Tập đọc 3. Nhà Rông ở Tây Nguyên (hội giảng)

5 10.2K 188
Tập đọc 3. Nhà Rông ở Tây Nguyên (hội giảng)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG TIỂU HỌC DIÊN THỌ KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN : 15 LỚP : BA MÔN : TẬP ĐỌC Tiết: 45 TỰA BÀI:Nhà rông Tây Nguyên NGÀY DẠY: 02/12/2009 II/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: a) Kiến thức: - Hiểu đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt công đồng Tây Nguyên gắn với nhà rông. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). b) Kỹ năng: - Bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể, nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên. c) Thái độ: Hs biết yêu thích cảnh sinh hoạt cộng đồng. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. Máy Vi tính. Projector. * HS: SGK, vở. III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Hát.1’ *Tiết học hôm nay, thầy cùng các em vui mừng được chào đón quý thầy cô trong Ban giám khảo về dự giờ thăm lớp. Đề nghò các em hoan nghênh. Slide 3 Bài cũ: Hũ bạc của người cha 5’ Slide 4 Các em hãy cho biết, tiết Tập đọc hôm trước, em học bài gì? (Hũ bạc của người cha) * Mời 1 em đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: “Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?” - (1 học sinh đọc; trả lời: Ông lão muốn con trai trở thành người siêng năng, chăm chỉ tự kiếm bát cơm.) + Em đọc hay, trả lời đúng. Thầy ghi em điểm:……. (+Em đọc còn… Lần sau hãy cố gắng hơn, để động viên, thầy ghi em điểm:……) 1.* Tiếp theo, 1 em hãy đọc đoạn 2 và cho biết, “Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?”. - (1 học sinh đọc; trả lời: Ông lãovứt tiền xuống ao để thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không. Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà con không xót nghóa là tiền ấy không phải tự tay con vất vả làm ra.) + Em đọc tốt, nêu được nội dung trả lời, hiểu bài. Thầy ghi em điểm:……. (+Em đọc còn… Lần sau hãy cố gắng hơn, để động viên, thầy ghi em điểm:……) 2.* Hãy đọc đoạn 3, qua đó nêu được “Người con đã làm lụng và vất vả và tiết kiệm như thế nào?” - (1 học sinh đọc; trả lời: Anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được hai bát gạo. Ba tháng anh dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về) + Em đọc diễn cảm, trả lời đúng. Thầy ghi em điểm:……. (+Em đọc còn… Lần sau hãy cố gắng hơn, để động viên, thầy ghi em điểm:……) * Một em hãy đọc phần còn lại và “Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghóa của truyện này.”. - (1 học sinh đọc; trả lời: Có làm lụng vất vả mới yêu quý đồng tiền. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.). + Em đọc tốt, tìm đúng những câu nói lên ý nghóa của câu chuyện. Thầy ghi em điểm: …. (+Em đọc còn… Lần sau hãy cố gắng hơn, để động viên, thầy ghi em điểm:……) - Gv nhận xét bài kiểm tra của các em: Qua phần kiểm tra bài cũ, các em đều thuộc bài, trả lời đúng nội dung các câu hỏi. Như vậy là các em về nhàđọc bài. Thầy tuyên dương cả lớp. Giới thiệu và nêu vấn đề.1’ slide 8 Giới thiệu bài: Ngôi nhà này có gì khác lạ? (Có sàn, mái cao, nhà rộng) Đây không phải là nhà bình thường, nó là một ngôi nhà đặc biệt, là niềm tự hào của đồng bào Tây Nguyên. Hôm nay, thầy và các em sẽ tìm hiểu kỹ hơn về ngôi nhà này qua bài tập đọc: “Nhà rông Tây Nguyên” Mời em …… nhắc lại. (Sau đó, nhiều em nhắc lại) Giáo viên ghi bảng: “Nhà rông Tây Nguyên” Phát triển các hoạt động.28’ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY H.ĐỘNG CỦA TRÒ TTRÌNH * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhòp các câu, đoạn văn. - Cách tiến hành: * Nào, cả lớp hãy lắng nghe thâøy dọc • Gv đọc diễn cảm toàn bài. (Có đọc tên tác giả – Ghi tên tác giả) - Gv nêu giọng đọc: Đối với bài này, các em cần chú ý: Giọng đọc chậm rãi, nhấn giọng những từ : bền chắc, không đụng sàn, khi, không vướn mái, thờ thần làng, tiếp khách, ngủ tập trung. - Gv mời đọc từng câu: * Giờ, thâøy mời các em đọc nối tiếp câu của bài tập đọc. Mỗi em đọc một câu, các câu ngắn thì em đọc luôn 2 câu. - Giáo viên chữa ngay các từ trong quá trình học sinh đọc sai. * Trong qua trình đọc, các em còn sai một số từ sau: ………… Giáo viên ghi từ cần chữa lên bảng (phần luyện đọc), nêu âm (vần) cần lưu ý - giáo viên đọc, cho PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành. HT : Lớp, cá nhân, nhóm Học sinh lắng nghe. Hs đọc từng câu. Rút từ luyện đọc Học sinh luyện đọc từ khó. Nhiều học sinh nhắc lại vài học sinh đọc. * Khi đọc các câu dài, các em cần nghỉ hơi đúng chỗ: Trong câu: - Nó phải cao / để đàn voi đi qua mà không đụng sàn/ và khi múa rông chiêng trên sàn,/ ngọn giáo không vướng mái.// Thầy đã ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng những chỗ nào? * Hay câu: - Theo tập quán của nhiều dân tộc,/ trai làng từ 16 tuổi/ chưa lập gia đình/ đều ngủ tập trung nhà rông để bảo vệ buôn làng.// * Thầy mời một em đọc lại các câu trên. * Nào, cả lớp cùng đọc lại. - Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp: *Bây giờ, lớp chúng ta đọc nối tiếp đoạn. Không được đánh số thứ tự như các bài tập đọc trước, các em hãy tìm các đoạn của bài văn? * Chúng ta có thể gọi tên từng đoạn như sau: + Đoạn 1: (5 dòng đầu) Nhà rông rất chắc và cao. + Đoạn 2: (7 dòng tiếp) gian đầu của nhà rông. + Đoạn 3: (3 dòng tiếp) gian giữa với bếp lửa. + Đoạn 4: (còn lại) công dụng của gian thứ 3. Thầy mời 4 em đứng lên đọc 4 đoạn. Cả lớp theo dõi. - Gv cho Hs giải thích các từ khó: * Trong đoạn 1 có từ “rông chiêng”. Hãy tìm hiểu từ ngữ này?- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. * Đoạn 2: - Em hiểu “nông cụ” là gì? * Đoạn 3: Trong đoạn này có nói đến già làng. Các em hãy xem hình ảnh. Thầy có từ “già làng”. * Những đồ vật này khá quen thuộc với chúng ta. * Đoạn 4. * Bây giờ các em sinh hoạt nhóm bàn, 2 em đầu tiên mỗi em đọc một đoạn; em đọc cuối đọc luôn đoạn 4 của bài. - Gv cho 4 Hs thi đọc từng đoạn trong nhóm: * Các tổ đã đọc xong, bây giờ các nhóm sẽ thi đua đọc. 3 em bàn……. đọc thi với 3 em bàn…… . Qua thi đua, thầy thấy các nhóm đều có cố gắng. Riêng nhóm…… đọc tốt hơn, đề nghi tuyên dương Chiếu câu “……” Học sinh chú ý, phát hiện chỗ nghỉ hơi và nhấn giọng. Một học sinh đọc lại. Một học sinh đọc lại. 1 em đọc lại cả 2 câu. Cả lớp đồng thanh. (Bài văn gồm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng được xem là một đoạn) - Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghóa từ.(4 đoạn) Hs giải nghóa từ khó: “Rông chiêng: một điệu múa của dồng bào Tây Nguyên”. “Nông cụ: đồ dùng để làm ruộng (cuốc, cày, bừa, liềm, hái,…) Hs đọc từng đoạn trong nhóm. 3 Hs thi đọc 4 đoạn nối tiếp trong bài. Slide 9 Slide 10 nhóm…… Trong đó, em …………… to, rõ nhất. Đề nghò tuyên dương………. * Thầy mời cả lớp đọc lại toàn bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Cách tiến hành: * Các em đã đọc toàn bộ bài đọc, bây giờ thầy hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung nhé. * Đoạn 1 có Tiêu đề “Nhà rông rất chắc và cao”. Để xem nhà rông chắc thế nào, cao ra sao, cả lớp cùng tìm hiểu đoạn 1 - Gv yêu cầu cả lớp đọc đoạn 1. Trả lời câu hỏi: 1.Vì sao nhà rông phải chắc và cao? (Học sinh trả lời từng ý, giáo viên cho học sinh xem hình, chốt lại ý đúng) *** Mái nhà rông được thiết kế cao, nhọn, thuận chiều gió để tránh sức cản của gió bão; thuận lợi cho việc múa rông chiêng hoặc tụ họp. Sàn được thiết kế cao, vì Tây nguyên, đồng bào dùng voi là phương tiện vận chuyển rất đặc biệt. * Đoạn 2 đi sâu miêu tả về gian đầu của nhà rông .- Gv gọi 1 Hs đọc đoạn 2. 2. Gian đầu của nhà rông đựơc trang trí như thế nào? * Rút từ “chiêng trống”: (Xem hình)Người Tây Nguyên rất thích múa hát và đặc biệt họ thường hát múa vào các dòp lễ hội. Khi hát múa, học thường khua chiêng, đánh trống vang lừng. Văn hoá cồng chiêng của họ được thế giới công nhận là một trong những di sản của thế giới. * Còn 2 gian nhà nữa. Thầy và các em tiếp tham quan nhé. Gv yêu cầu Hs đọc đoạn 3, 4. - Gv yêu cầu Hs thảo luận theo tổ. Câu hỏi: 3. Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông? - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: (xem tranh: gian giữa rộng, dùng tiếp khách) Vì gian giữa là nới có bếp lửa, nơi các già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, nơi tiếp khách của làng. Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải. HT : Lớp, cá nhân, nhóm 1 Hs đọc, cả lớp dọc thầm đoạn 1. Nhà rông phải chắc để dùng lâu dài, chòu đựơc gió bão; chứa đựơc nhiều người khi hội họp, tụ tập nhảy múa. Sàn cao để voi đi qua không đụng sàn mái cao khi múa ngọn giáo không vướng mái. Cả lớp đọc thầm đoạn 2: Gian đầu là nơi thờ thần làng nên bài trí rất trang nghiêm: một giỏ mây chứa đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung quanh hòn đá thần treo những cành hoa đang bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lạiï, chiêng trống dùng để cúng tế Hs đọc đoạn 3, 4. Hs thảo luận. Đại diện các tổ đứng lên phát biểu ý kiến của tổ mình. Hs nhận xét. Slide 11 Slide 12 Slide 13 Slide 14 Slide 15 - GV hỏi: Từ gian thứ 3 dùng để làm gì? - Gv hỏi: Em nghó gì về nhà rông Tây Nguyên sau khi đã xem tranh, đọc bài giới thiệu nhà rông? * Bài văn đã miêu tả được nét độc đáo của nhà rông. Thầy mời 1 em đọc lại toàn bài để cả lớp cùng tìm hiểu nội dung bài. + Nội dung của bài là gì? * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Mục tiêu: Giúp các em đọc đúng. - Gv đọc diễn cảm toàn bài. - Gv cho 4 Hs thi đua đọc 4 đoạn trong bài. - Gv cho một vài Hs đọc lại cả bài. - Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay Là nơi ngủ, tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng Hs phát biểu ý kiến cá nhân. + độc đáo; + lạ mắt; + tiện lợi; + thật đặc biệt, voi có thể di qua mà không đụng gầm sàn; + thể hiện nết đẹp văn hoá của người Tây Nguyên 1 học sinh đọc lại toàn bài. Nhà rông Tây nguyên rất độc đáo. Đó là nơi sinh hoạt công cộng của buôn làng, nơi thể hiện nét đẹp văn hoá của đồng bào Tây Nguyên. Hs thực hành. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT : Lớp, cá nhân, nhóm Hs lắng nghe. 4 Hs thi đọc 4 đoạn trong bài. Một vài Hs đọc lại cả bài. Hs nhận xét. Slide 16 5. Tổng kết – dặn dò . 1’ Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi. Chuẩn bò bài:Đôi bạn. Nhận xét bài . ngôi nhà này qua bài tập đọc: Nhà rông ở Tây Nguyên Mời em …… nhắc lại. (Sau đó, nhiều em nhắc lại) Giáo viên ghi bảng: Nhà rông ở Tây Nguyên Phát triển. : BA MÔN : TẬP ĐỌC Tiết: 45 TỰA BÀI :Nhà rông ở Tây Nguyên NGÀY DẠY: 02/12/2009 II/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: a) Kiến thức: - Hiểu đặc điểm của nhà rông và những

Ngày đăng: 28/09/2013, 18:10

Hình ảnh liên quan

Giáo viên ghi bảng: “Nhà rông ở Tây Nguyên” - Tập đọc 3. Nhà Rông ở Tây Nguyên (hội giảng)

i.

áo viên ghi bảng: “Nhà rông ở Tây Nguyên” Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan