cong thuc hoa hoc-h8

5 557 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
cong thuc hoa hoc-h8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án Hóa học 8 Năm học 2010 - 2011 Trường: THCS Võ Thị Sáu Người soạn: Đào Trọng Điều Lớp: Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tiết:12 Bài: 9 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:  Về kiến thức: - Biết được công thức hóa học biễu diễn thành phần phân tử của chất. - Công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố (kèm theo số nguyên tử nếu có). - Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng. - Cách viết công thức hóa học của đơn chất và hợp chất. - Công thức hóa học cho biết: Nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của chất.  Về kĩ năng: - Quan sát công thức hóa học cụ thể, rút ra nhận xét về cách viết công thức hóa học của đơn chất và hợp chất. - Viết được công thức hóa học của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại. - Nêu ý nghĩa công thức hóa học của chất cụ thể. • Kiến thức trọng tâm: - Cách viết công thức hóa học của chất. - Ý nghĩa của công thức hóa học. 2. Phương tiện – thiết bị dạy học: • Giáo viên: - Mô hình tượng trưng của một số mẫu kim loại đồng, khí hidro, khí oxi, nước, muối ăn. • Học sinh: - Ôn kỹ các khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử. 3. Phương pháp và hình thức tổ chức: - Phương pháp chủ yếu: + Đàm thoại tìm tòi - Kết hợp với phương pháp: + Biểu diễn phương tiện trực quan tìm tòi. + Hoạt động nhóm. Đào Trọng Điều Lớp: CĐSSH08A Giáo án Hóa học 8 Năm học 2010 - 2011 4. Tiến trình lên lớp: 4.1.Ổn định lớp(1 phút) - Kiểm tra sỉ số lớp. 4.2.Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra bài cũ) 4.3.Dạy bài mới: • Đặt vấn đề: Yêu cầu HS nhắc lại: chất được tạo nên từ đâu? Chất được phân chia thành mấy loại ? Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Người ta có thể dựa vào KHHH của nguyên tố để biễu diễn chất dưới dạng một CTHH. Vậy để ghi được CTHH và CTHH đó có ý nghĩa như thế nào chúng ta hãy nghiên cứu bài “Công thức hóa học” Hoạt động 1: Tìm hiểu công thức hóa học của đơn chất PPDH: Đàm thoại tìm tòi + biểu diễn phương tiện trực quan TG HĐ của giáo viên HĐ của học sinh Nội dung ghi bảng 13 phút - Yêu cầu HS nhắc lại “đơn chất là gì?” + Vậy CTHH của đơn chất gồm bao nhiêu KHHH? - Tiến hành treo tranh mô hình mẫu kim loại đồng, hiđrô, oxi. - Các em hãy quan sát mô hình mẫu kim loại đồng và cho biết: + Hạt hợp thành đơn chất kim loại được gọi là gì ? + Những nguyên tử nào đã tạo nên kim loại đồng ? - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 SGK và thông báo “Do đơn chất kim loại được hợp thành từ những nguyên tử nên KHHH A của nguyên tố được coi là CTHH”. - Yêu cầu HS ghi CTHH của các đơn chất sau: a) Đồng - Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. + CTHH của đơn chất gồm KHHH của một nguyên tố. - Quan sát. - Quan sát và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV: + Hạt hợp thành đơn chất kim loại được gọi là nguyên tử. + Gồm nhiều nguyên tử đồng xếp khít nhau. - Đọc đoạn thông tin trong SGK và lắng nghe. - Tiến hành lên bảng ghi CTHH của các chất: 1. Công thức hóa học của đơn chất: * CTHH của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố. - Với KL: vì hạt hợp thành là nguyên tử nên: => CTHH : A VD: Cu, Fe, Zn - Với PK: nhiều phi kim có phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau, thường là 2 nên: => CTHH: A 2 VD: H 2 , N 2 , O 2 Chú ý: trừ một số trườn hợp đặc biệt Cacbon, lưu huỳnh. Đào Trọng Điều Lớp: CĐSSH08A Giáo án Hóa học 8 Năm học 2010 - 2011 b) Kẽm c) Sắt d) Oxi - Yêu cầu HS phân biệt đâu là đơn chất KL, đâu là đơn chất PK. + Vậy đối với Oxi là một đơn chất PK thì CTHH của nó có giống với CTHH của đơn chất KL không? - Yêu cầu HS tiếp tục quan sát mô hình và cho biết: + Hạt hợp thành đơn chất phi kim được gọi là gì? + Trong đơn chất phi kim các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào? - Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trong SGK - GV thông báo “do PK có phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau, thường là 2 nên thêm chỉ số này ở chân kí hiệu” - Yêu cầu HS ghi CTHH của các nguyên tố sau: a) Clo b) Hidro c) Oxi - GV thông báo thêm về một số phi kim lấy kí hiệu làm CTHH. Ví dụ: than, lưu huỳnh có CTHH là : C, S. - GV chốt lại vấn đề: yêu cầu HS nêu CTHH chung của đơn chất là gì? a) Cu b) Zn c) Fe d) O (?) => Đơn chất KL: Cu, Zn, Fe. Đơn chất PK: oxi + Suy nghĩ và đưa nhận xét. - Quan sát mô hình + Hạt hợp thành đơn chất phi kim gọi là phân tử. + Liên kết với nhau theo một số nhất định thường là 2 - Đọc thông tin SGK - Lắng nghe và ghi vào tập. - Tiến hành ghi CTHH các nguyên tố theo yêu cầu: a) Cl 2 b) H 2 c) O 2 - Lắng nghe và ghi nhớ - Vậy CTHH chung của đơn chất là A n Đào Trọng Điều Lớp: CĐSSH08A Giáo án Hóa học 8 Năm học 2010 - 2011 Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức hóa học của hợp chất PPDH: Đàm thoại tìm tòi + biểu diễn phương tiện trực quan + thảo luận nhóm 10 phút - Cho HS quan sát mô hình mẫu muối ăn và mẫu H 2 O. - Yêu cầu HS nhắc lại “hợp chất là gì?” + Nước tạo thành từ những nguyên tố nào ? Mỗi nguyên tố có mấy nguyên tử? - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và tiến hành thông báo CTHH chung của hợp chất: A x B y , A x B y C z . - Tiến hành hướng dẫn HS viết CTHH của nước. - Tương tự cho HS viết CTHH của muối ăn, canxi cacbonat. - Phát phiếu học tập cho các nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận và điền vào phiếu học tập. - Cho 1 nhóm trình bài kết quả và các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét và bổ sung. - GV chốt lại kiến thức. - Quan sát - Hợp chất là những chất được tạo nên từ 2NTHH trở lên + Nước: gồm 1 nguyên tử H , 2 nguyên tử O tạo thành. - Đọc thông tin SGK và theo dõi hoạt động GV. - Theo dõi và ghi nhớ. - Viết CTHH các chất: NaCl, CaCO 3 . - Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu. - Trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và ghi nhớ 2. Công thức hóa học của hợp chất: - CTHH của hợp chất gồm KHHH của những nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân. - CTHH chung: A x B y , A x B y C z Trong đó: A, B, C… là KH của nguyên tố; x, y, z là số nguyên chỉ số nguyên tử của nguyên tố có trong phân tử hợp chất (nếu chỉ số bằng 1 thì không ghi) VD: NaCl, CaCO 3 Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của công thức hóa học PPDH: Đàm thoại tìm tòi + thảo luận nhóm - Yêu cầu HS đọc SGK và tiến hành thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: + 1 CTHH cho biết những gì? Nêu VD minh họa? - Đọc thông tin SGK và tiến hành thảo luận 5 phút và trả lời các câu hỏi: + 1 CTHH cho ta biết:  Nguyên tử nào tạo ra chất.  Số nguyên tử mỗi 3. Ý nghĩa của công thức hóa học: CTHH cho ta biết được:  Nguyên tử nào tạo ra chất.  Số nguyên tử mỗi Đào Trọng Điều Lớp: CĐSSH08A Giáo án Hóa học 8 Năm học 2010 - 2011 + CTHH của H 2 O cho ta biết được gì? + Biểu diễn CTHH của: 3 phân tử hidro, 2 phân tử H 2 O, 3 phân tử CuSO 4 . - Cho các nhóm tiến hành trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhắc nhở một số vấn đề cần lưu ý khi viết CTHH. - GV chốt lại vấn đề nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.  Phân tử khối của chất. + Cho ta biết: trong 1 phân tử nước có 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi. + CTHH: 3H 2 , 2H 2 O, 3CuSO 4 , - Trình bày kết quả nhận xét và đánh giá. - Lắng nghe và ghi nhớ nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.  Phân tử khối của chất. VD: a) CTHH của nit cho biết: - Khí nitơ do nguyên tố nitơ tạo ra. - Có 2 nguyên tử trong một phân tử. - PTK: 2 x 14 = 28 b) CTHH của can xi cacbonat CaCO 3 cho ta biết: - Do 3 nguyên tố: Ca, C, O tạo ra. - Có 1Ca, 1C, 3O. - PTK: 40 + 12 + 3 x 16 = 100 4.4.Cũng cố: Cho HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 4.5.Dặn dò: Xem trước bài mới, học bài cũ Đào Trọng Điều Lớp: CĐSSH08A

Ngày đăng: 25/09/2013, 22:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan