SKKN - Dạy "Câu ghép" - Lớp 5

10 2.9K 67
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
SKKN - Dạy "Câu ghép" - Lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT ………………………………… TRƯỜNG TIỂU HỌC …………… *************** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP DẠY KHÁI NIỆM “CÂU GHÉP” LỚP 5 Giáo viên : ………………………………………. Đơn vò : Trường tiểu học ……………………… Tháng …… năm 2010 THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP DẠY KHÁI NIỆM “CÂU GHÉP” LỚP 5 I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở bậc tiểu học , ngữ pháp được dạy với tư cách là một phân môn độc lập .Ngoài ra, ngữ pháp còn được dạy trên tất cả các phân môn tiếng việt . Phân môn ngữ pháp ở trường tiểu học nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản , sơ giản cần thiết và vừa sức với lứa tuổi các em, dạy ngữ pháp ở tiểu học là trang bò cho học sinh một hệ thống khái niệm, sự hiểu biết về cấu trúc ngôn ngữ và quy luật của nó . Cụ thể dạy ngữ pháp ở tiểu học giúp học sinh hiểu biết về quy tắc cấu tạo từ , bản chất ngữ pháp của từ loại, có những hiểu biết về câu, cấu tạo các kiểu câu, nắm được quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp. Vậy chúng ta cần tổ chức dạy khái niệm ngữ pháp như thế nào để đạt được hiểu quả cao nhất ? Đây là một bài toán mà bất kì người giáo viên tiểu học nào cũng phải quan tâm. Vấn đề đặt ra ở đây khá rộng nhưng vì điều kiện thời gian có hạn , việc tổ chức dạy thực nghiệm chưa nhiều nên tôi chỉ dám đề cập đến một bài học cụ thể trong chương trình ngữ pháp lớp 5. Đó là bài “ câu ghép”. Để tổ chức tiết dạy khái niệm “câu ghép” tôi đã tiến hành các phần việc cụ thể như sau : Phân tích nội dung bài học ở sách giáo khoa; ở tài liệu giảng dạy ; điều tra thực trạng dạy học khái niệm ngữ pháp ở tiều học ; xây dựng phiếu học tập cho phần bài học cả phần luyện tập . Tổ chức dạy thực nghiệm với phiếu học tập để kiểm tra tính hiệu quả từ đó nêu lên những ý kiến của mình về việc dạy khái niệm “câu ghép” nói riêng và có thể tiến tới dạy các khái niệm ngữ pháp nói chung ở tiểu học . 1 II/ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG  Cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy khái niệm “câu ghép”. 1/ Cơ sở lý luận : Dạy ngữ pháp tiếng việt ở bậc tiểu học là dạy cho học sinh nhận biết được tri thức sơ giản, cần thiết về ngữ pháp từ đó giúp học sinh rèn luyện kó năng:nghe ,đọc, nói, viết tiếng mẹ đẻ . Dựa trên mục tiêu này mà chúng ta đề ra nguyên tắc để dạy học ngữ pháp : Gắn lí thuyết với thực hành ; trực quan; tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh ; xác lập quan hệ giũa nội dung và hình thức ngữ pháp . Để đảm bảo được các nguyên tắc nói trên, khi dạy học ngữ pháp đòi hỏi chúng ta phải biết lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp. Tinh thần của đổi mới phương pháp hiện nay là : “lấy học sinh làm trung tâm”. Điều đó có nghiã là đưa học sinh vào các hoạt động cụ thể với các đối tượng , giao nhiệm vụ cho các em dưới dạng các bài tập ngữ pháp . Mặt khác , ngữ pháp ở tiểu học thực hành là chủ yếu nên việc chuẩn bò hệ thống bài tập ngữ pháp cho một tiết dạy cụ thể là việc không thể thiếu được của người giáo viên . Như vậy để dạy khái niệm “câu ghép” chúng ta cũng phải xây dựng được các bài tập cụ thể cho từng phần . Mặt khác , chúng ta cũng biết rằng đặc điểm nổi bật trong tư duy của học sinh tiểu học là đang chuyển từ tính trực quan cụ thể sang tính trừu tượng và khái quát rất cao. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học , đây là nguyên nhân khó khăn của học sinh nhỏ trong quá trình hình thành khái niệm . Để nắm rõ khái niệm ngữ pháp , cần có trình độ tư duy lô rích nhất đònh, cho nên việc tổ chức cho học sinh hoạt động trực tiếp trong từng tiết học có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển tư duy cho học sinh .Muốn vậy , khi tiến hành tiết dạy cần đặt ra các tình huống có vấn đề kích thích hoạt động độc lập sáng tạo của học sinh .Điều này đòi hỏi người giáo viên khi dạy khái niệm “câu ghép” phải xây dựng được một hệ thống câu hỏi và bài tập hợp lí dưới dạng phiếu học tập. 2/ Cơ sở thực tiễn : Qua thực tế giảng dạy 24 năm nay, tôi thấy mức độ nắm khái niệm ngữ pháp của học sinh tiểu học còn thấp . Hầu hết các em nắm bài theo kiểu học thuộc lòng tức là các em học thuộc một khái niệm ngữ pháp không sót một chữ, nhưng khi làm bài tập vận dụng kiến thức bài học để nhận diện ,phân tích hay đặt câu thì rất nhiều em lúng túng và không làm được . Ví du ï: khi các em nhận diện câu ghép trong một đoạn văn giáo viên hỏi : “vì sao em biết dùó là câu ghép”thì học sinh không trả lời được điều đó chứng tỏ các 2 em chưa hiểu được khái niệm , chưa nắm vững được các dấu hiệu bản chất của khái niệm ngữ pháp . Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên ? Là do từ nhiều phía nhưng theo tôi nguyên nhân chính vẫn là từ thực trạng giảng dạy ngữ pháp của giáo viên tiểu học . Qua thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc dự giờ của đồng nghiệp tôi thấy hầu hết giáo viên đều tuân thủ theo đúng các bước lên lớp như sách đã hướng dẫn, thủ thuật giảng dạy chủ yếu dùng lời nói đặt câu hỏi , giải thích thuật ngữ … Giờ học chỉ tập trung vào một số em khá , giỏi. Giáo viên không có thời gian quan tâm chú ý đến những đối tượng yếu kém . Vì vậy tiết học không đảm bảo tính tích cực hoá hoạt động và không đúng với tinh thần “lấy học sinh làm trung tâm”. Vậy làm thế nào để tất cả các học sinh đều có việc làm, đều được suy nghó làm bài ? Theo tôi chỉ có cách xây dựng phiếu học tập để giao việc cho từng em là tốt nhất . Một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa là do một số hạn chế trong tài liệu hướng dẫn giảng dạy ngữ pháp ở tiểu học ở bài “câu ghép”, ngữ liệu đưa ra chưa toàn diện . Cả hai ví dụ ở phần tìm hiểu bài đều là câu ghép có hai vế câu, mà trong bài học lại nói “hai hay nhiều vế câu”. Tôi thiết nghó tại sao không đưa ra một ví dụ câu ghép có 3 vế câu để học sinh dễ rút ra kết luận . Trong sách học sinh và sách giáo viên phần bài học được trình bày dưới dạng các câu hỏi và thực hiện bằng cách hỏi đáp bằng lời chứ học sinh không trực tiếp làm việc với dữ liệu rèn luyện các thao tác tư duy , phân tích , tổng hợp khái quát hoá … Chính từ đó dẫn tới nhiều học sinh không được trả lời ở phần luyện tập , trước đây khi chưa có vở bài tập học sinh phải chép lại cách trình bày vào vở, việc làm này mất rất nhiều thời gian.Vì thế một số giáo viên cho làm miệng tại lớp . Mà làm miệng thì chỉ thực hiện bằng hình thức hỏi đáp nên chỉ tập trung vào một số em. Những năm gần đây bộ GD đã cho phát hành vở bài tập dành riêng cho phần luyện tập . Dùng vở bài tập đã tránh lãng phí được thời gian trong tiết học , thế nhưng hệ thống bài tập chưa toàn diện , mới chỉ tập trung các bài tập ở dạng nhận biết , lắp ghép cái có sẵn chứ chưa có dạng bài tập sáng tạo để rèn kỉ năng “ sản sinh” lời nói cho các em vả lại những bài tập trong vở in sẵn cũng chỉ dành cho phần luyện tập còn phần tìm hiểu bài , xây dựng khái niệm và cũng cố bài học thì chưa có bài tập cụ thể . Như vậy tại sao chúng ta lại không xây dựng các bài tập của phần này để tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có việc làm . III/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH  Điều chỉnh nội dung , phương pháp bằng phiếu học tập . 3 Xuất phát từ những cơ sở trên , tôi thấy nên điều chỉnh một số điểnm như sau : 1/ Điều chỉnh nội dung bài “câu ghép” ở một số chỗ : - Ở phần bài học sách học sinh đưa ra hai ví dụ câu ghép đều có hai vế câu. Theo tôi nên thay ví dụ hai bằng một ví du khắc về câu ghép có 3 vế câu. - Ở phần luyện tập : nên lựa chọn trong số các bài tập ở vở bài tập những bài tập nào cần thiết nhất , tiêu biểu nhất cho các dạng phù hợp với khả năng học sinh của lớp mình đang dạy . Đồng thời có thể ra thêm một số bài có dạng khác để phát huy hết khả năng của học sinh . 2/ Điểu chỉnh hoạt động của thầy và trò trên lớp cho phù hợp với nội dung đã xây dựng ở phiếu học tập . Thầy giao nhiệm vụ ,nêu yêu cầu , tổ chức hoạt động và kiểm tra đánh giá việc làm của học sinh . Trò nhận nhiệm vụ và tự giải quyết nhiệm vụ một cách tích cực , độc lập suy nghó. Muốn vậy trước hết người giáo viên phải xây dựng bài học trong sách giáo khoa thành phiếu học tập với một hệ thống , các bài tập được sắp sếp hợp lí theo mức độ cao dần và đầy đủ các dạng khác nhau . Tôi đã làm phiếu học tập bài “câu ghép” như sau: Trường tiểu học ……… PHIẾU HỌC TẬP Môn học : Bài học : Họ và tên học sinh : Lớp : Bài 1: a, Cô giáo kể chuyện thạch sanh , chúng em chăm chú lắng nghe. b, Gió thổi mạnh ,mây đen kéo đến và cơn mưa ập đến . - Đọc thầm các câu trên và cho biết mỗi câu diễn đạt mấy ý ? Mỗi ý là một vế thì mỗi câu có mấy vế ? + Câu a diễn đạt …………… ý , tức gồm có …………… vế + Câu b diễn đạt …………… ý , tức gồm có …………… vế - Đóng khung mỗi vế bằng dấu ngoăïc đơn ( ) , gạch chân và chỉ rõ chủ ngữ , vò ngữ có trong mỗi vế của từng câu . - Giữa các vế trong mỗi câu ghép trên được ngăn cách bằng dấu hiệu gì ? + Trong câu a, mỗi vế được ngăn cách bởi …… + Trong câu b, mỗi vế được ngăn cách bởi …… và bởi……… Bài 2: “ Hòn Gai vào những buổi sáng thật là nhộn nhòp. Tiếng còi tàu cất lên , những chiếc xe bò tót cao to chở thợ lên tầng vào lò những người thợ vội vã tới xưởng thay ca”. 4 -Đọc thầm đoạn văn trên rồi đánh số thứ tự vào đầu mỗi câu: Câu nào là câu ghép? Vì sao em biết ? Câu thứ …………………là câu ghép . Vì………………………………………………………………………………………………………… Chép lại câu đó rồi đóng khung các vế bằng dấu ngoặc đơn ( ) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……… Giữa các vế của câu ghép trên được gáên với nhau bằng……………………… Bài 3: Dùng thước nối một dòng ở cột A với một dòng ở cột B để có thể tạo thành một câu ghép đúng . A B Cô giáo vào lớp… bà con nông dân tấp nập gặt hái ngoài đồng Ở đây , Gió biển thổi về… chúng em đứng dậy chào. Lúa đã chín rộ … khí hậu rất dễ chòu Bài 4: Điền Đ vào câu đúng , S vào câu sai. Giải thích vì sao đúng ?vì sao sai? - Bố tôi là bác só , mẹ tôi là giáo viên . Vì ………………… - Tôi học lớp 5 còn chò tôi đi nghỉ mát Vì………………… Bài 5: Đặt câu theo sơ đồ để nói về việc học tập - C – V , C – V - C – V ( Từ quan hệ ) C – V Bài 6: Đánh dấu X vào dấu hiệu đúng về câu ghép : - Chỉ có ít nhất 2 vế có quan hệ về ý - Chỉ có một cụm C – V - Mỗi vế diễn đạt ý trọn vẹn - Các vế được ngăn cách bằng dấu câu hay từ chỉ quan hệ Trên cơ sở phiếu học tập đã xây dựng , giáo viên soạn giáo án theo hệ thống bài tập trong phiếu . Cụ thể là xác đònh nhiệm vụ của thầy và trò trong từng bài tập , dự tính thời gian cho từng bài hợp lí, chuẩn bò các câu hỏi để dẫn dắt học sinh rút ra được các dấu hiệu nội dung và dấu hiệu nhận thức của khái niệm câu ghép, đồng thời để củng cố khắc sâu khái niệm . 3/ Tổ chức dạy thực nghiệm: Để dễ so sánh và đối chiếu tôi đã dạy bài: “câu ghép”ởø hai lớp với hai phương hướng . Ở lớp 5A tôi dã dạy theo phiếu bài tập còn ở lớp 5B tôi dạy theo 5hướng cũ từ trước tới nay, tức là theo đúng như sách GV đã hướng dẫn. Tiết dạy theo hướng cải tiến được tiến hành theo các bước như sau: Bước 1: Kiểm tra bài cũ : Tôi đưa ra một số câu đủ các loại : câu đơn , câu đặc biệt , câu rút gọn và câu ghép. Cho học sinh nhận diện từng loại câu đã học: : câu đơn , câu đặc biệt , câu rút gọn. Từ câu ghép còn lại tôi nêu luôn yêu cầu của tiết học mới . Bước 2: Hình thành khái niệm câu ghép . Tôi thực hiện theo 4 bước cơ bản như sau: - Phân tích ngư õliệu - Kh quát hoá các dấu hiệu - Trình bày đònh nghóa các khái niệm - Cụ thể hoá khái niệm trên ngữ liệu mới . Các bước trên được cụ thể hoá bằng việc tổ chức cho học sinh thực hiện các bài tập về câu ghép trong phiếu . Ba bước đầu thể hiện ở bài tập 1 . Khi tổ chức thực hiện bài tập này, tôi lần lượt giao từng việc làm cho hoc sinh theo các yêu cầu nhỏ của bài tập .Khi hoc sinh thực hiện xong từng yêu cầu nhỏ , tôi đưa ra những câu hỏi xen kẽ để giúp học sinh tự nhận ra các dấu hiệu bản chất của khái niệm . Cuối bài tập 1, bằng các thao tác :Phân tích , tổng hợp , khái quát hoá …học sinh đã tự rút ra được các dấu hiệu nội dung và dấu hiệu hình thức để hình thành khái niệm câu ghép . Còn bước cuối : “ cụ thể hoá khái niệm trên ngữ liệu mới” được thể hiện ở các bài tập 2,3,4 va ø5 mỗi bài tập có một dạng khác nhau và được sắp xếp theo mức độ cao dần . Bài tập 2 là bài tập nhận biết câu ghép , bài tập 3 và 4 là bài tập xây dựng , tổng hợp còn bài tập 5 là bài tập sáng tạo . Tôi lần lượt nêu từng yêu cầu của bài tập rồi cho các em tư giải quyết bằng các việc làm cụ thể, rõ ràng mà phiếu học tập đã chuẩn bò. Như vậy , Thông qua các việc làm cụ thể dưới sự theo dõi, kiểm tra và đánh giá của giáo viên . học sinh đã được thực hành vận dụng những hiểu biết của mình về câu ghép . Từ đó các em nắm bài một cách chắc chắn về khái niệm câu ghép Bước 3: Cũng cố khái niệm Thay cho những câu hỏi yêu cầu cần nhắc lại nội dung bài học . tôi giao cho học sinh giải quyết bài tập 6 ở phiếu bài tập . Thông qua việc lựa chọn các dấu hiệu đúng về câu ghép , một lần nữa học sinh được khắc sâu các dấu hiệu bản chất của khái niệm câu ghép . Bước 4: Dặn dò : 6 Giao nhiệm vụ về nhà : làm các bài tập còn lại trong vở bài tập và viết thêm một đoạn văn ngắn ( 4-5 câu) trong đó có 2 hoặc 3 câu ghép với đề tài tự chọn . Qua hai tiết dạy ở hai lớp 5A và 5B theo hai cách tổ chức khác nhau tôi nhận thấy rằng :khômg khí lớp học ở hai tiết đều sôi nổi , học sinh tích cực làm việc và đều tự rút ra được bài học. Nhưng ở lớp 5B sự hoạt động tích cực của các em chỉ tập trung ở 1/3 học sinh trên lớp . số còn lại chưa kòp suy nghó hoặc không được trả lời . Giáo viên làm việc tương đối nhiều và phải luôn đưa ra câu hỏi dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài. Vì thế mà không có thời gian cho giáo viên bao quát theo dõi kiểm tra việc học tập của cả lớp . Điều này dẫn đến tình trạng nhiều em không làm việc trong tiết học . Còn ở lớp 5A , khi thực hiện giờ dạy theo hướng đề xuất mới tô thấy 100% học sinh có việc làm , các em tự độc lập suy nghó và làm bài vào phiếu của mình. Giáo viên chỉ cần giao nhiệm vụ rõ ràng , sau đó dành thời gian đi kiểm tra việc làm củahọc sinh chính vì thế mà giáo viên có điều kiện hướng dẫn cho những học sinh còn lúng túng . Đó là những ưu điểm về hình thức qua hai tiết dạy còn để đánh giá được hiệu quả của mỗi tiết , tôi đã làm phiếu trắc nghiệm với các yêu cầu sau : 1. Trong các câu sau , câu nào là câu ghép ? Vì sao em biết ? a. vào mùa xuân trăm hao đua nở . b. Mùa xuân đã đến trăm hoa đua nở 2. Câu ghép trên có mấy vế ? Xác đònh chủ vò trong môó vế 3. Câu ghép sau sai chỗ nào ? Em hãy sửa lại cho đúng Bạn lan học giỏi nhưng bạn ấy vẫn đi học không đúng giờ. Tôi phát phiếu trắc nghiệm này cho mỗi em của cả hai lớp làm trong cùng một thời gian sau đó thu lại và chấm để lấy kết quả % Kết quả cụ thể như sau: Yêu cầu đạt được 5A 5B Nhận diện được câu ghép 100% 85% Xác đònh được vế câu và C –V 95% 85% Phát hiện được chỗ sai của câu 77.8% 35% Sửa câu đúng 75% 34% Nhìn vào bảng trên ta thấy rõ hiệu quả giờ dạylớp 5A cao hơn ở lớp 5B . Qua đó ta có thể khẳng đònh rằng học sinh lớp 5A nắm khái niệm câu ghép một cách chắc chắn hơn . Tuy tiết học vẫn còn một vài hạn chế nhỏ nhưng tôi thiết nghó 7 khuyết điểm đó dễ dàng khắc phục được nếu giáo viên biết cách tổ chức lớp học hợp lí , Biết rèn cho học sinh thao tác nhanh nhẹn , khoa học khi làm việc . Thêm vào đó , điều kiện lớp học đảm bảo , số học sinh không quá đông thì tôi tin rằng tiết dạy theo hướng này sẽ đạt hiệu quả cao. IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC Qua thực tế giảng dạy theo hướng đổi mới trên , tôi thấy việc hình thành khái niệm ngữ pháp cho học sinh đạt được hiệu quả khá cao . Dạy khái niệm ngữ pháp bằng phiếu học tập đã giúp cho học sinh khắc sâu được kiến thức , hiểu được bản chất khái niệm và vận dụng tốt sự hiểu biết của mình trong hoạt động ngôn ngữ và biết sử dụng nó trong hoạt động giao tiếp hàng ngày . V/ HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN Việc thiết kế phương pháp dạy khái niệm “câu ghép” lớp 5 với hình thức bằng “phiếu học tập” là một phương pháp đơn giản dễ làm nhưng đòi hỏi người giáo viên phải dành thời gian để chuẩn bò , để thực hiện phù hợp vớiphương pháp dạy học mới hiện nay là “lấy học sinh làm trung tâm”. Giáo viên thực sự như một người trọng tài điều khiển hoạt động không phải nói và giảng giải nhiều. Thông qua phiếu học tập phát huy tính tích cực họt động của học sinh và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ . Phương pháp này có thể áp dụng cho các vùng , miền , trong toàn trường và có thể triển khai trong toàn huyện . Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong muốn thì người giáo viên phải nên kết hợp bài tập ở sách giáo khoa và vở bài tập để xây dựng một hệ thống bài tập hợp lí cho cả phần học lí thuyết lẫn phần luyện tập cũng cố . Bài tập đưa ra phải đa dạng . Giáo viên phải biết cách tổ chức tiết học hợp lí để cho tất cả học sinh đều có việc làm và đảm bảo thời gian quy đònh . Với năng lực và trình độ có hạn nên trong tiết dạy câu ghép bằng phiếu học tập ở lớp 5 tôi đã thiết kế và lên lớp chắc còn nhiều khiếm khuyết . Tôi rất mong được nhiều đồng nghiệp đóng góp và áp dụng để hoàn chỉnh hơn ,trong việc tổ chức dạy bài câu ghép nói riêng và phân môn ngữ pháp nói chung ở bậc tiểu học , để làm tốt nhiệm vụ của người giáo viên trong việc dạy ngữ pháp cũng như dạy các môn học khác ở bậc tiểu học Tôi xin chân thành cảm ơn 8 . C –V 95% 85% Phát hiện được chỗ sai của câu 77.8% 35% Sửa câu đúng 75% 34% Nhìn vào bảng trên ta thấy rõ hiệu quả giờ dạy ở lớp 5A cao hơn ở lớp 5B . Qua. chức dạy thực nghiệm: Để dễ so sánh và đối chiếu tôi đã dạy bài: “câu ghép”ởø hai lớp với hai phương hướng . Ở lớp 5A tôi dã dạy theo phiếu bài tập còn ở lớp

Ngày đăng: 28/09/2013, 04:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan