Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

86 839 0
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất nông nghiệp cung cấp cho con người những sản phẩm thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Không những thế, sản phẩm của ngành nông nghiệp Việt Nam còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là những mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ rất lớn cho nền kinh tế. Phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, đã và đang là mục tiêu phát triển nền nông nghiệp nước ta. Một nền kinh tế hàng hoá phát triển sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường. Trong sản xuất nông nghiệp, khi kinh tế phát triển, đời sống của người dân đã được nâng cao, những thực phẩm giàu chất đạm, chất béo dường như đã quá thừa đối với một bộ phận không nhỏ trong dân cư. Ngược lại, những thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ, … giúp cân bằng dinh dưỡng cơ thể như rau, củ, quả… đang là nhu cầu cần thiết. Rau là một trong những thực phẩm có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Hiện nay, rau xanh không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình. Nhiều loại rau còn là những vị thuốc chữa bệnh rất tốt và an toàn, là nguồn thức ăn phong phú để phát triển chăn nuôi. Chính vì vậy mà thị trường tiêu thụ rau xanh rất rộng lớn. Hơn nữa, rau đa số là loại cây ngắn ngày, rất thuận lợi trong việc bố trí mùa vụ, luân canh, xen canh, gối vụ với cây trồng khác nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc phát triển những vùng chuyên canh rau những miền quê thuần nông đã và đang góp phần nâng cao đời sống của người dân. Mặc dù, nghề Lê Thị Huy Lớp - K40A KTNN 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP trồng rau chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên nhưng người trồng rau đã không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kết hợp với kinh ngiệm sản xuất lâu đời; nghề trồng rau dãdãđã thực sự trở thành nghề truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều vùng trong cả nước. Diễn Xuân là một xã thuần nông của huyện Diễn Châu, có truyền thống sản xuất rau, trong những năm gần đây diện tích gieo trồng cũng như năng suất, sản lượng rau không ngừng tăng lên. Được thiên nhiên ưu đãi, diện tích đất màu khá lớn, màu mỡ thuận lợi cho sản xuất rau. Đặc biệt, với sự hướng dẫn, khuyến khích của chính quyền địa phương, Diễn Xuân đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng treo hướng hàng hoá đem lại giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, việc đưa cây dưaDưa leo vào sản xuất vụ Đông trên đất 2 lúa đang là mô hình phổ biến, là hướng đi mới của người dân nơi đây. Năm 2009, toàn xã có có 92,97 ha đất rau màu, với DTGT cả năm đạt 260,6 ha, trong đó có 31,1 ha dưaDưa leo trên đất 2 lúa. Sản xuất rau xã đang ngày càngCàng phát triển cả về quy mô diện tích lẫn năng suất cây trồng. Tuy nhiên, cho đến nay việc sản xuất rau Diễn Xuân cũng chỉ mang tính truyền thống. Sản phẩm sản xuất chủ yếu được tiêu thụ tại các chợ trong huyện, một số ít được người buôn tới mua tại ruộng. Giá cả phụ thuộc lớn vào sức mua thị trường, “được mùa mất giá, mất mùa được giá” là hiện tượng còn khá phổ biến. Ngoài ra, sự biến đổi khí hậu thất thường làm cho sâu bệnh phá hoại rau ngày càngCàng đa dạng, làm giảm năng suất chất lượng rau. Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta cần đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về kết quả sản xuất cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới nó nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời góp phần nâng cao năng suất của cây rau. Đó chính là lý do em lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau Diễn Xuân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Lê Thị Huy Lớp - K40A KTNN 2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất rau - Đánh giá tình hình sản xuất rau tại xã Diễn Xuân - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quảhiệu quả sản xuất rau - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất rau cho địa phương. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài, là cơ sở lý luận để nghiên cứu. Việc nghiên cứu một vấn đề luôn đặt trong sự tác động của các yếu tố môi trường xung quanh. - Phương pháp thu thập số liệu + Thu thập số liệu thứ cấp: Các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động sản xuất rau; Các , các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về và thực trạng sản xuất rau của các cấp chính quyền; Các, các loại sách báo;;, Inernet, . + Thu thấpthấpthập số liệu sơ cấp: Thông qua bảng hỏi điều tra, tiến hành phỏng vấn trực tiếp 60 hộ trồng rau của 3 xóm trên địa bàn xã. Lựa chọn 20 hộ khá, 20 hộ trung bình và 20 hộ nghèo để nghiên cứu dựa trên danh sách của địa phương. - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Tổng hợp và phân tích các tài liệu thu được, tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả, hiệu quả sản xuất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu tình hình sản xuấtđánh giá hiệu quả sản xuất rau cảu các hộ Diễn Xuân, Diễn Châu, Nghệ An. b. Phạm vi nghiên cứu. Lê Thị Huy Lớp - K40A KTNN 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu hiệu quả sản xuất rau trên địa bàn xã Diễn Xuân, Diễn Châu, Nghệ An. + Thời gian: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sản xuất rau của các nông hộ năm 2009. 5. Hạn chế của đề tài Trong quá trình thực hiện đề tài còn rất nhiều hạn chế về thời gian cũng như kiến thức về mặt lý luận và thực tiễn, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo và bạn đọc góp ý để đề tàidđược hoàn thiện hơn. Lê Thị Huy Lớp - K40A KTNN 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 1.1 . Khái niệm, phương pháp xác định hiệu quả kinh tế 1.1.1. Khái niệm Tất cả mọi hoạt động của con người đều hướng tới một mục đích là đạt hiệu quả cao. Đó chính là sự so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả được từ đó. Trong SXKD cũng vậy, mọi nỗ lực sản xuất của một doanh nghiệp, ngành kinh tế hay cả một nền kinh tế quốc dân đều nhằm mục đích cuối cùng là đạt hiệu quả cao. Hiệu quả được xem xét trên mọi phương diện Kinh tế, văn hoá, xã hội và môt trường. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế vẫn là mục tiêu hàng đầu đóng vai trò quyết định của một phương án sản xuất kinh doanh. Vì vậy, hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chính là cơ sở lý thuyết cho thước đo sự tồn tại và phát triển của một hoạt động sản xuất hay một nền kinh tế. Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế, theo Schultz (1964), Rizzo (1979) “hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (nguồn lực đầu vào sản xuất) để đạt được kết quả đó. Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối quan hệ giữa một bên là kết quả kinh tế với một bên là chi phí sản xuất bỏ ra. Kết quả đó có thể là doanh thu, là lợi nhuận thu được sau sản xuất. Còn chi phí là nhân lực, vật lực, vốn,… đầu tư vào sản xuất. Như vậy, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là sự tiết kiệm các yếu tố đầu vào hay là sự gia tăng giá trị thu được trên một đơn vị chi phí bỏ ra. Lê Thị Huy Lớp - K40A KTNN 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trong quá trình ngiên cứu hiệu quả kinh sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần phân biệt rõ ba khái niệm veef về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chi chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữgiữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trương kinh tế xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng. Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó yếu tố sản phẩm và giá dầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đàu đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quảtính đến giá cả dầu vào và đầu ra. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào trong sản xuất. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được hoặc yếu tố hiệu qủa kỹ thuật hoặc yếu tố hiệu quả phân phối thì mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả Lê Thị Huy Lớp - K40A KTNN 6 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và phân phối thì sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Xét hiệu quả kinh tế trong trường hợp sản xuất sử dụng hai yếu tố đầu vào X1, X2 Sơ đồ 1: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất sử dụng hai yếu tố đầu vào X1, X2. Lê Thị Huy Lớp - K40A KTNN 7 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nếu các điểm A, B, C, D biểu thị các nông trại đang sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thì nông trại A, B, C đạt hiệu quả kỹ thuật còn nông trại D thì không. OC Hiệu quả kỹ thuật = OD Nông trại D có thể giảm mức sử dụng các đầu vào theo tỷ lệ OC/OD mà vẫn sản xuất ra một khối lượng đầu ra như cũ. Đường thẳnthẳng đồng giá PP’ chỉ rõ chi phí tối thiểu để làm ra một đơn vị sản phẩm. Do đó nông trại R và A đạt hiệu quả phân phối. OR Hiệu quả phân phối = OC Như vậy chỉ có nông trại A đạt hiệu quả kinh tế. OR Hiệu quả kinh tế = OD Hiệu quả kinh tế = hiệu quả kỹ thuật * hiệu quả phân phối Xét trường hợp mối quan hệ giữa một đầu vào và một đầu ra. Lê Thị Huy Lớp - K40A KTNN 8 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 2: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả kinh tế trong trường hợp một đầu vào, một đầu ra YOA Hiệu quả kỹ thuật = YOB YOB Hiệu quả phân phối = YOC YOA YOA YOB Hiệu quả kinh tế = = = YOC YOB YOC Như vậy chỉ có nông trại C đạt hiệu quả kinh tế. Trong quá trình phát triển bền vững của một quốc gia, một nền kinh tế, mục tiêu về hiệu quả kinh tế luôn gắn liền với hiệu quả về xã hội. 1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế • Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Lê Thị Huy Lớp - K40A KTNN 9 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP H = Q/C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả thu được C là chi phí bỏ ra Phương pháp này cho chúng ta xác định được kết quả thu được từ một đơn vị chi phí. Nó cũng phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực của quá trình sản xuất kinh doanh. • Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm để đạt điều đó H=∆Q/∆H Trong đ ó: H là kết quả kinh tế ∆Q là kết quả tăng thêm ∆H là chi phí tăng thêm Phương pháp này cho ta xác định hiệu quả của một đồng chi phí đầu tư thêm mang lại. Nó thường áp dụng để tính hiệu quả trong đầu tư thâm canh. Với 2 phương pháp trên, việc xác định hiệu quả kinh tế chưa phản ánh được quy mô sản xuất. Do vậy, người ta thường sử dụng thêm chỉ tiêu về lợi nhuận hay thu nhập để xác đinh hiệu quả kinh tế. Sự tổng hợp các con số sẽ cho ta một cái nhìn bao quát hơn, đánh giá chính xác hơn hiệu quả kinh tế đạt được. 1.2. Đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau. 1.2.1. Đặc điểm của ngành sản xuất rau Hầu hết các loại rau xanh đều qua thời kỳ vườn ươm sau đó mới đem trồng ngoài ruộng sản xuất. Bởi vì hạt giống của các loại rau rất nhỏ, rễ ăn nông nên cần gieo trên diện tích nhỏ vườn ươm để có điều kiện chăm sóc cho cây có bộ rễ khoẻ, ăn sâu, thân lá phát triển để thích nghi với điều kiện ngoài đồng ruộng sản xuất. Phần lớn các loại rau có Lê Thị Huy Lớp - K40A KTNN 10 . cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất rau - Đánh giá tình hình sản xuất rau tại xã Diễn Xuân - Đánh giá hiệu quả kinh. gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu hiệu quả sản xuất rau trên địa bàn xã Diễn Xuân, Diễn Châu, Nghệ An. + Thời gian: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sản xuất

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:24

Hình ảnh liên quan

I. 1. Tình hình sản xuất rau ở Diễn Châu. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

1..

Tình hình sản xuất rau ở Diễn Châu Xem tại trang 21 của tài liệu.
Phân tích bảng 13 cho thấy, DTGT rau tăng đề lên qua các năm. Năm 2008, DTGT rau   tăng 5,28   3   ha so với 2007, tương ứng 0, 29  3   %,  năm 2009 tăng 0,31  % so với 2008 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

h.

ân tích bảng 13 cho thấy, DTGT rau tăng đề lên qua các năm. Năm 2008, DTGT rau tăng 5,28 3 ha so với 2007, tương ứng 0, 29 3 %, năm 2009 tăng 0,31 % so với 2008 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 4..: Tình hình dân số và lao động ở Diễn Xuân qua 3 năm 2007- 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bảng 4...

Tình hình dân số và lao động ở Diễn Xuân qua 3 năm 2007- 2009 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai của xã Diễn Xuân qua 3 năm 2007- 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bảng 5.

Tình hình sử dụng đất đai của xã Diễn Xuân qua 3 năm 2007- 2009 Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 6: Tình hình sản xuất rau ở Diễn Xuân qua 3 năm. 2007- 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bảng 6.

Tình hình sản xuất rau ở Diễn Xuân qua 3 năm. 2007- 2009 Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 8.: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bảng 8..

Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 9: Cơ cấu DTGT các loại rau ở các hộ điều tra - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bảng 9.

Cơ cấu DTGT các loại rau ở các hộ điều tra Xem tại trang 42 của tài liệu.
khác. Tình hình sử dụng chi phí sản xuất rau của các hộ điều tra thể hiện như sau. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

kh.

ác. Tình hình sử dụng chi phí sản xuất rau của các hộ điều tra thể hiện như sau Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 11: Phân tổ chi phí sản xuất rau theo quy mô diện tích - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bảng 11.

Phân tổ chi phí sản xuất rau theo quy mô diện tích Xem tại trang 47 của tài liệu.
Qua bảng số liệu cho thấy, đối với tất cả các loại rau, quy mô điện tích tăng cũng làm cho năng suất rau tăng lên - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

ua.

bảng số liệu cho thấy, đối với tất cả các loại rau, quy mô điện tích tăng cũng làm cho năng suất rau tăng lên Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 13: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất rau ở các hộ điều tra. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bảng 13.

Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất rau ở các hộ điều tra Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 15.: Bảng so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất rau với một số cây trồng khác. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bảng 15..

Bảng so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất rau với một số cây trồng khác Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 20.17: Ảnh hưởng của chi phí sản xuất tới kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ.(tính BQ sào/hộ) - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bảng 20.17.

Ảnh hưởng của chi phí sản xuất tới kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ.(tính BQ sào/hộ) Xem tại trang 67 của tài liệu.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, các loại rau có mức đầu tư khác nhau rất lớn; Dưa leo, Cà và Cải bắp có mức đầu tư lớn hơn nhiều so với cải xanh ,  tất cả các hộ sản xuất đều đầu tư chi phí sản xuất <1500 nghìn đồng/sào - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

h.

ìn vào bảng số liệu ta thấy, các loại rau có mức đầu tư khác nhau rất lớn; Dưa leo, Cà và Cải bắp có mức đầu tư lớn hơn nhiều so với cải xanh , tất cả các hộ sản xuất đều đầu tư chi phí sản xuất <1500 nghìn đồng/sào Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 18: Ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả sản xuất Dưa leo của hộ điều tra năm 2009. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bảng 18.

Ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả sản xuất Dưa leo của hộ điều tra năm 2009 Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 20: Ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả sản xuất Cải bắp của hộ điều tra năm 2009. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bảng 20.

Ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả sản xuất Cải bắp của hộ điều tra năm 2009 Xem tại trang 75 của tài liệu.
Tóm lại, các yếu tố đầu vào được ước lượng trong mô hình đều ít nhiều có ảnh hưởng tới năng suất của các loại rau - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở diễn xuân, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

m.

lại, các yếu tố đầu vào được ước lượng trong mô hình đều ít nhiều có ảnh hưởng tới năng suất của các loại rau Xem tại trang 76 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan