cẩm nang du lịch bình thuậnx

51 467 1
cẩm nang du lịch bình thuậnx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tài liệu này được soạn một cách cẩn thận, thông tin đảm bảo được lấy từ các nguồn đáng tin cậy của địa phương, của tỉnh. giới thiệu một cách rõ ràng để cho người đọc có một cái nhìn tổng quát về hoạt động du lịch ở Bình Thuận, cũng như là hệ thống các di tích lịch sử-văn hóa, đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo,các địa điểm ăn uống, nghĩ ngơi. mong rằng tài liệu này bổ ích cho bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu cũng như là du lịch đến tỉnh Bình Thuận. Chân Thành Cảm Ơn!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA VĂN HÓA – DU LỊCH BÀI THI CUỐI HỌC PHẦN ĐỀ TÀI DU LỊCH BÌNH THUẬN Bi n xanh, cát tr ng, n ng vàngể ắ ắ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA, DANH THẮNG VIỆT NAM GVHHD: ThS. Nguyễn Mạnh Tiến SVTH: Đào Thanh Tuấn MSSV: 3110350098 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012 Mục lục Mục lục Phần 1 TỔNG QUAN BÌNH THUẬN I. Vị trí II. Đơn vị hành chính Bình Thuận . III. Dân cư ở Bình Thuận IV. Lịch sử tên gợi tỉnh Bình Thuận . Phần 2 DU LỊCH BÌNH THUẬN I. Du lịch biển . II. Di tích lịch sử, văn hóa – danh thắng ở Bình Thuận . 1. Di tích lịch sử, văn hóa của người Chăm ở Bình Thuận . 1.1 Bộ sưu tập văn hóa Hoàng tộc Chăm 1.2 Đền tháp Pô – Sha – Nư . 1.3 Đền tháp Pô – đam . 1.4 Đền thờ vua Pooklong Mơh Nai . 2. Di tích lịch sử, văn hóa người Việt . 2.1 Đình làng Xuân Hội – Chợ Lầu, Bắc Bình, Bình Thuận 2.2 Chùa Cổ Thạch 2.3 Núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ, tượng Phật Nhập Niết Bàn . 2.4 Chùa Linh Sơn Cổ Tự - Vĩnh Hảo, Tuy Phong . 2.5 Dinh Thầy Thím 2.6 Di tích trường Dục Thanh . 2.7 Dinh Vạn Thủy Tú 3. Danh thắng ở Bình Thuận . 3.1 Hòn Rơm . 3.2 Mũi Né 3.3 Hòn Lao Câu . 3.4 Mũi Kê Gà – Ngọn hải đăng . 3.5 Gành Son . 3.6 Hồ Hàm Thuận – Đa My, Hàm Thuận Bắc 3.7 Hòn Bà 3.8 Bàu Trắng – xã Hòa Thắng, Bắc Bình 3.9 Đảo Phú Quý . 3.10 Núi Ông – Thác Bà . 4. Lễ hội 4.1 Lễ Tảo Mộ 4.2 Lễ Hội Ka – Tê . 2 4.3 Lễ hội Dinh Thầy Thím 4.4 Lễ hội Nghinh Ông . 4.5 Lễ hội Cầu Ngư . 4.6 Lễ hội đua thuyền . 5. Ẩm thực, khu du lịch, nghỉ dưỡng ở Bình Thuận . 5.1 Ẩm thực 5.1.1 Trái thanh long . 5.1.2 Bánh rế . 5.1.3 Bánh Căn 5.1.4 Chả lụi 5.1.5 Dông 7 món 5.1.6 Các món gỏi . 5.1.7 Bánh hỏi lòng heo – Phú Long . 5.1.8 Bánh canh chả cá 5.2 Khu du lịch, nghỉ dưỡng ở Bình Thuận 5.2.1 Sea Lion Beach Resort & Spa 5.2.2 Ocean Star resort Bình Thuận 5.2.3 Khu du lịch Đồi Sứ Bình Thuận . 5.2.4 Khu nghỉ mát Novotel Ocean Dunes 5.2.5 Khu du lịch Non Nước . 6. Bình Thuận với những kỉ lục Việt Nam . TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 Phần 1 TỔNG QUAN BÌNH THUẬN I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ Bình Thuận là tỉnh cuối của cực Nam Trung Bộ, nằm trải dài từ 10 0 33’42’’ đến 11 0 33’18’’ vĩ độ Bắc và 107 0 23’41’’ đến 108 0 52’42’’ kinh độ Đông; phía Đông Bắc và Bắc của tỉnh giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp với Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 192 km. Đây cũng là nơi nhận những nhánh cuối cùng của dãy Trường Sơn Nam chạy dọc biển. Với điều kiện nên địa hình Bình Thuận bao gồm: đồi núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa Mi (1.642 m), Dang Sruin (1.320 m), Núi Ông Trao(1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1024m), Chi Két (1017m), một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi như mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Hòn Rơm, Mũi Nhỏ. Chạy xuyên suốt theo chiều dài của tỉnh Bình Thuận là hệ thống giao thông của tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam giúp nối liền Bình Thuận với các tỉnh miền Đông và miền Trung. Vị trí nằm giữa các trung tâm kinh tế phát triển phải kể đến như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Nha Trang đây tạo điều kiện thuận lợi 4 cho việc thiết kế các chuyến du lịch phù hợp với từng loại nhu cầu du lịch như tham quan, nghĩ dưỡng, kết hợp tham quan các tỉnh, thành như: thành phố Hồ Chí Minh – Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang… một phần không thể thiếu trong tài nguyên du lịch là các tài nguyên nhân văn bao gồm các khu du lịch, di tích văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, … phân bố đều các huyện, thành phố, thị xã và phân bố chạy dọc theo hai tuyến đường giao thông chính của quốc gia. Cộng với tài nguyên tự nhiên sẵn có và khá phong phú hấp dẫn của tỉnh như núi, biển xanh đẹp, nắng, gió, đến các mũi ven biển, những đồi, cồn cát đẹp, các đảo ngoài khơi, văn hóa ẩm thực đặc sắc … đã góp phần hòa vào nhau để tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt. II. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN Với tổng diện tích là 7.830 km 2 bao gồm một thị xã LaGi, thành phố trực thuộc là Phan Thiết, 8 huyện: huyện Hàm Tân, huyện Tánh Linh, huyện Đức Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, huyện Bắc Bình, huyện Tuy Phong, huyện đảo Phú Quý. Nhiệt độ trung bình 27 0 C, độ ẩm 79 % cùng với tổng số giờ nắng trong một năm khoảng 2.459 giờ. Với điều kiện như vậy nên Bình Thuận một trong những tỉnh có khí hậu khô hạn nhất cả nước, số giờ nắng cao tạo điều kiện để du lịch tỉnh không bị gián đoạn, những hoạt động vui chơi, du lịch, thể thao biển diễn ra thường xuyên. III. DÂN CƯ Tính đến tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh có 1.169.450 người, đó là tổng số của các dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất Bình Thuận. Cùng với sự hình thành và phát triển của địa phương là sự cư trú của các cộng đồng dân tộc để tạo ra những nét văn hóa khác nhau. Xét về quá khứ, vùng đất này xưa kia là địa bàn sinh sống của người Chăm và một số ít dân tộc Raglai, Cơ Ho… Nửa đầu thế kỉ XVII, các nhóm người Việt từ đàng Ngoài vào bằng đường biển phần đông làm nghề nông, nghề biển, thủ công như đóng thuyền … khi đến vùng đất này họ đã sóng ven các bãi ngang, cửa sông dọc theo bờ biển để làm ăn, ổn định cuộc sống. cùng với đó, người Hoa ở các tỉnh như : Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam vào Bình Thuận bằng đường biển, phần đông họ làm nghề buôn bán, dịch vụ. Cho đến thời gian chiến tranh chống đế quốc xâm lược, có thêm các đồng bào miền Bắc, miền Trung bị cưỡng ép vào Bình Thuận, trong đó có một số dân tộc ít người như : Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường. IV. LỊCH SỬ TÊN GỌI CỦA TỈNH BÌNH THUẬN 5 Trước khi thành lập, Bình Thuận là một trấn có tên là Thuận Thành. Năm 1697, chúa Nguyễn đã đổi ra phủ Bình Thuận sau này đổi thành dinh, tên Bình Thuận ra đời từ lúc này. Năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng, dinh Bình Thuận được đổi thành tỉnh Bình Thuận với hai phủ là Ninh Thuận bao gồm hai huyện An Phước, Tuy Phong và phủ Hàm Thuận gồm huyện Hòa Đa và Tuy Định. Đến năm 1976, Bình Thuận, Ninh Thuận và Bình Tuy (Bình Tuy bao gồm huyện Hàm Tân, Hoài Đức, Tánh Linh, Nghĩa Lộ và thị xã La Gi) sáp nhập thành tỉnh Thuận Hải. Lúc này Thuận Hải bao gồm các đơn vị hành chính như: huyện Ninh Hải, An Sơn, Bắc Bình, Hàm Thuận, Hàm Tân, Đức Linh và thị xã Phan Thiết. Năm 1977, thành lập huyện Phú Quý. Từ năm 1979 đến 1983, tỉnh Thuận Hải chia tách một số huyện, thị trấn như: thị trấn Phan Rang tách khỏi huyện Ninh Hải cùng với thị trấn Tháp Chàm của huyện An Sơn thành lập thị xã Phan Rang – Tháp Chàm; huyện An Sơn chia thành hai huyện Ninh Sơn và Ninh Phước; Hàm Thuận chia thành Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc; huyện Đức Linh chia thành huyện Đức Linh và Tánh Linh; huyện Bắc Bình chia ra huyện Bắc Bình và Tuy Phong. Tháng 4 năm 1992, tỉnh Thuận Hải chia thành hai tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận. lúc này, tỉnh Bình Thuận có các huyện, thị xã như: huyện Phú Quý, Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và thị xã Phan Thiết. Đến năm 1999, thị xã Phan Thiết được nâng lên thành phố; tháng 11 năm 2005, huyện Hàm Tân chia thành thị xã La Gi và huyện Hàm Tân và từ đây đơn vị hành chính của tỉnh Bình Thuận được hoàn chỉnh như ngày nay. Phần 2 DU LỊCH BÌNH THUẬN I. DU LỊCH BIỂN 6 Tình yêu luôn là đề tài muôn thưở của nhân loại. Người ta ví tình yêu như là biển, vì chỉ có biển mới dạt dào, mênh mông và chỉ có biển mới thể hiện được sự bao la không bờ bến, như tình yêu vậy. Đến với biển mọi người sẽ được thả hồn theo mây nước, vui đùa trên bãi cát mịn và dòng nước mát lạnh mơn trớn dưới bàn chân. Sóng biển mãi vỗ bờ và vô tình mang theo những dấu chân trần vừa in trên cát, để lại lòng ta một chút ngỡ ngàng, lâng lâng. Những rặng dừa xanh mướt hòa nhịp cùng vũ điệu ru dương của gió biển, như xoa dịu đi những mệt nhọc, vất vả của công việc thường ngày. Mặt trời đỏ từ từ rời mặt biển, mang theo bao điều hân hoan không tả xiết. Đứng trước biển để nhìn mặt trời mọc chắc chắn bạn sẽ có thể trở thành thi sĩ của tình yêu. Đêm với biển dặt dìu theo tiếng sóng, bạn sẽ nhìn thấy vô số những đốm sáng đèn của những ghe chài ngư dân bập bềnh trên sóng biển, theo ánh trăng dìu dịu phía trên cao tạo cảm giác như bức tranh thủy mạc đầy ý thơ. II. DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA – THẮNG CẢNH BÌNH THUẬN 1. Di tích lịch sử, văn hóa của người Chăm 1.1 Bộ sưu tập văn hóa Hoàng tộc Chăm: 7 Vua Pôklong Mơ HNai Vương quốc Chămpa kể từ khi hình thành, tồn tại và phát triển với tư cách là một Nhà nước độc lập, có một vương triều được chuyển tiếp qua nhiều thế hệ với hàng chục đời vua chính thống và sau này là một số đời vua được “phiên vương”. Mỗi triều đại có một cách trị vì đất nước khác nhau, nhưng đều giữ được bản sắc văn hoá của người Chăm. Đặc biệt trong các vương triều của Vương quốc Chămpa đều sử dụng các loại phương tiện sinh hoạt, vũ khí, trang phục triều chinh hoàn toàn khác các nước và các vương quốc trong khu vực. Mặc Vương quốc Chămpa trong tiến trình phát triển của lịch sử, đã qua nhiều triều đại khác nhau nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do chiến tranh nên không còn lưu giữ lại được những đồ dùng sinh hoạt trong triều chính. Chỉ còn lại một sưu tập duy nhất của triều vua PôKlong Mơ HNai và hoàng hậu Ôbia Sơm là tương đối đầy đủ nhưng không phải tất cả đều của triều vua này mà vương miện, vũ khí và một số đồ quý hiếm khác phải có nguồn gốc từ các vương triều trước. Sưu tập di sản của Hoàng tộc Chăm còn lại hiện nay do các Vua Chăm truyền lại cho các thế hệ hậu duệ lưu giữ. Người được quyền thừa kế và lưu giữ lâu nhất là bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ của dòng Vua PôKlong Mơ HNai, bà là một trong những người có uy tín và được người Chăm tin yêu, gọi bà là “công chuá”. Năm 1995 bả đã qua đời và người thừa kế tiếp theo là bà Nguyễn Thị Đào cháu gái bà Nguyễn Thị Thềm. Sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm hiện bảo lưu tại thôn Tịnh Mỹ - xã Phan Thanh - huyện Bắc Bình cách thành phố Phan Thiết 62 km về hướng Bắc. 8 Sưu tập bao gồm hơn 100 hiện vật là phương tiện, đồ dùng, trang phục trong cung đình, đa phần là loại độc bản quý hiếm như vương miện của Vua là loại vương miện đúc bằng vàng, chạm trổ điêu khắc tinh vi và công phu, theo nghệ thuật truyền thống của người Chăm xưa dành cho nhà vua. Khác với vương miện của Vua Trung Quốc và Vua Việt biểu tượng là rồng, còn ở đây trên vương miện là 2 con Makara quấn quýt trên vương miện thể hiện uy quyền của Nhà vua. Vương miện của Hoàng hậu Chăm cũng bằng vàng và có hình dạng nhỉ, đẹp với trang trí nghệ thuật tiêng. Cạnh đó là nhiều loại trang phục của Nhà vua: áo mặc trong triều, áo trận, hài, bộ vũ khí gương đao và một số đồ dùng bằng bạc và sứ có nguồn gốc từ Trung quốc, Nhật Bản. Trang phục và trang sức của Hoàng Hậu Chăm có hình dạng lạ và trang trí đẹp theo phong tục truyền thống, trang phục của Công Chúa và Hoàng tử Chăm cũng khác lạ. Nhiều loại hiện vật khác bằng bạc như đồ đựng trầu cau, bằng đồng như bộ nhạc cụ cùng nhiều loại tài liệu khác liên quan đến đất đai và sinh hoạt triều chính, một số sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng cho vua PôKLong MơHNai, dấu ấn . Vương miện vua Chăm Đây là sưu tập duy nhất còn lại của vương triều Chămpa sau gần 2 thiên niên kỷ tồn tại, và rất có giá trị về mặt lịch sử văn hoá, hiện sưu tập đang được trưng bày tại kho mở tại gia đình bà Nguyễn Thị Đào, hậu duệ nhiều đời vua Chămpa tại xã Phan Thanh, huyện Bắc bình. Với giá trị lịch sử nghệ thuật của bộ sưu tập, Nhà nước đã xếp hạng công nhận là di tích lịch sử - nghệ thuật cấp quốc gia cùng với nhiều đền thờ PơKlong MơHNai vào năm 1993. 1.2 Đền tháp Pô – Sha – Nư 9 Vị trí: Nhóm di tích tháp cổ Pô-Sha-Nư, hay còn gọi là tháp Phú Hải, thuộc phường Thanh Hải, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đặc điểm: Nhóm di tích tháp cổ Pô-Sha-Nư là cả một tổng thể kiến trúc đền tháp của người Chăm - thờ các tiểu tiên nữ con gái thần mẹ Pô Nagar. Đây là tuyệt tác của dân tộc Chăm để lại cho nhân loại. Nhóm tháp này gồm 3 tháp và nhiều tháp bị đổ khác nay chỉ còn lại phế tích và nền móng. Ba ngôi tháp hiện còn phân bổ trên 2 tầng đất, quay mặt về hướng đông. Cả ba ngôi tháp đều là tháp vuông nhiều tầng, có niên đại thế kỷ 8, ở phong cách Mỹ Sơn E1 (phong cách kiến trúc Chăm cổ). Có một số yếu tố kiến trúc như cột trụ tròn ở các cửa giả, mi cửa .tương tự như ở các đền tháp Khmer. Nhóm tháp Chàm Pô-Sha-Nư toạ lạc trên một ngọn đồi có tên "Lầu Ông Hoàng", cách thành phố Phan Thiết 6km về phía đông bắc. Hàng năm vào tháng giêng âm lịch, các lễ hội Rija Nưga, Poh Mbăng Yang được tổ chức dưới chân tháp. Nhân dân làm lễ cầu mưa, cầu xin những điều tốt lành. Bên cạnh khu tháp Pô-Sha-Nư là các di tích "Lầu Ông Hoàng", chùa Bửu Sơn, núi Cố nơi có mộ nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông. Tiếp tục cuộc hành trình dọc bãi biển đến đá Ông Địa, biển Mũi Né . du khách sẽ bị lôi cuốn vào bức tranh giàu hương vị biển mặn mà, độc đáo. 1.3 Đền tháp PôĐam : 10 . SÀI GÒN KHOA VĂN HÓA – DU LỊCH BÀI THI CUỐI HỌC PHẦN ĐỀ TÀI DU LỊCH BÌNH THUẬN Bi n xanh, cát tr ng, n ng vàngể ắ ắ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA, DANH. Tân và từ đây đơn vị hành chính của tỉnh Bình Thuận được hoàn chỉnh như ngày nay. Phần 2 DU LỊCH BÌNH THUẬN I. DU LỊCH BIỂN 6 Tình yêu luôn là đề tài muôn

Ngày đăng: 26/09/2013, 11:05

Hình ảnh liên quan

Vương quốc Chămpa kể từ khi hình thành, tồn tại và phát triển với tư cách là một Nhà nước độc lập, có một vương triều được chuyển tiếp qua nhiều thế hệ với hàng chục đời vua chính thống và sau này là một số đời vua được “phiên vương” - cẩm nang du lịch bình thuậnx

ng.

quốc Chămpa kể từ khi hình thành, tồn tại và phát triển với tư cách là một Nhà nước độc lập, có một vương triều được chuyển tiếp qua nhiều thế hệ với hàng chục đời vua chính thống và sau này là một số đời vua được “phiên vương” Xem tại trang 8 của tài liệu.
đền tháp PôÐam bao gồm 6 tháp, hiện nay chỉ còn lại 3 tháp tương đối nguyên vẹn hình dạng, còn 3 tháp khác bị sụp đổ và chỉ còn lại phần đế - cẩm nang du lịch bình thuậnx

n.

tháp PôÐam bao gồm 6 tháp, hiện nay chỉ còn lại 3 tháp tương đối nguyên vẹn hình dạng, còn 3 tháp khác bị sụp đổ và chỉ còn lại phần đế Xem tại trang 11 của tài liệu.
Ðền thờ gồm có 5 gian thờ xây dựng theo hình chữ T. Dãy nhà 3 gian dùng để thờ phụng: gian giữa thờ tượng vua Pôklông - Mơh Nai; gian bên phải thờ tượng bà thứ phi người Việt, công chúa con của một vị chúa Nguyễn, cùng một số tượng Kút con của bà; bên trá - cẩm nang du lịch bình thuậnx

n.

thờ gồm có 5 gian thờ xây dựng theo hình chữ T. Dãy nhà 3 gian dùng để thờ phụng: gian giữa thờ tượng vua Pôklông - Mơh Nai; gian bên phải thờ tượng bà thứ phi người Việt, công chúa con của một vị chúa Nguyễn, cùng một số tượng Kút con của bà; bên trá Xem tại trang 13 của tài liệu.
Cầu ngư là một loại hình lễ hội dân gian gắn liền với tín ngưỡng và đời sống cư dân ven biển miền Trung, miền Nam nước ta  - cẩm nang du lịch bình thuậnx

u.

ngư là một loại hình lễ hội dân gian gắn liền với tín ngưỡng và đời sống cư dân ven biển miền Trung, miền Nam nước ta Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bánh có có màu nâu đỏ, hơi giống mầu cánh gián, hình dáng giống thứ đồ mà người ta dùng để đặt xoong, nồi nhưng nhỏ nhắn hơn rất nhiều, với vô số những sợi rất mảnh xoắn xuýt, đan bện vào nhau - cẩm nang du lịch bình thuậnx

nh.

có có màu nâu đỏ, hơi giống mầu cánh gián, hình dáng giống thứ đồ mà người ta dùng để đặt xoong, nồi nhưng nhỏ nhắn hơn rất nhiều, với vô số những sợi rất mảnh xoắn xuýt, đan bện vào nhau Xem tại trang 38 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan