Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô huyện hương khê tỉnh hà tĩnh

67 592 3
Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Cam là loại đặc sản quý, vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa thích nghi rộng, cam dễ trồng và cho giá trị thu nhập cao, là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C, rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể. Một ly nước cam 200ml có chứa 20% lượng canxi và 100% lượng vitamin. Cam có chất Limonoid hoạt động một cách đặc biệt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc. tĩnh là một vùng nằm trên dải đất hẹp của miền trung có vị trí địa lí khá đặc biệt chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam, điều kiện địa hình thổ nhưỡng rất đa dạng, khí hậu giao thoa giữa 2 miền Nam -Bắc nên có thể trồng được rất nhiều loại cây ăn quả từ á nhiệt đới cho tới nhiệt đới trong đó nổi bật là cam. Hương Đô là một nằm về phía Đông Nam của huyện Hương Khê, là một trong những vùng trọng điểm cho sản xuất cam, được thiên nhiên ưu đãi, đất đai phù hợp cho cây cam phát triển. Sản phẩm từ cam có chất lượng ngon nên được nhiều người ưa chuộng, người dân có kinh nghiệm từ lâu đời trong việc sản xuất, phát triển sản xuất cam góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, sử dụng hợp lí và hiệu quả vùng đất đồi, tăng hiệu quả sử dụng đất đồi núi, đem lại thu nhập cao, từ đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế hội, trong nhiều năm qua đã tiến hành nhiều chương trình dự án phát triển cây cam nên diện tích trồng cam tăng lên đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì việc trồng cam của địa phương cũng gặp không ít khó khăn như được trồng trên đất đồi núi nên khó khăn cho việc tưới tiêu, việc tiếp cận thị trường và giao dịch, trao đổi sản phẩm hàng hóa, dịch vụ còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là sự hạn chế về nguồn lực như thiếu vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ nên việc phát triển cam chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Là một trong những vùng sản xuất cam trọng điểm của huyện vì thế nên việc nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề quản lí, tổ chức từ sản xuất cho tới tiêu thụ nhằm phát huy tiềm năng sẵn có của vùng, tăng thu nhập cho người dân và góp phần tích cực phát triển kinh tế hội là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc đối với hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó tôi 1 quyết định chọn đề tài: “ Hiệu quả kinh tế canh tác cam Hương Đô - Huyện Hương Khê - tỉnh Tĩnh” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế - Phân tích đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam Hương Đô- Hương Khê- Tĩnh - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu kết quả, hiệu quả sản xuất cam của các hộ nông dân Hương Đô - Hương Khê - Tĩnh. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu. + Tài liệu sơ cấp: Đề tài chọn 3 xóm đại diện cho cả 11 xóm của đó là xóm 1, xóm 3, xóm 5 để nghiên cứu. Trong đó xóm 1 đại diện cho những hộ có diện tích trồng cam lớn, xóm 3 đại diện cho nhưng hộ có mức đầu tư trung bình, xóm 5 đại diện cho những hộ có mức đầu tư cao, 60 hộ được điều tra từ các xóm đại diện được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. + Tài liệu thứ cấp: Thu thập qua UBND Hương Đô, hội nông dân Hương Đô, các báo cáo, tài liệu, thông tin thu thập trên các trang Web có liên quan. - Phương pháp phân tích số liệu + Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đặt ra. + Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau để phản ánh tình hình sản xuất của địa phương + Phương pháp phân tổ: Sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả phóng vấn điều tra các hộ sản xuất nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản các hộ sản xuất cam, tiêu thức được sử dụng để phân tổ trong đề tài gồm: phân theo chi phí trung gian, theo qui mô diện tích. + Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Để làm sáng tỏ những vấn đề lí luận cũng như các vấn đề kinh tế, kỹ thuật phức tạp, trong quá trình thực hiện đề tài chúng 2 tôi sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lí, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông của , từ đó đề xuất giải pháp có tính khả thi cao phù hợp với thực tiến của địa phương. 5. Hạn chế của đề tài Do thời gian nghiên cứu và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên nội dung nghiên cứu chắc chắn sẽ còn gặp nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy cô và bạn đọc sẵn sàng đóng góp ý kiến tham khảo để nội dung nghiên cứu của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn. 3 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CAM 1.1.1 Khái niệm và và phân loại hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan tâm chung của hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong điều kiện hiện nay của các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và cạnh tranh được trên thị trường thì yêu cầu đặt ra là phải kinh doanh có hiệu quả.  Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Khi đề cập đến hiệu quả các tác giả Farrell (1950), Schuhz (1964), Rizzo (1979), Đỗ Kim Chung (1997) (Phạm Vân Đình, 1997) đều thống nhất cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỉ lệ nhất định.  Theo Farrell chỉ đạt được HQKT khi và chỉ khi đạt được hiệu quả kĩ thuật và cả hiệu quả phân bổ (David Colman, 1994).  Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency: TE) là số sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.  Hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency: AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các 4 yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá.  Hiệu quả kinh tế không chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà còn gắn với hiệu quả hội và môi trường. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là “sinh lời - lợi nhuận” (Lê Trọng, 1995). Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì không nên đơn giản hoá coi lợi nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá HQKT. Các nhà khoa học kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá HQKT phải dựa trên cả ba mặt: kinh tế, hội, môi trường.[4] 1.1.2. Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp - Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. - Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu đạt được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ. 1.1.3. Quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế Hiện nay có 2 quan điểm về hiệu quả kinh tế như sau: Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra: H= Q/C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế Q: Khối lượng sản phẩm thu được C: Chi phí bỏ ra Quan điểm thứ hai: cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm H= Q/C Trong đó: Q: Khối lượng sản phẩm tăng thêm C: Chi phí tăng thêm 5 1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY CAM 1.2.1 Nguồn gốc, phân loại Cam (Cirtrus sinensis) là loại cây ăn quả cùng họ với bưởi. nó có quả nhỏ hơn bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Có thể lai giữa loài Bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrrus reticulata). Bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam, hay miền Nam Trung Quốc. Nó là cây nhỏ, cao đến khoảng 10m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10cm. Việt Nam, cam là loại cây ăn quả được trồng lâu nhất và phổ biến nhất, được trồng trong vườn nhất là những vườn nhỏ, gần nhà. Các giống cam được trồng Việt Nam có thể phân thành các dạng: Cam Sành, Cam đường, Cam Sông Con, Cam Hưng Yên, Cam Bố Hạ miền Bắc, Cam Mật miền Nam, Cam Đoài, Cam Vinh Nghệ An và còn có thể kể nhiều giống Cam tùy theo vùng trồng.[1], [2] 1.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh Điều kiện khí hậu • Nhiệt độ: Do có nguồn gốc vùng nhiệt đới nên cam cũng như những cây ăn quả có múi khác không chịu được nhiệt độ quá cao hay quá thấp. Tuy nhiên chúng chịu nóng tốt hơn chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho cây cam phát triển là khoảng 20-28 0 C • Lượng mưa: Cây cam cần lượng mưa hàng năm là 3000 mm/năm, nếu trong điều kiện ngập úng kéo dài (5- 7 ngày) thì rễ cây sẽ bị thối, lá vàng úa và cây sẽ chết Đất đai: Cam thích hợp với các loại đất: Phù sa cổ, phù sa được bồi hàng năm, đảm bảo các yêu cầu như thoát nước, nếu bị lũ tràn thì thời gian nước tràn duới 1 ngày, tầng dày đất > 1m, hàm lượng dinh dưỡng trong đất khá (hàm lượng mùn 1,5- 2% trở lên), có đủ nguồn nước để tưới vào mùa khô hạn (TTKN Tĩnh). 1.2.3. Kỹ thuật canh tác Cam được trồng chủ yếu bằng hạt hoặc bằng chiết, ghép. Riêng cam Huơng Đô được trồng chủ yếu bằng chiết ghép. a) Chuẩn bị trồng: Trước khi trồng một tháng, đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kĩ, chia lô, rạch hàng, đào hố bón phân lót. Mật độ trồng: 800-1200 cây/ha với khoảng cách 3x3m hoặc 3x4m 6 Kích thước hố: 40x40x40cm hoặc 60x60x60cm b) Bón phân: Tùy theo từng giai đoạn phát triển của cam mà có chế độ bón phân phù hợp. cam cần được bón nhiều phân, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng, đủ vi lượng cây mới sinh trưởng khỏe, sung sức, chống sâu và bệnh hại, bền cây và cho năng suất cao. Bảng 1: Lượng phân bón hàng năm cho 1 cây (kg) Tuổi cây Phân chuồng Lân supe Vôi bột Đạm Urê Kali 1 - 3 20 - 40 0,3 – 0,5 1,0 0,2 - 0,3 0,2 - 0,3 4 - 5 40 - 55 1,2 0,5 0,3 - 0,5 0,4 - 0,5 6 - 7 55 - 60 1,3 - 1,5 1 0,8 - 1 0,6 - 0,7 8 - 10 70 1,6 - 1,8 1,2 1,1 - 1,2 0,8 - 1,0 > 10 > 70 1,9 - 2,2 1,5 1,3 - 1,5 1,1 - 1,2 (Nguồn: TTKN Tĩnh) Cách bón: Phân chuồng và phân lân bón một lần vào sau vụ thu hoạch. Phân đạm bón 60%, phân kali bón 40% vào tháng 1-2. Số đạm và kali còn lại bón vào tháng 5-6 c) Tưới tiêu Sau khi trồng tưới ướt đẫm đất, sau đó 2 ngày tưới một lần, khi cây xanh tốt trở lại 5-7 ngày tưới một lần. Thời kỳ khô hạn, ít mưa nên tưới 3-5 ngày 1 lần vì thời gian này cây chưa phát triển bộ rễ còn ăn nông cây chóng chịu kém.tiến hành tủ gốc cho cam, vào mùa mưa nên thoát nước kịp thời cho cam. d) Phòng trừ sâu bệnh Đối với cam thường có những loại sâu hại sau: Sâu nhớt, sâu đục thân, sâu bọ xít, sâu cuốn lá, sâu vẽ bùa…và các loại bệnh như bệnh loét, thối nâu, thâm quả… Tuỳ vào đặc điểm sinh học của từng loại bệnh mà người nông dân cần có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh thích hợp kết hợp với tư vấn của trung tâm khuyến nông và cán bộ kỹ thuật hướng dẫn. Một số sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ. 1.3. GIÁ TRỊ CỦA CAM 7 Cây ăn quả đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho con người như góp phần cải thiện cuộc sống trong các bữa ăn hàng ngày, đem lại sự cân bằng sinh thái cho môi trường và tạo cảnh quan đẹp cho nông thôn, bên cạnh đó còn đam lại thu nhập cho người dân. Dù đã được nghiên cứu và phát triển từ lâu nhưng cho đến nay cây ăn quả vẫn đang được quan tâm nhiều trong ngành nông nghiệp bởi những công dụng và giá trị của nó trong đời sống con người.[5] 1.3.1. Giá trị dinh dưỡng Cam là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C. Rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể., theo kết quả nghiên cứu cho thấy cứ 180gram cam dạng đồ tráng miệng nguyên chất cung cấp tới 160% nhu cầu vitamin C trung bình của một người một ngày. Cam cũng chứa nhiều vitamin A, canxi, chất xơ. (Một ly nước cam 200ml có chứa 20% lượng canxi và 100% lượng vitamin)[2]. 1.3.2. Giá trị y học Theo các nhà khoa học Anh: “Bình quân trong một trái cam có chứa khoảng 170mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa”. cam có chất Limonoid hoạt động một cách đặc biệt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Những người thường ăn cam, quýt có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư như: ung thư phổi và dạ dày… khá thấp. Vỏ cam còn có tác dụng chữa bệnh ho có đàm và giã rượu rất hiệu quả. 1.3.3. Giá trị kinh tế - Giá trị kinh tế- hội: Cam là loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ cho người nông dân mà còn cho hội, 1 ha cây ăn quả nếu được mùa, được giá có thể đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra đối với cây ăn quả nếu được thiết kế hợp lí và có kỹ thuật trồng có thể tận dụng được tầng không gian để trồng xen các loại cây khác đem tạo nhiều sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Trồng cam sau 5 năm sẽ cho quả bói. Mỗi ha trồng cam đem lại thu nhập hàng năm gấp 2-4 lần so với trồng lúa. Sản phẩm mang lại từ cam không chỉ có quả mà còn có cả cành, cây và hạt. - Giá trị công nghiệp: Mặc dù không nhiều nhưng cam là loại nguyên liệu trong ngành công nghiệp ép dầu, đồ hộp, làm mứt, . 8 - Giá trị môi trường: Ngoài cung cấp chất dinh dưỡng và chữa bệnh cho con người cây ăn quả còn có tác dụng bảo vệ môi trường rất, góp phần làm không khí trong lành, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, làm đẹp cảnh quan, cây ăn quả thích hợp để phủ xanh đất trống đồi trọc điển hình như Mơ Sơn La, Vải Lục Ngạn, vừa có ý nghĩa phủ xanh đất trống đồi trọc vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh đó còn có tác dụng cải tạo đất, chuyển đất hoang thành đất nông nghiệp đem lại màu xanh cho quê hương. Tóm lại cây ăn quả đóng vai trò rất lớn trong đời sống con người không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn mang lại cho hội nhiều lợi ích thiết thực cũng như góp phần xóa đói giảm nghèo. Phát triển nhân rộng ngành nghề làm vườn nói chung cây ăn quả nói riêng, đặc biệt là cây có giá trị kinh tế cao, những cây đặc sản sẽ góp phần thay đổi lớn đời sống và diện mạo của nông thôn. 1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CAM 1.4.1 Nhóm các nhân tố tự nhiên Cam là loại cây có thời gian sinh trưởng dài, sau một năm trồng mới và 4 năm chăm sóc mới bắt đầu cho quả, tuổi thọ tối thiểu là 20 năm, có khi lên tới 40 năm. Do đó, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố tự nhiên. Các yếu tố này tác động đồng thời nhưng với mức độ khác nhau, nó có thể trực tiếp hay gián tiếp tác động vào năng suất và sản lượng cam. - Đất đai: Yếu tố đất đai đã làm nên sự khác biệt của cam Hương Đô với các loại cam khác. Theo thử nghiệm cho thấy nếu lấy giống cam đây về trồng một địa phương khác thì chất lượng quả không được bằng cam gốc. Cam cho chất lượng tốt và năng suất cao nếu được trồng trên loại đất có kết cấu tốt, những loại đất có tầng đất dày trên 1m, thoát nước tốt trong mùa mưa, có mực nước ngầm thấp, PH từ 6-6,5 là phù hợp. - Thời tiết, khí hậu: Thời tiết, khí hậu có tác động rất lớn đến sự sống còn của cây trồng nói chung và cam nói riêng. Nó tác động trực tiếp, liên tục trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu khí hậu, thời tiết thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất, chất lượng cam sẽ được nâng cao và ngược lại, nhất là trong giai đoạn 5 năm chăm sóc ban đầu và giai đoạn cây ra hoa kết quả. Vào 9 thời điểm nhạy cảm này, nếu gặp điều kiện khắc nghiệt, hướng gió không thuận lợi hoặc sương muối sẽ làm cho tỷ lệ đậu quả thấp, gió bão cũng có thể làm cây gãy đổ, rụng quả, thậm chí sẽ chết. Các yếu tố khí hậu chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cam là: ánh sáng, độ ẩm không khí, nhiệt độ, lượng mưa, chế độ gió… cam thích nghi với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới nhưng lượng mưa vừa phải và độ ẩm của đất không quá cao hoặc không quá thấp. 1.4.2. Nhóm các nhân tố kinh tế- hội Việc phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả nói chung cũng như diện tích cam nói riêng còn chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố kinh tế hội như: vốn sản xuất, lao động, thị trường, chính sách thể chế và các yếu tố kinh tế hội khác. - Vốn: Sản xuất cam đòi hỏi đầu tư nhiều vốn cho chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh … trong khi đó, đồng vốn quay vòng lại chậm, sau 5 năm trồng mới cho thu nhập đã gây không ít khó khăn cho người dân khi đầu tư. Hộ nào có vốn, có điều kiện kinh tế cao hơn nếu mạnh dạn đầu tư, đầu tư đúng kỹ thuật sẽ cho thu nhập cao hơn nhiều so với các hộ nghèo và trung bình. - Lao động: Đây là yếu tố không kém phần quan trọng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh, là tiền đề cơ sở để tạo ra mọi của cải hội. Bất cứ một hình thức sản xuất kinh doanh nào cũng cần đến lao động. Vì vậy lao động là yếu tố không thể thiếu đối với sản xuất cam. Sản xuất cam chủ yếu tiến hành bằng thủ công, tận dụng lao động trong gia đình là chính, có thể sử dụng lao động nhàn rỗi và thời gian nông nhàn cho việc chăm sóc cam. Tuy nhiên, ngoài nguồn nhân lực dồi dào chúng ta cũng cần phải quan tâm đến chất lượng lao động bởi chất lượng lao động đóng vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất. - Thị trường: Cũng như các ngành sản xuất khác, quy mô sản xuất cam cũng phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ. Khi nhu cầu thị trường cao thì quy mô sản xuất sẽ lớn và ngược lại. Mặt khác, thị trường cũng là nhân tố thúc đẩy chất lượng sản phẩm cam ngày càng được cải thiện do được người nông dân chủ ý đầu tư hơn. - Các chính sách của Nhà nước: Một số chính sách đã có tác động mạnh mẽ đến ngành sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất cam nói riêng như: Chuyển giao quyền sử dụng đất, dồn điền đổi thửa, chính sách khai hoang, miễn thuế 10 . canh tác cam ở Xã Hương Đô - Huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực. đánh giá hiệu quả kinh tế Hiện nay có 2 quan điểm về hiệu quả kinh tế như sau: Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:41

Hình ảnh liên quan

Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại quả ở Việt Nam - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

Bảng 3.

Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại quả ở Việt Nam Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hương Đô qua 3 năm 2007 – 2009 - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

Bảng 5.

Tình hình sử dụng đất đai của xã Hương Đô qua 3 năm 2007 – 2009 Xem tại trang 24 của tài liệu.
2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

2.1.2.2..

Tình hình dân số và lao động Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 7: Cơ cấu thu nhập của xã năm 2009 - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

Bảng 7.

Cơ cấu thu nhập của xã năm 2009 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 11:Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập năm 2009 bình quân 1 hộ điều tra - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

Bảng 11.

Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập năm 2009 bình quân 1 hộ điều tra Xem tại trang 33 của tài liệu.
2.3.2.2 Tình hình chung về sản xuất cam của các hộ điều tra - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

2.3.2.2.

Tình hình chung về sản xuất cam của các hộ điều tra Xem tại trang 34 của tài liệu.
Nhìn vào bảng ta thấy tổng chi phí cho thời kỳ kiến thiết cơ bản là 3.765,80 nghìn đồng/sào - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

h.

ìn vào bảng ta thấy tổng chi phí cho thời kỳ kiến thiết cơ bản là 3.765,80 nghìn đồng/sào Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 15: Kết quả sản xuất cam của các hộ điều tra - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

Bảng 15.

Kết quả sản xuất cam của các hộ điều tra Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 16: Hiệu quả sản xuất cam của các hộ điều tra - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

Bảng 16.

Hiệu quả sản xuất cam của các hộ điều tra Xem tại trang 41 của tài liệu.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng doanh thu trong suốt cả chu kỳ của cam là 55.488,48 nghìn đồng/sào cam, chi phí là 23.507,77 nghìn đồng/sào Lợi nhuận mang lại là  31.980,71 nghìn đồng,  Nếu tính mỗi sào có 23,22 cây thì doanh   thu   mỗi   cây   sẽ   l - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

h.

ìn vào bảng số liệu ta thấy tổng doanh thu trong suốt cả chu kỳ của cam là 55.488,48 nghìn đồng/sào cam, chi phí là 23.507,77 nghìn đồng/sào Lợi nhuận mang lại là 31.980,71 nghìn đồng, Nếu tính mỗi sào có 23,22 cây thì doanh thu mỗi cây sẽ l Xem tại trang 42 của tài liệu.
a) Ảnh hưởng của nhân tố vi mô - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

a.

Ảnh hưởng của nhân tố vi mô Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 18: Ảnh hưởng của qui mô diện tích tới kết quả, hiệu quả sản xuất cam D TS ố hộDTBQ(m 2 )GO/sàoIC/sàoVA/sàoGO/IC(lần) VA/IC(lần)( - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

Bảng 18.

Ảnh hưởng của qui mô diện tích tới kết quả, hiệu quả sản xuất cam D TS ố hộDTBQ(m 2 )GO/sàoIC/sàoVA/sàoGO/IC(lần) VA/IC(lần)( Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 19: Ảnh hưởng của chi phí trung gian tới kết quả, hiệu quả sản xuất cam  - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

Bảng 19.

Ảnh hưởng của chi phí trung gian tới kết quả, hiệu quả sản xuất cam Xem tại trang 46 của tài liệu.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong những năm qua giá bán sản phẩm và năng suất cam đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của các hộ trồng cam - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

h.

ìn vào bảng số liệu ta thấy trong những năm qua giá bán sản phẩm và năng suất cam đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của các hộ trồng cam Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 21: Tình hình tiêu thụ cam của các hộ điều tra - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

Bảng 21.

Tình hình tiêu thụ cam của các hộ điều tra Xem tại trang 50 của tài liệu.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, hộ trồng cam bán sản phẩm tại nhà chiếm 89%, bán tại chợ thị trấn chiếm 6%, tại chợ thành phố chiếm 2%, và bán tại nơi khác như tại ga tàu, tại địa điểm thu mua ở UBND xã… chiếm 3% - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

h.

ìn vào bảng số liệu ta thấy, hộ trồng cam bán sản phẩm tại nhà chiếm 89%, bán tại chợ thị trấn chiếm 6%, tại chợ thành phố chiếm 2%, và bán tại nơi khác như tại ga tàu, tại địa điểm thu mua ở UBND xã… chiếm 3% Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 22: Những thuận lợi, khó khăn, nguyện vọng của hộ sản xuất cam - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

Bảng 22.

Những thuận lợi, khó khăn, nguyện vọng của hộ sản xuất cam Xem tại trang 52 của tài liệu.
2.3.5 Thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của các nông hộ đối với việc sản xuất cam - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

2.3.5.

Thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của các nông hộ đối với việc sản xuất cam Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bên cạnh đó nghề trồng cam cũng gặp không ít khó khăn, qua bảng số liệu chúng ta thấy vấn đề khó khăn nhất của hộ trồng cam là giá đầu ra không ổn định chiếm tới 95% - Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô   huyện hương khê   tỉnh hà tĩnh

n.

cạnh đó nghề trồng cam cũng gặp không ít khó khăn, qua bảng số liệu chúng ta thấy vấn đề khó khăn nhất của hộ trồng cam là giá đầu ra không ổn định chiếm tới 95% Xem tại trang 53 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan