Tong ket 4 nam thuc hien cuoc van dong hoc tap va lam theo tam guong dao duc Ho Chi Minh

6 3.1K 25
Tong ket 4 nam thuc hien cuoc van dong hoc tap va lam theo tam guong dao duc Ho Chi Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẢNG BỘ …………………… CHI BỘ …………………. _____________________________ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ……, ngày 15 tháng 9 năm 2010 BẢNG THU HOẠCH CÁ NHÂN Về tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (năm 2007 – 2010) Họ tên: ……………………… Sinh hoạt tại Chi bộ ……………………… Đơn vị công tác: ……………………… Nhiệm vụ được giao: ………………………. Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bản thân tôi xin báo cáo trước tập thể Chi bộ những nhận thức sâu sắc việc làm của mình trong học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác như sau: I. Về nhận thức: Cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh . nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống các tệ nạn xã hội, Cũng từ ý nghĩa đó giúp ta nhận thấy được việc học tập làm theo tấm gương của Bác ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi công việc, học suốt đời chứ không chỉhọc mỗi ngày hay mỗi năm. Việc học tập, làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ mang ý nghĩa đối với cán bộ, đảng viên mà còn là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết để góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, việc gì có lợi cho dân phải làm, việc gì không có lợi cho dân phải hết sức tránh. Trong tác phẩm Sửa đổi lề lối làm việc, Bác đã mở rộng quan điểm về đạo đức cách mạng: “Một người cách mạng bao giờ cũng phải trung thành, hăng hái, xem lợi ích của Đảng dân tộc quí hơn tính mệnh của mình. Bao giờ cũng quang minh, chính trực, ham cách sinh hoạt tập thể, luôn luôn săn sóc dân chúng, giữ gìn kỷ luật, chống lại "bệnh cá nhân"”. đạo đức cách mạng không phải bỗng dưng mà có, nó là kết quả của quá trình tự đấu tranh rèn luyện hàng ngày của mỗi cán bộ, Đảng viên. Đạo đức ấy phải được các cán bộ, Đảng viên thực hiện một cách nghiêm túc, bền bỉ trong suốt quá trình hoạt động cách mạng như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Tuy nhiên, đạo đức cách mạng không phải là những lời nói suông mà cần những hành động cụ thể. Trong bức thư Bác gửi thanh niên năm 1947, có viết “Tôi Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khuyên các bạn là chớ đặt những chương trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được. Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần đến khó, từ thấp dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi hơn là một trăm chương trình to tát mà không làm được”. Đây thực chất là lời căn dặn về việc “nói phải đi đôi với làm” vì nói có đi đôi với làm thì mới tạo ra sức mạnh thực tiễn điều này đã được làm sáng tỏ trong tiến trình cách mạng của dân tộc. Theo Người, tư cách của người cách mạng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp các thế hệ người Việt Nam vững tin đi vào con đường cách mạng đưa sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản đến thắng lợi cuối cùng. Bởi vì, đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng. Mọi việc thành hay bại, chủ yếu là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không. Ðạo đức cách mạng không chỉ tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù, mà còn là thước đo lòng cao thượng của con người. Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về Đảng, vấn đề đạo đức cách mạng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, bản thân nhận thức được nhiều giá trị từ tấm gương đạo đức sáng ngời của Người, trong số đó nhận thức sâu sắc nhất của bản thân về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là về vấn đề cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Về cần, kiệm, liêm chính, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là phẩm chất gắn liền với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể hàng ngày của mỗi con người không thể che đậy được; gắn chặt giữa nói làm, giữa suy nghĩ hành động. Thể hiện cụ thể: + Cần, là sự lao động, làm việc cần cù sáng tạo, có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật, có kế hoạch, có năng suất, chất lượng cao. Những thói hư, tật xấu lười lao động, ăn bám, ăn cắp, làm láo báo cáo hay, vô tổ chức, vô kỷ luật là không phù hợp với đạo đức phẩm chất cách mạng. Bác Hồ rất ghét kẻ đạo đức giả, nói mà không làm, nói một đường làm một nẻo. Người cho rằng kẻ đó làm giảm đi lòng tin của nhân dân đối với Đảng. + Kiệm, là tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiền của của dân, của nước, của bản thân từ cái nhỏ, đến cái lớn, không phô trương hình thức, xa xỉ, hoang phí. "Tiết kiệm là quốc sách". + Liêm, là "luôn luôn tôn trọng của công, của dân", "liêm khiết trong mọi hoàn cảnh" không tham địa vị, không tham tiền tài; không ham người tâng bốc mình. Lợi dụng chức vụ quyền hạn đục khoét của công, tham ô, hối lộ, móc ngoặc làm những việc trái đạo đức, trái pháp luật, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân là người không liêm. + Chính, là "người không tà, thẳng thắn, đứng đắn" đối với mình, đối với người đối với việc. "Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc sai thì dù nhỏ mấy cũng tránh". Người còn dạy: "Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính; đối với Trang 2 đồng sự phải thân ái giúp đỡ; đối với Chính phủ phải tuyệt đối trung thành; đối với nhân dân phải tôn trọng lễ phép; đối với công việc phải tận tụy; đối với địch phải cương quyết khôn khéo". Về chí công vô tư, theo tư tưởng Hồ Chí Minh: "Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau", "phải lo trước cho thiên hạ, vui sau thiên hạ". Người còn chỉ ra mối quan hệ: cần, kiệm, liêm chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, chí công vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính. Người đặc biệt lưu ý: "Trước nhất là cán bộ cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công vi tư". Người cũng còn chỉ ra một luận điểm rất quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thực: "Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ "Cộng sản" mà ta được quần chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm việc trước cho người ta bắt chước". Luận điểm này thể hiện rõ một phương châm xây dựng đạo đức là nêu gương. Không gì thiết thực hơn, có sức cảm hóa lôi cuốn hơn trong lĩnh vực đạo đức bằng việc nêu gương tốt. Quần chúng nhân dân đã đang phàn nàn về một số cán bộ, đảng viên không thường xuyên tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, không tự phê bình phê bình để góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Ở một số Chi, Đảng bộ thực hiện việc tự phê bình phê bình có lúc, có nơi chỉ làm qua loa, lấy lệ. Mấy ai "dũng cảm" tự bộc bạch những hành vi tham ô, tham nhũng, làm giàu bất chính của mình; còn việc phê bình góp ý cho nhau thì xuê xoa "dĩ hòa vi quý" chính vì vậy một số cán bộ, đảng viên đã tự đánh mất mình không còn "cái tâm" trong sáng của người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của dân. Đó chính là do lãng quên việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà Bác Hồ đã dạy do không thực thi nghiêm túc chế độ tự phê bình phê bình. II. Kiểm điểm việc học tập làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác: 1. Việc thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của bản thân gia đình. Ưu điểm: − Bản thân luôn cố gắng học tập thực hiện theo lời Bác dạy. Vì theo Người, “Cần là siêng năng chăm chỉ, cố gắng dẻo dai, làm việc với năng suất cao. Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí. Liêm là trong sạch, không ham địa vị, không ham tiền tài, không ham người tâng bốc mình. Chính là không tà, thẳng thắn, quang minh chính đại, không ngần ngại khi phê bình người khác nhưng phê bình phải có cái “tâm”, đồng thời phải biết lắng nghe tiếp thu ý kiến phê bình, không thù ghét cá nhân. Chí công vô tư là làm những việc ích nước lợi dân .” − Sống lành mạnh, giản dị, tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí, không vi phạm pháp luật nội qui của cơ quan. Không tham vọng quyền lực, không ích kỷ, thực dụng luôn nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ. Thường xuyên học tập làm theo lời Bác dạy ; nói không với tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Trang 3 Khuyết điểm: − Do đặc thù công việc, nên bản thân tôi đôi lúc sắp xếp công chưa khoa học, chưa hợp lý làm lãng phí về thời gian sức lao động đã bỏ ra. Thực hiện công tác dạy học từng lúc đầu tư chưa tốt về bài soạn, chưa chuẩn bị đầy đủ trước khi lên lớp; nghiên cứu sử dụng các phương pháp phương tiện dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của người học chưa thực hiện triệt để; trong nhận xét, đánh giá quá trình rèn luyện, học tập của học sinh đôi lúc còn chủ quan, chưa thực sự thể hiện tính công bằng. 2. Việc rèn luyện đạo đức, lối sống, sửa đổi phong cách, lề lối làm việc. Ưu điểm: − Bản thân luôn tích cực rèn luyện về tất cả mọi mặt, thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng. Nêu cao tinh thần sống chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. − Ra sức học tập củng cố lý luận chính trị, nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm các nội quy, quy chế của cơ quan. Khuyết điểm: − Từng lúc việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức chưa thực hiện triệt để, chất lượng hiệu quả công việc đôi lúc đạt được chưa cao. Ý thức tổ chức kỷ luật đôi lúc chưa nghiêm, trong quan hệ quần chúng đôi khi còn thiếu sâu sát. − Công tác phê tự phê chưa cao trong việc chống tham ô, lãng phí quan liêu. Trong các cuộc họp cơ quan tôi còn thụ động, ít tham gia đóng góp ý kiến. 3. Về tinh thần trách nhiệm của mình đối với đất nước, (tỉnh nhà); đối với cơ quan, đơn vị nhiệm vụ được giao: Ưu điểm: − Luôn phấn đấu học hỏi từ đồng nghiệp, từ sách báo, Internet… để ngày càng hoàn thiện nâng cao năng lực sư phạm trong công tác giảng dạy, nhằm nâng cao hiệu quả ở chất lượng cuối năm học; Thường xuyên học tập, nghiên cứu chuyên môn, nghiệp vụ trau dồi trình độ ngoại ngữ của bản thân, góp phần nâng cao trình độ chung của cán bộ, giáo viên của nhà trường, Chi bộ. Phục vụ tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ chính trị của chi bộ, của cơ quan. Phấn đấu đạt danh hiệu thi đua của chi bộ, cơ quan đã đăng ký từ đầu năm học. − Đối nhiệm vụ được giao: Bản thân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ra sức tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn, tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, giảng dạy có hiệu quả tỷ lệ học sinh yếu khoảng dưới 5,4 %. Thực hiện đúng quy định về công tác dự giờ, thăm lớp, công tác thao giảng, Tham gia đầy đủ các buổi họp tổ chuyên môn, các cuộc họp của Nhà trường, Chi bộ đúng quy định tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tập thể vững mạnh. Khuyết điểm: − Về công tác dạy học: Do công tác mới mẻ, còn nhiều lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ. Ngôn ngữ lập trình là một môn học tuy không khó nhưng bản thân nó mang tính trừu tượng đòi hỏi sự tập trung cao, tính suy luận logic của học Trang 4 sinh, bản thân còn lúng túng trong việc khơi dậy niềm đam mê học tập nghiên cứu cho học sinh. Nhất là chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đôn đốc, hỗ trợ các em học tập tốt hơn, kết quả học tập của các em còn ở mức trung bình chiếm đa số. − Sự hiểu biết về bộ môn tin học của học sinh không đồng đều, một bộ phận các em do điều kiện gia đình chưa biết đến khái niệm tin học, nên việc tiếp cận còn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, một phần không nhỏ các em đã được tiếp cận máy vi tính đã ít nhiều về môn học, từ đó dẫn đến tâm lý “biết rồi” khi tham gia học với các bạn khác trong lớp do đó gây tâm lý mất tập trung trong giờ học. Ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ học tập của lớp. 4. Việc tham gia xây dựng tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đoàn thể nơi công tác nơi cư trú. Ưu điểm: − Có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực: Bản thân tích cực tham gia đấu tranh xây dựng tập thể vững mạnh trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch các biểu hiện tiêu cực khác. Xây dựng tốt mối quan hệ quần chúng ở cơ quan cũng như ở địa phương nơi cư trú. − Phấn đấu trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, lề lối, tác phong để giữ gìn tư cách người đảng viên, công chức, tự rèn luyện cùng đồng nghiệp xây dựng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ chính trị của chi bộ, của cơ quan. Khuyết điểm: − Thực hiện công tác phê bình tự phê bình đôi lúc thực hiện chưa triệt để, còn nể nang trong đấu tranh xây dựng tập thể vững mạnh. Còn ít đóng góp ý kiến trong các cuộc họp của cơ quan, của Chi bộ. − Bản thân do tính ít nói, chưa tạo được mối quan hệ thường xuyên với quần chúng nơi cư trú. Do đó việc tham gia xây dựng tập thể nơi cư trú còn một số mặt hạn chế. III. Phương hướng, giải pháp tiếp tục việc học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác: − Để giữ được tư cách đạo đức lối sống trong sạch lành mạnh được nhân dân tín nhiệm tin yêu, đồng nghiệp quí mến, ngoài sự tu duỡng bản thân, cần phải có ý thức phê bình tự phê bình cao hơn nữa, nghiêm túc hơn nữa. Thường xuyên trau dồi, học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học, ngoại ngữ tích cực phát huy ưu điểm, luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng chí trong cơ quan, đơn vị, Tiếp tục thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong tất cả các mối quan hệ xã hội, trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng nơi cư trú quyết tâm khắc phục sửa chữa những hạn chế, thiếu sót của bản thân. − Thường xuyên trau dồi, nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với ngành như: luật giáo dục, luật chăm sóc bảo vệ trẻ em, luật cán bộ công chức. Từ đó ra sức phấn đấu làm tốt hơn trách nhiệm được giao. Bên cạnh đó, chủ động sắp xếp công việc của mình ngày càng có tính khoa học hơn để tránh lãng phí thời gian. Trong dạy học đầu tư tốt về bài soạn, chuẩn bị đầy đủ trước khi lên lớp; sử dụng các phương pháp phương tiện dạy học phù hợp nhằm Trang 5 phát huy tính tích cực của người học; Khách quan, công bằng trong nhận xét, đánh giá quá trình rèn luyện, học tập của học sinh. − Khắc phục, nâng cao tính phê bình tự phê bình tốt hơn. Sống đoàn kết với mọi người xung quanh, nếu mình có khuyết điểm thì thật thà nhận khuyết điểm trước mọi người, sẵn sàng học hỏi nhân dân những điều hay lẽ phải. − Luôn phấn đấu học hỏi từ đồng nghiệp, từ sách báo, Internet… để ngày càng hoàn thiện nâng cao năng lực sư phạm trong công tác giảng dạy, nhằm nâng cao hiệu quả ở chất lượng cuối năm học; phấn đấu đạt danh hiệu thi đua của chi bộ, cơ quan đã đăng ký từ đầu năm học. Xác nhận cấp ủy (cơ quan) Người viết thu hoạch Trang 6 . …………………… CHI BỘ …………………. _____________________________ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ……, ngày 15 tháng 9 năm 2010 BẢNG THU HO CH CÁ NHÂN Về tổng kết 4 năm thực. cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (năm 2007 – 2010) Họ và tên: ……………………… Sinh ho t tại Chi bộ ……………………… Đơn vị công

Ngày đăng: 26/09/2013, 12:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan