SKKN - HD HOC SINH SU DUNG DDDH

11 507 3
SKKN - HD HOC SINH SU DUNG DDDH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo viên thực hiện: Lê Thành Mẫn- Tổ : Vật Lý- Hóa – Sinh –CN Năm học 2009-2010 TÊN CHUYÊN ĐỀ : NÂNG CAO KỸ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG THÍ NGHIỆM CHO HỌC SINH A. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU KHI SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG THÍ NGHIỆM MÔN VẬT LÝ THCS - Nhằm tích cực hóa PPDH theo phương pháp thực nghiệm của học sinh , không có nghóa là loại bỏ các phương pháp trước đây mà phải kết hợp cái đã có và cái chua có, kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. - Hoạt động chủ yếu khi sử dụng đồ dùng dạy học trong thí nghiệm vật lý đề cập đến viêc học sinh chủ động trong mọi hoạt động, giáo viên chỉ trợ giúp khi cần thiết và giám sát mọi hoạt động của học sinh và đánh giá học sinh qua kết quả thu thập khi tiến hành trên lớp. - Hoạt động chủ yếu khi sử dụng đồ dùng thí nghiệm là các thao tác cơ bản tạo thói quen sử dụng ĐDDH có hiệu quả, các bước tiến hành thí nghiệm để học sinh tự tiến hành. - Dưới đây giới thiệu kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học theo đònh hướng đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý THCS. B. CẤU TRÚC NỘI DUNG: PH Ầ N 1: Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài - Với lý do đồ dùng dạy học hiện nay rất nhiều và da dạng, học sinh có tính hiếu động trong hoạt động học tập. - Việc sử dụng đồ dùng dạy học rất cần thiết và được chú trọng trong xu thế giáo dục hố hiện nay - Đồ dùng dạy giúp GV trong việc truyền thụ kiến thức đựơc hiệu quả và thực tế hơn, học sinh học tập hứng thú hơn khi có đồ dùng học tập, tiết học đưpợc cải thiện về tính sinh động hơn làm cho học thay đổi suy nghĩ việc học khơng phải là ép buộc mà trên tinh thần tự học, tự tìm tòi học hỏi 2. Nhiệm vụ của đề tài - Giúp HS có hứng thú học tập bộ mơn vật lý nói riêng và các bộ mơn khác có sử dụng đồ dùng học tập nói chung. - Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học một cách triệt để và có hiệu quả đồng thời làm cho kiến thức trở nên khoa học và thực tế . Nêu lên các hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh 3. Phương pháp tiến hành - Nêu lên đề tài - Góp ý đề tài - Tiến hành trong bài dạy thực hành mơn vật lý ( từ vật lý 6-> Vật lý 9) 4. Cơ sở và thời gian tiến hành -Dựa trên cơ sở những bài thực hành vật lý thường làm cho giáo viên bị động và ngại dạy cá bài thực hành khi dự giờ hay thao giảng, trong các hoạt động hướng dẫn cho học sinh, học sinh thường giải quyết các tò mò thiên về đồ chơi hơn là kiến thức. Chuyên đề: NÂNG CAO KỸ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG THÍ NGHIỆM Trang 1 Giáo viên thực hiện: Lê Thành Mẫn- Tổ : Vật Lý- Hóa – Sinh –CN Năm học 2009-2010 - Tiến hành ở bài: Bài : THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI (Tiết 13 vật lý 6). Bài : QUAN SÁT VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG (Tiết 6 vật lý 7). Bài: THỰC HÀNH ĐO CƯỜNG ĐỘ DỊNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI CÁC ĐOẠN MẠCH (Tiết 31,32 vật lý 7). Bài: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ACSIMÉT(Tiết 13 vật lý 8) Bài : XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN (Tiết 3 vật lý 9). Bài : XÁC ĐỊNH CƠNG SUẤT DỤNG CỤ ĐIỆN (Tiết 15 vật lý 9). Bài : CHẾ TẠO NAM VĨNH CỮU (Tiết 31 vật lý 9). Bài : VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ MÁY BIẾN THẾ (Tiết 42 vật lý 9). Bài: ĐO TIÊU CỰ THẤU KÍNH HỘI TỤ PHẦN 2: A. Mơ tả tình trạng sự việc hiện tại - - Với lý do đồ dùng dạy học hiện nay rất nhiều và da dạng, học sinh có tính hiếu động trong hoạt động học tập. - Học sinh học bài tiết có đồ dùng dạy học nhiều thường xuyên không tiếp thu hoặc tiếp thu chậm nội dung kiến thức của bài học - Việc sử dụng đồ dùng dạy học rất cần thiết và được chú trọng trong xu thế giáo dục hố hiện nay - Đồ dùng dạy giúp GV trong việc truyền thụ kiến thức đựơc hiệu quả và thực tế hơn, học sinh học tập hứng thú hơn khi có đồ dùng học tập, tiết học đưpợc cải thiện về tính sinh động hơn làm cho học thay đổi suy nghĩ việc học khơng phải là ép buộc mà trên tinh thần tự học, tự tìm tòi học hỏi B. Nội dung và giải pháp mới I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THÍ NGHIỆM VẬT LÝ 1. Bản chất của thí nghiệm vật lý: - Thí nghiệm vật lý trước hết là nguồn thông tin về thuôc tính của các sự vật và hiện tượng vật lý; phải tìm cách tiến hành thí nghiệm vật lý để thu được những thông tin đúng đắn về đối tượng cần tìm. - Thí nghiệm vật lý phải gắn bó hữu cơ với quá trình dạy học và phải nhằm mục tiêu đạt tới những nhận thức mới trong quá trình dạy học. 2. Quy trình dạy học theo thí nghiệm vật lý -Học sinh thảo luận hiểu rõ mục tiêu của thí nghiệm và tạo thành nhận thức ở học sinh. -Tìm hiểu đầy đủ từng bộ phận trong thí nghiệm. - Thảo luận các bước tiến hành . Chuẩn bò bảng ghi số liệu. -Xử lý kết quả thí nghiệm rút ra mối liên hệ giữa các số liệu thu được. 3. Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học thí nghiệm vật lý * Ưu điểm: -Kích thích hứng thú học tập của học sinh. Chuyên đề: NÂNG CAO KỸ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG THÍ NGHIỆM Trang 2 Giáo viên thực hiện: Lê Thành Mẫn- Tổ : Vật Lý- Hóa – Sinh –CN Năm học 2009-2010 -Tạo điều kiện rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng lắp ráp thí nghiệm nhanh chóng chính xác. -Tạo điều kiện để học sinh rèn luyện khả năng phân tích, so sánh truu72 tượng hóa, khái quát hóa cũng như khả năng suy luận quy nạp trong quá trình xữ lý kết quả thí nghiệm trong quá trình thí nghiệm. * Nhược điểm: -Giáo viên phải chuẩn tiến hành thí nghiệm đó trước khi lên lớp vì thế tốn khá nhiều thời gian. Điều này chưa được tính đến thỏa đáng đối với sức lao động của Giáo viên Vật lý. Đặc biệt các tiết dạy giữa các khối lớp này và khốiø lớp khác luôn xen kẽ, vì thế Giáo viên phải sắp xếp lại như ban đầu. - Vì yêu cầu bài học đối với thí nghiệm phải thành công ngay lần đầu nếu không sẽ không đủ thới gian giảng dạy trên lớp nên đòi hỏi thiết bò thí nghiệm phải đúng tiêu chuẩn, có độ chính xác cao. Hiện nay điều kiện này hầu như không đáp ứng. II- ĐỒ DÙNG LÀM THÍ NGHIỆM – THỰC HÀNH *Đồ dùng – thiết bò vật lý để làm thí nghiệm, thực hành là một yếu tố rất quan trọng trong giờ thực hành Vật lý, giáo viên cần chú ý một số yêu cầu cơ bản cần thiết về đồ dùng thiết bò để tạo hứng thú học tập cho học sinh như sau: 1. Đồ dùng – Thiết bò phải đủ cho các nhóm học sinh, do đó việc sắp xếp, bố trí và phân phối mỗi loại đồ dùng cần hết sức hợp lý. 2. Đồ dùng – Thiết bò phải được sử dụng tốt. Điều này giáo viên cần kiểm tra hướng dẫn trước, tránh việc sử dụng thiết bò đã hỏng (hư), vì nếu lẫn lộn thiết bò hỏng thì kết quả thí nghiệm không thành công hoặc thiếu chính xác, làm cho tâm lý học tập của học sinh hoang mang, cụ thể là chưa lónh hội tốt kiến thức cần học. 3. Đồ dùng – Thiết bò phải đạt yêu cầu cao về mức độ thẩm mỹ, vì đặc thù tâm sinh lý của học sinh bậc THCS là được sử dụng các đồ dùng, thiết bò có màu sắc đẹp, dễ quan sát, dễ sử dụng, gọn nhẹ .v.v… Do đó giáo viên cần chú ý đến yếu tố thẩm mỹ của các loại đồ dùng thiết bò vật lý. Vậy: Các tính năng của dụng cụ, số lượng dụng cụ, cách sử dụng thiết bò, hình thức tổ chức làm thí nghiệm,đều phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu mới. Đồ dùng thiết bò vật lý là phương tiện ,là điều kiện để mang lại hiệu quả cao trong giờ thực hành vật lý, giúp các hoạt động, hành động,thao tác thí nghiệm rõ ràng, tường minh, chính xác, gây kích thích và hứng thú trong giờ thực hành vật lý. III- HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐẠO CỦA THẦY - Hoạt động của giáo viên giúp cho học sinh có khả năng tự lực thực hiện thành công trong giờ thực hành Vật lý. Hoạt động chủ đạo của giáo viên bao gồm: 1. Chuẩn bò của giáo viên: Chuyên đề: NÂNG CAO KỸ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG THÍ NGHIỆM Trang 3 Giáo viên thực hiện: Lê Thành Mẫn- Tổ : Vật Lý- Hóa – Sinh –CN Năm học 2009-2010 Dựa vào phương tiện dạy học hiện có của trường để xác lập được logic của hoạt động nhận thức, con đường tối ưu để chiếm lónh kiến thức kỹ năng phù hợp với trình độ học sinh. Để kích thích và duy trì hứng thú nổ lực của học sinh, giáo viên cần phải chuẩn bò tạo ra các tình huống có vấn đề. Học sinh đứng trước tình huống này sẽ xuất hiện trong óc sự mâu thuẫn nhận thức, nhu cầu hứng thú nhận thức, sự tò mò muốn tìm hiểu cái mới. Quá trình học tập sẽ là quá trình nối tiếp của các tình huống có vấn đề từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ bộ phận đến toàn bộ.Các bước thực hiện là : Xác đònh mục đích của thí nghiệm. Hướng dẫn HS lập kế hoạch thí nghiệm. Giới thiệu với HS các hình vẽ và cách bố trí thí nghiệm. Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, làm động tác mẫu về lắp và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. 2. Tổ chức quá trình dạy & học - Tổ chức tình huống có vấn đề. - Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động phục vụ cho việc giải quyết vấn đề. - Điều khiển và phối hợp nhòp nhàng các hoạt động của học sinh. - Thực hiện vai trò cố vấn và trọng tài của giáo viên trong các cuộc tranh luận ở nhóm, ở lớp để đi đến kết luận chung hợp lý nhất. - Giáo viên cần tạo ra trong lớp một bầu không khí dân chủ, tự do, niềm vui lao động sáng tạo, sự tự nguyện cố gắng học tập vì sự tiến bộ của chính bản thân học sinh. - Dạy học thực chất là dạy học sinh tự lực hoạt động nhận thức, dạy học sinh cách tự học. Giáo viên xác đònh những hoạt động của mình để giúp học sinh tự lực thực hiện thành công các hoạt động học. VI- HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỘNG CỦA TRÒ. - Hoạt động của học sinh diễn ra dưới ba hình thức: hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm, hoạt động chung toàn lớp. Cá nhân học sinh tự lực suy nghó tìm tòi giải đáp câu hỏi nêu ra, ghi lại trên giấy. Trao đổi trong nhóm về cách giải quyết vấn đề, về những thông tin thu thập được qua quan sát, thí nghiệm, tính toán, về những kết luận thu được. Hoạt động trong nhóm sẽ tạo điều kiện cho học sinh giúp đỡ lẫn nhau gợi mở những sáng kiến, những cách làm mới, cọ xát với nhau khi xây dựng lập luận, bắt chước nhau khi thực hiện các thao tác thí nghiệm, tranh luận về giá trò, ý nghóa của các kết luận. Trong một số trường hợp có ý kiến khác nhau của các nhóm thì hoạt động chung toàn lớp để đi đến kết luận thống nhất. Chuyên đề: NÂNG CAO KỸ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG THÍ NGHIỆM Trang 4 Giáo viên thực hiện: Lê Thành Mẫn- Tổ : Vật Lý- Hóa – Sinh –CN Năm học 2009-2010 • Hoạt động học có cấu trúc gồm nhiều thành phần có quan hệ và tác động lẫn nhau. - Động cơ học tập kích thích sự tự giác, tích cực thúc đẩy sự hình thành và duy trì, phát triển hoạt động học, đưa đến kết quả cuối cùng là thoả mãn được lòng khát khao mong ước của người học. CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bản chất: - Phương pháp cần phải tổ chức dạy học theo nhóm học sinh - Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống hoặc khác nhóm tùy theo yêu cầu của mỗi bài thí nghiệm. 2. Quy trình thực hiện - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Giáo viên giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ và những chỉ dẫn cần thiết hoặc giao cho học sinh. Học sinh phải xác đònh nhiệm vụ cụ thể của mỗi nhóm đề ra mục tiêu cụ thể mà nhóm cần đạt. - Làm việc theo nhóm: Các nhóm thảo luận về kế hoạch của nhóm, cách thứ làm việc của nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ được giao và chuẩn bò báo cáo thực hành ở nhóm . - Muốn thoả mãn động cơ học tập, phải thực hiện lần lượt những hành động để đạt được những mục đích cụ thể. Cuối cùng, mỗi hành động được thực hiện bằng nhiều thao tác sắp xếp theo một trình tự xác đònh, ứng với mỗi thao tác trong những điều kiện cụ thể là những phương tiện, công cụ thích hợp. Học sinh tham gia giải quyết những mâu thuẫn (mâu thuẫn nhận thức …) sẽ tạo ra thói quen, lòng ham thích hoạt động, hoạt động tự giác và tích cực, hoạt động càng có kết quả thì động cơ được củng cố. IV-MỘT SỐ LƯU Ý TRONG GIỜ THỰC HÀNH * Hoạt động nhận thức vật lý gồm các thao tác phổ biến cần dùng: 1. Thao tác vật chất. - Nhận biết bằng các giác quan - Tác động lên các vật thể bằng cách thức: chiếu sáng, tác dụng lực … - Sử dụng các dụng cụ đo Chuyên đề: NÂNG CAO KỸ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG THÍ NGHIỆM Trang 5 Động cơ Hoạt động Mục đích Hành động Phương tiện điều kiện Thao tác Giáo viên thực hiện: Lê Thành Mẫn- Tổ : Vật Lý- Hóa – Sinh –CN Năm học 2009-2010 - Làm thí nghiệm: bố trí, lắp ráp, vận hành thiết bò - Thu thập tài liệu, số liệu thực nghiệm - Thay đổi các điều kiện thí nghiệm 2.Thao tác tư duy - Phân tích, tổ hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá, cụ thể hoá. - Suy luận quy nạp - Suy luận diễn dòch - Suy luận tương tự. * Trong giờ thực hành vật lý, đối với các thao tác vật chất thì giáo viên có thể quan sát được quá trình thực hiện của học sinh, cho nên có thể can thiệp trực tiếp vào quá trình đó để uốn nắn, rèn luyện, làm cho học sinh có kỹ năng, kỹ xảo thực hiện đúng đắn, có hiệu quả. Còn thao tác tư duy diễn ra trong óc, giáo viên chỉ biết được kết quả khi học sinh thông báo ý nghó của mỉnh. Nhưng thao tác tư duy lại có vai trò to lớn, quyết đònh trong nhận thức khoa học. Bởi vậy, việc rèn luyện cho học sinh có kỹ năng, kỹ xảo thực hiện các thao tác tư duy trong khi học tập vật lý mang lại ý nghóa thiết thực, đạt hiệu quả cao trong hoạt động nhận thức của học sinh . * Ngoài ra, giờ thực hành về điện, nhiệt thì giáo viên cần lưu ý về sự an toàn điện, an toàn nhiệt cho học sinh. Giáo viên cần uốn nắn tư thế, tác phong … của học sinh trong giờ thực hành vật lý. -Ví dụ minh chứng 1 Thực hành Bài : NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT (Vật lý 8) I-MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM : -Nghiệm lại độ lớn lực đẩy Ác-Si-Mét lên một vật bằng trọng lượng cột nước bò vật chiếm chỗ. -Giúp HS biết cách làm một bài thực hành TN theo nhóm và cách báo cáo kết quả của TN. II-THIẾT BỊ ( DÙNG CHO MỘT NHÓM THỰC HÀNH ) : -Lực kế 5N :1 -Thanh trụ 70cm :1 -Thanh trụ 25cm :1 -Chân đế :1 -Khớp nối :1 -Lực kế 2N :1 -Khối nhựa màu có móc treo:1 -Bình chia độ 500ml :1 Chuyên đề: NÂNG CAO KỸ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG THÍ NGHIỆM Trang 6 Giáo viên thực hiện: Lê Thành Mẫn- Tổ : Vật Lý- Hóa – Sinh –CN Năm học 2009-2010 III-TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM : 1)Đo lực đẩy Ác-Si-Mét ( F A ): -Treo khối nhựa màu vào lực kế(hình 8.1). Ghi giá trò trọng lượng P của vật. -Nhúng khối nhựa màu chìm vào nước trong bình chia độ(hình 8.2). Ghi số chỉ F của lực kế( là hợp lực tác dụng lên khối nhựa màu). Suy ra độ lớn của lực đẩy Ác-Si-Mét : F A = P - F. -Đo 3 lần, lấy giá trò trung bình, ghi kết quả vào báo cáo. 2)Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật : a/Đo thể tích phần chất lỏng bò vật chiếm chỗ : -Đánh dấu mực nước trong bình trước khi nhúng khối nhựa màu vào. vạch 1 ứng với thể tích V 1 . -Nhúng khối nhựa màu chìm hẳn vào nước, đánh dấu mực nước. vạch 2 ứng với thể tích V 2 . -Suy ra thể tích của vật : V = V 2 - V 1 b/Đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích V : -Dùng lực kế đo trọng lượng P 1 của bình khi nước có thể tích V 1 . -Đổ thêm nước vào bình đến thể tích V 2 . Đo trọng lượng P 2 của bình. Suy ra trọng lượng của phần nước bò vật chiếm chỗ : P N = P 2 - P 1 -Đo 3 lần, lấy giá trò trung bình để ghi kết quả vào báo cáo. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM I. Mục đích Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimet, nêu đúng tên và đơn vò các đại lượng trong công thức. Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có. Sử dụng lực kế, bình chia độ… để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Acsimet. -Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, chính xác. - Có thói quen tìm tòi, nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi II- Trả lời các câu hỏi chuẩn bò (SGK) . III- Kết quả thí nghiệm :( mẫu SGK ) . -Ví dụ minh chứng 2 Thực hành Bài : XÁC ĐỊNH KHỐI LƯNG RIÊNG Chuyên đề: NÂNG CAO KỸ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG THÍ NGHIỆM Trang 7 Giáo viên thực hiện: Lê Thành Mẫn- Tổ : Vật Lý- Hóa – Sinh –CN Năm học 2009-2010 (Vật lý 6) I- Mục đích - Giúp học sinh biết cách xác đònh khối lượng riêng của vật rắn không thấm nước. II- Dụng cụ: 1. Cân đòn 2. Bình chia độ 3. Một hòn đá cuội – 1 cục than đá III- Thí nghiệm Các em làm thí nghiệm sau (lần lượt với đá cuội và với than đá) 1. Với đá cuội: - Cân khối lượng viên đá cuội (m PC ) - Cho viên đá cuội vào bình chia độ, ta thấy mức nước trong bình nâng lên từ mức V 0 đến mức V 1 . Từ đó tính được thể tích viên đá cuội là: V ĐC = V 1 – V 0 . - Tính khối lượng riêng của đá cuội: ĐC V ĐC m ĐC D = 2. Với than đá Các em thực hiện như với đá cuộc để tính khối lượng riêng của than đá TĐ V TĐ m TĐ D = Cuối cùng các em lập báo cáo thí nghiệm như sau: BÁO CÁO THÍ NGHIỆM I- Mục đích II- Trả lời các câu hỏi chuẩn bò (SGK) Chuyên đề: NÂNG CAO KỸ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG THÍ NGHIỆM Trang 8 Đá cuội m ĐC V 0 V 0 V 1 V ĐC Giáo viên thực hiện: Lê Thành Mẫn- Tổ : Vật Lý- Hóa – Sinh –CN Năm học 2009-2010 1 - . 2- . 3- . III- Kết quả thí nghiệm Công thức tính khối lượng riêng của vật rắn ) 3 (cm V (g) m D = STT Thí nghiệm Khối lượng m(g) Thể tích V(cm 3 ) Khối lượng riêng D = m/V (g/cm 3 ) 1 2 Với đá cuội Với than đá m ĐC = ……… m TĐ = ……… V ĐC = ……… V TĐ = ……… D ĐC = ……… D TĐ = ……… SO SÁNH KẾT QUẢ ĐỐI CHỨNG 1. Kết quả thực hiện với phương pháp cũ . . . . . . . . . . . . 2. Kết quả thực hiện với phương pháp mới . . . . . . . . . . PHẦN 3 KẾT LUẬN Chuyên đề: NÂNG CAO KỸ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG THÍ NGHIỆM Trang 9 Giáo viên thực hiện: Lê Thành Mẫn- Tổ : Vật Lý- Hóa – Sinh –CN Năm học 2009-2010 Thông qua SKKN NÂNG CAO KỸ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG THÍ NGHIỆM CHO HỌC SINH này với hai hình thức dạy và học tôi nhận thấy rằng việc chọn thao tác cơ bản trong khi sử dụng đồ dùng dạy học là rất cần thiết, giúp cho học sinh biết được mình phải làm gì trong khi tiếp xúc với các đồ dùng thí nghiệm trong giờ vật lý với thời gian ít ỏi mà phát huy tính tích cực của nó. - Lợi ích và khả năng vận dụng: Có thể thực hiện trên bất kỳ tiết dạy nào của môn vật lý THCS - Nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đạt hiệu quả cao trong việc đổi mới PPDH hiện nay - Nâng cao kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học thí nghiệm trong học sinh giúp HS có kỹ năng trong yêu cầu hiện nay. * SKKN: NÂNG CAO KỸ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG THÍ NGHIỆM CHO HỌC SINH sữa chữa, bổ sung theo SKKN năm học 2008-2009 Hoài Hảo, Ngày 10 tháng 12 năm 2009 Người viết Lê Thành Mẫn  Chuyên đề: NÂNG CAO KỸ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG THÍ NGHIỆM Trang 10 [...]...Giáo viên thực hiện: Lê Thành Mẫn- Tổ : Vật L - Hóa – Sinh –CN Chuyên đề: NÂNG CAO KỸ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG THÍ NGHIỆM Năm học 200 9-2 010 Trang 11 . của TN. II-THIẾT BỊ ( DÙNG CHO MỘT NHÓM THỰC HÀNH ) : -Lực kế 5N :1 -Thanh trụ 70cm :1 -Thanh trụ 25cm :1 -Chân đế :1 -Khớp nối :1 -Lực kế 2N :1 -Khối nhựa. 2.Thao tác tư duy - Phân tích, tổ hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá, cụ thể hoá. - Suy luận quy nạp - Suy luận diễn dòch - Suy luận tương tự.

Ngày đăng: 26/09/2013, 23:10

Hình ảnh liên quan

- Động cơ học tập kích thích sự tự giác, tích cực thúc đẩy sự hình thành và duy trì, phát triển hoạt động học, đưa đến kết quả cuối cùng là thoả mãn được lòng khát khao mong ước  của người học. - SKKN - HD HOC SINH SU DUNG DDDH

ng.

cơ học tập kích thích sự tự giác, tích cực thúc đẩy sự hình thành và duy trì, phát triển hoạt động học, đưa đến kết quả cuối cùng là thoả mãn được lòng khát khao mong ước của người học Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan