Phương hướng, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty Giầy Thăng Long.DOC

51 326 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phương hướng, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty Giầy Thăng Long.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phương hướng, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty Giầy Thăng Long

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay khi xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá

đang trở nên phổ biến thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đóng vaitrò quan trọng trong tiến trình kinh tế xã hội của một quốc gia Với ViệtNam một quốc gia đang trong giai đoạn đầu của một quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá “Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên, làtrọng điểm kinh tế đối ngoại” Hoạt động xuất khẩu mà các ngành kinh tếtham gia đem lại cho đất nước một lượng ngoại tệ khá lớn phục vụ quátrình xây dựng và đổi mới đất nước.

Công ty giầy Thăng Long là một trong những con chim đầu đàn củaTổng công ty Da – Giầy Việt Nam chuyên sản xuất giầy xuất khẩu sangnhiều nước trên thế giới Với chức năng sản xuất kinh doanh, xuất nhậpkhẩu giầy đang phát triển đi lên trong điều kiện khó khăn nhiều mặt, đặcbiệt là sự cạnh tranh gay gắt ở cả trong và ngoài nước, thị trường truyềnthống bị biến động… Để đứng vững và phát triển, công ty cần khôngngừng hoàn thiện chiến lược phát triển lâu dài, đề ra phương hướng và biệnpháp đẩy mạnh xuất khẩu trong từng giai đoạn cụ thể.

Với năng lực còn hạn chế, mặt khác đây là một đề tài phong phú vàđa dạng chứa nhiều vấn đề quan trọng hàng loạt các vấn đề nghiên cứu đòihỏi bổ sung và hoàn thiện Chuyên đề của em chỉ tập trung tìm hiểu phântích một số vấn đề nội dung theo kết cấu sau:

Chương I : Một số vấn đề lý luận về hoạt động xuất khẩu của doanhnghiệp thương mại.

Chương II: Tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty giầy ThăngLong

Chương III : Phương hướng, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại côngty giầy Thăng Long

Trang 2

Từ thực trạng của công ty, ý thức được sự phức tạp và tầm quantrọng của quá trình hoạt động xuất khẩu cũng như đòi hỏi thực tế của việchoàn thiện và nâng cao hiệu quả của xuất khẩu, cùng với sự giúp đỡ tậntình của thầy giáo Hoàng Văn Hải cũng như các phòng chức năng của côngty (đặc biệt là phòng Tài chính, phòng nhân sự và phòng xuất nhập khẩu)đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này

Trang 3

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦADOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.

I XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1 Khái niệm xuất khẩu:

Trong điều kiện hiện nay, xét trên phạm vi quốc tế, nền kinh tế pháttriển theo cơ chế thị trường là yêu cầu khách quan của mọi quốc gia Trongtổng thể nền kinh tế được quốc tế hoá, một quốc gia không thể độc lập táchkhỏi mối quan hệ cùng có lợi với bên ngoài vì như thế là tự đóng cửa nềnkinh tế Sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển kéo theo sự phát triển củaphân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế Việc trao đổi và lưu thônghàng hoá ngày càng phát triển cao hơn và hiện đại hơn từ trao đổi hàng hoávới nhau trong từng vùng, giữa các vùng tiến tới vượt ra khỏi lãnh thổ củamột nước để trao đổi, mua bán với các quốc gia khác hình thành nênthương mại quốc tế.

Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nướcthông qua mua bán Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xuấtkhẩu và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế các quốc gia.

Hoạt động xuất khẩu là một quá trình kinh doanh bao gồm nhiềucông đoạn khác nhau mà mỗi công đoạn lại mang những đặc điểm riêngđược tiến hành theo cách thức nhất định nhằm đem lại lợi nhuận cho doanhnghiệp.

Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế.Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là hệ thống các quan hệ muabán trong nền thương mại có tổ chức cả bên trong ra bên ngoài nhằm mụcđích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế,từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân Do đó, xuất khẩu là hoạtđộng kinh tế đối ngoại dễ đem lại những hiệu quả đột biến cao, có thể gây

Trang 4

thiệt hại vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài màcác chủ thể trong nước tham gia xuất nhập khẩu không dễ dàng khống chếđược Vì vậy, khi buôn bán giao dịch với nước ngoài phải hết sức cảnh giácvới những phần tử cơ hội phá hoại nền kinh tế.

2 Vai trò hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường

- Vai trò quan trọng của hoạt động xuất khẩu nói riêng là tạo nguồntài chính cho hoạt động nhập khẩu, đảm bảo sự cân bằng của cán cân thanhtoán ngoại thương Chính hoạt động xuất khẩu buộc các nhà sản xuất phảitiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh, nghiã là việc bán hàng hoátrong nước ra nước ngoài sẽ hỗ trợ cho sản xuất trong nước Xuất khẩu chophép hạ giá bán ở thị trường nội địa và tăng lợi ích cho người tiêu dùng - Xuất khẩu cũng ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh chung củamột nước Trong chiều hướng quay lại kinh doanh nội địa, xuất khẩuthường có xu hướng ổn định, tăng đều và góp phần làm giảm tác độngkhủng hoảng ngắn hạn.

- Việc xuất khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh, theo dõi kiểm soát lẫn nhau rất chặt chẽgiữa các chủ thể tham gia xuất khẩu Nhờ sự cạnh tranh này làm cho chấtlượng hàng hoá được nâng cao, áp dụng khoa học kỹ thuật mới một cáchthường xuyên và có ý thức.

- Xuất khẩu dẫn đến xoá bỏ nhanh chóng việc các chủ thể kinhdoanh các sản phẩm lạc hậu không thể chấp nhận được Góp phần hoànthiện các cơ chế quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu thông qua các đòihỏi hợp lý của các chủ thể tham gia xuất nhập khẩu trong quá trình thựchiện.

- Liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và các nhà khoa học mộtcách thiết thực từ phía các nhà sản xuất, nó khơi thông nhiều nguồn chấtxám cả trong và ngoài nước

3.Chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp:

Trang 5

- Chỉ tiêu doanh thu hàng xuất khẩu : Mxk = Qxk * Pxk * T

+ Sản lượng hoà vốn Qhv = Fcđ/P-V Trong đó:

DThv : doanh thu hoà vốn + Thời điểm hoà vốn :

Thv = DThv/Q Trong đó:

Trang 6

Thv : thời điểm hoà vốn Q : mức tiêu thụ mỗi tháng Q = DTcả năm/12 tháng.

II NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾTHỊ TRƯỜNG.

1.Hoạt động nghiên cứu đi tới lựa chọn thị trường xuất khẩu củadoanh nghiệp

Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưuthông hàng hoá, ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có thịtrường

Để nắm vững các yếu tố của thị trường, hiểu biết về qui luật vậnđộng của chúng nhằm ứng xử kịp thời, mỗi nhà kinh doanh nhất thiết phảitiến hành các hoạt động về nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trườnghàng hoá thế giới có rất nhiều ý nghiã trong việc phát triển và nâng caohiệu quả các quan hệ kinh tế, đặc biệt là trong công tác xuất nhập khẩuhàng hoá của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp nghiên cứu và nắm vữngbiến động của tình hình thị trường về giá cả hàng hoá trên thế giới là nhữngtiêu đề quan trọng đảm bảo cho các tổ chức xuất nhập khẩu hoạt động trênthị trường thế giới có hiệu quả cao nhất Đối với hoạt động xuất nhập khẩuthì xuất siêu và tăng thu ngoại tệ - một vấn đề bức xúc với các tổ chức xuấtnhập khẩu cũng như Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới còn bao gồm cả việc nghiêncứu toàn bộ quá trình tái sản xuất của một ngành sản xuất hàng hoá, tức làviệc nghiên cứu không chỉ giới hạn ở lĩnh vực lưu thông mà cả lĩnh vực sảnxuất, phân phối hàng.

Đối với các tổ chức xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường hàng hoátrên thế giới phải trả lời được các câu hỏi: xuất nhập khẩu cái gì? dung

Trang 7

lượng của thị trường hàng hoá đó như thế nào? bạn hàng giao dịch là ai?Phương thức giao dịch, thanh toán nào được sử dụng?

Việc nghiên cứu thị trường phải được tiến hành dựa trên một sốphương pháp nhất định chứ không đơn thuần theo cảm tính.

1.1 Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu :

Việc nhận biết mặt hàng xuất khẩu trước tiên phải dựa vào nhu cầucủa sản xuất và tiêu dùng về qui cách và chủng loại kích cỡ, giá cả, thời vụ,thị hiếu và tập quán của từng vùng từng lĩnh vực sản xuất Về khía cạnhthương phẩm phải hiểu rõ giá trị, công dụng, các đặc tính của nó, qui cách,phẩm chất mẫu mã Nắm bắt được đầy đủ về giá cả hàng hoá, các mức giávà nguồn cung cấp chủ yếu của các công ty cạnh tranh, các hoạt động dịchvụ phục vụ cho hàng hoá như bảo hành, cung cấp phụ tùng, sửa chữa thiếtbị, hướng dẫn sử dụng…

Để lựa chọn được mặt hàng kinh doanh, một số nhân tố nữa phải tínhtoán đến đó là tỷ suất ngoại tệ của các mặt hàng Tỷ suất ngoại tệ hàng xuấtkhẩu là số lượng bản tệ phải chi ra để thu được một đơn vị ngoại tệ Nếu tỷsuất tính ra lớn hơn tỷ giá hối đoái thì không thể xuất khẩu được.

Việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu không chỉ dựa vào những tínhtoán hay ước tính, những biểu hiện cụ thể của hàng hoá mà còn dựa vàonhững kinh nghiệm của người nghiên cứu thị trường để dự toán đượcnhững xu hướng biến động của giá cả hàng hoá thị trường trong nước cũngnhư nước ngoài, khả năng thương lượng để đạt tới điều kiện mua bán cóưu thế hơn.

1.2 Dung lượng thị trường:

Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá nhất định giao dịchtrên một phạm vi thị trường nhất định (thường là một năm).

Nghiên cứu về dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu nguồnmột cách hợp lý kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến động trong từng thờiđiểm, từng vùng và từng khu vực, từng lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng Cùng

Trang 8

với việc xác định nắm bắt nhu cầu của thị trường bao gồm: việc xem xétđặc điểm, tính chất, khả năng sản xuất hàng hoá thay thế khả năng lựa chọnmua bán Một vấn đề nữa là thời vụ của sản xuất (cung) và tiêu dùng (cầu)hàng hoá đó trên thị trường thế giới để có biện pháp thích hợp trong từnggiai đoạn bảo đảm nhất định Các nhân tố làm cho dung lượng thị trườngthay đổi chia làm ba loại sau:

1.2.1 Nhân tố làm dung lượng thị trường biến đổi có tính chất chukỳ

Đó là sự khủng hoảng có tính chất chu kỳ của kinh tế TBCN và tínhchất thời vụ trong sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá Nhân tố quantrọng có ảnh hưởng đến tất cả thị trường hàng hoá trên thế giới là sự vậnđộng của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa Khi nền kinh tế TBCN rơi vàokhủng hoảng tiêu điều thì dung lượng thị trường bị co hẹp và ngược lại.

Nhân tố thời vụ của sản xuất cũng có ảnh hưởng đến thị trường hànghoá Do đặc điểm của sản xuất, lưu thông các loại hàng khác nhau nên sựtác động của nhân tố này rất đa dạng với các mức độ khác nhau.

1.2.2 Nhân tố tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp chính sáchcủa Nhà nước và các tập đoàn tư bản lũng đoạn, thị hiếu tập quán củangười tiêu dùng, khả năng sản xuất hàng thay thế.

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng tạm thời đối với dung lượng thị trườngnhư các hiện tượng đầu cơ gây đột biến về cung cầu, các yếu tố tự nhiênnhư thiên tai, bão lũ, hạn hán… các yếu tố về chính trị như đình công…

1.3 Chọn lựa đối tượng giao dịch:

Trong thương mại quốc tế, bạn hàng hay khách hàng nói chung lànhững người có quan hệ giao dịch với ta nhằm thực hiện các quan hệ hợpđồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, các hoạt động hợp tác kinh tế, khoa họckỹ thuật liên quan đến cung cấp hàng hoá.

Việc lựa chọn thương nhận để giao dịch dựa trên cơ sở nghiên cứu:

Trang 9

- Tình hình sản xuất kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinhdoanh để thấy được khả năng cung cấp lâu dài, thường xuyên khả năng đặthàng và liên kết kinh doanh.

- Thái độ và quan điểm kinh doanh là vươn tới chiếm lĩnh thị trườnghay độc quyền về kinh doanh Tìm hiểu uy tín và quan hệ kinh doanh cũnglà một điều kiện quan trọng cho phép đi đến những quyết định trong muabán một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn.

Việc lựa chọn các đối tượng giao dịch có căn cứ khoa học là điềukiện quan trọng để thực hiện thắng lợi mua bán thương mại quốc tế Songviệc lựa chọn các đối tượng giao dịch cũng tuỳ thuộc một phần vào kinhnghiệm của người nghiên cứu và truyền thống mua bán của mình.

Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới trong thưong mại quốc tếnói chung và xuất khẩu nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng tronghoạt động kinh doanh Đó là bước chuẩn bị, bước tiền đề để xuất nhập khẩuhàng hoá được thực hiện có hiệu quả Để nghiên cứu thị trường nước ngoàicó thể áp dụng nhiều biện pháp như sử dụng các loại báo chí, ấn phẩm haynghiên cứu trực tiếp ở thị trường.

1.4 Nghiên cứu giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu

Giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồngthời biểu hiện một cách tổng hợp các hoạt động kinh tế, các mối quan hệtrong nền kinh tế quốc dân như mối quan hệ giữa cung và cầu về hàng hoá,tích luỹ tiêu dùng, công nghiệp-nông nghiệp Giá cả luôn gắn liền với thịtrường, là một yếu tố cấu thành thị trường Giá cả thị trường luôn biến độngvà chịu tác tác động của nhiều nhân tố.

Giá cả có thể gồm các yếu tố : giá trị hàng hoá đơn thuần, bao bì, chiphí vận chuyển, chi phí bảo hiểm, các chi phí khác tuỳ theo từng bước giaodịch và sự thoả thuận của các bên tham gia Nghiên cứu giá cả bao gồmviệc nghiên cứu mức giá từng mặt hàng tại từng thời điểm, các loại giá trên

Trang 10

thị trường, xu thế biến động của giá cả thị trường và các nhân tố ảnhhưởng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá trên thị trường có nhiềuvà có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo mục đích nghiêncứu Đó là nhân tố chu kỳ, nhân tố lũng đoạn, nhân tố cạnh tranh, cung cầu,nhân tố lạm phát, nhân tố thời vụ.

Ngoài những nhân tố đó, giá cả hàng hoá còn chịu tác động củanhiều nhân tố khác như chính sách của Nhà nước, xung đột xã hội đìnhcông, thiên tai….Đây là những nhân tố có tác động trong thời gian ngắn.Khi nghiên cứu giá cả thị trường phải phân tích được sự ảnh hưởng của cácnhân tố đến xu hướng biến động trong từng giai đoạn, tình hình cụ thể.

2 Tổ chức hoạt động giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu

2.1 Giao dịch - Đàm phán

Để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán người xuất khẩu và người nhậpkhẩu thường phải trải qua một quá trình giao dịch, thương lượng với nhauvề điều kiện giao dịch Các bước chủ yếu đó là:

- Hỏi giá: Với phương diện pháp luật thì đây là lời thỉnh cầu bướcvào giao dịch Nhưng xét về thưong mại thì đây là việc người mua đề nghịngười bán báo cho mình biết giá cả và điều kiện mua hàng.

Nội dung của hỏi giá gồm: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng,thời gian giao hàng Giá cả mà người mua có thể trả cho mặt hàng thườngđược ngưòi mua giữ kín Việc hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm củangười được hỏi giá Người hỏi giá thường hỏi nhiều nơi nhằm nhận đượcnhiều bản chào hàng cạnh tranh để so sánh lựa chọn bản chào hàng thíchhợp nhất.

- Chào hàng: Trong kinh doanh việc phát giá là chào hàng, là việcngười xuất khẩu thể hiện rõ ý định bán hàng của mình Trong chào hàngnêu rõ : Tên hàng, quy cách, phẩm chất, giá cả, số lượng, điều kiện thanhtoán, bao bì, ký mã hiệu, thể thức giao nhận…

Trang 11

- Đặt hàng: Lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ giá ngườimua được đưa ra dưới hình thức đặt hàng Trong đặt hàng người mua nêucụ thể về hàng hoá định mua và tất cả những nội dung cần thiết cho việc kýkết hợp đồng.

- Hoàn giá: Khi người nhận được chào hàng không nhận lời chàohàng đó mà đưa ra một đề nghị mới thì đề nghị này là hoàn giá Khi cóhoàn giá, chào hàng đó bị huỷ bỏ.

- Chấp nhận: Là sự đồng ý hoàn toàn tất cả moị điều kiện của chàohàng mà giá bên kia đưa Khi đó một hợp đồng được lập thành.

- Xác nhận: Hai bên mua bán sau khi thống nhất thoả thuận về cácđiều kiện giao dịch, có khi ghi lại thoả thuận gửi cho bên kia Đó là vănkiện xác nhận, thường được lập thành hai bản, bên xác nhận ký trước rồigửi bên kia, bên kia ký xong giữ lại một bản và gửi lại một bản.

Trong những bước đàm phán trên thì “chào hàng” được quan tâmhơn cả vì đó là cơ sở dẫn đến hợp đồng Do đặc điểm của kinh doanhthương mại quốc tế, những bước giao dịch nói trên thường được tiến hànhthông qua thư tín, điện tín, điện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp.

Các hình thức đàm phán chủ yếu:

- Đàm phán qua thư tín: Là hình thức chủ yếu để giao dịch Nhữngcuộc đàm phán thường qua thư từ ngay cả sau nàykhi hai bên đã có điềukiện gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng phải qua thư từ thươngmại.

- Đàm phán qua điện thoại: Việc đàm phán qua điện thoại nhanhchóng, giúp nhà kinh doanh tiến hành đàm phán một cách khẩn trương,đúng vào thời cơ cần thiết nhưng phí tổn điện thoại cao các cuộc trao đổithường bị hạn chế về mặt thời gian, các bên không thể trao đổi chi tiết.

- Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp: Việc gặp gỡ trực tiếp giữahai bên để trao đổi về mọi điều kiện buôn bán là một hình thức tốc độ giải

Trang 12

quyết mọi vấn đề giữa hai bên và nhiều khi là lối thoát cho những đàmphán bằng thư tín hoặc điện thoại

Người tiến hành đàm phán nên biết dùng ngôn ngữ dùng để đàmphán, vì như vậy sẽ dễ chủ động, linh hoạt và nâng cao được tốc độ đàmphán.

2.2 Ký kết hợp đồng xuất khẩu

Việc ký kết hợp đồng xuất khẩu cần được tiến hành kịp thời khi điềukiện đã chín muồi Không nên nôn nóng trong việc ký kết dù thấy thời gianđàm phán đã sắp hết Nếu một bên nắm được bên kia có ý định hợp đồngtrong đợt đàm phán thì sẽ ép buộc bên kia có nhiều nhượng bộ.

Các bên tham gia ký kết cần chú ý các điểm chính sau:

- Chủ thể tham gia ký kết : xác định xem người tham gia ký kết cóđủ thẩm quyền không để đảm bảo cho hợp đồng sau khi được ký kết có đủgiá trị pháp lý.

- Hình thức của hợp đồng mua bán ngoại thương : Bằng văn bảnhoặc bằng miệng.

- Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, hợp lệ.

- Nguyên tắc ký kết phải tự nguyện, hai bên cùng có lợi * Trình tự ký kết hợp đồng xuất khẩu

- Cần nghiên cứu khả năng thu mua hoặc sản xuất hàng xuất khẩu - Nghiên cứu thị trường các nước và khu vực cũng như thị trườngcủa mặt hàng định xuất khẩu để nắm chắc mặt hàng, bao bì, giá cả, ướctính hiệu quả kinh doanh.

- Tìm khách hàng thông qua giao dịch chào hàng, cần chú ý tớiviệc lựa chọn hình thức và biện pháp giao dịch phù hợp nhất.

- Đàm phán trực tiếp hoặc gián tiếp.- Ký kết hợp đồng.

* Phương pháp ký kết:

Trang 13

Tuỳ từng điều kiện cụ thể của hợp đồng kinh tế ngoại thương có thểthực hiện bằng một trong các hình thức sau;

- Hai bên ký vào một hợp đồng mua - bán.

- Người bán xác nhận bằng văn bản là người muâ đã đồng ý vớicác điều khoản của thư chào hàng tự do nếu người mua nếu người mua viếtđúng thủ tục cần thiết.

- Trao đổi bằng thư xác nhận đạt được những điều thoả thuậntrong đơn đặt hàng trước đây của hai bên.

Trong hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệhiện hành của nước bán hoặc nước mua Người đứng ra ký kết phải đúng làngười có thẩm quyền Ngôn từ dùng để xây dựng hợp đồng phải là ngôn từmà hai bên đều thông thạo.

2.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp trong cơ chếthị trường

Sau khi hợp đồng được ký kết, hai bên trao đổi, mua bán theo thoảthuận Điều kiện quyết định để giao hàng là khách hàng phải mở L/C củamình theo đúng yêu cầu Đây là biện pháp tránh rủi ro trong thanh toánngoại thương.

Việc làm thủ tục hải quan, không nhất thiết tại cảng giao hàng mà cóthể làm tại kho bãi của doanh nghiệp dưới sự kiểm tra, giám sát việc đónghàng của hải quan.

- Kiểm tra L/C do bên mua mở.- Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu - Uỷ thác thuê tàu

- Kiểm nghiệm hàng hoá - Làm thủ tục hải quan- Giao hàng lên tàu

- Mua bảo hiểm hàng hoá - Làm thủ tục thanh toán

Trang 14

- Giải quyết khiếu nại (nếu có)

2.4 Đánh giá kết quả xuất khẩu

Do cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ chưa chấm dứt nên thịtrường nước ta vẫn còn bị ảnh hưởng khó khăn ở thị trường nước ngoài làđơn đặt hàng mới chưa nhiều, thị trường cũ chưa ổn định, còn ở trong nướccác sản phẩm của Thái Lan, Hàn Quốc, Hồng Kông… đã lấn sân vì sảnphẩm của họ đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam Sảnxuất công nghiệp tiêu dùng năm 2001 gặp nhiều khó khăn, năm 2000 kimngạch xuất khẩu giảm Tuy vậy, Tổng Công ty Da - Giầy Việt Nam vẫnluôn cố gắng tìm kiếm thị trường, sản xuất sáng tạo mẫu mã mới, chú ý tớichất lượng sản phẩm để ngành Da - Giầy Việt Nam vẫn luôn cố gắng tìmkiếm thị trường , sản xuất sáng tạo mẫu mã mới, chú ý tới chất lượng sảnphẩm để ngành Da - Giầy nói riêng ngày càng đi lên và phát triển khôngngừng.

3 Hình thức và phương thức xuất khẩu

3.1 Xuất khẩu gián tiếp:

Là hình thức bán hàng hoá qua một số trung gian nước ngoài để họbán lại cho người tiêu dùng Xuất khẩu gián tiếp ít gặp nguy hiểm khidoanh nghiệp không nắm vững thị trường nước ngoài và có thể sử dụngtiềm lực của người trung gian Nhưng lợi nhuận lại không cao.

3.2 Xuất khẩu trực tiếp:

Doanh nghiệp lập các cửa hàng, văn phòng đại diện ở nước ngoài vàđưa hàng ra bán Doanh nghiệp chịu bất lợi về chi phí vận chuyển, thuế vàchi phí để duy trì cửa hàng, văn phòng đại diện ở nước ngoài nhưng lạikiểm soát và nắm chắc được hoạt động kinh doanh và có cơ may để đứngvững ở thị trường nước ngoài.

3.3 Liên doanh:

Thông qua hai hay nhiều nhà đầu tư cùng sở hữu một xí nghiệp theotỷ lệ góp vốn 6/4 hoặc 7/3, sản xuất hàng hoá xuất khẩu

Trang 15

IV NHÂN TỐ ÁNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1 Nhân tố khách quan

1.1 Nhân tố cung cầu - thanh toán quốc tế:

Cung cầu là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động củagiá cả hàng hoá Nếu cung vượt quá cầu thì sẽ thúc đẩy xu hướng giảm giávà ngược lại Các quốc gia khi sản xuất hàng hoá đều trên một lợi íchthương mại Khi không có thương mại , một quốc gia sản xuất nhiều dẫnđến dư thừa một loại hàng hoá nào đó Ngược lại quốc gia khác lại thiếuhàng hoá này và thừa hàng hoá khác Từ đó dẫn tới nhu cầu cung ứng củacác quốc gia khác nhau và hình thành nên thương mại Thương mại quốc tếgiúp cho nhu cầu tiêu dùng hàng hoá ở các quốc gia luôn ở mức cân bằng.

Vấn đề thanh toán quốc tế cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như đồng tiền tính giá,đồng tiền thanh toán phải là đồng tiền ổn định và tự do chuyển đổi trên thịtrường tiền tệ quốc tế Việc thanh toán là cả một quá trình từ việc nắm bắttỷ giá hối đoái đến các điều kiện đảm bảo tín dụng trong thanh toán Cáchình thức thanh toán trả tiền phải phù hợp với đặc điểm từng quốc gia, từngngành nghề, công ty sản xuất để đảm bảo độ tin cậy lẫn nhau Do đó cácnhà doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến việc thanh toán quốc tế trong hợpđồng thương mại.

1.2 Chính sách thương mại của các nước

Trong điều kiện hiện nay, xét trên phạm vi quốc tế , nền kinh tế pháttriển theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan của một quốc gia.Trong đó , xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm viquốc tế Các chính sách thương mại ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu củamột quốc gia Chính sách thuế, hàng rào hải quan có thể cản trở hay truykích xuất khẩu Các quy định trong chính sách thương mại các nước như ưu

Trang 16

đãi thuế quan hoặc sử dụng hạn ngạch đều ảnh hưởng rất lớn đến xuấtkhẩu.

2 Nhân tố chủ quan:

2.1 Nhân tố tài chính - cơ sở vật chất của doanh nghiệp

Nhân tố tài chính là một nhân tố phản ánh thực trạng phát triển củadoanh nghiệp Toàn bộ tài chính của doanh nghiệp thể hiện cơ sở vật chấtkỹ thật của doanh nghiệp đó Trước khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệpphải biết được tình hình tài chính của bạn hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốithiểu mà thể hiện rõ nét ở các bất động sản mà họ có.

2.2 Chất lượng và giá cả hàng hoá xuất khẩu

Trong giai đoạn hiện nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường,các công ty luôn phải cạnh tranh giữa người mua với nhau, người bán vớinhau và mục đích của nó là đạt được lợi nhuận Muốn vậy, doanh nghiệpkhông chỉ quan tâm đến số lượng mà quan trọng hơn là chất lượng và giácả hàng hoá không những được quyết định bởi giá trị hàng hoá mà còn phụthuộc vào giá trị tiền tệ Trên thị trường thế giới, giá cả được biểu hiệnbằng đồng tiền của những nước có vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế.Do đặc điểm của nền kinh tế tư bản, giá trị những đồng tiền này cũng luônthay đổi và việc thay đổi ấy gắn liền với lạm phát.

2.3 Nhân tố con người - đội ngũ CBCNV của doanh nghiệp

Trong sản xuất kinh doanh xuất khẩu, con người là chủ thể của hoạtđộng kinh doanh Cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi con ngườiphải có trình độ nghiệp vụ cao, đặc biệt là năng động Đội ngũ công nhânlành nghề, cán bộ nhiệt tình, năng động có trình độ nghiệp vụ cao là nguồnnhân lực quý báu quyết định tới chất lượng sản phẩm Chính nó nâng caochất lượng tiềm năng của con người, làm cho người lao động làm việc cónăng suất hơn Trong sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tếthị trường ở Việt Nam, lao động nói chung, hoạt động của các nhà quản lýnói riêng, kinh nghiệm và sự rèn luyện của họ trong lĩnh vực hoạt động sản

Trang 17

xuất kinh doanh là một yếu tố trọng yếu, tạo điều kiện thành công chodoanh nghiệp

2.4 Khả năng xúc tiến thị trường

Nắm vững thị trường, tìm hiểu về quy luật vận động của chúng nhằmđáp ứng kịp thời, mỗi nhà kinh doanh nhất thiết phải tiến hành các hoạtđộng về nghiên cứu thị trường, xúc tiến thăm dò thị trường có nhiều ýnghĩa trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả các quan hệ kinh tế, đặcbiệt là trong công tác xuất nhập khẩu hàng hoá của mỗi quốc gia, mỗidoanh nghiệp Nghiên cứu và nắm vững biến động của tình hình thị trườngvề giá cả hàng hoá trên thế giới là những tiền đề quan trọng đảm bảo chocác tổ chức xuất nhập khẩu hoạt động trên thị trường thế giới có hiệu quảcao nhất.

Trang 18

CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY GIẦYTHĂNG LONG

I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY GIẦY THĂNG LONG

1 Khái quát lịch sử hình thành của Công ty Giầy Thăng Long

Công ty Giầy Thăng Long là một đơn vị hạch toán độc lập thuộcTổng Công ty Giầy Da Việt Nam được thành lập theo quyết định số QĐ210 ngày 14/4/1990 của Bộ Công nghiệp Trụ sở tại đường Nguyễn TamTrinh - Mai Động - Hai Bà Trưng - Hà Nội Tên giao dịch "Thăng LongShoes Company" Sản phẩm chủ yếu của Công ty là giầy vải, giầy thể thaoxuất khẩu.

Từ khi thành lập và xây dựng cho đến đầu năm 1993 Công ty thựchiện hợp đồng xuất khẩu mũ giầy cho Liên Xô Nhưng do mới thành lập,máy móc thiết bị không đồng bộ, tay nghề của công nhân cũng như trình độquản lý sản xuất của cán bộ quản lý chưa cao nên năng suất còn thấp,không đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra Đến năm 1993 thị trường Liên Xô vàĐông Âu sụp đổ, hàng loạt các nhà máy trong đó có Công ty Giầy ThăngLong lâm vào tình trạng mất thị trường và không có việc làm cho người laođộng Công ty đã thực sự gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường vàbạn hàng cho mình nhằm duy trì sự tồn tại Mặt khác Công ty còn khá nontrẻ, vốn do Nhà nước cấp.

Xuất phát từ việc tìm hiểu nhu cầu sử dụng giầy nội địa và đặc biệtlà xuất khẩu cho bạn hàng nước ngoài, Công ty đã chủ động gia tăng nguồnvốn kinh doanh bằng việc vay lãi của ngân hàng và các nhà đầu tư, thậmchí huy động cả nguồn vốn của cán bộ công nhân viên trong Công ty đểmạnh dạn trang bị máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với thị trường và thịhiếu người tiêu dùng.

Trang 19

Tháng 8/1998 Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, xây dựngnhà xưởng, mở rộng qui mô sản xuất Tính đến 31/12/2001, cơ sở sản xuấtcủa Công ty như sau:

1 Nguồn vốn chủ sở hữu : 65 tỷ đồng

2 Số lao động : 1900 cán bộ công nhân viên3 Tổng doanh thu : 80 tỷ đồng

4 Thu nhập bình quân : 700.000 đồng/người

2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

a Chức năng.

- Sản xuất giầy dép và sản phẩm từ da.- Xuất nhập khẩu trực tiếp.

+ Xuất khẩu: Giầy dép và sản phẩm từ da.

+ Nhập khẩu: Vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.b Nhiệm vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở tự chủ động vàtuân theo qui định của pháp luật.

- Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chấtlượng các mặt hàng do công ty sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cường sứcmạnh cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.

3 Chức năng nhiệm vụ của phòng ban.

- Ban giám đốc.

+ Giám đốc là người đứng đầu công ty là người đại diện cho quyềnlợi và nghĩa vụ của công ty trước cơ quan cấp trên, trước pháp luật và đồngthời là người điều hành quản lý mọi hoạt động của công ty thông qua sựgiúp đỡ của phó Giám đốc và các phòng ban chức năng.

+ Một Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.+ Một Phó giám đốc phụ trách kinh doanh.+ Một Phó giám đốc xuất nhập khẩu.- Phòng tổ chức hành chính.

Trang 20

+ Tuyển dụng lao động

+ Công tác bảo hiểm xã hội, văn thư lưu trữ.

- Phòng kinh doanh: gồm 2 phòng kế hoạch vật tư và phòng xuấtnhập khẩu có nhiệm vụ.

+ Lập kế hoạch mua sắm thiết bị, vật tư, quản lý vật tư, nguyên liệuphụ.

+ Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, lên kế hoạch sản xuấtvà giao hàng cho từng hợp đồng.

- Phòng tài vụ: Thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán của côngty, quản lý các nguồn thu, đảm bảo vốn cho mọi hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp.

- Phòng bảo vệ: Giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong công ty và bảovệ nội bộ doanh nghiệp.

- Phân xưởng cơ điện: Tiến hành theo dõi và sửa chữa toàn bộ hệthống cung cấp điện, nước, máy móc thiết bị theo định kỳ và thường xuyên.

- Xí nghiệp I: Gồm 2 phân xưởng.+ Phân xưởng chuẩn bị giày vải.+ Phân xường chuẩn bị giày thể thao.

- Xí nghiệp II: Gồm 3 phân xưởng cán luyện cao su, phân xưởng épđế, phân xưởng làm keo.

- Xí nghiệp III: Gồm 2 dây chuyền sản xuất giầy vải với 3 phânxưởng may, phân xưởng giầy và phân xưởng vệ sinh, kiểm tra, đóng gói.

- Xí nghiệp IV: Gồm 1 dây chuyền sản xuất giầy thể thao đồng thời cóthể sản xuất giầy vải Xí nghiệp này cũng có 3 phân xưởng như xí nghiệp III.

4 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty:

Công ty giầy Thăng Long được tổ chức theo cơ cấu quản lý trựctuyến chức năng Đây là một cơ cấu quản lý mà toàn bộ công việc đượcgiải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng giữa cấp trên và cấp dưới

Trang 21

trực thuộc Chỉ có lãnh đạo quản lý ở từng cấp mới có nhiệm vụ và quyềnhạn ra mệnh lệnh và chỉ thị cho cấp dưới (tức là mỗi phòng ban, xí nghiệpcủa công ty chỉ nhận quyết định của một thủ trưởng cấp trên theo nguyêntắc trực tiếp) Giám đốc công ty là người ra quyết định cuối cùng cũng nhưđể hỗ trợ cho quá trình quyết định của giám đốc các bộ phận chức năng.Các bộ phận chức năng này không ra lệnh một cách trực tiếp cho các đơnvị cấp dưới mà chỉ nghiên cứu, chuẩn bị các qui định cho lãnh đạo, quản lývà thực hiện các hướng dẫn kiểm tra giám sát chỉ đạo việc thực hiện cácmục tiêu trong phạm vi chức năng chuyên môn của mình.

Trang 22

II NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1 Kim ngạch xuất khẩu:

Trải qua những thăng trầm và biến đổi của thời kỳ đầu sau khi thịtrường truyền thống( Liên Xô cũ) và các nước Đông Âu bị sụp đổ, các hiệpđịnh song phương bị tan vỡ Ngành giầy nói chung và công ty nói riêngtưởng như sụp đổ hoàn toàn Công ty đã tìm đủ mọi cách để chuyển sangphương thức làm ăn mới thiết lập các mối quan hệ với các đối tác nướcngoài, tạo lập cơ sở sản xuất, dây chuyền máy móc thiết bị mới áp dụngnhững bước đi và phương hướng với tình hình thị trường và khả năng thựctế Chính vì vậy mà tình hình xuất khẩu của công ty đã chuyển biến ngàycàng rõ rệt, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên trong những năm

Sơ đồ kim ngạch xuất khẩu

2 Hoạt động nghiên cứu, lựa chọn thị trường xuất khẩu

6347492

Trang 23

2.1 Thị trường xuất khẩu

Do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ chưa chấm dứt nên thịtrường

Da- Giầy vẫn còn bị ảnh hưởng, khó khăn ở thị trường cũ vẫn chưa ổnđịnh, đơn đặt hàng chưa nhiều còn thị trường trong nước bị các sản phẩmcủa Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc…lấn sân vì sản phẩm của họ đápứng được thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam vốn ưa mác ngoại và giárẻ.Vì vậy việc tìm kiếm thị trường trong nước là khó thực hiện nên công typhải tìm kiếm thị trường nước ngoài Đến nay sản phẩm của công ty đã tiêuthụ ở 14 nước trên thế giới thuộc EU như Anh, Pháp, Italia… trong đóĐức, Italia là hai bạn hàng lớn nhất.

Khối EU là khối các nước công nghiệp phát triển ở đỉnh cao, dân cưở mức thu nhập cao, sành về thời trang làm đẹp Hai năm trở lại đây côngty đặc biệt chú trọng vào thị trường EU nơi đang có lợi thế so với các nướcsản xuất giày như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…bởi vì Việt namđược hưởng quy chế ưu đãi chung”GSP” Đây là hệ thống ưu đãi phổ cậplà cơ chế của các nước Tây Âu thực hiện miễn giảm thuế cho các nướcđang phát triển trong đó có Việt nam Hơn thế nữa một số nước trong khuvực như Thái Lan, Trung Quốc…đang bị EU áp dụng luật phá giá Dướiđây là bảng tỷ trọng xuất khẩu của công ty:

Trang 24

Bảng tỷ trọng thị trường xuất khẩu

VT:USDĐVT:USD Năm

Hiện nay bốn thị trường lớn của công ty chiếm tỷ trọng lớn trongkim ngạch xuất khẩu là Pháp , Đức, Anh, Italia …trong đó Đức và Italia làbạn hàng lâu năm của công ty trong mấy năm gần đây Trị giá xuất khẩusang các nước này bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạchxuất khẩu của công ty Nếu giầy dép của Việt Nam tiếp tục tăng trưởngnhanh, khi tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 25% tổng sản lượngnhập khẩu vào EU Thì Việt nam lúc đó sẽ không được hưởng ưu đãi thuế

Trang 25

quan mà sẽ bị EU áp dụng hạn ngạch Điều này sẽ mang đến nhiều bất lợicho công ty, nếu công ty không dự báo được trước thì sẽ bị rủi ro Trongthời gian tiếp theo công ty cần tìm hiểu thị trường khác như Mỹ, Bắc Mỹ,Nhật

Việc lựa chọn thị trường là quá trình đánh giá cơ hội thị trường vàxác định hướng thị trường xuất khẩu Trên cơ sở năng lực sản xuất tiềmnăng sẵn có và những thuận lợi đang có, công ty đã đưa ra những địnhhướng lựa chọn thị trường như sau:

- Thứ nhất: tập trung chủ yếu vào thị trường EU Đây là thị trườngđông dân khoảng 370 triệu người có mức tiêu dùng giầy dép bình quân đầungười rất cao 5-6 đôi/người/năm Hàng năm EU nhập khoảng 900 triệu đôigiầy dép các loại tuy nhiên thị trường này đòi hỏi sản phẩm phải đạt tiêuchuẩn chất lượng quốc tế, hợp thời trang.

- Thứ hai: thu hút khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trườngsang Mỹ, Bắc Mỹ, Nhật.

+ Đối với thị trường Mỹ và Bắc Mỹ:

Tiềm năng tiêu thụ ở thị trường này rất lớn Dân số gần 400 triệungười có mức tiêu thụ giầy dép cao nhất thế giới, khoảng 1.8 tỷ đôi/năm.Trong đó riêng ở thị trường Mỹ chiếm 1.5 - 1.6 tỷ đồng/năm nhưng chỉ sảnxuất 10 - 15 % tổng sản lượng tiêu thụ Vì vậy đây là một thị trường màcông ty cần phải chú trọng trong tương lai đây sẽ là một thị trường quantrọng số một của công ty khi Việt Nam và Mỹ đang bình thường hoá quanhệ.

+ Đối với thị trường Nhật:

Nhật Bản là nước có dân số đông 130 triệu người là một cường quốccó tiềm năng sản xuất nhưng do thiếu nhân công, sức ép cạnh tranh ngàycàng lớn nên sản xuất bị thu hẹp trong những năm gần đây Nhật đang trởthành một quốc gia nhập khẩu giầy dép lớn nhất thế giới (300 triệu đôi/năm) nhưng đây cũng là một thị trường đòi hỏi cực kỳ cao về chất lượng

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:20

Hình ảnh liên quan

Bảng tỷ trọng thị trường xuất khẩu - Phương hướng, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty Giầy Thăng Long.DOC

Bảng t.

ỷ trọng thị trường xuất khẩu Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng cơ cấu hai mặt hàng chính - Phương hướng, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty Giầy Thăng Long.DOC

Bảng c.

ơ cấu hai mặt hàng chính Xem tại trang 27 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan