Tuần 10 chuẩn kiến thức

8 463 2
Tuần 10 chuẩn kiến thức

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần 10 (Từ tiết 37 đến tiết 40) Tiết 37,38 Ngày dạy: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I. Mục tiêu cần đạt:  Kể chuyện đời thường( (vận dụng thứ tự kể trong văn tự sự) có thể kể ngược hoặc kể theo trình tự tự nhiên của sự việc. II. Chuẩn bị: HS: chuẩn bị dàn bài ở nhà, giấy làm bài. GV: chuẩn bị đề III. Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hướng dẫn HS yêu cầu và phương pháp làm bài kể tương đối chân thật. - Những đoạn nêu cảm tưởng, ý nghĩ của mình nêu chân thật, gắn với thực tế. 3. Bài mới: GV chép đề và HS làm bài I/ Đề bài : Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến. II/ Yêucầu : 1. Hình thức : - Bài viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng chính tả. - Biết xác định đúng yêu cầu của đề bài : Kể về người thầy cô giáo mà mình quý mến. 2. Nội dung : - Bài viết đúng thể loại, có bố cục rõ ràng. a) Mở bài : - Giới thiệu về thầy, cô mà mình quý mến (hiện tại học lớp mấy .) b) Thân bài Cho người đọc thấy được lí do mà mình quý mến thầy cô đó, thông qua cách kể, giới thiệu về hình dáng, tính cách, cử chỉ, hành động, công tác . + Đức tính. + Lòng nhiệt tình với học trò, nghề nghịêp. + Cử chỉ, thái độ, thể hiện sự quan tâm tới học sinh, với đồng nghiệp. + Những kỉ niệm ( sự quan tâm) của thầy cô đối với chính mình. + Tình cảm đối với thầy cô đó: Thái độ học tập, sự phấn đấu vươn lên trong học tập. c) Kết bài : Cảm xúc của mình về người thầy, cô. GV thu bài – nhận xét giờ làm bài 4. Dặn dò: Soạn bài “Ếch ngồi dáy giếng” - Nêu sự việc chính của truyện? - Bài học gì rút ra từ truyện? Tiết 39 Ngày dạy: Văn bản: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG (Truyện ngụ ngôn) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể lại được truyện. II. Chuẩn bị: HS: SGK, chuẩn bị bài ở nhà GV: SGK, SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng  bài soạn III. Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: 1/ Tóm tắt truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” ? 2/ Nêu ý nghĩa truyện? 2. Bài mới: Họat động của thầy và trò Bài ghi Hoạt động 1: Giới thiệu bài Bên cạnh các thể loại truyền thuyết, thần thoại, cố tích, kho tàng truyện dân gian còn có một thể loại nữa đó là truyện ngụ ngôn. Vậy truyện ngụ ngôn là gì ? ý nghĩa như thế nào tiết học này giúp chúng ta hiểu điều đó. Họat động 2: Tìm hiểu chung GV gọi hS đọc chú thích S/100 [?] Em hiểu thế nào truyện ngụ ngôn? - CT*/100 GV giảng: Ngụ ngôn :ngụ là hàm ý kín đáo .ngôn là lời nói. nguyên nghĩa là lời nói có ngụ ý ,tức lời nói có ý kín đáo để người nghe ,người đọc tự suy ra mà hiểu . GV hướng dẫn HS đọc văn bản: đọc chậm xen chút hài hước kín đáo. GV đọc mẫu – HS đọc GV nhận xét cách đọc I. Tìm hiểu chung: - Khái niệm truyện ngụ ngôn: CT*/100 HS tìm hiểu chú thích [?] Tóm tắt truyện? Ếch sống trong giếng lâu ngày, cứ nghĩ mình là chúa tể, trời mưa to, nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài, nó đi lại nghênh ngang, bị trâu giẫm bẹp. [?] Cho biết truyện được viết theo phương thức biểu đạt nào? Sử dụng ngôi kể thứ mấy? - tự sự - ngôi thứ 3 [?] Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào trong truyện? - Người kề kể một cách khách quan ,tự do ,linh hoạt những gì diễn ra đối với nhân vật. [?] Truyện được kể theo thứ tự nào? Thứ tự kể ấy có tác dụng gì? - Thứ tự kể theo trình tự thời gian tự nhiên .  cốt truyện mạch lạc, rõ ràng dể theo dõi [?] Truyện có thể chia theo bố cục như thế nào? Nội dung của từng phần ? + Từ đầu… một vị chúa tể : Ếch khi ở trong giếng + Phần còn lại: Ếch ra khỏi giếng. - Bố cục: 2 phần Họat động 3: Đọc hiểu văn bản. [?] Đặc điểm của nhân vật được kể trong truyện? - Nhân vật là loài vật [?] Giếng là một không gian như thế nào? - Không gian: nhỏ bé, chật hẹp, tù túng [?] Khi ở trong giếng, cuộc sống của ếch như thế nào? Em có nhận xét gì về cuộc sống đó? - ý bên [?] Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung mà nó thì coi mình như một chúa tể ? - Bởi từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành nó ngày chỉ sống trong giếng,xung quanh ếch chỉ có vài con vật bé nhỏ, cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến những con vật kia hoảng sợ. [?] Kể về ếch với những nét tính cách như vậy, tác giả đã sử dụng NT gì? - nhân hóa [?] Em thấy cách kể về cuộc sống của ếch trong giếng gợi cho ta liên tưởng tới một môi trường sống như thế nào? - Môi trường sống hạn hẹp [?] Từ câu chuyện về ếch tác giả dân gian muốn nói điều gì về con người gì ? - Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất mình và thế giới xung II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Ếch khi ở trong giếng: - Ếch sống lâu ngày trong một cái giếng. - Xung quanh chỉ có một vài con vật nhỏ: nhái, cua, ốc.  Môi trường sống nhỏ bé  tầm nhìn hạn hẹp, ít hiểu biết quanh. GV chuyển ý . [?] Sự kiện nào đã làm thay đổi cuộc sống của ếch ? - Trời mưa to, nước giếng dâng lên , đưa ếch ra ngoài. [?] Lúc này có gì thay đổi trong hoàn cảnh sống của ếch? - Không gian rộng ,ếch có thể đi khắp nơi. [?] Vậy Ếch có nhận ra sự thay đổi đó không? Vì sao? - Không, vì kiến thức nông cạn [?] Những cử chỉ nào nói lên điều đó? - Ếch nhâng nháo nhìn bâu trời, nghênh ngang đi lại, chả thèm để ý xung quanh. [?] Kết cục, chuyện gì đã xảy ra với ếch? - Kết cục: Bị một con trâu di qua giẫm bẹp [?] Theo em, vì sao ếch lại bị giẫm bẹp? - Vì ếch quá chủ quan, kiêu ngạo [?] Qua truyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? - Không được huênh hoang, kiêu ngạo để chuốc hoạ vào thân. ? Truyện nhằm phê phán và khuyên nhủ người ta điều gì? - Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. GV: Dù môi trường sống, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộng tẩm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình để tự khắc phục, phải cố gắng biết nhìn xa trông rộng. Không nên chủ quan kiêu ngạo, coi thường người khác. Những bài học có ý nghĩa nhắc nhở, khuyên bảo tất cả mọi người, ở mọi lĩnh vực, nghề nghiệp, công việc cụ thể. [?] Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong VB mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa truyện? - Ếch cứ tưởng bầu trời…… vị chúa tể. - Nó nhâng nháo,…….giẫm bẹp. [?] Em hiểu gì về nghệ thuật xây dựng truyện ngụ ngôn qua truyện “Ếch ngồi đáy giếng”? - Ngắn gọn, mượn chuyện về loài vật để nói điều khuyên răn bổ ích đối với con người. - Cách kể bất ngờ, hài hước. GV: Từ câu chuyện này, dân gian ta có câu thành 2. Ếch ra khỏi giếng: - Trời mưa to, nước dân lên đưa ếch ra khỏi giếng. - Ếch nhâng nháo, nghênh ngang đi lại không để ý đến xung quanh nên bị trâu giẫm bẹp.  chủ quan, kiêu ngạo * Ý nghĩa văn bản: - Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang. - Khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo. ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” - chỉ "những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp". Sau nữa, lại từ thái độ nhâng nháo "coi trời bằng vung" của ếch mà thành ngữ này còn hàm ý nói về sự chủ quan, coi thường thực tế. Số phận của những người đó, nếu không giống như con ếch huênh hoang, hợm hĩnh nọ, thì chí ít, họ cũng phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì sự đã rồi. Hoạt động 4: Tổng kết * GV chốt lại nội dung bài học. HS đọc ghi nhớ III. Tổng kết *Ghi nhớ S/101 3. Hướng dẫn tự học: - Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm theo đúng trìnht ự sự việc. - Tìm 2 câu văn trong VB mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa - Đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác 4. Dặn dò: - Học bài “Ếch ngồi đáy giếng” - Chuẩn bị bài “Thầy bói xem voi” 1/ Đọc văn bản, tóm tắt 2/ Nêu cách xem và phán về voi? Kết quả ra sao? 3/ Bài học gì được rút ra từ VB? Tiết 40 Ngày dạy: Văn bản: THẦY BÓI XEM VOI (Truyện ngụ ngôn) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể diễn cảm truyện. II. Chuẩn bị: HS: SGK, chuẩn bị bài ở nhà GV: SGK, SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng  bài soạn III. Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: 1/ Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? 2/ Kể lại truyện “Ếch ngồi đáy giếng và nêu ý nghĩa truyện? 2. Bài mới: Họat động của thầy và trò Bài ghi Hoạt động 1: Giới thiệu bài Bên cạnh truyện ngụ ngôn mượn truyện loài vật nói chuyện con người, còn có những chuyện mượn chính con người để nói ngay về con người và qua các nhân vật ngụ ngôn còn cho ta sự hấp dẫn và buồn cười, vì tính hài hước của nó. Đó là nội dung bài học hôm nay. Họat động 2: Tìm hiểu chung HS đọc văn bản – tìm hiểu CT/103 [?] Truyện có mấy nhân vật chính? Các nhân vật đó có chung đặc điểm gì? - Năm thầy bói mù ế khách. [?] Tình huống câu chuyện được giới thiệu ntn? Có gì buồn cười hấp dẫn? - Năm thầy bói hỏng mắt, ế hàng, chưa biết hình thù con voi. - Rủ nhau xem voi, sờ bằng tay. I. Tìm hiểu chung * Bố cục: 3 phần  Tình huống ngắn gọn, buồn cười. [?] Có thể chia văn bản thành mấy phần? Nội dung từng phần? Bố cục: 3 phần - Từ đầu  sờ đuôi : Năm thầy bói ế khách, rỗi việc rủ nhau cùng xem voi. - Tiếp theo  chổi sể cùn : Mỗi thầy sờ một bộ phận và có các kết luận khác nhau về voi. - Phần còn lại: Cuối cùng không ai chịu mình sai, đánh nhau chảy máu. - Từ đầu  sờ đuôi : MB - Tiếp theo  chổi sể cùn : TB - Phần còn lại: KB Họat động 2: Đọc hiểu văn bản [?] Cách xem voi của các thầy có gì đặc biệt? - Dùng tay để xem voi, mỗi thầy sờ một bộ phận [?] Mượn chuyện xem voi oái oăm này, nhân dân muốn biểu lộ thái độ gì đối với thầy bói? ⇒ Giễu cợt, phê phán cách xem voi của các thầy bói, xem voi thế nào xem bói thế nấy. [?] Sau khi sờ voi, các thầy bói lần lượt phán về voi như thế nào? - Con voi nó giống: + Con đỉa + Cái đòn càn + Cái quạt thóc + Cái cột đình + Cái chổi xể cùn [?] Em có nhận xét gì về những nhận thức của thầy bói về voi? ⇒ Nhận thức chỉ đúng một bộ phận [?] Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả voi? Nhằm tác dụng gì? - Hình thức ví von (so sánh) và từ láy đặc tả hình thù con voi - Sự lặp lại sự việc xem voi => Làm cho câu chuyện sinh động, tô đậm cái sai lầm về cách xem voi và phán về voi của các thầy. [?] Cả năm thầy đều phán sai về con voi nhưng ai cũng khăng khăng cho là mình đúng, điều đó thể hiện thái độ gì? Thái độ đó dẫn đến kết quả ra sao? - Thể hiện thái độ chủ quan, sai lầm; đầy tự tin  đánh nhau toác đầu, chảy máu. [?] Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ nào? + Khẳng định ý kiến của mình. [?] Nguyên nhân của những sai lầm ấy? - thái độ chủ quan  Cách xem phiến diện, dùng bộ phận để nói toàn thể. * GV: Tóm lại là sai ở phương pháp nhận thức. [?] Các thầy bói đánh nhau toác đầu chảy máu II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Cách xem voi của các thầy bói: - Mỗi người sờ vào một bộ phận con voi. - Phán: + Sờ vòi – con đỉa + Sờ ngà – đòn càn + Sờ tai – quạt thóc + Sờ chân – cột đình + Sờ đuôi – cái chổi sể cùng  Nhận thức đúng một bộ phận nhưng không đúng về toàn bộ con voi. 2. Thái độ mỗi thầy với ý kiến của người khác: - Khẳng định ý kiến của mình, phủ định ý kiến người khác  đánh nhau toác đầu, chảy máu  chủ quan có phải là nói quá sự thật không hay đó chính là nghệ thuật phóng đại? [?] Tác dụng của nghệ thuật ấy? - Tạo tiếng cười hài hước kín đáo - Châm biếm thói hồ đồ của nghề bói [?] Qua truyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? - Sự vật, hiện tượng rộng lớn gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu chỉ mới biết một mặt, một khía cạnh mà đã cho rằng đó là toàn bộ sự vật thì dễ sai lầm. - Muốn hiểu biết về sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. - Phải có cách xem xét sự vật cho phù hợp với mục đích. - Lắng nghe ý kiến người khác và xem lại ý kiến của mình, không nên chủ quan, tự tin quá mức trở thành bảo thủ. [?] Mượn sự việc này, ND ta muốn khuyên răn điều gì? ⇒ Không nên chủ quan trong nhận thức sự vật. Muốn nhận thức đúng sự vật phải xem xét toàn diện. * Ý nghĩa văn bản: Khuyên con người khi tìm hiểu về sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện. Hoạt động 4: Tổng kết * GV chốt lại nội dung bài học. HS đọc ghi nhớ III. Tổng kết: *Ghi nhớ S/103 3. Hướng dẫn tự học: - Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc. - Nêu ví dụ về trường hợp đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “Thầy bói xem voi” và hậu quả của việc đánh giá sai lầm này. 4. Dặn dò: - Học bài “Danh từ” - Chuẩn bị bài “Danh từ (tiếp theo)” 1/ Đọc mục I.1,2,3 2/ Tìm danh từ chung và riêng 3/ Cách viết danh từ riêng? 4/ Xem luyện tập . cảnh thực tế. - Kể lại được truyện. II. Chuẩn bị: HS: SGK, chuẩn bị bài ở nhà GV: SGK, SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng  bài soạn III. Tiến trình. cảnh thực tế. - Kể diễn cảm truyện. II. Chuẩn bị: HS: SGK, chuẩn bị bài ở nhà GV: SGK, SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng  bài soạn III. Tiến trình

Ngày đăng: 28/09/2013, 19:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan