GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử

93 445 4
GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ghi chép các bài giảng về các chuyên đề duy vật lịch sử

GHI CHÉP VỀ CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ Bùi Đức Dũng Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình s CHUYÊN ĐỀ: LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI PGS.TS. Vũ Hồng Sơn Phó Viện trưởng Viện Triết học -*- Đối với việc nghiên cứu lịch sử loài người đã có nhiều cách tiếp cận: Gi.V.Ph.Hêghen cũng đã nghiên cứu lịch sử, chia lịch sử thành ba thời đại: Cổ đại, Phương đông; Giécmanh Phuriê (1772 – 1837: Mông muội; Dã man; Gia trưởng; Văn minh Moócgan: Mông muội; Gia trưởng; Văn minh Thông sử: Đồ đá – Đồ đồng – Cối xay gió - … A.Toffler: Tiếp cận theo nền văn minh: Nông nghiệp – Công nghiệp – Hậu công nghiệp. Cách tiếp cận này chỉ nhấn mạnh đến yếu tố khoa học, kỹ thuật, chưa chú ý đến sự khác nhau về con người, về xã hội… Nhiều quan điểm cho cách tiếp cận này là tiến bộ, cao hơn cách tiếp cận theo hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác… đặc biệt là sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Một vấn đề nữa, theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội VIII, IX, X, XI… con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng rõ hơn = chưa rõ. Vấn đề sở hữu công cộng (Những tập đoàn nhà nước) còn nhiều vấn đề phải bàn rõ hơn. Đặc biệt vấn đề công hữu hiện nay gần như “vô chủ”. NB: Doanh nghiệp nhà nước không đồng nhất với công hữu = chưa hẳn… Doanh nghiệp nào Nhà nước nắm từ 51% đã được coi là doanh nghiệp nhà nước. Tóm lại, lý luận hình thái kinh tế - xã hội cần phải được nghiên cứu một cách có hệ thống và trên cơ sở khoa học thực sự… I. SẢN XUẤT VẬT CHẤT LÀ CƠ SỞ CỦA SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI Sản xuất vật chất là gì? Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Lao động: Chính là quá trình trao đổi giữa con người với tự nhiên… (C.Mác) 2 Phân biệt sản xuất vật chất với sản xuất xã hội: Sản xuất xã hội là phạm trù bao gồm: sản xuất vật chất; sản xuất trí tuệ (sản xuất tinh thần); sản xuất ra con người. C.Mác cho: sản xuất vật chất là cơ sở nảy sinh, tồn tại và phát triển của con người: 1) Làm cho quá trình tiến hóa từ vượn người thành người diễn ra. 2) Chính sản xuất vật chất là nguồn gốc của mọi của cải vật chất. 3) Sản xuất vật chất không chỉ là cơ sở của đời sống vật chất mà còn là cơ sở của mọi mặt đời sống xã hội. Hay diễn đạt một cách khác: sản xuất vật chất là nguyên nhân; còn kết quả là sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Khi nói đến sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của xã hội loài người, thực chất là nói đến lịch sử loài người => Nghiên cứu lịch sử loài người cần trước tiên phải nghiên cứu lịch sử sản xuất vật chất. II. BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT Vẫn còn tranh luận: có phải là quy luật hay không phải là quy luật? Đa số nhất trí đây là nội dung của quy luật “quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất” 1. Các khái niệm 1.1. Phương thức sản xuất - Định nghĩa: Phương thức sản xuất là cách thức mà con người dùng để sản xuất ra của cải vật chất trong từng giai đoạn lịch sử nhất định mà theo cách ấy thì con người có những mối quan hệ với tự nhiên và quan hệ với nhau trong sản xuất vật chất. - Kết cấu: Phương thức sản xuất được kết cấu bởi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. 1.2. Lực lượng sản xuất - Định nghĩa: 3 Có những mệnh đề: Lực lượng sản xuất là thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên… Định nghĩa được các nhà nghiên cứu Liên Xô trong thời kỳ giúp chúng ta tiếp cận di sản kinh điển: Lực lượng sản xuất là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động với tư liệu sản xuất mà trước hết là với công cụ lao động. - Kết cấu của lực lượng sản xuất: Người lao động và Tư liệu sản xuất + Người lao động phải gồm đầy đủ những đặc trưng: 1) Có tri thức kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo lao động (trí lực); 2) Phải có sức lao động (thể lực). Đây là hai yếu tố cần và đủ của “Người lao động”. Trong đó, tùy từng điều kiện lịch sử cụ thể thì hai yếu tố này giữ vai trò khác nhau: Khi còn ở giai đoạn lao động thủ công thì thể lực giữ vai trò quan trọng; Trong giai đoạn lao động máy móc, lao động trí óc chiếm ưu thế: yếu tố trí lực chiếm ưu thế. + Tư liệu sản xuất: Công cụ lao động; đối tượng lao động; phương tiện sản xuất (kết cấu hạ tầng của sản xuất). Công cụ lao động: là vật, tổ hợp lao động mà con người dùng để chuyển tác động của người lao động đến đối tượng lao động. Đối tượng lao động: Là tất cả những cái mà lao động của con người hướng đến nó cải tạo nó, biến đổi nó, tái tạo nó. Gồm hai loại: có sẵn và loại đã qua chế biến (sơ chế)… Đối tượng ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển của khoa học, công cụ lao động… Phương tiện lao động: bao gồm đường xá, bến bãi, kho tàng… trước kia được coi là phương tiện chuyển dịch giá trị hàng hóa. Ngày nay được coi là yếu tố góp phần tạo nên giá trị mới của hàng hóa… - Khoa học: Ngày nay không chỉ là khoa học tự nhiên, mà cả khoa học xã hội trong chừng mực nhất định đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Vì: + Ngày nay khoa học đã trở thành điểm xuất phát trực tiếp của những biến đổi to lớn về kỹ thuật tạo nên những ngành sản xuất mới ngày càng hiện đại. Tức là, khoa học ngày nay không tách rời kỹ thuật. 4 + Ngày nay, thời gian để áp dụng những phát minh khoa học vào sản xuất ngày càng được rút ngắn. Tức là, ngày nay để chuyển khoa học thành kỹ thuật rất ngắn. + Ngày nay khoa học đã kết tinh, thẩm thấu vào các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất và làm biến đổi về chất tất cả những yếu tố ấy. Tức là, khoa học đã không đứng ngoài lực lượng sản xuất… + Ngày nay khoa học không còn đứng ở trên cao và bên ngoài lực lượng sản xuất mà đã là mắt khâu bên trong của lực lượng sản xuất, nó liên kết thống nhất các yếu tố của lực lượng sản xuất lại với nhau, nâng sức mạnh và hiệu quả của chúng lên. + Nền sản xuất mang tính xã hội hóa trong phạm vi một quốc gia dân tộc sẽ trở nên mang tính chất quốc tế hóa do yếu tố phát triển khoa học đem lại. + Khoa học đã tạo nên những kỹ thuật mới với năng suất lao động cao, có thể tạo ra một khối lượng của cải khổng lồ trong một thời gian ngắn với chất lượng cao. + Khoa học đã góp phần rút ngắn con đường phát triển của lực lượng sản xuất bằng cách rút ngắn quy trình công nghệ. + Khoa học đã góp làm biến đổi người lao động, chuyển từ lao động cơ bắp sang lao động trí lực. Khoa học phát triển thâm nhập vào người lao động làm cho hiệu quả lao động tăng lên nhanh chóng. Tóm lại, khi nói đến lực lượng sản xuất bao gồm các yếu tố như trên, có thể thấy, yếu tố khoa học đã thâm nhập trực tiếp vào các yếu tố của lực lượng sản xuất góp phần làm cho lực lượng sản xuất phát triển một cách nhanh chóng. - Vị trí của các yếu tố: + Trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất thì người lao động giữ vị trí hàng đầu trong lực lượng sản xuất. Vì họ không chỉ là người sáng tạo ra hầu hết mọi tư liệu sản xuất mà còn là người trực tiếp sử dụng chúng để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. + Công cụ lao động giữ vị trí quyết định trong tư liệu sản xuất vì: 1) Công cụ lao động là “khí quan vật chất” nối dài “khí quan nhục thể” của con người, nâng sức mạnh và hiệu quả của nó lên. 5 2) Nói lên thực chất của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, đó là quan hệ “nhìn ngắm” mà là quan hệ “chiếm hữu”, chinh phục và cải tạo, chế ngự. 3) Công cụ lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong tư liệu sản xuất. Sự biến đổi của nó sẽ dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất. - Sự tác động lẫn nhau của các yếu tố của lực lượng sản xuất làm cho lực lượng sản xuất phát triển không ngừng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính khách quan. Vì: 1) Lực lượng sản xuất không phải là sản phẩm của một cá nhân mà là kết quả của sự hợp tác và phân công lao động của những người sản xuất mà sự hợp tác và phân công lao động ấy không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất cứ ai, nó phụ thuộc vào yêu cầu phát triển khách quan của sản xuất. (C.Mác – Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 3, - Hệ tư tưởng Đức). 2) Mỗi một người, một thế hệ không thể tự lựa chọn lực lượng sản xuất cho mình mà kế thừa một cách tự nhiên toàn bộ lực lượng sản xuất do thế hệ trước để lại. Vì hai lý do trên, được C.Mác khái quát thành “lực lượng sản xuất là kết quả năng lực thực tiễn của con người, nhưng bản thân năng lực thực tiễn ấy bị quyết định… do thế hệ trước tạo ra”. Tức là, lực lượng sản xuất do con người tạo ra, nhưng điều kiện để con người tạo ra lực lượng sản xuất đó là khách quan (do các thế hệ trước đã tạo ra). => Sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính khách quan. Ngày nay trong lực lượng sản xuất, thì khoa học giữ vị trí ngày càng quan trọng. - Lực lượng sản xuất tuy do con người sáng tạo ra nhưng nó tồn tại, phát triển mang tính khách quan vì thế nó vừa có thuộc tính xã hội vừa có thuộc tính tự nhiên. + Thuộc tính xã hội của lực lượng sản xuất là sự biến đổi, phát triển của lực lượng sản xuất chịu sự ảnh hưởng, thẩm thấu của nhãn quan chính trị của giai cấp tiêu biểu cho xã hội. 6 + Thuộc tính tự nhiên của lực lượng: xét đến cùng là sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính khách quan theo quy luật vốn có của nó, không phụ thuộc vào bất kỳ tư duy chính trị nào. 1.3. Quan hệ sản xuất - Định nghĩa: Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất thể hiện ở: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất và trao đổi hoạt động với nhau; quan hệ trong phân phối sản phẩm do xã hội tạo ra. + Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất: Sở hữu là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất. Như vậy, có thể thấy khi nói đến sở hữu, mới đầu có thể thấy đó là quan hệ giữa người với vật. Nhưng nghiên cứu sâu thì đó là quan hệ giữa người với người trong xã hội. Sở hữu là một tổ hợp gồm nhiều quyền: chiếm hữu, sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, mở rộng hay thu hẹp, phá hủy (tùy từng vật sở hữu), hiến tặng… (Chiếm hữu + Sử dụng + Định đoạt) Sở hữu gồm hai bộ phận cấu thành: 1) Chủ thể: một người, một nhóm người, tập thể, nhà nước…; 2) Đối tượng: Là vật, người, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, tư liệu tiêu dùng; hiện nay còn có sở hữu kinh nghiệm, tri thức, trí tuệ… + Quan hệ quản lý trong quá trình sản xuất: Quản lý là quan hệ giữa người với trong việc điều hành nền sản xuất của xã hội. Theo quan điểm mácxít thì ai nắm quyền sở hữu sẽ là người chi phối quyền quản lý sản xuất. Thực tế đã chứng minh, vào thập kỷ 70 thế kỷ XX, nền kinh tế Mỹ trì trệ, nên người ta thấy cần phải thay đổi phương pháp quản lý, các chủ sở hữu đã học tập phương pháp quản lý của nước Nhật (quản lý dân chủ). Ở Mỹ đã hình thành nên nhóm chất lượng, nhóm nâng cao chất lượng quản lý. Chính điều đó đã làm cho hiệu quả kinh tế tăng 20% . Sau một thời gian, người công nhân nhận thấy sự tăng lên đó họ không được hưởng mà các nhà quản lý, người sở hữu được hưởng, 7 từ đó họ biểu tình, đình công => Quan điểm biến công nhân thành “đồng sở hữu” đã lại tạo ra sự phát triển mới. K.Gan: cho sở hữu không có mục đích tự thân Giohn Lagie: ở Mỹ xuất hiện chương trình “E sop” = chia cổ phần cho công nhân => Xuất hiện công ty cổ phần trong đó công nhân có cổ phần. 80% công ty theo chương trình E Sop đều chịu sự chi phối của người nắm quyền sở hữu chi phối. + Quan hệ phân phối sản phẩm xã hội: Phân phối là quan hệ giữa người với người trong việc phân chia của cải do xã hội tạo ra. - Quan hệ biện chứng giữa các mặt của quan hệ sản xuất: + Trong các mặt (các yếu tố) của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm của quan hệ sản xuất. Nó quy định tính chất của quan hệ sản xuất và nó giữ vai trò quyết định đối với quan hệ quản lý, quan hệ phân phối. + Quản lý giữ vai trò quan trọng trong quan hệ sản xuất vì nó quy định quy mô, tốc độ, nhịp điệu phát triển của sản xuất bằng cách nó nắm những nhân tố xác định của nền sản xuất. Thông qua đó nó tổ chức điều hành nền sản xuất. Từ đó hình thành một hệ thống những nhân tố chi phối sự phát triển của sản xuất và ảnh hưởng đến quan hệ sở hữu cũng như phân phối. + Phân phối do tác động bằng yếu tố lợi ích, nó có vai trò tác động rất lớn đối với sở hữu và quản lý. Như vậy, sở hữu xét đến cùng không có mục đích tự thân (không phải vì bản thân cái sở hữu ấy) mà sở hữu bao giờ cũng nhằm đạt được đến một lợi ích nào đó. Nhưng để đạt được lợi ích ấy phải thông qua khâu trung gian là quản lý. Quản lý nhằm đưa các yếu tố sở hữu vào trong quá trình vận động để đạt được đến một lợi ích xác định… Ngược lại, lợi ích cũng lại tác động ngược trở lại đối với sở hữu và quản lý. 2. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất 2.1. Các khái niệm 8 - Trình độ của lực lượng sản xuất: Là khái niệm dùng để chỉ năng lực, mức độ, hiệu quả chinh phục giới tự nhiên thông qua việc sử dụng công cụ lao động nhằm cải biến giới tự nhiên tạo ra những điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. - Tính chất của lực lượng sản xuất: Là khái niệm dùng để chỉ đặc trưng xã hội của lực lượng sản xuất, nghĩa là, lực lượng sản xuất diễn ra dưới hình thức cá nhân hay diễn ra dưới hình thức những tập đoàn người nối tiếp nhau. Nếu một người có thể sử dụng được nhiều công cụ lao động để sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh thì khi đó lực lượng sản xuất mang tính chất cá nhân. Nếu để sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh mà đòi hỏi phải có sự hợp tác của nhiều người, mà mỗi người chỉ có thể sử dụng được một bộ phận, một chi tiết của công cụ lao động thì khi đó lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa. Giữa trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất thì trình độ quyết định tính chất. Nếu trình độ thủ công, tính chất của lực lượng sản xuất mang tính cá nhân. Nếu trình độ của lực lượng sản xuất là cơ khí (tự động hóa) thì tính chất của lực lượng sản xuất là xã hội hóa. - Sự phù hợp của quan hệ với trình độ của lực lượng sản xuất là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất, giữa các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất, giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất đem lại phương thức kết hợp có hiệu quả cao giữa người lao động với tư liệu sản xuất. 2.2. Nội dung quy luật - Lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ sản xuất là hình thức của quá trình sản xuất (phương thức sản xuất), mà nội dung quyết định hình thức. Điều đó có nghĩa là lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất. - Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi phát triển, sự phát triển bao giờ cũng bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nguyên nhân sâu xa của nó bắt nguồn từ nhu cầu của con người. Con người không bao giờ thỏa mãn với những cái đã có mà thường xuyên nảy sinh những nhu cầu mới cao hơn. Để đáp ứng nhu cầu ấy buộc con người phải không ngừng khám phá tự nhiên, 9 chinh phục tự nhiên qua đó làm phong phú tri thức kinh nghiệm, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo lao động. Trên cơ sở ấy sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới. Quá trình đó làm cho lực lượng sản xuất phát triển không ngừng. Lực lượng sản xuất phát triển sẽ buộc quan hệ sản xuất phải biến đổi theo phù hợp với nó. - Khi nghiên cứu sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất, chúng ta cần chú ý: + Sự phù hợp này là do yêu cầu của lực lượng sản xuất đặt ra, đáp ứng yêu cầu của lực lượng sản xuất và lấy lực lượng sản xuất làm tiêu chuẩn. + Sự phù hợp này không phải sự phù hợp chung chung, trừu tượng mà là sự phù hợp hết sức xác định. C.Mác – Ph.Ăngghen: “Những giai đoạn phát triển khác nhau của sự phân công lao động xã hội, đồng thời nó quyết định những hình thức sở hữu”. + Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ lực lượng sản xuất có nghĩa là quan hệ sản xuất tạo địa bàn cho sự phát triển của lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất còn là cơ sở, tiền đề cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. - Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất là sự phù hợp của những mặt đối lập, thể hiện ở chỗ: Lực lượng sản xuất biến đổi, phát triển không ngừng, còn quan hệ sản xuất lại có tính ổn định tương đối (do sự chi phối của lợi ích, của thể chế, của luật pháp…). Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất sẽ trở nên không còn phù hợp với nó nữa, quan hệ sản xuất từ chỗ là địa bàn phát triển của lực lượng sản xuất, sẽ trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn giữa chúng ngày càng gay gắt, tất yếu lực lượng sản xuất đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, thay bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với nó. Quan hệ sản xuất mới lại tiếp tục thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, rồi đến một giai đoạn nhất định mâu thuẫn giữa chúng lại trở nên gay gắt, lực lượng sản xuất mới lại đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất cũ thay bằng quan hệ sản xuất mới cho phù hợp với sự phát triển của nó… Cứ như vậy, tình trạng phù hợp rồi không phù hợp rồi lại phù hợp… đan xen lẫn nhau, thay thế lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Quá trình này diễn ra trong suốt quá trình tác động qua lại biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan 10 . GHI CHÉP VỀ CÁC CHUYÊN ĐỀ DUY VẬT LỊCH SỬ Bùi Đức Dũng Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình s CHUYÊN ĐỀ: LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ. học -*- Đối với việc nghiên cứu lịch sử loài người đã có nhiều cách tiếp cận: Gi.V.Ph.Hêghen cũng đã nghiên cứu lịch sử, chia lịch sử thành ba thời đại:

Ngày đăng: 24/09/2013, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan