết lập mối quan hệ với đối tượng cung cấp tin là do sự khác biệt về: lứa tuổi, nhận thức, tính cách của mỗi người nên việc làm thế nào để có thể tiếp cận được với họ trong một khoảng thời gian nào đó là không giống nhau. Với những đối tượng là trẻ em, tôi không gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận, cho dù là trẻ em nam hay nữ. Nhưng với những người lớn tuổi thì khác, những người dễ gần thì có thể nhanh chóng đặt quan hệ nhưng cũng có những người do khó tính, ít nói hay không thích tiếp xúc với người ngoài và ít tiếp xúc với người lạ…thì tôi phải mất nhiều thời gian để tiếp cận hơn. Với gia đình Hoa là một ví dụ. Khi tôi bắt đầu thiết lập mối quan hệ với gia đình Hoa, mẹ Hoa là người hay nói và dễ gần nên chỉ 1 giờ ngồi nói chuyện là tôi có thể nói chuyện với bà một cách vui vẻ. Sau một ngày, tôi đã có thể tạo được sự tin tưởng với mẹ của Hoa. Nhưng, bố của Hoa là người ít nói và cẩn thận nên phải ba ngày sau tôi mới có thể thực sự nói chuyện tự nhiên với ông được. Bố Hoa ít nói nên việc tạo sự thoải mái, gần gũi với ông là điều rất khó. Lúc đầu khi tôi bắt chuyện, ông thường trả lời qua loa và nếu tôi không hỏi thì ông cũng không nói gì. Sau một thời gian tiếp xúc và nghe tôi giới thiệu về bản thân, công việc và đặc biệt là nói chuyện về một số người quen của tôi trong xã mà ông cũng biết thì ông mới hoàn toàn tin tưởng và thoải mái khi tiếp xúc với tôi. Như vậy, quá trình thiết lập mối quạn hệ với người cung cấp tin phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, có cả những yếu tố về khoảng thời gian cũng như cách thức tiếp cận… người cung cấp tin. Ví dụ đầu tiên và rõ ràng nhất là với gia đình Hoa mà tôi vừa nêu ở trên: đó chính là kinh nghệm đầu tiên khi tôi bắt đầu đi điền dã . Có thể cách tiếp cận nói chuyện đơn thuần có thể áp dụng tốt với mẹ Hoa nhưng không thể áp dụng với bố Hoa. Đơn giản là vì mỗi người có độ tuổi, giới, tính cách khác nhau nên cần có cách tiếp cận khác nhau. Do vậy, tôi đã cố gắng linh hoạt lựa chọn một cách tiếp cận mà tôi cho là phù hợp nhất để tiếp cận được với họ trong một thời gian nhất định. Khi gặp Hồng, tôi chuyện trò thân thiện cùng em về bạn bè, về chuyện học hành ở lớp…thậm chí về một bộ phim nào đó được chiếu trên ti vi. Thế nhưng, với bố Hồng tôi hay nói về cách mà bố Hồng chăm sóc các con khi vợ mất sớm… Điều quan trọng nữa ảnh hưởng tới quá trình thiết lập mối quan hệ với đối tượng cung cấp tin là hoàn cảnh, thời điểm tiếp cận đối tượng. Cụ thể là trong trường hợp của chú Hùng ( Bố Lan) có vợ bé và đi làm xa thường ít khi về nhà nên phải 3 tuần tôi mới có thể nói chuyện một cách gần gũi với chú. Mỗi lần chú về nhà, tôi luôn tìm cách tiếp cận chú khi có điều kiện để thu thập thông tin cần thiết về Lan trước khi chú đi. Vì thời gian chú về nhà ít mà lại có nhiều việc phải làm nên cơ hội để tôi có thể phỏng vấn là khi chú nói chuyện với các con hay tranh thủ đan cho vợ cái rổ (Thời điểm mà tôi cho là chú và những người trong gia đình sẽ không cảm thấy quá khó chịu vì bị làm phiền). Và như vây, khi điều kiện, hoàn cảnh tiếp cận với đối tượng cung cấp tin hạn chế tất yếu sẽ dẫn đến thời gian thiết lập mối quan hệ phải kéo dài. Do vậy, tôi cần phải biết tận dụng những thời điểm thuận lợi để tiếp cận với người cung cấp tin. 2.4 Quan sát tham gia Khi bước đầu thiết lập mối quan hệ với đối tượng cung cấp tin tôi cũng đồng thời tiến hành quan sát tham gia. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu tôi đã tham gia một số hoạt động cùng với người cung cấp tin. Nếu chỉ đợi những lúc đối tượng cung cấp tin rảnh rỗi để ngồi trò chuyện cùng tôi thì có rất ít thời gian. Mọi người đều bận rộn với những công việc khác nhau: trẻ em đi học và ngoài giờ đi học còn phải giúp đỡ gia đình làm nhiều công việc, người lớn thì cả ngày bận rộn với công việc đồng áng, chăn nuôi…Tất cả đều có một công việc gì đó để làm. Vì vậy, muốn phỏng vấn một người nào đó mà họ không có thời gian nhàn rỗi để ngồi trò chuyện thì tôi sẽ tham gia lao động cùng họ. Tôi học cách lao động cùng họ, làm những công việc mà họ làm hay ít ra là cũng có thtrong phụ giúp họ một việc gì đó. Do đặc thù công việc của nghề nông nên mọi người thường đi ngủ sớm và dậy sớm để làm việc. Tôi cũng dậy sớm đi làm cùng họ. Khi một người cung cấp tin đi nhổ cỏ tại ruộng trồng lạc thì tôi cũng cùng họ ra ruộng nhổ cỏ lạc…Trong lúc lao động, vui chơi hay nghỉ ngơi cùng họ tôi có thể hỏi họ về những vấn đề mà tôi quan tâm. Tôi thấy rằnngười. khi cùng làm việc với họ thì mối quan hệ giữa tôi và họ tiến triển nhanh chóng. Chúng tôi có thể gần gũi, thân thiện với nhau hơn và họ có thể coi tôi như người cùng làng, xóm, thậm chí như người thân trong gia đình. 2.5 Phỏng vấn Trong thời gian điền dã, tôi tiến hành phỏng vấn 20 đối tượng và thực hiện phỏng vấn 8 nhóm ở mọi lứa tuổi và cả hai giới (nam, nữ). Những đối tượng này bao gồm những em gái đã từng đi giúp việc ngắn ngày ở Hà Nội, người thân trong gia đình của các em, họ hàng, bạn bè hàng xóm và thầy cô giáo của các em. Phương pháp nghiên cứu chính ở đây là nghiên cứu trường hợp vì vậy cần phải chuẩn bị và thực hiện tốt kỹ thuật phỏng vấn sâu cá nhân: Tôi muốn tạo điều kiện cho người được phỏng vấn nói về vấn đề mà không bị gián đoạn thì thông tin thu thập sẽ đầy đủ hơn so với trường hợp dùng câu hỏi. Chính vì vậy, thay vì sử dụng cách phỏng vấn “có – không”, tôi muốn thể hiện như một cuộc đàm thoại để tạo cảm giác thoải mái, tự nhiên cho người được hỏi. Trong lúc nói chuyện, những suy nghĩ sâu xa của họ sẽ được bộc lộ. Nhưng cách phỏng vấn này cũng có những khiếm khuyết riêng: trong khi tôi có thể gợi mở cho người được phỏng vấn có thể kể hay nói một cách thoải mái về câu chuyện nào đó và họ có thể sẽ nói nhiều điều mà tôi cho là đi ra ngoài vấn đề. Vì vậy, những lúc ấy tôi cần cố gắng khéo léo ngắt quãng câu chuyện bằng một câu hỏi nào đó để lái câu chuyện của họ về phía vấn đề mà tôi quan tâm. Ví dụ, khi tôi nói chuyện cùng với mẹ của Hoa về vấn đề học tập của Hoa tại trường, mẹ của Hoa đã kể rất nhiều và bà kể cả một câu chuyện rất dài về đời của ông hiệu trưởng nhà trường. Nhận thấy đã đi quá xa đề tài, tôi liền đặt ngay một câu hỏi “ Cô có muốn cho Hoa đi học thêm không?” để lái câu chuyện về đề tài học tập của Hoa thì mẹ Hoa lại quay trở về với vấn đề học tập của Hoa mà không cảm thấy bị gián đoạn mạch kể chuyện. Nhưng trong lúc tiến hành phỏng vấn, tôi cũng gặp phải một số vướng mắc. Những ngày đầu tiến hành phỏng vấn, tôi cảm thấy gặp nhiều khó khăn trong cách đặt câu hỏi như thế nào cho người được phỏng vấn có thể nắm bắt được vấn đề mà tôi quan tâm. Với tuỳ từng cá nhân người được phỏng vấn mà tôi lựa chọn cách đặt câu hỏi khác nhau. Trong quá trình tiến hành phỏng vấn, tôi sử dụng cả hai loại câu hỏi là: câu hỏi đóng và câu hỏi mở (10) . Đối với trường hợp trẻ nhỏ, tôi thường đưa ra những câu hỏi đóng và những câu hỏi mở để trẻ em có thể tự do diễn đạt suy nghĩ của mình thay bằng những câu hỏi không rõ ràng hoặc có nhiều phương án trả lời để tránh khả năng dẫn dắt trẻ em trả lời theo cách hiểu của người lớn. Những câu hỏi dành cho trẻ em là những câu hỏi về: bản thân, gia đình, nguyên nhân dẫn đến hoạt động lao động giúp việc, kinh nghiệm lao động, tiền công, những cảm nhận về công việc, những cảm nhận về Hà Nội (con người, cuộc sống…), quan hệ xã hội (với gia đình, bạn bè, hàng xóm…) Những câu hỏi mà tôi đưa ra cho đối tượng là bố mẹ, họ hàng, hàng xóm của trẻ em là về các vấn đề: thông tin cá nhân, gia đình, những điều mà họ biết về lao động giúp việc ở Hà Nội, thái độ của họ như thế nào về vấn đề này… (Xem phụ lục) Có những lúc tôi đưa ra câu hỏi đóng (có/ không) tôi cảm thấy dường như đối tượng được phỏng vấn đưa ra câu trả lời không chính xác vì có thể câu trả lời mà họ có thể sẽ đưa ra không nằm trong hai khả năng “có/ không” ấy. Khi nói chuyện với Hoa, thay vì câu hỏi “em có thích cuộc sống ở Hà Nội không ?” tôi hỏi “em thấy cuộc sống ở Hà Nội như thế nào ?”. Với một câu hỏi như vậy Hoa có thể tự do nói về những cảm nhận của em về Hà Nội mà không phải lựa chọn giữa câu trả lời là: “có/ không”. “ Ở Hà Nội có những cái em thích nhưng có những cái em không thích. Khó nói lắm chị ạ!”. Nếu tôi không đưa ra một câu hỏi mở mà là một câu hỏi đóng thì có lẽ câu trả lời của Hoa sẽ là: “có/ không” và như vậy thông tin mà tôi nhận được không thể chính xác với những điều mà Hoa nghĩ. Trong trường hợp này tôi cần gợi mở cho Hoa có thể đưa ra những thông tin về những điều mà Hoa thích hay không thích bằng câu hỏi: Em thấy thích/không thích Hà Nội ở những điểm nào? Đối với phỏng vấn nhóm, những nhóm mà tôi tiến hành phỏng vấn tuỳ từng thời gian, hoàn cảnh mà có số lượng nhiều hay ít, là nam hay nữ hay cả nam và nữ…Theo như tôi nhận thấy, khi tiến hành phỏng vấn nhóm nếu không có mặt của đối tựơng nghiên cứu - người đựơc nói đến hoặc người nhà của đối tượng được nói đến thì cuộc nói chuyện có tính chất khách quan hơn. Ví dụ: Khi tôi có thể tiến hành phỏng vấn một nhóm hàng xóm của Hoa mà không có mặt Hoa hay người trong gia đình Hoa thì mọi người trong nhóm có thể đề cập đến những vấn đề mà khi có Hoa hoặc người trong gia đình Hoa ở đó chắc chắn rằng họ sẽ không bàn tới “Con Hoa ngày trước mới đi làm ở Hà Nội, nhiều người nói nó đi làm xa một mình như thế mà bố mẹ nó cũng cho nó đi . Loại này ra đường dễ đi làm gái nhà hàng lắm!” (cô Thoa- 38 tuổi- hàng xóm của Hoa) Một điều nữa mà tôi nhận thấy khi tiến hành phỏng vấn nhóm là khi tôi phỏng vấn một nhóm trẻ em thì thường các em có thể nói rất thật những điều mình nghĩ. Nhất là khi nhóm phỏng vấn chỉ là những em nữ. Khi trong nhóm xuất hiện 1 hay vài em nam thì những câu trả lời trở nên dè dặt hơn. Có lẽ là các em tỏ ra ngại ngần khi có mặt bạn nam và sợ rằng bạn nam sẽ đánh giá khác đi về mình. Còn đối với nhóm những người lớn tuổi khi được phỏng vấn thường khó có thể đưa ra những lời nhận xét, những suy nghĩ của mình một cách [...]... khác nên họ không có thói quen cùng nhau nói chuyện uống trà sau một ngày lao động mệt mỏi Chỉ có phụ nữ là hàng ngày vẫn hay có thói quen tụ tập tụm bàn chuyện “trong nhà, ngoài ngõ” Trong cùng một nhóm phỏng vấn thì trường hợp các thành viên trong nhóm có ý kiến trái ngược nhau Khi tôi hỏi cảm nghĩ của họ về vấn đề “đi lao động giúp việc ở Hà Nội tốt hay xấu ?” tôi thấy rằng, những người nêu ý kiến... thể phỏng vấn được một nhóm các trẻ em nam nhưng không thể phỏng vấn một nhóm người lớn là nam giới Tôi thấy rất ít khi những người đàn ông lớn tuổi trong làng nhóm họp với nhau Một số lớn họ thường đi làm xa ít về nhà, một số khác thì làm việc suốt ngày rồi tối đến thì thường đi ngủ từ rất sớm Mặt khác ở nông thôn, thường thì buổi tối không có đài, tivi hay các hoạt động vui chơi khác nên họ không... hiện trong 30 phút Nguyên nhân có cả từ phía chủ quan lẫn chịu sự tác độngb từ bên ngoài Ví dụ như có lần, tôi gặp cô Thuận (hàng xóm của Lan), vấn đề tôi cần hỏi cô vẫn chưa hết nhưng cô nói cần phải về nhà đi thăm người ốm nên cuộc phỏng vấn của tôi phải dừng lại Một tình huống khác, khi tôi và Huệ (bạn của Hồng) đang cùng nhổ cỏ và trò chuyện ngoài ruộng lạc thì mẹ em gọi về nhà giúp nên câu chuyện... tôi phải mất thêm hai lần hoặc có thể nhiều hơn nữa cho việc hoàn thiện một cuộc phỏng vấn Tiểu kết: Trong qua trình tiến hành thu thập thông tin trên thực địa cần lựa chọn phương pháp nghiên cứu đúng đắn, phù hợp và tiến hành từng bước một cách khoa học Hàng ngày cần ghi chép nhật ký điền dã thông qua đó lập kế hoạch cho ngày hôm sau Việc ghi chép nhật ký điền dã có vai trò rất quan trọng Cần phải... xác Nhưng có những trường hợp bất đồng ý kiến thì người mạnh dạn hơn, có nhiều lý lẽ hơn sẽ giành thế chủ động và người yếu thế hơn sẽ im lặng và từ bỏ ý định nói thêm về cảm nghĩ của mình Do đó, tôi cần tiếp xúc thêm với đối tượng này để tìm hiểu về ý kiến thực sự của họ khi không còn những cản trở từ những ý kiến khác Ví dụ: khi tôi cùng ba người hàng xóm của Hồng nói chuyện, hai người trong số đó cho... Hồng- 45 tuổi) Số lượng người trong một nhóm mà tôi phỏng vấn thường không lớn, dao động từ 2- 5 người (thường là nhóm 3- 4 người) Ngoài việc tiến hành phỏng vấn nhóm, tôi cũng tiến hành thực hiện phỏng vấn các “nhóm ngẫu nhiên” Cụ thể là khi tôi ở nhà Lan, tôi được giới thiệu với bạn bè, họ hàng, hàng xóm của Lan Và từ đó, tôi có thể tiến hành phỏng vấn “nhóm ngẫu nhiên” khi có dịp thuận tiện Như trường... thấy nghe thấy và cảm nhận được dựa trên những ghi chép ban đầu Do những cuộc phỏng vấn của tôi thường xuyên bị gián đoạn nên sau cuộc phỏng vấn tôi cố gắng ghi chép lại tất cả những gì thu được rồi xem xét xem còn những gì chưa hỏi hay cần hỏi thêm để sau đó hỏi lại Khó khăn nhất trong trường hợp cuộc phỏng vấn bị gián đoạn là những vấn đề trong buổi phỏng vấn hôm trước đang dở dang thì hôm sau tôi phải... địa, nên việc ghi chép toàn bộ chi tiết của một cuộc phỏng vấn ngay trong quá trình phỏng vấn là điều không thể Vì vậy, tôi thường em theo một cuốn sổ nhỏ và ghi chép vắn tắt và nhanh chóng những điều hỏi được trong quá trình phỏng vấn bằng những quy ước đã quy định từ trước để hạn chế thời gian ghi chép ảnh hưởng tới chất lượng cuộc phỏng vấn Thông thường, trong toàn bộ quá trình phỏng vấn tôi ghi... thấy khi sử dụng những câu hỏi mở thì người được phỏng vấn sẽ dễ dàng nêu lên những cảm nhận của mình hơn là khi sử dụng những câu hỏi đóng Việc tiến hành kiểm tra chéo với những vấn đề nhạy cảm thì phương pháp này có thuận lợi đối với những cá nhân thẳng thắn nhưng lại không có lợi đối với những cá nhân trầm tính, ít nói Vì vậy, cần phải quan sát kỹ và tìm hiểu thêm những suy nghĩ thực sự của những... đoạn Đối với trường hợp phỏng vấn nhóm, khả năng bị gián đoạn thường nhiều hơn đối với phỏng vấn cá nhân Bởi lẽ, phỏng vấn nhóm thường có nhiều người nên quá trình thực hiện cuộc phỏng vấn phụ thuộc vào từng cá nhân tham gia phỏng vấn, khả năng bị gián đoạn cũng vì vậy mà tăng lên Khi một người trong nhóm được phỏng vấn rời khỏi nhóm giữa chừng thì rất dễ dẫn đến khả năng cuộc phỏng vấn ấy bị gián đoạn . NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG TRẺ EM TỪ GÓC ĐỘ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Nghiên cứu tư liệu Trước khi tiến hành quan sát tham gia để thu thập những thông tin tại địa bàn nghiên. lượng một tháng nghiên cứu điền dã khó có thể tiến hành nghiên cứu trên diện rộng, quy mô lớn. Mặt khác, những nghiên cứu về vấn đề lao động trẻ em theo thời

Ngày đăng: 29/09/2013, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan