Nghệ thuật Bonsai Nhật Bản

2 552 1
Nghệ thuật Bonsai Nhật Bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghệ thuật bonsai của Nhật Bản 1/11/2007 Bonsai thường được gọi là cây cảnh thu nhỏ lại, thịnh hành tại Nhật cũng như nhiều nước Đông Phương. Đối với người Nhật, nghệ thuật trồng cây cảnh thu nhỏ là một khoa thẩm mỹ, đồng thời trong một chừng mực nào đó, cũng là một môn triết học. Người ta dễ dàng nhận biết được tính tình của một con người qua cây cảnh người ấy trồng. Trong thuật trồng cây, những cây cổ thụ tí hon trồng trong những chiếc chậu cạn, thu gọn trong khuôn khổ bé nhỏ, có nhiều giá trị. Người chơi cây cảnh loại nầy phải là những tay làm vườn lành nghề, say mê trong nghề và khiếu thẩm mỹ cao. Người phương Đông có truyền thống ca ngợi và tôn trọng tuổi già. Bonsai là cách thể hiện tuổi già cây cỏ được thu nhỏ và trang trọng. Không làm lạ khi thấy thuật chơi Bonsai thịnh hành khắp nhiều nước phương Đông. Người già lại rất thích Bonsai. Cây cảnh là một công trình nghệ thuật dài lâu. Cây trồng cảnh có khi lưu truyền từ đời cha đến đời con. Có nhiều cây cảnh tí hon sống hàng thế kỷ, truyền từ đời nọ sang đời kia. Người giữ cây có một quyền lực tinh thần vô cùng thiêng liêng đối với các tác phẩm của ông ta đã từng ra công vun quén. Phải được người giữ cây cho phép mới được định đoạt số phận của các chậu cảnh. Phân tán các cây cảnh chẳng khác gì bán mất con cái của người giữ cây, cho nên tại Nhật không thấy những chợ bán cây cảnh và người mua cũng thận trọng khi tiếp xúc với người bán cây cảnh. Giá cây cảnh ở đây rất cao. Ở tại Nhật Bản, cũng có những cây trồng chậu (hachiue) ra hoa thật đẹp, tuy nhiên, điều đó không quan hệ gì đến cây cảnh thu nhỏ của Bonsai cả. Hai cách trồng và cảm thụ không giống nhau. Ở Nhật không có nhiều cây hoa mà chỉ có những cây bonsai nhỏ nhiều lá, cỏ và rong. Cây cảnh có đủ cỡ vì kích thước của chậu có cái rộng mỗi chiều đến 2m, nhưng phần lớn thì không quá cao hơn 30cm. Những năm gần lại đây, người ta lại có kiểu "chơi cây cảnh bỏ túi" với những cây tí hon trồng trong chậu, mỗi chiều chừng 3cm đến 4cm. Như vậy, những cây hoa trồng làm cảnh không hợp vì quá lớn không thể thu nhỏ. Trong cấu trúc Bonsai, số cánh hoa, nhiều hoặc ít, cũng góp phần tạo dáng cho hoa. Cánh hoa càng nhiều thì càng dài và càng làm cho dáng hoa tăng phần tao nhã. Thông thường, Bonsai thường thích những cánh hoa lẻ; hoa chùm không quý bằng hoa đơn chiếc. Tính lẻ loi, cô độc thường đi đôi với tính khiêm nhường, suy tư và thận trọng. Hoa mai Nhật Bản thường được chọn trong chiều hướng đó. Thật ra, Bonsai của Nhật cũng có những nét đặc thù. Người ta thường cho rằng nghệ thuật trồng cây cảnh nầy bắt nguồn từ Trung Quốc du nhập và đã có từ đời Đường, Tống. Người Nhật cũng thường du nhập văn hoá, nghệ thuật nước ngoài. Khi du nhập, người Nhật đã biến đổi theo thần trí và hồn tính của mình. Họ có thứ triết lý riêng cho Bonsai. Triết lý đó là: Chậu cây cảnh là tượng trưng cho sự khắc khổ và khôn ngoan. Hiểu được nghệ thuật đó đã không dễ. Cây cảnh thu nhỏ tiêu biểu cho một cây già lâu năm, đứng trơ trọi một mình trong vũ trụ bao la, có dáng dấp và phong thái rất đẹp. Tạo được hình ảnh như thế cho một cây bé nhỏ chỉ cao khoảng 30cm thường trồng bằng hạt quả là việc không phải dễ dàng gì! Theo người Nhật, bất cứ việc gì muốn được xem là toàn thiện thì không những phải hội đủ các đặc tính vật chất, mà còn mang một tính chất không thể cân lường, không thể nhìn thấy, hướng về cõi vô hình. Người Nhật gọi tên là "sabi". Thuật ngữ "sabi" thật khó dịch ra đúng nghĩa. Có người tạm dịch là "patine", tức là lớp meo mốc, rêu phong, bám vào vật bằng đồng cũ, vào tấm bia cổ. Nhưng "sabi" lại có tính chất tinh tế hơn. Những bậc thầy về Bonsai có nhiều bí quyết để tạo ra nét rêu phong như thế. Một cây cảnh toàn hảo không mang dấu vết gì, kể cả những vết uốn nắn mà nó phải trải qua. Nghệ thuật Bonsai trọng về tự nhiên. Vỏ cây sần sùi, lồi lõm không đều, mặc dù phủ lớp rêu phong, nhưng phải là không có sự chắp nối, chiết cắt. Những cành vô dụng phải được cắt bỏ đi từ khi mới nhú ra. Tất cả thành phần trong cây cảnh phải hoà hợp, cành không nên già hơn rễ, rễ không già hơn cành. Đầu cây càng già thì càng tròn, trông giống như cái tán. Trái lại cây còn non thì đầu nhọn, được hiểu như tham vọng chưa được thoả mãn, trông thật trơ trẻn. Cũng như người, đến một lúc nào, cây cũng phải biết "an phận" của mình. Không gì khó coi hơn, một cây đã già nua mà "không biết nhẫn", cứ chìa đầu ra, hếch mặt lên trời. Đó là mất quân bình. Cũng là kém khôn ngoan, đã chống lại minh triết của tạo hoá. Chơi cây cảnh phải hiểu nguyên tắc nầy. Muốn tạo cho phần trên cùng của cây bé nhỏ có dáng tròn xinh xắn, cần phải tác động bằng nhiều cách. Hiệu quả tốt nhất là độ cạn của chậu. Các cành đều lệ thuộc ít nhiều vào rễ, vì rễ nuôi cành. Rễ đâm thẳng xuống, thì đầu cây phải nhọn. Rễ đâm ngang thì đầu bằng. Khi mùa đông đến, người ta bứng cây ra đặt xuống đất trong vườn theo phương pháp hồi xuân, những cành trên thường chỉa lên trời vì rễ đâm xuống. Như thế có thể tạo nên tán tròn. Với những ý niệm kể trên, một cây cổ thụ hoàn toàn lý tưởng trong Bonsai phải thể hiện được thế quân bình thiêng liêng trong vũ trụ. Đầu trên của cây hơi cong tròn, trông vẻ khiêm tốn. Tuy nhiên, người ta cũng thấy đột phá một vài cây cổ thụ có những cành bên trên ngả mạnh về sau. Trông tưởng như những trận cuồng phong làm cho xô dạt về một phía. Đó là thể hiện số phận khổ đau của những người không muốn an phận, thủ thường. Trồng cây cảnh thu nhỏ là một nghệ thuật ít tốn kém mà một người kéo xe hay một người giàu có, dòng dõi quí tộc đều có thể thực hành được. Trong bất cứ phòng khách nào của người Nhật cũng có chỗ dành riêng cho chậu cảnh. Chậu cây đặt trên một chiếc bàn con, phải vừa tầm nhìn của khách ngồi trong phòng để khách thấy được toàn thể mà khỏi nhướn người lên hay phải ngước mắt. Trong phòng khách thường của người Nhật thường thiếu vắng những đồ đạc, tranh ảnh, sắc màu rực rỡ, mục đích là để cho khách để ý đến cây cảnh đặt nơi trang trọng của căn phòng. Những câu chuyện xã giao của họ cũng khởi đầu bằng chuyện cây cảnh. Trên thị trường người Nhật không ghi danh mục Bonsai, vì theo họ, đưa một chậu Bonsai ra nước ngoài trong hoàn cảnh đó, khiến cho cây cô đơn vô cùng. Nguồn: mivietcaycanh . Nghệ thuật bonsai của Nhật Bản 1/11/2007 Bonsai thường được gọi là cây cảnh thu nhỏ lại, thịnh hành tại Nhật cũng như nhiều nước. trọng. Hoa mai Nhật Bản thường được chọn trong chiều hướng đó. Thật ra, Bonsai của Nhật cũng có những nét đặc thù. Người ta thường cho rằng nghệ thuật trồng

Ngày đăng: 27/09/2013, 03:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan