chuyên đề phòng chống cúm A1HN1

9 349 0
chuyên đề phòng chống cúm A1HN1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THÔNG TIN CHUNG V Ề B NH C M A (H1N1)Ệ Ú Cúm A (H1N1) là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virút cúm A(H1N1) gây nên.Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo dịch ở cấp độ 6,cấp độ cao nhất và là đại dịch trên quy mô toàn cầu.Cho tới cuối tháng 7/2009,dịch đã lan rộng trên 160 quốc gia thuộc cả 5 châu lục với hàng 100 ngàn trường hợp mắc và hơn 1000 trường hợp tử vong.Tại Việt Nam , ca bệnh cúm A (H1N1) đầu tiên xâm nhập vào Việt Nam từ ngày 31/5/2009. Đến ngày 27/7/2009 đã có hơn 600 trường hợp mắc trên 20 tỉnh/thành phố thuộc cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hiện nay ,ở nước ta đã có 2 ca tử vong .Điều đáng lo ngại là dịch đã lây lan nhanh ra cộng đồng và đặc biệt đã xảy ra tại một số trường học. Dự báo dịch sẽ tiếp tục lây lan nhanh và rộng trong cộng đồng vào thời gian tới,nhất là khi các trường học bắt đầu vào năm học mới nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp,qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc lây qua đường tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virút rồi qua bàn tay đưa lên mắt,mũi,miệng. Người mang virút cúm A(H1N1)có khả năng truyền vi rút cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau,kể từ khi có triệu chứng của bệnh . Bệnh lây lan càng nhanh, càng mạnh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh,đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ… Hiện nay chưa có văcxin đặc hiệu phòng chống cúmA(H1N1). Khi có văcxin,việc tiêm phòng bệnh phải tuân thủ theo hướng dẫn cơ quan y tế. CÁC DẤU HIỆU CHÍNH CỦA BỆNH CÚM A (H1N1) Phân biệt giữa cúm và cảm lạnh Triệu chứng Cúm Cảm lạnh Sốt Trên 38 độ 38 độ, kéo dài 3-4 ngày Ít gặp Nhức đầu Có Ít gặp Kiệt sức và/hoặc yếu Có thể kéo dài 2-3 tuần Nhẹ Ðau Thường gặp và luôn luôn nặng Nhẹ Mệt lử Xảy ra sớm và đôi khi nặng Không có Nghẹt mũi Ðôi khi Thường gặp Ðau họng Ðôi khi Thường gặp Ho Có Ít gặp Khó chịu ở ngực Thường gặp và đôi khi nặng Từ nhẹ đến vừa Biến chứng Viêm phế quản, viêm phổi, những ca nặng có thể tử vong Xoang ứ dịch CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM A (H1N1) Tuy bệnh cúm A/H1N1 đang tiếp tục lan rộng ra cộng đồng, nhưng bác sĩ cho biết, loại vi- rút bệnh này không nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Người khỏe mạnh nếu bị nhiễm cúm A/H1N1 có thể khỏi sau vài ngày, song phải tuân thủ chế độ tự cách ly giám sát tại nhà, phòng lây lan. Chỉ những người bệnh mãn tính về tim, phổi, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai mới dễ bị vi-rút cúm A/H1N1 tấn công. Mỗi người có thể tự bảo vệ mình khỏi cúm bằng các biện pháp như: - Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi. Việc đeo khẩu trang cũng có thể làm giảm sự lây truyền cúm. - Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước (hoặc nước diệt khuẩn), tránh chạm tay vào mặt (đặc biệt là sau khi che miệng khi ho hoặc hắt hơi). - Tránh tiếp xúc gần với những người có vẻ như không khỏe và những người bị sốt và ho. (Nên giữ khoảng cách khoảng 1m). - Giảm thời gian hoạt động ở những nơi đông người. Hồ bơi là nơi có nhiều nguy cơ lây nhiễm cúm vì tuy đã có chất khử khuẩn nhưng không chắc các hồ bơi có được xử lý vệ sinh thường xuyên hay không. - Đi khám bệnh nếu có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, đau người, đau đầu, ớn lạnh và mệt mỏi. Nếu sốt nhưng tình trạng chưa đến lúc cần phải đi khám ở các bệnh viện, có thể dùng Paracetamol 500mg, cứ 6 giờ đồng hồ còn sốt thì uống 1 viên rồi tiếp tục theo dõi. CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM A (H1N1) Bên cạnh đó, việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mỗi người là điều hết sức cần thiết như: ăn các loại trái cây có vitamin C hay uống thêm viên sủi vitamin C pha với chừng 1/2 lít nước mỗi ngày; có các thói quen tốt cho sức khỏe như: ngủ đủ, ăn thức ăn giàu dinh dưỡng và tích cực hoạt động thể chất. Các vật dụng sinh hoạt cá nhân cũng cần được quan tâm như: sử dụng khăn mặt, khăn tắm, bàn chải, kem đánh răng riêng. Dụng cụ ăn uống chung, sau dùng phải xử lý bằng xà phòng hoặc phơi nắng trong nhiều giờ, hoặc xử lý bằng nước đun sôi. Nên sử dụng ly uống nước riêng. Môi trường sinh hoạt thông thoáng là một yếu tố làm giảm thiểu sự phát triển và độ lây lan của vi-rút cúm A/H1N1. Theo lời khuyên của ngành y tế, các gia đình, trong các cao ốc văn phòng nên hạn chế dùng máy lạnh và vệ sinh máy lạnh thường xuyên; đặc biệt hạn chế dùng máy lạnh trung tâm tại các văn phòng, thay vào đó là quạt máy, quạt thông gió. Mở tung các cửa sổ cho không khí và đặc biệt là ánh sáng mặt trời lọt vào vì vi-rút cúm A/H1N1 chỉ tồn tại được ngoài không khí trong 3 giờ đồng hồ và sẽ bị tiêu diệt nhanh hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Quần áo, mùng mền, màn cửa cần được xử lý vệ sinh thường xuyên hoặc mang ra ngoài phơi nắng. Hằng ngày nên sử dụng nước javel, xà phòng, nước diệt khuẩn (chất tẩy Natri hypochlorite 0,05%, cồn Ethanol 70 độ) lau chùi sàn nhà, bàn ghế, tay nắm các cửa ra vào, nhất là cửa nhà vệ sinh. CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM A (H1N1)  Việc sử dụng khẩu trang không đúng cách có thể làm tăng hơn là giảm nguy cơ lây truyền bệnh. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra những hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách: - Đeo khẩu trang cẩn thận để che miệng và mũi, buộc chặt để giảm tối thiểu khe hở giữa mặt và khẩu trang. - Không chạm tay vào khẩu trang. - Không sử dụng lại những loại khẩu trang chỉ được sử dụng một lần. - Thay khẩu trang mới, khô sạch nếu khẩu trang bị ẩm, bẩn; giặt kỹ khẩu trang và ủi nóng đối với các khẩu trang thông thường vẫn đeo khi đi đường.  Đồng thời rửa tay sạch cũng là cách phòng bệnh .Cách rửa tay như sau: - Làm ướt hai bàn tay (nếu tay có nhiều bụi, bùn, đất . cần rửa bằng nước trước). - Thoa xà phòng rửa tay khắp lượt hai bàn tay, cạy hết bụi bẩn ở các móng tay, có thể dùng bàn chải mềm để đánh sạch móng tay, cọ kỹ khe ngón tay. - Xả nước và kỳ cọ cho hết xà phòng. - Làm khô tay. Lau tay bằng khăn khô sạch hoặc thổi gió khô. NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ - GIÁO VIÊN – CÔNG NHÂN VIÊN TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH CÚM A(H1N1)  Tự theo dõi sức khỏe hằng ngày để phát hiện triệu chứng cúm. Nếu có biểu hiện bệnh( sốt trên 38 độ,ho,đau họng, sổ mũi,đau đầu,đau cơ,mệt mỏi)thì thông báo cho nhà trường, cơ quan y tế trường học hoặc địa phương để được tư vấn, khám xác định và thực hiện cách ly khi cần thiết.  Hằng ngày giáo viên tiết đầu hoặc giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm ghi nhận, theo dõi, phát hiện các trường hợp nghi cúm qua khai báo của học sinh hoặc đo thân nhiệt nếu có điều kiện. Báo cáo kịp thời cho Ban Chỉ đạo nhà trường và cơ quan y tế để tiến hành khám, chẩn đoán xác định và tiến hành các biện pháp xử lý dịch kịp thời.  Giáo viên chủ nhiệm lớp liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh (qua sổ liên lạc, điện thoại .) để phát hiện các trường hợp con, em nghỉ học do mắc bệnh có các triệu chứng như cúm.  Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân để phòng, chống dịch, thường xuyên rửa tay bằng xà-phòng, hạn chế đưa tay lên mũi, miệng và dụi mắt. Súc miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất là che bằng khăn vải hoặc khăn giấy sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay. Không khạc nhổ bừa bãi. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi phải tiếp xúc với người bệnh hoặc khi có dấu hiệu nghi ngờ cúm cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên một mét.  Tham gia tích cực các hoạt động vệ sinh môi trường tại nhà trường, gia đình và cộng đồng.  Thực hiện việc tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch cúm A (H1N1) cho gia đình và cộng đồng.   1. Cúm A/H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A/H1N1 gây ra. 2. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh hoặc với đồ vật bị nhiễm vi rút rồi đưa lên mũi, miệng. 3. Bệnh lây nhiễm nhanh từ người sang người trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng bệnh. 4. Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh. 5. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. 6. Học sinh, sinh viên và nhân viên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng thì thông báo cho Ban giám hiệu, y tế địa phương. 7. Tránh tiếp xúc với người bị cúm. Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh. 8. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường. 9. Học sinh, sinh viên, cán bộ và nhân viên có biểu hiện cúm khi đang ở nhà trường thì cần được cách ly và đeo khẩu trang. 10. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu Việc chỉ định sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc./. 10 KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG CÚM A(H1N1) TRONG TRƯỜNG HỌC . văcxin đặc hiệu phòng chống cúmA(H1N1). Khi có văcxin,việc tiêm phòng bệnh phải tuân thủ theo hướng dẫn cơ quan y tế. CÁC DẤU HIỆU CHÍNH CỦA BỆNH CÚM A (H1N1). các biện pháp phòng, chống dịch cúm A (H1N1) cho gia đình và cộng đồng.   1. Cúm A/H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A/H1N1 gây

Ngày đăng: 20/09/2013, 17:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan