Nhung cau hoi hay ve thien van (phan 3)

40 1.2K 1
Nhung cau hoi hay ve thien van (phan 3)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 3: CON NGƯỜI VÀ THIÊN VĂN Tác giả: Nguyễn Hùng. Trung tâm thiên văn học Siêu Việt - VSH Câu 21 Tàu Apollo đổ bộ lên Mặt trăng đã nhìn thấy những gì? Từ xưa tới nay rất nhiều người mơ tưởng rời khỏi Trái đất bay lên Mặt trăng gặp chị Hằng Nga. Ước mơ đó của loài người cuối cùng đã biến thành sự thực vào cuối những năm sáu mươi của thế kỷ 20. Ngày 21 tháng 7 năm 1969, loài người đã đặt bước chân thám hiểm đầu tiên lên Mặt trăng. Apollo là thần Mặt trời trong thần thoại cổ HyLạp. Tàu vũ trụ mang tên Apollo đã chở một người đổ bộ lên Mặt trăng. Tàu Apollo gồm hai bộ phận: tên lửa vận tải Sao thổ 5 và phi thuyền Apollo. Tên lửa Sao Thổ 5 cao hơn 85m, phi thuyền cao hơn 25m, tổng cộng cao 110,64 m, tương đương với một toà nhà 40 tầng. Đường kính của tên lửa 10 m, tổng trọng lượng là 3.200 tấn. Phi thuyền có 4 bộ phận gồm : trạm đổ bộ, tàu chỉ huy, khoang phục vụ và thiết bị thoát hiểm. Ngoài 4 bộ phận đó, phi thuyền có tới mấy triệu linh kiện khác. Trạm đổ bộ của phi thuyền Apollo đã hạ cánh xuống vùng phía Tây Nam "Biển lặng" của Mặt trăng vào lúc 3 giờ 51 phút (Giờ Greenwich) ngày 21 tháng 7 năm 1969. Sau khi hạ cánh, các nhà du hành vũ trụ mở cửa trạm và thong thả bước xuống thang. Họ cảm thấy rất nhẹ nhàng, bước xong mỗi bậc thang họ phải dừng lại một chút lấy thăng bằng rồi mới bước tiếp. Hiện tượng đó là do trọng lực trên Mặt trăng chỉ bằng 1/6 trọng lực trên Trái đất. Nhà du hành vũ trụ đi hết 9 bậc thang hết đúng 3 phút. Lúc 7 giờ 4 phút cùng ngày, chân trái của nhà du hành vũ trụ thận trọng chạm xuống Mặt trăng. Đây là bước chân đầu tiên quý báu của loài người đặt xuống Mặt trăng và trên Mặt trăng cũng xuất hiện vết giầy đầu tiên của loài người. Bởi vì trên Mặt trăng đều phủ đầy bụi, nên vết giầy hiện ra rất rõ nét. Trạm đổ bộ Eagle đậu ở Mặt trăng trong 21 giờ 18 phút, hai nhà du hành vũ trụ Mỹ đã ra ngoài trạm đi lại nghiên cứu khoa học trên "mặt đất" của Mặt trăng trong 2 giờ 21 phút. Ngày 25 - 7 - 1969, phi thuyền Apollo 11 trở về tới Trái đất và hạ cánh an toàn ở vùng biển Tây Nam Thái bình dương sau khi bay 13,3 triệu kilomet. Về vấn đề trên Mặt trăng có lớp bụi đất, trước đó những người làm công tác thiên văn trên Trái đất qua quan trắc hiện tượng nguyệt thực và qua các kết quả quan trắc bằng ra đa đều kết luận trên bề mặt Mặt trăng có 1 lớp bụi dầy. Vết giầy của nhà du hành vũ trụ đã chứng minh hùng hồn kết luận đó. Từ năm 1969 đến cuối năm 1972, các phi thuyền Apollo đã tiến hành 6 lần đổ bộ thành công lên Mặt trăng, tổng cộng thời gian dừng lại trên Mặt trăng là 12 ngày 17 giờ, đem về Trái đất 472 kilogam mẫu đất đá, bán kính hoạt động xa nhất là 20 km. Qua các chuyến đổ bộ lên Mặt trăng của phi thuyền Apollo, loài người đã phát hiện ra những bí mật của Mặt trăng mà trước đó chưa ai nghĩ tới. Câu 22 Vì sao trên Mặt trăng có thể nhảy cao hơn trên Trái đất? Nếu như con người tổ chức thi điền kinh trên Mặt trăng, kỷ lục lập được sẽ ra sao? Định luật lực hấp dẫn giải thích rằng : lực hấp dẫn và khối lượng của hai vật thể tỉ lệ thuận với nhau. Dựa vào định luật đó có lẽ bạn sẽ nói rằng : Khối lượng của Mặt trăng bằng 1/81 khối lượng của Trái đất, trọng lượng của một con người trên Mặt trăng sẽ giảm đi 81 lần, với sức bật như ở Trái đất chắc chắn trên Mặt trăng họ sẽ nhảy rất cao gần 200 mét. Bán kính của Mặt trăng chỉ bằng 27% bán kính của Trái đất, như vậy rõ ràng là khoảng cách giữa con người tới trung tâm Mặt trăng ngắn hơn nhiều khoảng cách giữa con người tới trung tâm Trái đất, trong khi đó trọng lượng của con người lại tăng một cách tương đối. Bởi vậy khi con người lên Mặt trăng không phải trọng lượng giảm đi chỉ còn 1/81 so với khi ở Trái đất mà chỉ giảm đi còn khoảng 1/6 so với khi ở Trái đất. Vì thế chúng ta chỉ cần làm con tính tổng hợp gồm khối lượng của Mặt trăng, bán kính Mặt trăng và chiều cao của vận động viên trước lúc nhảy cao là có thể ra đáp số chính xác : trên Trái đất vận động viên nhảy cao tới 2,42 mét thì trên Mặt trăng chỉ có thể nhảy cao 9 mét thôi. Với kỷ lục đó e rằng các vận động viên nhảy cao trên Trái đất không bao giờ nhảy qua nổi. . bởi vậy khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái đất lúc gần lúc xa, thay đổi trong khoảng 356.400 - 406.700 km. Nhưng do ảnh hưởng của Mặt. giữa điểm gần nhất và điểm xa nhất giữa Trái đất và Mặt trăng luôn thay đổi phương hướng, cứ sau 8 năm 10 tháng đường thẳng đó lại trở về

Ngày đăng: 25/09/2013, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan