SKKN TẬP ĐỌC LỚP 2

6 2.4K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
SKKN TẬP ĐỌC LỚP 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trần Như Nguyện SKKN : Đổi mới phương pháp dạy luyện đọc cho học sinh lớp 2 TRƯỜNG TH PHƯỚC CHIẾN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -----------◊○◊-------- Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY LUYỆN ĐỌC Ở PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2 Họ và tên tác giả: Trần Như Nguyện Chức vụ : giáo viên A. HOÀN CẢNH NẢY SINH ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Bối cảnh của dề tài Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề rất cần thiết trong quá trình giảng dạy hiện nay. Đòi hỏi người giáo viên cần có sự đầu tư rất lớn để tìm ra phương pháp dạy thích hợp.Tuy nhiên, đó không là một vấn đề đơn giản mà mỗi chúng ta cần phải góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong giảng dạy. Từ đó rút ra những kinh nghiệm của bản thân trong thực tế giảng dạy , để có biện pháp dạy – học tốt hơn nhất là phần luyện đọc ở phân môn Tập đọc lớp 2. Chính vì vậy, tôi đã cố gắng tìm hiểu , nghiên cứu để tìm ra những biện pháp dạy luyện đọc cho học sinh ở lớp 2 trong phân môn tập đọc. 2.Lí do chọn đề tài Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục và là bậc học làm nền tảng rất quan trọng trong quá trình giáo dục ,đào tạo con người .Mục đích của nó nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện ,một thành viên của xã hội. Trong cuộc sống có những kinh nghiệm, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng ,tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết .Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người ,không thể sống bình thường . Không biết đọc con người không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ.Đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, biết đọc ngày càng quan trọng. Đọc chính là học , học nữa ,học mãi. Vì vậy ,đọc trở thành đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học .Đọc là một công cụ để học tốt các môn học khác .Nó tạo điều kiện để học sinh tự học .Nó là một khả năng không thể thiếu của con người trong thời đại văn minh . Nhưng trong thực tế học sinh lớp hai hiện nay , sau khi học xong lớp một , vẫn còn một số học sinh đọc kém , đọc không đạt yêu cầu , thậm chí còn mắc đánh vần từng tiếng .Từ thực tế trên trong năm học qua , tôi quyết định nghiên cứu cách dạy luyện đọc cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 2. 1 Trần Như Nguyện SKKN : Đổi mới phương pháp dạy luyện đọc cho học sinh lớp 2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đây là đề tài nhằm nghiên cứu cách dạy học như thế nào để học sinh đọc tốt hơn trong phân môn Tập đọc lớp 2.Vì vậy đối với phân môn này điều cơ bản là rèn kĩ năng đọc là chính .Nó tạo điều kiện cho người học ,tự tìm tòi khám phá .Mục đích cuối cùng của đề tài là nâng cao chất lượng đối với môn học Tập đọc lớp 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 2D của Trường Tiểu học Phước Chiến. B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP I. Cơ sở lý luận Định hướng của việc dạy học môn Tập đọc hiện nay theo tôi là phải cần sớm hoàn thành kĩ năng cơ bản , đơn giản và thiết thực đó là kỹ năng đọc trơn, đọc trôi chảy nhằm truyền đạt cho các em để các em không lúng túng khi học lên lớp trên. II. Thực trạng của vấn đề Đầu năm nhận lớp vẫn còn một số em đọc kém,đọc không đúng yêu cầu là do các em học xong lớp 1 ,ba tháng hè các em không luyện đọc nên dễ quên, với lại sách nhà trường cấp phát cho học sinh đã thu lại trong ba tháng hè các em không còn sách nào để ôn tập nữa.Còn đối với những học sinh đọc chậm các em thường mắc cở ,ngại đọc ,sợ bạn cười nên không thích đọc.Chính vì vậy tôi chọn học sinh lớp 2 D của trường Tiểu học Phước Chiến để thử nghiệm đề tài này . III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 1. Phân chia đối tượng Giáo viên tiến hành ngay từ khi mới nhận lớp .Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn ,đoạn thơ .Hoặc trong quá trình dạy giáo viên xác định đối tượng . - Đọc tốt :Tốc độ đọc từ 50 tiếng /1 phút. - Đọc trung bình:Tốt độ đọc từ 25 – 30/1 phút. - Đọc yếu – kém: Từ 20 tiếng/1 phút trở xuống 2. Sắp chỗ ngồi : Sau khi phân chia đối tượng giáo viên sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh theo cách: em đọc yếu kém ngồi gần em đọc khá giỏi. 3. Chuẩn bị giờ dạy(hoạt động 1:luyện đọc) : - Giáo viên phải đọc bài nhiều lần và thấu đáo mục tiêu ,yêu cầu ,nội dung, phương pháp dạy luyện đọc.Trong bài đọc giáo viên dự kiến học sinh dễ mắc lỗi phát âm ? Giọng điệu chung của bài đọc như thế nào ? Đoạn nào cần nhấn mạnh, cần bộc lộ cảm xúc gì? Bài cần đọc trong thời gian bao lâu? - Viết sẵn bảng lớp bài tập đọc ( nếu bài dài giáo viên viết một đoạn ) 4. Các bước lên lớp ở hoạt động 1 :luyện đọc - Đọc mẫu: Giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn : đọc đúng ,rõ ràng, trôi chảy ,đọc đủ lớn ,nhanh vừa phải và diễn cảm .Khi giáo viên đọc mẫu yêu cầu học sinh đọc thầm theo. 2 Trần Như Nguyện SKKN : Đổi mới phương pháp dạy luyện đọc cho học sinh lớp 2 - Luyện đọc câu: Yêu cầu mỗi học sinh đọc một câu tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài. Khi học sinh đọc ,giáo viên theo dõi phát hiện từ nào học sinh phát âm sai giáo viên sửa kịp thời cho học sinh. - Luyện đọc đoạn:  Giáo viên chia đoạn , yêu cầu học sinh đọc từng đoạn  Giáo viên hướng đẫn học sinh ngắt nghỉ hơi ở các câu dài, nhấn giọng ở một số từ gợi tả, gợi cảm ,hướng dẫn học sinh giải nghĩa ở một số từ ngữ mới . - Luyện đọc theo nhóm: Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm (quy định thời gian đọc) Giáo viên quan sát học sinh đọc. - Thi đọc giữa các nhóm : Các nhóm cử đại diện thi đọc với nhau ; các nhóm khác theo dõi nhận xét. - Cả lớp đồng thanh (đoạn , bài) 1 lần  Ví dụ: Khi dạy bài : “ Cây xoài của ông em”giáo viên soạn kế hoạch bài dạy cho hoạt động 1 như sau: - Đọc mẫu:Giáo viên đọc mẫu – học sinh đọc thầm theo.(giáo viên đọc với giọng tả và kể nhẹ nhàng , chậm , tình cảm . Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm : lẫm chẫm , nở trắng cành , quả to , đu đưa , càng nhớ ông , chín vàng, to nhất , dịu dàng , đậm đà , đẹp, to ,không thứ quà gì ngon bằng - Yêu cầu học sinh đọc lại toàn bài . - Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải . - Hướng dẫn luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ: + Đọc từng câu: học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu chú ý sửa sai khi học sinh phát âm sai từ. + Rút từ khó, ghi bảng hướng dẫn học sinh đọc đúng . + Đọc từng đoạn trước lớp: ( chia đoạn )  Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài (mỗi lần xuống dòng là một đoạn). Giáo viên giải nghĩa thêm : xoài cát (tên một loại xoài rất thơm ngon ,ngọt); xôi nếp hương ( xôi nấu từ một loại gạo rất thơm).  Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu: Mùa xoài nào,/mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất /bày lên bàn thờ ông.// Ăn quả xoài cát chín /trảy từ cây của ông em trồng,/ kèm với xôi nếp hương thì đối với em/không thứ quà gì ngon bằng.// + Đọc từng đoạn trong nhóm : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc (nhóm đôi) + Thi đọc giữa các nhóm : Các nhóm cử đại diện thi đọc với nhau .Các nhóm khác theo dõi , nhận xét (mỗi đoạn học sinh đọc 2 lượt). + Cả lớp đồng thanh đoạn 1. 5. Các biện pháp xử lý 3 Trần Như Nguyện SKKN : Đổi mới phương pháp dạy luyện đọc cho học sinh lớp 2 - Hôm nào có tiết Tập đọc tôi cũng đều viết bài Tập đọc lên bảng lớp ( nếu bài dài, tôi viết một đoạn ) để củng cố lại âm, vần ở lớp 1. - Trước khi tiến hành giờ dạy , tôi dành thời gian truy bài đầu giờ ,khoảng 5 phút, để học sinh luyện đọc lại bài đọc cũ (đọc theo đôi bạn cùng tiến).Trong giờ dạy tôi dành khoảng 5 – 6 phút đối với bài dạy 2 tiết ; 4 – 5 phút đối với bài dạy 1 tiết để học sinh đọc theo nhóm đôi hoặc nhóm ba, bốn. - Hằng tuần ,trong những lần dạy phụ đạo , trong những giờ dạy phụ đạo ,tôi dành thời gian khoảng 30 phút để rèn học sinh yếu .Trong quá trình lên lớp tôi gọi các em tập đọc ,tập nói thường xuyên.Khuyến khích các em đọc to ,nói lớn.Trong khi học sinh đọc , tôi chú ý sửa lỗi phát âm , tôi luôn gần gũi động viên khích lệ các em và luôn tôn trọng ý kiến của các em ,tuyên dương các em đọc tốt,đọc có tiến bộ. Tôi luôn có quan hệ gần gũi , nhẹ nhàng, động viên trực tiếp với các em bằng thái độ niềm nở ,vui vẻ. Hơn thế nữa , bản thân tôi cần phải gương mẫu bằng một giọng đọc khi trầm khi bổng , khi nhanh khi chậm tùy vào văn bản đọc. - Ngoài ra ,tôi cũng thường liên lạc với cha mẹ học sinh và trao đổi với cha mẹ học sinh về mục tiêu và tầm quan trọng của môn Tập đọc ,cũng như những môn học khác để một mặt phụ huynh cùng hỗ trợ nhắc nhở các em học thêm ở nhà. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Nếu có sự nổ lực , chuẩn bị tốt của thầy – trò và nhận thức đúng tầm quan trọng của việc đọc thì kết quả học tập sẽ đạt kết quả cao .Cụ thể nhờ áp dụng đề tài này mà năm học vừa qua học sinh lớp tôi cuối năm thi đạt kết quả cao và hạn chế học sinh yếu .Đặc biệt trong năm học này ,tôi đã áp dụng cách dạy nói trên mà kết quả học kì I của học sinh lớp tôi đạt kết quả cao ở môn học này. Cụ thể như sau : Thời điểm Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL Đầu năm 1 6.7 3 20.0 2 13.3 9 60.0 Cuối HKI 2 13.3 2 13.3 9 60.0 2 13.4 Giữa HKII 2 13.3 2 13.3 10 66.7 1 6.7 C. PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm Để luyện đọc tốt cho học sinh ,giáo viên cần lưu ý:  Khảo sát , nắm từng đối tượng học sinh từ đầu năm.  Giáo viên chịu khó viết bài tập đọc lên bảng lớp ( khoảng thời gian đầu năm)  Luôn động viên ,khích lệ tinh thần học tập của các em.  Nhắc nhở luyện đọc thêm ngoài giờ học.  Sửa sai kịp thời khi học sinh đọc. 4 Trần Như Nguyện SKKN : Đổi mới phương pháp dạy luyện đọc cho học sinh lớp 2  Dành thời gian kiểm tra đọc cho học sinh yếu nhiều hơn. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Muốn có quả ngọt thì phải nhọc công gieo trồng ,chăm chút . Muốn tạo một thế hệ học sinh năng động ,sáng tạo,…hãy bắt đầu từ hôm nay. Tôi nghĩ rằng việc rèn luyện học sinh đọc không khó nếu chúng ta thực hiện bằng cả tâm huyết của mình.Để việc đọc của học sinh có kết quả không chỉ riêng sự nhiệt tình của giáo viên đang giảng dạy hiện tại mà cần có sự chuẩn bị chu đáo cho kết quả học tập từ lớp dưới lên. Ngoài ra còn có sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục : nhà trường – gia đình – xã hội sẽ là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm cho những chủ nhân tương lai của đất nước . * Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi, rút ra từ quá trình giảng dạy đã áp dụng nhằm nâng cao chất lượng và đã đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Song không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong các đồng nghiệp sau khi đọc sáng kiến kinh nghiệm này sẽ có những góp ý chân thành, để sáng kiến này được hoàn thiện hơn, cũng như năng lực chuyên môn của tôi ngày được nâng cao hơn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ! Phước Chiến , ngày 20 tháng 04 năm 2010. Người thực hiện Trần Như Nguyện PHỤ LỤC 5 Trần Như Nguyện SKKN : Đổi mới phương pháp dạy luyện đọc cho học sinh lớp 2 PHẦN MỞ ĐẦU : 1. Bối cảnh của đề tài. 2. Lý do chọn đề tài. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. PHẦN NỘI DUNG : I. Cơ sở lý luận. II. Thực trạng của vấn đề. III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. PHẦN KẾT LUẬN : I. Những bài học kinh nghiệm. II. Ýnghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO :  Sách giáo khoa Tiếng việt 2Tập 1&2  Sách giáo viên Tiếng việt 2Tập 1&2  Tài liệu về phương pháp dạy Tiếng việt 6 . cách dạy luyện đọc cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 2. 1 Trần Như Nguyện SKKN : Đổi mới phương pháp dạy luyện đọc cho học sinh lớp 2 3. Phạm vi và. luyện đọc ở phân môn Tập đọc lớp 2. Chính vì vậy, tôi đã cố gắng tìm hiểu , nghiên cứu để tìm ra những biện pháp dạy luyện đọc cho học sinh ở lớp 2 trong

Ngày đăng: 26/09/2013, 09:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan