đề thi hk1 lớp 11

7 945 0
đề thi hk1 lớp 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GDĐT PHÚ YÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU Môn: Văn (cơ bản) TỔ: VĂN Lớp: 11 Thời gian: 120 phút Mã đề 001 I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Nam Cao sinh và mất năm nào? a. 1917-1951 b. 1918-1951 c. 1917-1952 d.1919-1956 Câu 2: Hai câu thơ sau: "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không." Nằm trong bài thơ: a. Khóc Dương Khuê. b.Câu cá mùa thu. c. Thương vợ. d.Tự tình Câu 3: Trong hai câu thơ sau, Nguyễn Đình Chiểu chủ trương dùng văn chương vào mục đích gì? "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". a. Phản ánh và phê phán hiện thực cuộc sống đương thời. b. Thể hiện tình thương yêu của ông đối với nhân dân. c. Đề cao đạo lý và tinh thần chiến đấu cho chính nghĩa. d.Thể hiện lòng căm thù giặc. Câu 4: Vũ khí mà các nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc dùng để đánh Tây là: a. Dao tu, nón gõ, tàu thiếc tàu đồng. b. Ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, hoả mai đánh bằng rơm con cúi. c. Khiên, mác, súng, bao tấu bầu ngòi. d. Ngọn tầm vông, bao tấu bầu ngòi, tàu thiếc tàu đồng. Câu 5: Theo em, bi kịch đau xót của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là: a. Vỡ mộng văn chương. b. Bị Bá Kiến đẩy vào tù. c. Không nhà cửa đất đai. d. Bị cự tuyệt quyền làm người. Câu 6: Ông được xem như là tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức, ông là ai? a. Trần Tế Xương. b. Cao Bá Quát. c. Nguyễn Công Trứ. d. Nguyễn Đình Chiểu. Câu 7: Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" được trích trong tập truyện ngắn nào của Thạch Lam? a. Gió đầu mùa. b. Nắng trong vườn. c. Gió lạnh đầu mùa d. Đứa con đầu lòng. Câu 8: Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh (trong đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh") được miêu tả như thế nào? a. Xa hoa, tráng lệ và thâm nghiêm. b. Đẹp đẽ, thanh tú và lộng lẫy. c. Xinh đẹp, tươi tắn và sang trọng. d. Lộng lẫy, huy hoàng và quý phái. Câu 9: Qúa trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã diễn ra qua mấy giai đoạn? a. Hai giai đoạn. b. Ba giai đoạn. c. Bốn giai đoạn d. Sáu giai đoạn. Câu 10: Lúc đầu tác phẩm "Chí Phèo" có tên là gì? a. Chí Phèo. b. Đôi lứa xứng đôi. c.Cái lò gạch cũ. d. Làng Vũ Đại. Câu 11: Tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" được sáng tác vào thời gian nào? a. Năm 1863. b. Năm 1860. c. Năm 1869. d. Năm 1861. Câu 12: Bản tin là: a. Một thể loại văn bản nghệ thuật nhằm chuyển tải tư tưởng tình cảm của người viết. b. Một thể loại văn bản báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống. c. Một cuộc hỏi - đáp có mục đích, nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề được quan tâm. d. Một văn bản pháp luật. II.Tự luận: (7 điểm) Anh (chị) hãy chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Đồng chí Phạm Văn Đồng Cho rằng: "Văn tế nghĩ sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang". Hãy phân tích và chứng minh ý kiến trên. Đề 2: Phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam. HẾT SỞ GDĐT PHÚ YÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU Môn: Văn (cơ bản) TỔ: VĂN Lớp: 11 Thời gian: 120 phút Mã đề 002 I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Vũ Trọng Phụng sinh và mất năm nào? a. 1912-1939. b. 1920-1939. c. 1912-1932. d. 1917-1939. Câu 2: Hình ảnh nào sau đây không có trong bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn khuyến? a. Ao thu. b. Bầu trời thu. c. Trăng thu. d. Cần trúc. Câu 3: Âm thanh được miêu tả trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam có tác dụng gì? a. Làm tăng thêm niền vui cho phố huyện. b. Làm tăng cái vẻ buồn tẻ, tĩnh lặng của phố huyện. c. Cho thấy phố huyện rất huyên náo. d. Cho thấy phố huyện đang thay đổi. Câu 4: Hai câu thơ sau: "Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông." Nằm trong bài thơ: a. Khóc Dương Khuê. b. Câu cá mùa thu. c. Thương vợ. d. Tự tình. Câu 5: Có thể nói cuộc đời của nhân vật Chí Phèo là một cuộc đời bất hạnh với nhiều bi kịch, nhưng bi kịch lớn nhất là: a. Bị từ chối quyền làm người. b. Bị bỏ rơi. c. Bị tước đoạt nhân hình. d. Bị từ chối tình yêu. Câu 6: Trong tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân, vì sao Huấn Cao lại cho chữ viên quản ngục? a. Vì run sợ trước uy quyền. b. Vì muốn đem cái tài của mình truyền lại cho đời sau. c. Vì cảm tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục. d. Vì muốn đền ơn viên quản ngục. Câu 7: Trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam, nhân vật Liên cố thức đợi tàu là vì: a. Để bán hàng được nhiều hơn. b. Muốn được nhìn chuyến tàu. c. Để chờ người thân. c. Sợ mẹ mắng. Câu 8: Tác phẩm "Chữ người tử tù" được rút từ tập truyện ngắn nào sau đây của Nguyễn Tuân? a. Vang bóng một thời. b. Thiếu quê hương. c Một chuyến đi. d. Chiếc lư đồng mắt cua. Câu 9: Tác phẩm " Thượng kinh kí sự" của Lê Hữu Trác được viết bằng chữ: a. Chữ quốc ngữ. b. Chữ Hán. c. Chữ Nôm. d. Loại chữ khác. Câu 10: Văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã hình thành mấy bộ phận? a. Ba bộ phận. b. Bốn bộ phận. c. Hai bộ phận. d. Sáu bộ phận. Câu 11: Bá Kiến không dùng cách này để biến Chí Phèo thành " chỗ đầy tớ tay chân" trung thành của hắn: a. Xử nhũn với Chí Phèo. b. Khiêu khích và vuốt ve lòng tự ái của Chí Phèo. c. Cho Chí Phèo nhà ở và tiền để sinh sống. d. Biến Chí Phèo thành con nghiện. Câu 12: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là: a. Một thể loại văn bản nghệ thuật nhằm chuyển tải tư tưởng tình cảm của người viết. b. Một thể loại văn bản báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống. c. Một cuộc hỏi - đáp có mục đích, nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề được quan tâm. d. Một văn bản pháp luật. II.Tự luận: (7 điểm) Anh (chị) hãy chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Đồng chí Phạm Văn Đồng Cho rằng: "Văn tế nghĩ sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang". Hãy phân tích và chứng minh ý kiến trên. Đề 2: Phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam. HẾT SỞ GDĐT PHÚ YÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008-2009 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU Môn: Văn (Nâng cao) TỔ: VĂN Lớp: 11 Thời gian: 90 phút Đề: Câu 1: Nêu quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao? (3đ) Câu 2: Cái chết của cụ cố tổ và đám tang được kể trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” ( “Số đỏ” – Vũ Trọng Phụng) đáng khóc hay đáng cười? Vì sao? (7đ) ---------------------Hết----------------------- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Khối 11: Chương trình nâng cao. Câu 1: Cảm nhận của em về giá trị hiệ thực sâu sắc qua đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" (Trích "Thượng kinh ký sự" của Lê Hũư Trác) ? Câu 2: Đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng: " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc " của Nguyễn Đình Chiểu là "khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang". Hãy phân tích và chứng minh ý kiến trên. Câu 3: Phân tích vẻ đẹp của nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ "Câu cá mùa thu" (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến. Câu 4: Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua bài thơ " tự tình" ? Câu 5: Tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương qua bài thơ "Thương vợ" ? Câu 6: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân ? Cảnh cho chữ và giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm ? Tại sao nói cảnh cho chữ là " một cảnh tượng xưa nay chưa từng có " ? Câu 7: Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích " Hạnh phúc của một tang gia" ( Trích "Số đỏ") ? Câu 8: Cái chết của cụ cố tổ và đám tang được kể trong đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" ("Số đỏ"- Vũ Trọng Phụng) đáng khóc hay đáng cười ? Vì sao ? Câu 9: Cuộc đời - Con người - quan điểm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của tác giả Nam Cao ? Câu 10: Gía trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao ? Câu 11: Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo để làm nổi bật tấn bi kịch không được làm người lương thiện của Chí trong tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao ? Câu 12: Viết về nhân vật Chia Phèo có nhận xét rằng: "Tình yêu của Thị Nở chẳng những đã đánh thức anh mà còn hé mở cho anh con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời và anh đã hồi hộp hy vọng". Hãy phân tích mối tình Chí Phèo- Thị Nở để làm sáng tỏ nhận xét trên. Câu 13: Phân tích bức tranh phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn " Hai đứa trẻ" của Thạch Lam ? Câu 14: Truyện ngắn " Đời thừa" thể hiện những mâu thuẫn cứ trở đi trở lại giằng xé nội tâm nhân vật Hộ. Đó là những mâu thuẫn gì ? Vì sao Hộ không giải quyết được các mâu thuẫn ấy ? Nỗi đau tinh thần của Hộ là nỗi đay gì ? Câu 15: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? . SỞ GDĐT PHÚ YÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU Môn: Văn (cơ bản) TỔ: VĂN Lớp: 11 Thời gian: 120 phút Mã đề 001 I. Trắc nghiệm: (3 điểm). cấp thông tin về một chủ đề được quan tâm. d. Một văn bản pháp luật. II.Tự luận: (7 điểm) Anh (chị) hãy chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Đồng chí Phạm Văn

Ngày đăng: 26/09/2013, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan