Đặt vấn đề vào bài gây hứng thú hoc hóa 9

13 1.8K 31
Đặt vấn đề vào bài gây hứng thú hoc hóa 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT TÁNH LINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. - - - * * * - - - - - - o O o - - - Đức Phú, ngày 15 tháng 4 năm 2010 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ĐẶT VẤN ĐỀ VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC 9 * Kính gửi: - HĐKH Trường THCS Đức Phú - HĐKH Phòng GD&ĐT Tánh Linh * Tôi tên: Mai Thiện Chánh - Hiện là Giáo viên đang công tác tại Trường THCS Đức Phú. - Công việc đang đảm nhận : giảng dạy môn Hóa học – Sinh học lớp 9, tổ trưởng chuyên môn. Hưởng ứng tinh thần viết SKKN phục vụ phong trào dạy và học, theo công văn số 202/HD/SGD&ĐT-VP Ngày 24/10/2007 của Sở Giáo dục & Đào tạo Bình Thuận về việc hướng dẫn viết, đánh giá, xếp loại SKKN năm học 2009-2010 và hướng dẫn thực hiện quy trình làm SKKN của Phòng GD&ĐT Tánh Linh ngày 9/11/2007 ; nay bản thân có 01 SKKN với đề tài : “ĐẶT VẤN ĐỀ VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC 9” Xin được trình bày như sau đây. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “Mở đầu là một nghệ thuật vĩ đại” – Longfellow Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Mỗi bài học đều có phần mở đầu thuyết phục, vì ba phút mở đầu sẽ dẫn dắt cả tiết học. Thực tế đã chứng minh rằng: Chỉ khi nào có sự chuẩn bị sẵn sàng, học sinh mới có thể học tốt. Mở đầu bài giảng là một trong những yếu tố quyết định tính toàn vẹn của bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh, tạo không khí hứng khởi cho các em khi bắt đầu vào bài học mới. Một giờ học mở đầu tốt coi như đã thành công được một nửa. Mặt khác, phương pháp là vấn đề của cá nhân, và không thể có phương pháp nào là “vạn năng”; là cách tiếp cận và giải quyết riêng của mỗi người thầy, không thể liệt kê hết sự đa dạng về hình thức và sắc thái của mỗi người. Người thầy dạy theo kiểu khơi gợi là không chỉ dạy chuyên môn mà còn chú tâm đến dạy cho học sinh phương pháp tư duy. Một thực tiễn và cũng là kinh nghiệm quý giá là “Kiến thức không thể có được từ việc học thuộc lòng những sự kiện rời rạc mà chỉ có thể có được từ khả năng phân tích, tổng hợp và suy luận”. Tôi thật sự thuyết phục bởi những người thầy có cách nói truyền cảm, giải thích rõ ràng, thấu đáo, biết khơi gợi vấn đề để học sinh suy nghĩ thêm; người thầy đi từ những nhận xét đơn giản, từ những điều cụ thể, dẫn tới những nhận định có tính tổng hợp, khái quát và phức tạp hơn; cách dùng thuật ngữ cũng bắt đầu từ những thuật ngữ thông thường trước khi giới thiệu thuật ngữ chuyên môn. Hơn thế nữa, các ý tưởng mới mẻ bao giờ cũng giống như những cái chồi non mới nhú, nếu chúng ta bị chi phối hoàn toàn bởi thói quen cố hữu thì không bao giờ có thái độ khuyến khích chồi non phát triển. Ngược lại còn có khuynh hướng ngăn chặn những chiếc chồi non đó, bởi chúng có vẻ như đi chệch khỏi cái đang phổ biến (thịnh hành). Nó chỉ có ở người có cách nhìn khác với số đông mới phát hiện được. Với cách nhìn thấu đáo và tâm huyết, người thầy chân chính bao giờ cũng biết nhận ra những “chồi non” mới nhú từ những học sinh thân yêu của mình và biết cách giúp đỡ cho nó phát tiển. Mặt khác, hóa học là môn học thực nghiệm và có ý nghĩa rất quan trọng của khoa học đời sống hàng ngày, việc yêu thích và học tốt bộ môn này ở đa số học sinh phổ thông đang là vấn đề khó chung của ngành giáo dục và giáo viên dạy hóa nói riêng. Xuất phát từ những lý do, mục đích, ý nghĩa nói trên, tôi đã nghiên cứu cẩn thận và mạnh dạn chọn - thực hiện đề tài này: Đề tài ĐẶT VẤN ĐỀ VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC 9. Trong thời gian áp dụng vừa qua, đề tài đã đạt được những thành công đầu tiên trong sự nghiệp giáo dục của bản thân nói riêng và sự nghiệp giáo dục của nhà trường – nơi tôi đang công tác nói chung, được đa số học sinh khối lớp 9 ủng hộ và lực lượng GVBM khối 9 quan tâm góp ý phối hợp. II. NỘI DUNG CỤ THỂ : A. CHUẨN BỊ Từ ý tưởng đã có tôi đã bắt tay vào công việc chuẩn bị, quy trình như sau: 1. Điều tra Thực hiện điều tra ở một số giáo viên bộ môn và học sinh khối 9 bằng những phiếu điều tra trắc nghiệm, mỗi phiếu với một vấn đề điều tra, kết quả như sau: - 98 % HS đồng ý “rất yêu thích và hứng thú với những bài học bắt đầu bằng sự kích thích, không khí thật vui vẻ”. - 5 % HS chấp nhận sự vào bài của thầy cô một cách trực tiếp và chịu học thuộc lòng. - 75% HS tỏ ra rất căng thẳng với khâu kiểm ta bài cũ trước khi vào bài mới. - 83 % HS hào hứng với việc giải quyết được vấn đề đầu bài của giáo viên đưa ra vào cuối tiết học. - 98% HS đều chú ý tập trung khi một người thầy khơi gợi vấn đề đầy mâu thuẫn, thắc mắc trước một bài mới. - 95 % tiết học hóa trong học kỳ 1 vào bài với sự hứng khởi, xếp loại tiết học “Tốt”. - 50 % HS chưa yêu thích và học tốt bộ môn hóa học. - 90 % giáo viên quan sát thấy HS không thật sự quan tâm khi giáo viên vào bài trực tiếp; ghi luôn tiêu đề bài học. - 90 % giáo viên bộ môn thấy hiệu quả cao trước khi ra khỏi lớp với một tiết học mở đầu bài giảng tốt. - 50 % giáo viên chọn cách vào bài nhanh để đảm bảo thời gian giảng giải. 2. Xây dựng các kiểu vào bài gây hứng thú. - Việc xây dựng các kiểu, hình thức vào bài phụ thuộc vào mỗi bài học cụ thể và thời gian cho phép và đã đựơc giáo viên bộ môn thực hiện trong soạn giảng. Bao gồm một số kiểu vào bài như liệt kê trong “QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN”. - Các loại tranh ảnh, hóa chất cần thiết cho vào bài ở từng tiết học. - Các thông tin, tư liệu bổ sung kiến thức. B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 1. Nắm kĩ phân phối chương trình và soạn giảng trước bài mới. Được phân công giảng dạy môn hóa học ở 4 lớp thuộc khối 9 năm học 2009 – 2010 của trường THCS Đức Phú, và giảng dạy Hóa 9 ở 5 năm liền, bản thân luôn coi phân phối chương trình và việc soạn giảng là điểm xuất phát cho từng tiết học mong có hiệu quả. Nắm chắc phân phối chương trình là một vấn đề không kém phần quan trọng, qua đó giúp giáo viên có cơ sở hệ thống hóa kiến thức, bộ môn hóa học mang tính logic từ khối 8, các bài học mang tính kế thừa nên giáo viên sẽ không nhầm lẫn, giới thiệu bài mà người học có thể đã học đã biết hoặc quá khó cho học sinh. Bố cục của một giáo án là điểm chung áp dụng của giáo viên môn Hóa toàn ngành giáo dục trong Huyện nhà, do đó việc đặt nội dung vào bài là điều thuận lợi cho giáo viên, vị trí sẽ sau phần kiểm tra bài cũ hoặc thay phần kiểm tra bài cũ đối với các bài học đầu chương, đầu học kỳ. 2. Thực hiện trên lớp Đối với mỗi kiểu bài lên lớp, mỗi bài học cụ thể và thời gian cho phép, hình thức mở đầu có khác nhau. Bí quyết thành công ở đây là sự đa dạng và sáng tạo. Giáo viên đã mở bài bằng cách làm một điều gì khác thường hay bất ngờ khiến cho HS phải ngạc nhiên. Quá trình thực hiện đã linh động trong 8 kiểu mở đầu như sau: 2.1. Vào bài theo phương pháp dẫn dắt logic: Với cách vào bài này, giáo viên đã dẫn dắt từ kiến thức cũ sang bài mới bằng mối liên hệ logic hoặc đi từ kiến thức tổng thể chung đến kiến thức bộ phận của bài học. * Ví dụ cụ thể minh họa: - Học bài mới: Tính chất hóa học của muối. Các em đã biết axit là hợp chất có 2 thành phần trong phân tử là hiđô và gốc axit, còn bazơ thì có 2 thành phần phân tử là kim loại và nhóm hiđrôxit (-OH), cũng giống như A có kẹo và B có bánh, khi A và B trao đổi cho nhau thì sẽ được những cặp đôi như thế nào? Điều kiện nào mới trao đổi được? Bài học hôm nay, Thầy trò chúng ta sẽ làm rõ một hợp chất là sản phẩm giữa axit tác dụng với bazơ, và loại phản ứng trao đổi trong hóa học. 2.2. Vào bài theo phương pháp kể chuyện: Với cách vào bài này, giáo viên đã kể một câu chuyện nhỏ và vui, rồi từ tình huống hay vấn đề trong câu chuyện để dẫn vào bài học. * Ví dụ cụ thể minh họa: - Học bài mới: Nhôm Truyện kể trích: Nhà viết sử cổ đại Plini Bố có kể lại một sự kiện lý thú từng xảy ra gần hai ngàn năm về trước. Một hôm, một người lạ đến gặp hoàng đế La Mã Tibêri. Người đó mang tặng hoàng đế một cái chén do chính mình làm ra từ một thứ kim loại lấp lánh như bạc, nhưng lại rất nhẹ. Người thợ nói rằng, anh ta lấy được thứ kim loại mà chưa ai biết này từ đất sét. Có lẽ Tibêri ít khi bận tâm biết ơn ai, và ông ta cũng là một hoàng đế thiển cận. Sợ rằng, thứ kim loại mới với những tính chất tuyệt vời của nó sẽ làm mất hết giá trị của đống vàng và bạc đang cất giữ trong kho, nên vị hoàng đế này đã ra lệnh chém đầu người phát minh và phá tan xưởng của anh ta để từ đấy về sau không còn ai dám sản xuất thứ kim loại “nguy hiểm” ấy nữa. Mãi đến thế kỷ XVI, tức là khoảng một ngàn năm trăm năm về sau, lịch sử của Kim loại này mới được ghi thêm một trang mới. Vị y sự kiêm nhà vạn vật học đầy tài năng người Đức là Philip Aureon Teofrat Bombat Fôn Hôhengây (Philippus Aureolus Theophratus Bombastus Von Hohenheim) - người đã đi vào lịch sử với biệt danh là Paratxen, đã làm được điều đó. Khi nghiên cứu các chất và các khoáng vật khác nhau trong đó có cả các loại phèn, nhà bác học này đã xác định được rằng, chúng là “muối của một loại đất chứa phèn nào đó” mà thành phần của nó có chứa oxit của một kim loại chưa ai biết; thứ oxit này về sau được gọi là đất phèn. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của kim loại phổ biến thứ 3 trong vỏ Trái Đất. - Học bài mới: Sắt (Truyện kể trên powerpoint, xem files đính kèm) 2.3. Vào bài bằng việc liên hệ thực tế: Giáo viên qua một câu chuyện, một ví dụ thực tế rồi dẫn dắt vào bài mới. Kiểu vào bài này giúp học sinh có hứng thú trong học tập, mong muốn giải thích được các hiện tượng xung quanh các em, ngoài ra nó còn làm cho học sinh yêu thích môn học do thấy được mức độ quan trọng của hóa học trong đời sống hàng ngày. * Ví dụ cụ thể minh họa: - Tiết 2 của bài: Một số bazơ quan trọng Trong nông nghiệp, để khử chua đất trồng người ta đã làm gì? (bón vôi); và trên thế giới có một số trận mưa axit mà nước mưa có pH 3 ≤ . Nước mưa này đã tích tụ ở sông hồ đã giết chết cá và nhiều loài sinh vật khác sống trong nước. Để bảo vệ nguồn thủy sản này, người ta dùng nhiều biện pháp cải tạo môi trường để có pH =7. vậy cơ sở khoa học của các việc làm trên là gì? pH là gì?-> Vào bài mới. - Học bài: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Ngoài tính thẩm mĩ, tại sao ta dùng sơn trên các cánh cửa sắt, tại sao vỏ tàu thủy bị mòn rồi thủng; và hàng năm, thế giới mất đi khoảng 15% lượng gang thép luyện được do kim loại bị ăn mòn. Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại? Tại sao và có những biện pháp gì để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn? -> Vào bài mới. 2.4. Vào bài theo phương pháp trực quan: Ở cách vào bài này, Giáo viên cho HS xem những vật thật, mô hình, bức tranh … thường tạo nên những ấn tượng mạnh. Thông qua các phương tiện trực quan, học sinh sẽ ngày càng hứng thú, mong chờ tiết học hóa và yêu thích bộ môn hơn. Cách vào bài này đặc biệt thích hợp với việc ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo viên có thể truy tìm các hình ảnh, mô hình, tranh, phim thí nghiệm… minh họa trên các phương tiện hỗ trợ như internet, sách báo… Mặt khác, đây cũng là cách vào bài hiệu quả khi giáo viên sử dụng và phát huy tác dụng của các đồ dùng dạy học có tại phòng thiết bị, dụng cụ thí nghiệm hoặc tự chế tác trong đời sống hàng ngày. * Ví dụ cụ thể minh họa: - Học bài: Sắt Em có muốn làm họa sĩ, hãy theo từng bước, điều bất ngờ…. Bước 1: Bước 2: Bước 3: Bước 4: Thế nào? Chân dung của bạn là khuôn mặt hiền hay giữ, chắc là đang giận giữ phải không?. Không sao, miễn ta vui. Hãy quay 180 o bức tranh, bạn bất ngờ trở thành một học sinh ngoan vì đã tập viết được Kí hiệu hoá học của kim loại Sắt rồi đó… -> vào bài tìm hiểu về Fe. - Học bài: Tính chất vật lý của kim loại: Giáo viên sử dụng các hình ảnh hoặc đồ vật bằng kim loại: (Xem phụ lục - ảnh 1) Các ứng dụng trên đều có cơ sở từ tính chất vật lý của kim loại, vậy kim loại có những tính chất vật lý nào, một hình ảnh trên các em sẽ ghép được với một tính chất vật lý sau khi kết thúc tiết học này -> bài mới. - Tiết 1 bài: Một số bazơ quan trọng – NaOH Giáo viên tiến hành thí nghiệm nhỏ: (xem phụ lục – ảnh 2) Một tờ giấy trắng dán lên bảng ở vị trí tên bài mới có ghi sẵn bằng dung dịch phenolphltalein đã khô không nhìn thấy: ; dùng que bông tẫm dung dịch NaOH và nhẹ nhàng quét lên mặt trước tờ giấy, lập tức hiện lên dòng chữ “A.Natrihiđrôxit (NaOH)” màu hồng. Tạo cho học sinh sự ngạc nhiên và muốn giải thích hiện tượng -> vào bài. Bài học sẽ được giải thích bằng TCHH của dd NaOH làm phenolphtalein từ không màu thành màu hồng; giúp góp phần hình thành cho học sinh một thế giới quan duy vật biện chứng, không tin vào ma thuật huyền bí… - Học bài: Rượu Etylic A.Natrihiđrôxit (NaOH) Bằng hình ảnh khơi gợi kiến thức (Xem phụ lục - ảnh 3), học sinh muốn tìm hiểu ngay những con số trên các nhãn chai rượu và tính chất của rượu, bài học sẽ giúp các em hiểu rõ độ rượu và tính chất của rượu etylic. 2.5. Vào bài theo phương pháp đặt câu hỏi: Giáo viên đặt một câu hỏi thách đố, khêu gợi trí tò mò, sau đó dẫn dắt vào bài mới: * Ví dụ cụ thể minh họa: - Học bài: Nhiên liệu. Nhiên liệu là vấn đề được mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Vậy nhiên liệu là gì? Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả? “để trả lời câu hỏi trên chúng ta hãy nghiên cứu bài Nhiên liệu” - Học bài: Phân bón hóa học: Tại sao trên các bao phân bón có ghi các chữ: “N-P-K ; 20-20-15” v.v…Tại sao phải chọn đúng phân bón cho từng loại cây trồng? “để trả lời câu hỏi trên chúng ta hãy nghiên cứu bài Phân bón hóa học” Dạng vào bài này là hình thức thường sử dụng , vì ưu điểm là hỏi nhanh, thời gian không nhiều tuy nhiên tác dụng kích thích tính tò mò, tư duy của học sinh cũng không kém phần quan trọng. Sách giáo khoa hóa học 9 cũng có gợi ý dạng đặt vấn đề này sau mỗi tựa đề, giáo viên có thể tham khảo và sử dụng linh hoạt. 2.6. Vào bài theo phương pháp kiểm tra: Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi hay giải bài tập (học sinh đứng tại chỗ hoặc lên bảng) rồi từ kiến thức trong nội dung kiểm tra dẫn vào bài học. * Ví dụ cụ thể minh họa: - Học bài: Axetilen: Viết công thức cấu tạo thu gọn của etilen ? (CH 2 = CH 2 ); Tại sao khí etilen có thể làm mất màu dung dịch brom bằng phản ứng cộng? (Vì phân tử etilen có liên kết đôi trong phân tử, dễ bị đứt một liên kết kém bền để kết hợp thêm một phân tử brom). Giáo viên dẫn dắt: tương tự liên kết đôi, những chất có liên kết ba ( ≡ )trong phân tử cũng có khả năng tham gia phản ứng cộng, chúng ta cùng nghiên cứu một hợp chất có cấu tạo phân tử như thế -> vào bài mới Axetilen. 2.7. Vào bài theo phương pháp tổ chức hoạt động tập thể: Cho cả lớp giải một bài tập hay thực hiện một trò chơi, nhiệm vụ tương ứng bài sẽ học rồi dẫn dắt vào bài giảng. Cách thức này có tác dụng khuyến khích tinh thần học tập của học sinh, tăng cường tính thân thiện, đoàn kết nhóm học tập, học sinh được thể hiện nhóm mình với tập thể giúp tiết học sẽ sôi nổi hơn về sau. * Ví dụ cụ thể minh họa: - Bài : Metan Câu đố: Bốn “Hát” vây ở bốn bên “Cờ” nằm chính giữa tạo nên chất gì? Đố phụ lão, đố thiếu nhi Công thức cấu tạo viết đi ra liền Đố vui hỏi khó có phiền Em ngoan thi với bạn hiền lo chi H Đáp án: Metan - CTCT H – C – H H Trên cơ sở câu trả lời của HS, giáo viên cho đáp án và tuyên dương HS rồi vào bài giúp học sinh làm rõ kiến thức về hợp chất Metan. - Bài: Sơ lược bảng HTTH các nguyên tố hóa học – Tiết 2 Trò chơi nhóm: hãy chấm tiếp đầy đủ số electron và viết KHHH của các nguyên tố sau. (Xem ảnh minh họa 4); Giáo viên tuyên dương kết quả và dẫn dắt sự sai khác chu kỳ hay nhóm liên quan đến biến đổi tính chất hóa học của nguyên tố trong bảng ra sao? -> vào bài mới phần 2: Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 2.8. Vào bài theo phương pháp sử dụng các thông tin thời sự: Kiểu vào bài này được đánh giá cao về việc liên hệ thực tế, cập nhật thông tin nóng bỏng hàng ngày liên quan đến khoa học hóa học cần giải thích, làm rõ. Qua đó, học sinh ngày càng yêu thích bộ môn, tự giác theo dõi các tin tức liên quan và tự tìm cách trả lời bằng kiến thức đã học hoặc mang đến lớp nhờ giáo viên, bạn nhóm giải quyết. Với hình thức này, tuyệt đối thông tin phải chính xác, giáo viên không thể tự đưa ra thông tin mà không có minh chứng, khiến học sinh nghi vấn thông tin * Ví dụ cụ thể minh họa: - Học bài: Metan Giáo viên cung cấp thông tin: Sáng ngày 19/12/2002 xảy ra vụ nổ mỏ than tại mỏ than Suối Lại, Quảng Ninh làm 5 người chết và 5 người bị thương. Trên thế giới vừa qua cũng xảy ra nhiều vụ nổ mỏ than. Nguyên nhân do đâu? - > Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ vấn đề trên. - Học bài: Silic – Công nghiệp silicat. Ninh Thuận là một tỉnh có ngành nghề truyền thống lâu đời là sản xuất đồ gốm thủ công, Xi măng Hà Tiên là một trong những cơ sở nổi tiếng sản xuất xi măng ở nước ta, v.v… vậy đó là những ngành nghề thuộc lĩnh vực nào của hóa học, nguyên liệu và công đoạn tiến hành ra sao -> vào bài: Silic – Công nghiệp silicat. 3. Những khó khăn và hướng giải quyết. - Về mặt học sinh : - Về mặt Giáo viên: C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. D. Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG ĐỀ TÀI 1. Ý nghĩa - Sáng kiến này sẽ là góp phần không nhỏ trong mục tiêu giáo dục của cấp học THCS nói chung và các nhà trường nói riêng. - Kết quả vừa đem lại cho người học (học sinh THCS) những kĩ năng sống quý báu, làm việc học tập có tổ chức ,có tiến trình của khoa học, vừa khuyến khích sự chuyên cần, hứng thú trong con đường học tập cần thiết trong giai đoạn phổ cập THCS. - Phát huy được truyền thống Việt ngay từ khi các em còn ở tuổi thanh - thiếu niên. - Tạo một khối đoàn kết thống nhất trong nhà trường từ giáo viên đến học sinh. - Tạo ra một mô hình thực hiện thường xuyên, bổ ích, dễ quản lý. 2. Kinh nghiệm áp dụng - Đối với những nhà trường có tỉ lệ HS bỏ học đang là bài toán khó giải, thì đề tài này được áp dụng sẽ góp phần cải thiện đáng kể, khởi sắc thêm cho mục tiêu giáo dục đề ra hàng năm. - Đối với các trường định hướng mục tiêu giáo dục thân thiện-tích cực thì việc áp dụng thành công đề tài này có thể nhanh chóng thành công. - Chương trình này đang là đề tài mới, khá hấp dẫn, cũng có thể cá nhân chuyên trách Phổ cập trong các nhà trường phối hợp đưa vào thực hiện, để kết quả duy trì sĩ số hàng năm của đơn vị trường học nơi mình công tác được ngày một tốt hơn. * LỜI KẾT: [...]... HĐKH các cấp III PHỤ LỤC : A Tài liệu tham khảo: - Đố vui về hóa học - Trần Liên Nguyễn - NXB Thanh niên, XB tháng 11 năm 199 8 - Các Phương pháp dạy học hiệu quả - TS Trịnh Văn Biều – ĐHSP TPHCM - Sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học 9 – BGD&ĐT - Tài liệu tập huấn đổi mới PPDH Hóa học trường THCS – Phòng GD&ĐT Tánh Linh cấp tháng 8 năm 20 09 B Hình ảnh minh họa • Ảnh minh họa 1: • Ảnh minh họa 2: Bông... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: QUY TRÌNH TIẾT SINH HOẠT LỚP 9 HƯỞNG ỨNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC Đề tài đã được áp dụng và đúc kết từ thực nghiệm trong nhà trường THCS Đức Phú năm học 2008 – 20 09, nay xin trình bày như một phần sáng kiến đóng góp vào sáng kiến chung của toàn Ngành trong giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục cấp học THCS Đề tài vừa được áp dụng và đúc kết, chắc chắn sẽ... con số? • Ảnh minh họa 4: • Ảnh minhhọa 5: Những bông hoa điểm 10 đầu tuần Thân thiện, đoàn kết, tích cực trong thảo luận nhhóm tìm câu trả lời tình huống học tập MỤC LỤC Giới thiệu đề tài Trang 01 Lí do chọn đề tài 02 Nội dung cụ thể 03 Quá trình thực hiện 04 Kết quả đạt được 05 Ý nghĩa và kinh nghiệm áp dụng 06 Phụ lục 07 - - - . mạnh dạn chọn - thực hiện đề tài này: Đề tài ĐẶT VẤN ĐỀ VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC 9. Trong thời gian áp dụng vừa qua, đề tài đã đạt được những. Phú, ngày 15 tháng 4 năm 2010 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ĐẶT VẤN ĐỀ VÀO BÀI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC 9 * Kính gửi: - HĐKH Trường THCS Đức Phú - HĐKH Phòng

Ngày đăng: 28/09/2013, 05:10

Hình ảnh liên quan

B. Hình ảnh minhhọa - Đặt vấn đề vào bài gây hứng thú hoc hóa 9

nh.

ảnh minhhọa Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan