Giáo án lớp 1 tuần 5 theo CTC

22 392 0
Giáo án lớp 1 tuần 5 theo CTC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 5 Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009 Học vần Âm: u - ư I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Học sinh đọc và viết được: u, ư, nụ, thư. - Đọc được từ, câu ứng dụng: Thứ tư, bé Hà thi vẽ. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Thủ đô (HS khá giỏi nói được đầy đủ nội dung chủ đề). - HS khá, giỏi biết đọc trơn bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vật thật: nụ hoa, thư - Bộ thực hành Tiếng Việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc từ: tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề (cá nhân, đồng thanh). - Cả lớp viết từ: da thỏ - GV nhận xét. 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 * Giới thiệu bài: Thông qua vật thật GV đưa ra: nụ hoa, lá thư - HS thảo luận và rút ra tiếng nụ, thư. - GV kết luận: tiếng nụ, thư là tiếng có chứa âm mới học u – ư - GV ghi bảng và đọc hs đọc theo. * Dạy chữ ghi âm: Âm u a. Nhận diện chữ: GV đưa ra chữ mẫu, HS quan sát nhận diện + HS lấy chữ u trong bộ đồ dùng. b. Phát âm đánh vần tiếng: - GV yêu cầu HS khá phát âm mẫu. - HS phát âm u (cá nhân, nhóm, lớp). GV chỉnh sửa và giúp đỡ hs yếu. - GV yêu cầu ghép tiếng nụ + HS ghép vào bảng cài (GV giúp đỡ HS yếu ghép). H: Tiếng nụ gồm mấy âm và dấu thanh gì ghép lại? Vị trí các âm? + HS nêu (n + u + dấu nặng) - Hãy đánh vần tiếng nụ? + nờ - u – nu - nặng - nụ/nụ (HS khá, giỏi đọc). + HS yếu đọc lại theo. + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). - GV chỉnh sửa lỗi phát âm và giúp đỡ HS yếu. c. Viết: GV đưa chữ mẫu: u, nụ giới thiệu và hướng dẫn quy trình viết. + HS viết định hình trên mặt bàn. + HS viết vào bảng con. - GV nhận xét chỉnh sửa và giúp đỡ HS yếu. Âm ư (Quy trình dạy tương tự âm u) Lưu ý: - GV yêu cầu HS so sánh u – ư - Cách phát âm và đánh vần tiếng thư + Đánh vần: thờ - ư – thư/thư (HS khá giỏi tự đánh vần) + HS yếu đánh vần và đọc theo. - GV yêu cầu HS lần lượt đọc (cá nhân, nhóm, lớp) - GV chỉnh sửa. + HS đọc lại cả 2 âm. d. Đọc từ: - GV ghi các từ lên bảng: cá thu, đu đủ, cử tạ, thứ tư - Yêu cầu 1 HS khá đọc trơn các từ. GV kết hợp giải nghĩa từ. - Gọi HS khá lên bảng gạch chân tiếng chứa âm u, ư và phân tích tiếng mới. GV nhận xét. - HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) + HS TB, yếu đánh vần đọc trơn từ. + HS khá giỏi đọc trơn. + GV nhận xét sửa sai và lưu ý giúp đỡ HS yếu. - HS đọc lại toàn bài (đồng thanh). TIẾT 2 * Luyện tập a. Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc bài tiết 1 + Học sinh đọc (cá nhân, nhóm, lớp). + GV chỉnh sửa và giúp đỡ hs yếu. - GV cho HS quan sát tranh và rút ra câu đọc: Thứ tư, bé Hà thi vẽ. + Yêu cầu HS khá giỏi đọc trơn câu, HS yếu đọc theo. + GV gọi 1 số HS đọc lại. + Yêu cầu tìm tiếng mới có trong câu ứng dụng (thứ, tư). + Yêu cầu HS phân tích tiếng: thứ tư (đối với HS khá giỏi). + HS đọc lại (cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ HS yếu. GV chỉnh sửa. b. Luyện viết: - GV yêu cầu HS viết vào vở tập viết. - GV hướng dẫn tư thế ngồi viết và quan sát uốn nắn những em viết chưa được. - GV thu một số bài chấm điểm và nhận xét bài viết. c. Luyện nói: Yêu cầu HS nêu tên chủ đề luyện nói: Thủ đô - GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi về nội dung tranh. + HS thảo luận (GV giúp đỡ nhóm yếu). - HS trình bày trước lớp + HS TB, yếu nói được 2 - 3 câu theo chủ đề. + HS khá, giỏi nói được đầy đủ nội dung chủ đề. - GV cùng HS nhận xét. * Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại toàn bài. Thi tìm tiếng, từ ngoài bài chứa âm u - ư vừa học. - Về chuẩn bị bài 18. Đạo đức GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: HS biết: - Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập. - Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. - Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài đạo đức. - Vở BT Đạo đức. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Nhận biết được các đồ dùng học tập (bài tập 1). - Yêu cầu: Hãy tô màu các đồ dùng học tập có trong hình + HS thực hành tô màu (cá nhân). GV quan sát, giúp đỡ hs yếu. - GV yêu cầu HS nêu lên tên các đồ dùng đó. + VD: Sách, vở, bút, cặp GV nhận xét. Hoạt động 2: Kể tên các loại đồ dùng học tập cuả mình cho các bạn nghe? (BT2) - Yêu cầu HS tự kể tên và giới thiệu về: + Tên đồ dùng là gì? + Đồ dùng đó để làm gì? + Cách giữ gìn đồ dùng học tập đó như thế nào? - HS từng cặp thảo luận và kể cho nhau nghe. - GV yêu cầu một số em trình bày trước lớp. - GV nhận xét đánh giá. Kết luận: Đi học là một quyền lợi của trẻ em. Giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền đi học được học tập của mình. Hoạt động 3: HS làm bài tập 3. - GV nêu yêu cầu bài tập 3 + HS làm bài. GV giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS trả lời kèm giải thích: Tranh 1, 2, 6 đúng Tranh 3, 4, 5 sai. Kết luận: SGK Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà sửa sang lại sách vở, đồ dùng học tập của mình. Thủ công: XÉ, DÁN HÌNH TRÒN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Học sinh biết: - Biết cách xé, dán hình tròn. - Xé, dán được hình tương đối tròn. Đường xé có thể bị ít răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng. - Đối với HS khéo tay: Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. - Giáo dục HS có ý thức giữ vệ sinh môi trường, lớp học. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bài mẫu, giấy màu. - HS: Vở thủ công, bút chì, thước kẻ, giấy màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét - Hướng dẫn học sinh quan sát bài mẫu và nhận xét. - Yêu cầu học sinh quan sát và tìm ra 1 số đồ vật xung quanh có dạng hình tròn. + Học sinh nêu. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu vẽ và xé hình tròn Giáo viên vừa hướng dẫn vừa thực hiện các thao tác, HS quan sát. - Đánh dấu, đếm ô và vẽ hình vuông có cạnh 8 ô. - Xé hình vuông ra khỏi tờ giấy. - Dùng thước và bút chì kẻ đều 4 góc. Sau đó xé lần lượt 4 góc của hình vuông theo đường vẽ. - Xé và chỉnh dần thành hình tròn. Hoạt động 3: HS thực hành - GV yêu cầu HS thực hành nhiều lần trên giấy nháp kẻ ô cho thạo. - GV quan sát giúp đỡ HS chưa làm được. - HS thực hành xé, dán hình tròn trên giấy mầu kẻ ô. * Dặn dò: - GV thu 1 số sản phẩm chấm điểm và nhận xét. - GV nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009 Toán: SỐ 7 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS: - Biết 6 thêm 1 được 7, viết được số 7; đọc, đếm được từ 1 đến 7; biết so sánh các số trong phạm vi 7. - Biết vị trí của số 7 trong dãy số từ 1 đến7. - HS khá giỏi làm được bài số 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các nhóm đồ vật có số lượng là 7. - Bộ thực hành Toán. - Bảng phụ ghi nội dung bài 2, bài 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ. - 2 HS đếm xuôi, đếm ngược từ 1 đến 6. - Cả lớp so sánh vào bảng con: 5…6; 6…5; 6…6. - GV nhận xét. 2. Dạy học bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu số 7. Bước 1: Lập số 7 - GV lấy tấm bìa có 7 quả cam. Yêu cầu hs đếm và nêu: có 7 quả cam. - Yêu cầu HS lấy 7 que tính, 7 hình tròn, 7 hình tam giác. + HS lấy số que tính, hình tròn, hình tam giác. - Hướng dẫn để hs rút ra các nhóm mẫu vật đó đều có số lượng là bảy. Bước 2: Giới thiệu chữ só 7 in, 7 viết - GV gắn lên bảng chữ số 7 in, hs quan sát nhận xét. + HS lấy số 7 trong bộ đồ dùng. GV nhận xét. - GV viết mẫu giới thiệu cách viết số 7. HS viết vào bảng con + GV nhận xét. - Hướng dẫn hs cách đọc: “Bảy” + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. - GV dùng trực quan: Yêu cầu HS đếm số que tính. + HS đếm theo thứ tự từ 1 đến 7, GV kết hợp ghi dãy số lên bảng. - HS quan sát dãy số và nêu: 7 đứng sau 6 - GV chốt lại: 7 lớn hơn: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Hoạt động 2: Thực hành. GV yêu cầu HS làm các bài tập ở vở BT Toán. Bài 1: - Yêu cầu HS viết số 7 vào vở BT Toán - GV theo dõi, nhắc nhở HS viết đúng mẫu. Bài 2: GV nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống - Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ đếm chấm tròn rồi viết số vào ô trống. - HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ hs yếu. - Gọi 3 hs lên bảng chữa bài. - GV, hs cùng nhận xét. - GV hướng dẫn hs nêu cấu tạo số: 7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6… Bài 3: GV treo bảng phụ và nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống. - HS quan sát tranh và tự làm vào vở. GV giúp đỡ hs yếu. - HS chữa bài trên bảng lớp. - GV, HS cùng nhận xét. Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi - GV nêu yêu cầu: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm. - HS làm bài vào vở sau đó gọi HS chữa bài miệng. - GV nhận xét. * Củng cố dặn dò: - HS đếm xuôi từ 1 đến 7,đếm ngược từ 7 đến 1. H: + Số 7 đứng liền sau số nào? + Số nào đứng liền trước số 7? - GV nhận xét tiết học. Học vần: Âm: x – ch I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Học sinh đọc và viết được: x - ch - xe - chó. - Đọc được từ, câu ứng dụng: Xe ô tô chở cá về thị xã. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô (HS khá giỏi nói được đầy đủ nội dung chủ đề). - HS khá, giỏi đọc trơn bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sử dụng tranh minh hoạ SGK, mô hình ô tô. - Bộ thực hành Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc: thứ tư, thủ đô (cá nhân, lớp). - Viết vào bảng con: thủ đô (cả lớp) - GV nhận xét. 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 * Giới thiệu bài: - Yêu cầu hs quan sát mô hình ô tô, tranh vẽ con chó để rút ra tiếng, âm mới. - GV kết luận rút ra âm mới là x - ch. GV kết hợp ghi bảng. - GV phát âm - HS phát âm theo. * Dạy chữ ghi âm: Âm x a. Nhận diện: - GV đưa chữ x, học sinh quan sát nhận xét. + Yêu cầu HS lấy chữ x trong bộ thực hành. b. Phát âm đánh vần tiếng: - Phát âm: + Yêu cầu HS khá tự phát âm. GV chỉnh sửa. + HS phát âm xờ (cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ hs yếu. - Đánh vần: Yêu cầu HS ghép tiếng xe và đánh vần. + HS thực hành ghép tiếng xe. GV chỉnh sửa. + HS khá đánh vần: xờ - e - xe/ xe + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV sửa sai và giúp đỡ hs yếu. c. Viết: Viết chữ x - GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết. HS theo dõi, viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. - GV nhận xét, sửa sai. Viết chữ xẻ - GV viết mẫu và lưu ý HS cách nối nét từ x sang e. - HS viết bảng con. GV giúp đỡ HS yếu. Âm ch (Quy trình tương tự dạy âm x) - Lưu ý: Khi dạy chữ ghi âm ch yêu cầu HS quan sát, nhận xét âm ch + ch gồm 2 con chữ c - h ghép lại. - Cách phát âm, đánh vần: + ch: chờ + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV lưu ý HS yếu. - Viết: GV viết chữ mẫu và yêu cầu học sinh nhận xét (lưu ý nét nối từ c sang h) HS viết vào bảng con. GV nhận xét, chỉnh sửa. d. Đọc từ: - GV ghi bảng các từ: xa xa, chỉ đỏ, thợ xẻ, chả cá. - Yêu cầu 1 HS khá đọc trơn các từ. GV kết hợp giải nghĩa từ. - Gọi HS khá lên bảng gạch chân tiếng chứa âm x, ch và phân tích tiếng mới. GV nhận xét. - HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) + HS TB, yếu đánh vần đọc trơn từ. + HS khá giỏi đọc trơn. + GV nhận xét sửa sai và lưu ý giúp đỡ HS yếu đọc. - HS đọc lại toàn bài (đồng thanh). TIẾT 2 * Luyện tập: a. Luyện đọc: - GV yêu cầu HS đọc lại bài tiết 1 + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh sửa lỗi và giúp đỡ hs yếu. - GV đưa tranh minh hoạ, HS quan sát nhận xét và rút ra câu đọc: xe ô tô chở cá về thị xã. - HS khá đọc mẫu câu ứng dụng. GV nhận xét. - HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) + HS TB, yếu đánh vần đọc trơn. + HS khá giỏi đọc trơn. + GV nhận xét sửa sai và lưu ý giúp đỡ HS yếu đọc. + Yêu cầu hs tìm tiếng chứa âm vừa học trong câu ứng dụng. + HS khá phân tích tiếng: xe, chở, xã. b. Luyện viết: - Yêu cầu HS lấy vở tập viết và viết bài. + HS viết bài. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - GV thu một số bài chấm điểm và nhận xét. c. Luyện nói: - Yêu cầu HS đọc tên chủ đề luyện nói: + xe bò, xe lu, xe ô tô. - HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi dựa theo câu hỏi gợi ý của GV. GV theo dõi, giúp đỡ nhóm yếu. - HS trình bày trước lớp + HS TB, yếu nói 2 -3 câu về chủ đề. + HS khá, giỏi nói đầy đủ nội dung chủ đề. - GV nhận xét tuyên dương các nhóm nói tốt. * Củng cố, dặn dò: - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. - Về đọc lại bài. Chuẩn bị bài 19. Mĩ thuật: VẼ NÉT CONG ( Giáo viên bộ môn dạy) Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2009 Toán: SỐ 8 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS: - Biết 7 thêm 1 được 8, viết được số 8; đọc, đếm được từ 1 đến 8; biết so sánh các số trong phạm vi 8. - Biết vị trí của số 8 trong dãy số từ 1 đến 8. - HS khá, giỏi làm thêm bài 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các nhóm đồ vật có số lượng là 8. - Bộ thực hành Toán; bảng phụ ghi bài 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Cả lớp so sánh các số trong phạm vi 7 vào bảng con. - GV nhận xét. 2. Dạy học bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu số 8 Bước 1: Lập số 8: - GV đưa trực quan (tấm bìa vẽ 8 cái cốc) cho HS quan sát, đếm số lượng và nêu: có 8 cái cốc. - Yêu cầu HS lấy 7 hình vuông, thêm 1 hình vuông. H: Có tất cả mấy hình vuông? (8 hình vuông) + HS nêu: 7 hình vuông thêm 1 hình vuông là 8 hình vuông. + Một số HS nêu lại. - Tương tự với hình tròn GV nêu: 8 cái cốc, 8 hình vuông, 8 hình tròn, đều có số lượng là tám. Bước 2: Giới thiệu số 8 in, số 8 viết. - GV đưa số 8 in - HS nhận diện - HS lấy số 8 trong bộ thực hành + HS ghép vào bảng cài - GV giới thiệu số 8 viết + HS viết vào bảng con. - Hướng dẫn cách đọc: “tám” + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). Bước 3: Nhận biết số 8 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. - Yêu cầu hs lấy 8 que tính rồi đếm. GV kết hợp ghi bảng dãy số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. H: + Số 8 đứng liền sau số nào? + Số nào đứng trước số 8? + Số 8 lớn hơn những số nào? Yêu cầu hs khá trả lời, HS yếu nêu lại. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: GV nêu yêu cầu: Viết số 8. HS viết vào vở BT Toán GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. Bài 2: GV treo bảng phụ nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống - Một HS khá nêu cách làm. - HS làm bài vào vở bài tập. GV giúp đỡ hs yếu. - Gọi hs lên bảng chữa bài. GV nhận xét. - Yêu cầu HS nêu cấu tạo số 8: 8 gồm 7 và 1; gồm 1 và 7. 8 gồm 6 và (cá nhân, lớp). Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống - GV nêu yêu cầu. - Học sinh làm bài vào vở bài tập. GV quan sát giúp đữo HS yếu. - Gọi HS đọc chữa bài. GV nhận xét. Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi - GV nêu yêu cầu: điền dấu >, <, = vào chỗ chấm. - HS tự làm bài. - Gọi 3 HS lên bảng chữa bài. - GV, HS nhận xét. * Củng cố, dặn dò: - HS đếm xuôi, đếm ngược từ 1 đến 8. - Chuẩn bị bài sau. [...]... 25 tháng 9 năm 2009 Toán: SỐ 0 I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 0 - Biết đọc, viết số 0; nhận biết vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9, biết so sánh số 0 với các số đã học - HS khá, giỏi làm thêm dòng 1 bài 2; dòng 2, 3 bài 3; cột 3 bài 4; bài 5 II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ thực hành Toán III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 Kiểm tra bài cũ: - HS đọc, viết số 9 Đếm theo thứ tự từ 1. .. bài 17 đến bài 21 - HS viết được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh; các từ ngữ ứng dụng từ bài 17 đến bài 21 - Nghe, hiểu và kể được 1 đoạn truyện theo tranh kể: thỏ và sư tử (HS khá, giỏi kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh) II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng ôn - Tranh SGK III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 Kiểm tra bài cũ: - HS đọc các từ: kẽ hở, kì cọ, khe đá, cá kho (cá nhân, lớp) - GV nhận xét 2 Dạy bài mới: TIẾT 1. .. được từ 1 đến 9; biết so sánh các số trong phạm vi 9 - Biết vị trí của số 9 trong dãy số từ 1 đến 9 II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các mẫu vật có số lượng là 8 - Bộ thực hành toán Bảng phụ ghi bài 2 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 Kiểm tra bài cũ: - 3 HS đọc số 8, cả lớp viết số 8 vào bảng con - 2 HS đếm xuôi, đếm ngược từ 1 đến 8, 8 về 1 2 Dạy học bài mới: * Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp Hoạt động 1: Giới... tập vài lần - Cả lớp tập theo sự điều khiển của cán sự * Trò chơi: Qua đường lội - GV vừa làm mẫu vừa hướng dẫn cách chơi, hs quan sát - Gọi 1 số HS làm mẫu - HS tập theo tổ (GV quan sát giúp đỡ) - Thi đua giữa các tổ GV nhận xét * Củng cố dặn dò: - HS đứng vỗ tay và hát - GV nhận xét tiết học Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2009 Toán: SỐ 9 I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS: - Biết 8 thêm 1 được 9, viết được... HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) Bước 3: Nhận biết thứ tự số 9 trong dãy số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 HS lấy 9 que tính và yêu cầu đếm số que tính + HS đếm từ 1 đến 9 GV kết hợp ghi dãy số lên bảng H: Số 9 đứng liền sau số nào? + Số 8 H: Liền trước số 9 là số nào? + Số 8 Yêu cầu đếm xuôi, đếm ngược từ 1 đến 9; 9 đến 1 Hoạt động 2: thực hành Hướng dẫn HS làm trong vở bài tập toán Bài 1: Viết số - GV nêu yêu... bảng con - GV quan sát sửa sai TIẾT 2 * Luyện tập: a Luyện đọc: - HS đọc lại bài tiết 1 bảng lớp, SGK + HS đọc bài cá nhân, nhóm, lớp GV giúp đỡ hs yếu + GV nhận xét - Đọc câu ứng dụng: + Yêu cầu HS giở SGK luyện đọc các câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21 - HS đọc cá nhân, lớp + HS khá, giỏi đọc trơn + HS TB, yếu đánh vần đọc trơn + GV quan sát giúp đỡ HS yếu và nhận xét b Luyện viết: - HS viết bài... HS nhẩm đọc - HS đọc cá nhân, nhóm, lớp + HS TB, yếu đánh vần đọc trơn + HS khá, giỏi đọc trơn từ - Yêu cầu hs tìm tiếng có âm k, kh trong các từ trên - HS khá phân tích tiếng kẽ, khe, kho - GV giải thích sơ qua các từ đó - Yêu cầu cả lớp lại toàn bài TIẾT 2: * Luyện tập: a Luyện đọc: - GV yêu cầu học sinh bài tiết 1 trên bảng lớp và SGK + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp GV giúp đỡ hs yếu - Đọc câu ứng dụng... bộ đồ dùng + HS ghép vào bảng cài - GV nhận xét b Phát âm, đánh vần: Phát âm - Yêu cầu hs khá phát âm k (ca) HS yếu đọc theo - HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) GV sửa sai Đánh vần - Yêu cầu hs ghép tiếng kẻ + HS ghép GV nhận xét - HS khá phân tích tiếng kẻ và đánh vần (ca - e - ke - hỏi - kẻ/ kẻ) GV nhận xét, chỉnh sửa - HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) GV giúp đỡ hs yếu c Hướng dẫn HS viết vào bảng con - Chữ... diện các nhóm kể trước lớp + HS TB, yếu kể 1 đoạn truyện theo tranh + HS khá, giỏi kể 2 - 3 đoạn truyện theo tranh + GV nhận xét và tuyên dương em kể tốt - GV giúp hs hiểu ý nghĩa câu chuyện: Những kẻ gian ác và kiêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt * Củng cố dặn dò: - HS đọc lại toàn bài 21 SGK - Về chuẩn bị bài 22 Âm nhạc: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP; MỜI BẠN VUI MÚA CA ( Giáo viên bộ môn dạy)... chữ và số - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: rổ rá (HS khá, giỏi nói được đầy đủ nội dung chủ đề) - HS khá, giỏi đọc trơn toàn bài II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sử dụng tranh SGK - Bộ thực hành Tiếng Việt III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 Kiểm tra bài cũ: - HS đọc: thợ xẻ, chỉ đỏ, chả cá, xa xa (cá nhân, lớp) - Cả lớp viết bảng con: xe, chó - GV nhận xét 2 Dạy học bài mới: TIẾT 1: * Giới thiệu bài: Thông qua tranh . HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc, viết số 9. Đếm theo thứ tự từ 1 đến 9; 9 về 1 (cá nhân, lớp) . 2. Dạy học bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu số 0 Bước 1: . lớn hơn: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Hoạt động 2: Thực hành. GV yêu cầu HS làm các bài tập ở vở BT Toán. Bài 1: - Yêu cầu HS viết số 7 vào vở BT Toán - GV theo dõi,

Ngày đăng: 21/09/2013, 00:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan