Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

78 944 7
Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền Trung có tiềm năng to lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản. Với lợi thế có phá Tam Giang – Cầu Hai dài hơn 70km, diện tích 22.000ha, phong phú về động thực vật, là hệ thống đầm phá ven biển lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là nơi có điều kiện khá lý tưởng cho sự phát triển và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm thương phẩm. Hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai trải dài qua 5 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc. Trong đó, Phú Lộc là huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh, với diện tích khoảng 11.000 ha, có bờ biển kéo dài hơn 60km với nhiều eo vịnh. Đây là vùng hợp lưu nhiều con sông và cửa biển, có điều kiện môi trường sinh thái lý tưởng rất phù hợp với sự sinh sống và phát triển của nhiều loại thủy sản có giá trị cao như: tôm sú, cua, ghẹ và các loại cá. Xuất phát từ những điều kiện thuận lợi đó, nghề nuôi tôm đầm phá phát triển mạnh trong những năm vừa qua, thu hút nhiều hộ gia đình trong huyện tham gia. Qua thực tế cho thấy, sự phát triển của nghề nuôi tôm đã góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người dân địa phương. Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện, nghề nuôi tôm đây hầu hết còn mang tính tự phát, trình độ sản xuất thấp, chưa đồng bộ. Mặt khác trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh và ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng hơn làm ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả nuôi tôm. Do đó việc tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm là một vấn đề rất cấp thiết của địa phương. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm vùng đầm phá huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và của nghề nuôi tôm nói riêng. - Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quảhiệu quả của nghề nuôi tôm 1 - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quảhiệu quả của nghề nuôi tôm địa bàn nghiên cứu. - Đưa ra các định hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm vùng đầm phá huyện Phú Lộc. Phạm vi nghiên cứu: - Địa bàn nghiên cứu: Vùng đầm phá huyện Phú Lộc, cụ thể là 3 xã Lộc Điền, Vinh Hiền và Vinh Hưng. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2007-2009, trong đó tập trung vào năm 2009 để đánh giá hiệu quả nuôi tôm và từ đó đưa ra các giải pháp cho những năm tới. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu: + Số liệu thứ cấp + Số liệu sơ cấp - Phương pháp phân tích số liệu: + Phương pháp phân tích thống kê mô tả + Phương pháp hồi quy tương quan Do thời gian tiếp cận vấn đề chưa đủ dài, năng lực và trình độ chuyên môn của bản thân còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế: Trong quá trình sản xuất, mục tiêu đầu tiên đối với các doanh nghiệp hay người dân muốn đạt được là tối đa lợi nhuận kinh tế. Muốn làm được vậy thì các doanh nghiệp phải không ngừng tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế hay là sự lựa chọn tối ưu sử dụng các nguồn lực của xã hội. Các nguồn lực được sử dụng chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh như: đất đai, vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên… Nhưng hiện nay các nguồn lực đang ngày càng khan hiếm và dần bị cạn kiệt trong khi nhu cầu của con người về các nguồn lực này ngày càng tăng. Do đó, việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này là rất cần thiết. Một mặt, nó giải quyết được tình trạng khan hiếm về nguồn lực. Mặt khác, nó góp phần làm tăng lợi nhuận kinh tế cho người dân. Khi nói đến hiệu quả các nguồn lực, chúng ta thường hay nói đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó. Để hiểu rõ hơn ta tìm hiểu một số khái niệm về hiệu quả kinh tế sau. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù đặc biệt quan trọng, nó thể hiện kết quả sản xuất trong mỗi đơn vị chi phí của các ngành sản xuất. Về mặt hình thức hiệu quả kinh tế là một đại lượng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Quan hệ so sánh đây là quan hệ so sánh tương đối còn quan hệ so sánh tuyệt đối chỉ có ý nghĩa trong phạm vi rất hẹp. Cũng có thể khái niệm hiệu quả kinh tế một cách ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. 3 H = K/C Trong đó: H: là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình) kinh tế K: kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế C: chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó Quan điểm này đã đánh giá tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng. Từ những khái niệm trên chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp là tổng hợp các hao phí về lao động và lao động vật hóa để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. Nó thể hiện bằng cách so sánh kết quả sản xuất đạt được với khối lượng chi phí lao động và chi phí vật chất bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp phải tính đến việc sử dụng đất đai, các nguồn dữ trữ vật chất lao động trong nông nghiệp, tức là phải sử dụng đến các nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp. Các tiềm năng này bao gồm: vốn sản xuất, vốn lao động và đất đai. Đến nay nhiều tác giả thống nhất rằng, cần phân biệt rõ ba khái niệm về hiệu quả là: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng và sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của kỹ thuật, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được đưa vào tính toán, để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá của đầu vào và giá của đầu ra. Việc xác định hiệu quả phân bổ giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng và sản xuất. 4 Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là các yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế. Nếu xét trên phương diện so sánh thì hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa một bên là kết quả đạt được và một bên là các chi phí bỏ ra. Một phương án hay một giải pháp kỹ thuật, quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được sự tương quan tối ưu giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của các hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Hay nói cách khác bản chất của hoạt động kinh tế là giá trị gia tăng, trong đó, việc tiết kiệm chi phí chỉ là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên tiết kiệm chi phí không có nghĩa là hạn chế chi tiêu mà là sử dụng đồng tiền một cách có hiệu quả nhất. 1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Theo quan điểm hệ thống hoạt động sản xuất là một quá trình tái sản xuất thống nhất giữa đầu vào và đầu ra. Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh tế được xác lập trên cơ sở so sánh giữa đầu vào và đầu ra. Đầu ra là kết quả kinh tế và đầu vào là chi phí kinh tế. Tùy thuộc vào mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả thu được cho phù hợp với mục tiêu là sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của xã hội là chính thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản xuất. Nhưng với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê mướn lao động thì kết quả thu được cần quan tâm lại là lợi nhuận, còn với các nông hộ kết quả là thu nhập, thu nhập hỗn hợp. Chi phí kinh tế là chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả kinh tế. Đó là chi phí cho các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, tiền 5 vốn, nguyên vật liệu, công nghệ…Tùy thuộc theo mục đích nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính là tổng chi phí, chi phí vật chất, chi phí lao động sống, tổng số vốn, tổng chi phí trung gian, tổng số vốn, tổng diện tích đất. Như vậy, theo quan điểm trên thì hiệu quả kinh tế có thể xác định theo cách sau tùy thuộc vào mục đích tiếp cận. Thứ nhất, hiệu quả toàn phần được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, có nghĩa là hiệu quả kinh tế là sự so sánh về mặt lượng giữa kết quả và chi phí. Dạng thuận: H = Q/C Dạng nghịch: h = C/Q H,h: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả thu được C: Chi phí bỏ ra Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, hoặc một đơn vị kết quả tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Vì vậy, giúp chúng ta so sánh được hiệu quả các quy mô khác nhau. Thứ hai, hiệu quả cận biên được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Dạng thuận: H b = ΔQ/ΔC Dạng nghịch: h b = ΔC/ΔQ H b , h b : Hiệu quả cận biên ΔQ: Kết quả thu thêm ΔC: Chi phí bỏ thêm 6 Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu thâm canh, đầu tư tái sản xuất mở rộng. Nó xác định được lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm, hay nói cách khác một đơn vị chi phí tăng thêm đã tạo được bao nhiêu đơn vị kết quả thu thêm. Hoặc để tăng thêm một đơn vị đầu ra thì cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị đầu vào. Các chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá, phân tích hiệu quả kinh tế. Nó dựa trên nguyên lý cận biên là phần cốt lỏi trong kinh tế học hiện đại và là cơ sở để định giá các yếu tố đầu vào tăng thêm. Hai phương pháp này vừa phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực và chi phí, trình độ tiết kiệm nguồn lực và chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thấy được quy mô hiệu quả có thể xác định mức chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Dạng thuận (Toàn phần): H = Q – C Dạng nghịch (Cận biên): ΔH = ΔQ – ΔC Với cách tính này sẽ biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được là bao nhiêu. Thế nhưng cách tính này không cho biết cái giá phải trả cho quy mô của hiệu quả là bao nhiêu và không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp các đơn vị sản xuất có các quy mô khác nhau. Như vậy, có nhiều cách xác định hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh mỗi khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì thế, tùy theo mục đích nghiên cứu và tình hình cụ thể mà lựa chọn sao cho phù hợp. Nếu doanh nghiệp thiếu vốn cần sử dụng đồng vốn sao cho thật hiệu quả thì quan tâm đến cách tính theo quan điểm thứ nhất, nếu xác định hiệu quả đầu tư thâm canh thì quan tâm nhiều hơn đến cách tính thứ hai. Cần kết hợp các chỉ tiêu lại với nhau để có cách nhìn nhận, đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn về hiệu quả kinh tế. 1.1.1.3. Hiệu quả kinh tế NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng Ngành nuôi trồng thủy sản là ngành có đối tượng nuôi trồng khá đa dạng, bao gồm nhiều loài thủy hải sản sống trong phạm vi không gian rộng lớn với nhiều môi trường khác nhau. Điều này tạo ra sự đa dạng sản phẩm nuôi trồng giúp cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển về chiều sâu lẫn chiều rộng, đóng vai trò quan trọng đối với ngành thủy sản nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung. 7 Quan niệm về hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản cũng không nằm ngoài quan niệm về hiệu quả kinh tế đã đề cập trên. Hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản là tương quan so sánh giữa các yếu tố nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả kinh tế đầu ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản. Quá trình NTTS là một quá trình hoạt động kinh doanh nên mục đích chủ yếu của nó vẫn là kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế làm cơ sở để phát triển. Tuy nhiên, kết quả kinh tế không phải là mục tiêu duy nhất mà bên cạnh đó còn hướng đến những kết quả liên quan đến đời sống kinh tế xã hội của con người như: cải thiện điều kiện làm việc, cải tạo môi trường, môi sinh; nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân; phát triển kinh tế gắn liền với xây dựng thế trận an ninh quốc phòng và bảo vệ nguồn tài nguyên ven biển, phòng chống thiên tai… tức là phải đạt được hiệu quả xã hội. Xem xét trên phạm vi người sản xuất, một hoạt động NTTS có thể đem lại kết quả cho một cá nhân, một đơn vị nhưng xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì nó có tác động ngoại ứng đến lợi ích và hiệu quả chung của toàn xã hội. Cũng vậy, nuôi tôm có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi tôm nhưng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội khác. Do vậy, muốn nghề nuôi tôm phát triển bền vững thì cần phải kết hợp hài hòa lợi ích của các hoạt động kinh tế xã hội liên quan, nhằm tạo ra nguồn lực hỗ trợ ngành nuôi tôm phát triển. Tóm lại, hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình nuôi trồng nhằm thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Hiệu quả kinh tế NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế thu được từ việc nuôi trông thủy sản (hoặc nuôi tôm) và chi phí kinh tế bỏ ra để đạt được kết quả đó. 1.1.2. Các phương pháp nghiên cứu 1.1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: dựa vào số liêu của Cơ quan thống kê (phòng NN&PTNT huyện, UBND huyện Phú Lộc), sở thủy sản, số liệu của niên giám thống kê huyện năm 2008. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các loại sách báo có liên quan, internet… 8 - Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng vấn hộ nuôi tôm năm 2009 + Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân nuôi tôm. + Địa bàn nghiên cứu: phần lớn diện tích nuôi tôm tập trung 5 xã Khu Ba của huyện là: Vinh Hiền, Vinh Hưng, Vinh Giang, Vinh Hải, Vinh Mỹ và hai xã Khu Một là Lộc Điền, Lộc Bình. Vì vậy để khái quát đánh giá hiệu quả kinh tế của huyện Phú Lộc, đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu 3 xã: Vinh Hưng, Vinh Hiền đại diện cho Khu Ba và Lộc Điền đại diện cho Khu Một. + Quy mô mẫu điều tra: theo báo cáo của phòng thống kê huyện năm 2009 thì xã Lộc Điền có 200 hộ nuôi tôm, xã Vinh Hưng có 410 hộ nuôi tôm, xã Vinh Hiền có 71 hộ nuôi tôm. Bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên tôi lấy mỗi xã 12% số hộ nuôi tôm của xã đó để điều tra, hay xã Lộc Điền chọn 24 hộ (10 hộ nuôi cao triều và 14 hộ nuôi hạ triều), xã Vinh Hiền chọn 10 hộ (3 hộ nuôi cao triều và 7 hộ nuôi hạ triều) và xã Vinh Hưng chọn 48 hộ (21 hộ nuôi cao triều và 27 hộ nuôi hạ triều). Tổng cộng có 82 hộ. 1.1.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phân tích thống kê mô tả: dựa vào các số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp thu thập được, sử dụng phương pháp thông kê mô tả để hệ thống các số liệu, từ đó phân tích đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế để phân tích, so sánh các chỉ tiêu kết quảhiệu quả kinh tế của địa phương và các hộ điều tra trong nuôi tôm. - Phương pháp hồi quy tương quan: Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận kinh tế của quá trình sản suất tôm, trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas có dạng như sau: Y= A.X 1 α1 X 2 α2 X 3 α3 X 4 α4 X 5 α5 e β1D1+β2D2 Trong đó: α i : (i = 1-5): hệ số mũ của các biến độc lập X i đến năng suất Y β j : (j = 1-2): hệ số mũ của các biến giả D j Y: Năng suất tôm (kg/ha) 9 A: Hệ số tự do X 1 : Mật độ thả giống (con/ m 2 ) X 2 : Thức ăn tươi (kg/ha) X 3 : Thức ăn công nghiệp (kg/ha) X 4 : Công lao động (ngày công/ha) X 5 : Kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ (năm) D: Biến giả D 1 : Vụ nuôi (D 1 = 1: vụ 1; D 1 = 0: vụ 2) D 2 : Loại ao nuôi (D 2 = 1: nuôi cao triều; D 2 =0: nuôi hạ triều) 1.1.3. Vai trò của nghề nuôi tôm và những đặc điểm kỹ thuật nuôi tôm 1.1.3.1. Vai trò của nghề nuôi tôm Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998-2008. Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới. Cũng trong năm này, Việt Nam xuất khẩu được trên 4,5 tỷ USD hàng thủy sản, đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu thủy sản. Ngành thuỷ sản còn giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo. Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân Việt Nam. Năm 2006, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 20,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt heo (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người). Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người. Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thủy sản chủ yếu là qui mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do lao động nữ thực hiện đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là các vùng nông thôn, miền núi. 10 . phương. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế làm đề tài. yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Phú Lộc. Phạm vi nghiên cứu: - Địa bàn nghiên cứu: Vùng đầm phá huyện Phú Lộc, cụ thể là

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:41

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Một số đặc điểm môi trường sống của tôm sú - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bảng 1.

Một số đặc điểm môi trường sống của tôm sú Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hiện nay, ở nước ta có hai loại hình ao nuôi chủ yếu được phân biệt là nuôi cao triều và nuôi hạ triều. - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

i.

ện nay, ở nước ta có hai loại hình ao nuôi chủ yếu được phân biệt là nuôi cao triều và nuôi hạ triều Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2: Các hình thức nuôi tôm - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bảng 2.

Các hình thức nuôi tôm Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng ở một số vùng trong nước - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.

Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng ở một số vùng trong nước Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 4: Sản lượng thủy sản của cả nước năm 2008-2009 - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bảng 4.

Sản lượng thủy sản của cả nước năm 2008-2009 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 5: Tình hình NTTS của tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2007-2009) - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bảng 5.

Tình hình NTTS của tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2007-2009) Xem tại trang 27 của tài liệu.
ngọt. Để rõ hơn ta xem bảng 6: Tình hình NTTS của huyện Phú Lộc qua 3 năm 2007- 2007-2009. - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

ng.

ọt. Để rõ hơn ta xem bảng 6: Tình hình NTTS của huyện Phú Lộc qua 3 năm 2007- 2007-2009 Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 7: Tình hình dân số và lao động của huyện năm 2009 - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bảng 7.

Tình hình dân số và lao động của huyện năm 2009 Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 8: Quy mô, cơ cấu đất đai của huyện năm 2009 - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bảng 8.

Quy mô, cơ cấu đất đai của huyện năm 2009 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Nhìn vào bảng số liệu 9, ta thấy giá trị sản xuất của huyện tăng lên qua 3 năm, tổng giá trị sản xuất của năm 2008 tăng 447,7 tỷ đồng tức tăng 17,91% so với năm 2007, năm 2009 tăng 22,96% so với năm 2008 - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

h.

ìn vào bảng số liệu 9, ta thấy giá trị sản xuất của huyện tăng lên qua 3 năm, tổng giá trị sản xuất của năm 2008 tăng 447,7 tỷ đồng tức tăng 17,91% so với năm 2007, năm 2009 tăng 22,96% so với năm 2008 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 10:Thông tin chung về các hộ điều tra năm 2009 - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bảng 10.

Thông tin chung về các hộ điều tra năm 2009 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Theo số liệu bảng 11, ta thấy tổng vốn đầu tư bình quân/ha có sự chênh lệch khá lớn giữa hai loại ao nuôi - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

heo.

số liệu bảng 11, ta thấy tổng vốn đầu tư bình quân/ha có sự chênh lệch khá lớn giữa hai loại ao nuôi Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 12: Chi phí trung gian của các hộ điều tra theo các loại ao nuôi năm 2009 (Tính BQ/ha) - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bảng 12.

Chi phí trung gian của các hộ điều tra theo các loại ao nuôi năm 2009 (Tính BQ/ha) Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 15: Kết quả và hiệu quả nuôi tôm BQ/ha của các hộ điều tra theo các loại ao nuôi năm 2009 - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bảng 15.

Kết quả và hiệu quả nuôi tôm BQ/ha của các hộ điều tra theo các loại ao nuôi năm 2009 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 16: So sánh kết quả và hiệu quả nuôi tôm BQ/ha của các hộ điều tra theo các loại ao nuôi năm 2009 - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bảng 16.

So sánh kết quả và hiệu quả nuôi tôm BQ/ha của các hộ điều tra theo các loại ao nuôi năm 2009 Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 1 7: Phân tổ theo chi phí thức ăn của các loại ao nuôi tính trên 1ha - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bảng 1.

7: Phân tổ theo chi phí thức ăn của các loại ao nuôi tính trên 1ha Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 18: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm - Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bảng 18.

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm Xem tại trang 67 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan