Qui trình dạy các phân môn Tiếng Việt Tiểu học

23 5.8K 66
Qui trình dạy các phân môn Tiếng Việt Tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quy trình dạy học môn Tiếng Việt (Tài liệu lưu hành nội bộ) QUY TRÌNH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 I. HỌC VẦN Dạng bài: LÀM QUEN VỚI ÂM VÀ CHỮ A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc được âm, thanh và viết được chữ ghi âm, dấu ghi thanh của bài kế trước. - HS nhận biết và tìm được tiếng, từ có âm, thanh vừa học. B. Bài mới: Tiết 1 1. Giới thiệu bài: GV dựa vào tranh ở SGK hoặc tranh, ảnh, vật mẫu . để giới thiệu chữ hoặc dấu ghi thanh mới. 2. Dạy chữ ghi âm hoặc dấu ghi thanh mới: (trọng tâm) + Hướng dẫn HS nhận dạng (phân tích) chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới. + Hướng dẫn HS nhận diện và tập phát âm mới. * Nghỉ giữa tiết: 3 - 5 phút. + GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết vào bảng con. - GV viết mẫu - HS viết chữ trên không trung - HS viết vào bảng con Chú ý: GV cần hình thành cho HS nề nếp học tập như: cách cầm vở tập đọc, tư thế ngồi viết, khoảng cách mắt nhìn, cách đặt vở, cách cầm bút, cách đứng lên đọc bài,. Tiết 2 3. Luyện tập: + Luyện đọc âm mới: Luyện đọc theo nhiều hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp. + Luyện viết chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới. GV cần dành thời gian hướng dẫn HS tư thế ngồi, cách giữ vở, cầm bút . đưa theo nét chữ in sẵn. + Luyện nghe - nói - Luyện nói theo tranh, theo chủ đề (không gò bó HS), GV gợi ý theo định hướng, bằng các câu hỏi. 4. Củng cố - dặn dò - GV chỉ bảng hoặc HS nhìn vào SGK đọc lại bài. - Hướng dẫn HS tìm tiếng có âm vừa học. - Dặn HS học, làm bài tập ở nhà. Trang 1 Quy trình dạy học môn Tiếng Việt (Tài liệu lưu hành nội bộ) Dạng bài: DẠY - HỌC ÂM VẦN MỚI A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc, viết được chữ ghi âm, vần; đọc viết được tiếng từ ứng dụng, câu ứng dụng ở bài trước. - Tuỳ vào trình độ HS để yêu cầu HS tìm tiếng, từ mới có âm, vần đã học. B. Dạy học bài mới: Tiết 1 (Cách 1) 1. Giới thiệu bài: Dựa vào tranh ở SGK hoặc tranh ảnh, vật mẫu mà GV đã chuẩn bị. GV củng có thể giới thiệu trực tiếp. 2. Dạy âm, vần mới: + Nhận diện vần: - GV viết vần lên bảng, nêu cấu tạo của vần. - HS so sánh vần mới với vần đã học. + Đánh vần: - GV hướng dẫn HS đánh vần. - Hướng dẫn HS ghép âm, vần thành tiếng mới, từ mới (còn gọi là tiếng khoá). - Nêu vị trí các chữ và vần trong tiếng khoá. - HS tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khoá. * Nghỉ giữa tiết: 3 - 5 phút. + Viết: GV viết mẫu trên bảng lớp theo khung ô li được phóng to: - Vần: Lưu ý nét nối (không nói chữ). HS viết vào bảng con - Tiếng và từ ngữ: HS viết vào bảng con GV nhận xét và sửa lỗi cho HS. + Đọc từ ngữ ứng dụng: - 2 - 3 HS đọc các từ ngữ, câu ứng dụng, làm quen với cách đọc từ, cụm từ, câu ngắn. - HS đọc nối tiếp cá nhân, đồng thanh, . - GV giải thích từ ngữ bằng nhiều cách: tranh ảnh, giảng giải, vật mẫu, . - GV đọc mẫu. Tiết 2 1. Luyện tập: a. Luyện đọc: * Luyện đọc trên bảng lớp + Luyện đọc các vần đã học ở tiết 1 (đọc trơn). - HS lần lượt phát âm. - HS đọc tiếng, từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, lớp. * Luyện đọc tổng hợp: SGK + HS đọc bài đọc SGK + Đọc câu ứng dụng: Trang 2 Quy trình dạy học môn Tiếng Việt (Tài liệu lưu hành nội bộ) - HS nhận xét tranh minh hoạ câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp (có thể đọc nối tiếp câu, đoạn, bài). - GV điều chỉnh, sửa sai (nếu có). - GV đọc mẫu câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng: 2 - 3 em. * Nghỉ giữa tiết: 3 - 5 phút. b. Luyện viết: HS viết vào vở Tập viết - HS quan sát chữ mẫu, đọc nội dung viết. - Nhắc lại quy trình viết, độ cao của các con chữ, .( GV viết mẫu trên bảng từng dòng - HS viết vào vở). Lưu ý tư thế ngồi, khoảng cách . - GV hướng dẫn HS theo yêu cầu từ thấp đến cao: Tập viết bảng con, tập viết vào vở, nhìn mẫu - viết đúng, viết đẹp , viết nhanh . c. Luyện nói - HS đọc tên bài luyện nói. - Tuỳ vào trình độ lớp để đưa ra các câu hỏi gợi ý theo tranh cho thích hợp. - HS luyện nói theo hình thức hỏi - đáp. - Trò chơi (có thể phục vụ cho phần luyện nói hoặc cả bài học). 2. Củng cố, dặn dò: - GV chỉ bảng hoặc cho HS nhìn SGK và đọc lại bài. - Tìm chữ có vần vừa học. - Học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau. GHI BẢNG: (Viết chữ in thường) Học vần Tên bài Vần Câu ứng dụng Tiếng Luyện viết Từ Luyện nói Tập viết Từ ngữ ứng dụng Trang 3 Quy trình dạy học môn Tiếng Việt (Tài liệu lưu hành nội bộ) Dạng bài: ÔN TẬP ÂM, VẦN A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc được âm, vần, chữ ghi âm, vần của bài kề trước. Đọc và viết được tiếng, từ ghép với âm vần đã học có trong sách, đọc câu ứng dụng, phát triển lời nói tự nhiên. - Yêu cầu mở rộng: HS hệ thống các bài đã học về các âm hoặc các vần mới có kết thúc bằng các phụ âm giống nhau. B. Dạy học bài mới: Tiết 1 * Bài ôn về âm 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp hoặc gián tiếp. - HS nêu các âm chữ mới chưa được ôn. GV ghi bên cạnh góc bảng. - GV gắn bảng ôn phóng to SGK (nếu có). 2. Ôn tập: + Các chữ và âm vừa học Ôn tập theo bảng, sơ đồ trong SGK. GV hệ thống lại các chữ ghi âm, vần đã học trong tuần; củng cố cách đọc; cách viết. - HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong tuần ở bảng ôn. - GV đọc âm, HS chỉ chữ. - HS chỉ chữ và đọc âm. + Ghép chữ thành tiếng - HS đọc các tiếng do các chữ ở cột dọc kết hợp với các chữ ở dòng ngang của bảng ôn (bảng 1). - HS đọc các từ đơn do các tiếng ở cột dọc kết hợp với các dấu thanh ở dòng ngang trong bảng ôn (bảng 2). - GV chỉnh sửa phát âm, nếu còn thời gian có thể giải thích nhanh các từ đơn ở bảng 2. + Đọc từ ngữ ứng dụng - HS tự đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp. - GV chỉnh sủa và giải thích thêm nếu thấy cần thiết. * Nghỉ giữa tiết: 3 - 5 phút. + Tập viết từ ngữ ứng dụng - HS viết bảng con. - GV sửa sai, lưu ý dấu thanh và các chỗ nối giữa các chữ. - HS viết vào vở Tập viết Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc Nhắc lại bài ôn ở tiết trước - HS đọc từ ngữ trong bảng ôn, từ ngữ ứng dụng: nhóm, bàn, cá nhân. - GV sửa sai. Trang 4 Quy trình dạy học môn Tiếng Việt (Tài liệu lưu hành nội bộ) + Câu ứng dụng - GV giới thiệu câu đọc. - HS thảo luận nhóm và nêu nhận xét về tranh minh hoạ. - HS đọc câu ứng dụng: nhóm, cả lớp, cá nhân. - GV sửa sai. Khuyến khích HS đọc trơn. b. Luyện viết và làm bài tập. HS tập viết nốt cáctừ ngữ còn lại trong vở Tập viết. c. Kể chuyện - GV kể chuyện có kèm theo tranh minh hoạ trong SGK. - HS lắng nghe, thảo luận. - Tập kể chuyện theo nội dung tranh. - Nêu tóm tắt và ý nghĩa câu chuyện (tuỳ vào trình độ của HS). 4. Củng cố, dặn dò - HS đọc bảng ôn - HS tìm chữ và tiếng vừa học. - Học bài và chuẩn bị bài sau. * Bài ôn về vần Quy trình dạy giống bài ôn về âm - GV cho HS thực hành ghép vần có âm chính ghi ở cột dọc và âm kết thúc ghi ở dòng ngang, hướng dẫn HS quan sát sơ đồ, nhận xét cấu tạo của các vần cùng loại, củng cố cách đánh vần, đọc vần. - HS rèn luyện kĩ năng đọc trơn, nhanh các vần đã học. Ở phần luyện viết tiến hành tương tự song yêu cầu được nâng cao hơn: viết từ hoặc cụm từ (khoảng 4 - 6 tiếng). Giáo viên cần hướng dẫn để HS làm quen dần với hình thức chính tả nghe đọc cố gắng tạo điều kiện cho HS viết đúng, đẹp. Trang 5 Quy trình dạy học môn Tiếng Việt (Tài liệu lưu hành nội bộ) II. TẬP VIẾT A. Kiểm tra bài cũ: + HS viết bảng các từ ngữ + GV nhận xét cho điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn tô các nét chữ của các chữ cái viết hoa: + Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Quan sát chữ mẫu – nhận xét số lượng nét và kiểu nét - Giáo viên nêu quy trình viết - Học sinh viết trên bảng con. 3. Hướng dẫn cách viết các vần và từ ngữ ứng dụng: + HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng viết trên bảng phụ. + Hướng dẫn quan sát và nhận xét. + Hướng dẫn viết vần và từ ngữ ứng dụng. + HS tập viết trên không và viết vào bảng con. * Nghỉ giữa tiết. 4. Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết: + GV nhắc nhở , chú ý tư thế ngồi viết, khoảng cách giữa mắt và vở. + HS viết, tập tô chữ hoa vào vở Tập viết. + Chấm chữa bài 5. Củng cố, dặn dò Trang 6 Quy trình dạy học môn Tiếng Việt (Tài liệu lưu hành nội bộ) III. TẬP ĐỌC Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: a. Giáo viên đọc mẫu: b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: + Luyện đọc tiếng, từ ngữ: Luyện các từ khó, dễ lẫn, kết hợp phân tích tiếng để học sinh dễ phát âm. - Kết hợp giải nghĩa từ khó. + Luyện đọc câu: - Đọc tiếp nối câu + Luyện đọc đoạn bài: - Từng nhóm tiếp nối nhau đọc. - Cá nhân đọc bài. Đọc theo nhóm, bàn,…(thi đọc đúng, to và rõ). - Lớp nhận xét, tính điểm thi đua. - Học sinh đọc đồng thanh cả bài. 3. Ôn vần: - Nêu yêu cầu của bài. - Tìm các tiếng trong bài chứa vần cần ôn - Học sinh đọc – phân tích tiếng. - Tìm tiếng ngoài bài có vần cần ôn. - Nói câu chứa tiếng có vần cần ôn (theo mẫu). Tiết 2 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a. Tìm hiểu bài đọc: - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi Sách giáo khoa. - Giáo viên đọc diễn cảm cả bài - Học sinh thi đọc diễn cảm. b. Luyện nói: - Giáo viên nêu yêu cầu của bài luyện nói. - Học sinh luyện nói theo hình thức hỏi – đáp. - HS và GV nhận xét, chốt lại ý kiến phát biểu đúng, tính điểm thi đua. 5. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị tiết sau. Trang 7 Quy trình dạy học môn Tiếng Việt (Tài liệu lưu hành nội bộ) IV. CHÍNH TẢ A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh tập chép: - Giáo viên viết lên bảng đoạn văn cần chép - Học sinh nhìn và đọc thành tiếng đoạn văn - Học sinh đọc tiếng dễ viết sai (nếu có) - Học sinh viết vào bảng con - Học sinh tập chép vào vở - Giáo viên chữa lối phổ biến – có thể cho HS đổi vở, chữa lỗi cho nhau. - Giáo viên chấm bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả + Điền vần: - HS đọc yêu cầu của bài, giáo viên hướng dẫn thêm - Làm mẫu một phần bài tập - HS hoàn thành bài tập. Chữa bài. + Điền chữ: Các bước thực hiện như bài tập điền vần. - Chấm, chữa bài 4. Củng cố, dặn dò. V. KỂ CHUYỆN 1. Giới thiệu câu chuyện; 2. Giáo viên kể chuyện 2, 3 lần: - Lần 1: Kể toàn truyện - Lần 2: Kể nối tiếp từng đoạn, kết hợp tranh minh họa 3. Hướng dẫn học sinh kể câu chuyện từng đoạn theo tranh: - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. - Học sinh kể từng đoạn. Trước khi học sinh kể GV nhắc học sinh chú ý lắng nghe bạn kể để nhận xét: Bạn có nhớ nội dung truyện không? Có kể thiếu hay thừa chi tiết nào không? Có diến cảm không? 4. Hướng dẫn học sinh phân vai toàn truyện: - Tổ chức cho học sinh đóng vai, thi kể lại toàn chuyện. * Lưu ý: Khi học sinh kể không nên ngắt lời để nhận xét, chỉ nhận xét khi các em đã kể xong. Làm sao cho nhiều học sinh ở mọi trình độ đều được kể. 5. Giúp học sinh hiểu ý nghĩa truyện: (ở mức đơn giản) 6. Củng cố, dặn dò. Trang 8 Quy trình dạy học môn Tiếng Việt (Tài liệu lưu hành nội bộ) LỚP 2 + 3 I. TẬP ĐỌC (TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN LỚP 3) A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài đọc tiết trước kết hợp trả lời câu hỏi để củng cố kĩ năng đọc hiểu. B. Dạy bài mới: Tiết 1 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc a. GV đọc mẫu b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc nối tiếp từng câu Lần 1 đọc liền mạch, hướng dẫn HS đọc đúng tiếng, từ. Lần 2 đọc lô-gíc. - Đọc từng đoạn trước lớp: GV có thể chia đoạn cho HS đọc. + Lần 1: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài: liền mạch + Lần 2: Đọc cuốn chiếu - hướng dẫn cho HS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ mới trong từng đoạn và ghi bảng. + Lần 3: Đọc nối tiếp liền mạch. - Đọc từng đoạn trong nhóm: + HS có thể đọc theo nhóm đôi. + GV theo dõi hướng dẫn HS đọc đúng - Thi đọc giữa các nhóm: + Các nhóm thi đọc đồng thanh, cá nhân, từng đoạn, cả bài. + Cả lớp và GV nhận xét và đánh giá. * Lưu ý: Lớp 3 không thi đọc. - Hướng dẫn đọc đồng thanh: đoạn, bài. Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: GV hướng dẫn HS đọc (chủ yếu là đọc thầm) từng đoạn và trao đổi về nội dung. Tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi gợi ý SGK (có thể dẫn dắt gợi mở, điều chỉnh cho sát đối tượng HS). Chọn từ "đắt" hoặc từ trọng tâm, cụm từ, câu để ghi bảng. 4. Luyện đọc lại/ học thuộc lòng: - GV đọc mẫu, lưu ý giọng điệu của từng nhân vật hoặc giọng đọc của đoạn. - GV tổ chức cho HS đọc lại toàn bài: nhiều HS đọc. - Tổ chức cho HS thi đọc. Uốn nắn cách đọc cho HS. - Bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất. (Một số câu văn, thơ đặc biệt GV cần đánh dấu chỗ nhấn giọng hoặc ngắt giọng để giúp HS nắm được cách đọc. Chú ý hướng đẫn HS đọc một cách tự nhiên.) - Luyện đọc thuộc lòng (nếu SGK yêu cầu). * Lưu ý: Đối với lớp 3: Phần kể chuyện (20 phút) - GV giao nhiệm vụ - Học sinh quan sát tranh minh hoạ các đoạn của câu chuyện. - Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo tranh dựa vào các câu hỏi gợi ý. Trang 9 Quy trình dạy học môn Tiếng Việt (Tài liệu lưu hành nội bộ) Sau mỗi lần học sinh kể tổ chức cho học sinh nhận xét theo các yêu cầu về nội dung, diễn đạt, cách thể hiện. - Tổ chức cho HS thực hiện bằng các hình thức thích hợp (kể chuyện trong nhóm, kể chuyện trước lớp, kể chuyện tiếp sức, phân vai,…) 5. Củng cố, dặn dò - Nêu câu hỏi củng cố nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò chuẩn bị bài sau. II. KỂ CHUYỆN ( LỚP 2) A. Kiểm tra bài cũ: - HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện tiết trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn kể chuyện: Sử dụng tranh minh hoạ ở SGK để gợi mở, hướng dẫn HS kể lại từng đoạn của câu chuyện * Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - GV hoặc HS đọc yêu cầu của bài. - Kể chuyện trong nhóm: + HS quan sát SGK đọc thầm câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh. + HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của câu chuyện trước nhóm. Cần tổ chức sao cho mỗi HS đều được kể lại nội dung của các đoạn. - Kể chuyện trước lớp: + Sau mỗi lần cho HS tập kể, cả lớp và GV nhận xét: * Về nội dung: Kể đã đủ ý chưa? Kể có đúng trình tự không? Về cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa? Về cách thể hiện: Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp chưa? + Nên khuyến khích cho HS kể bằng ngôn ngữ tự nhiên của các em, tránh đọc thuộc lòng câu chuyện. + Có thể sử dụng câu hỏi gợi trí tưởng tượng hoặc gợi nhận xét, cảm nghĩ của HS về nhân vật hoặc câu chuyện. * Kể toàn bộ câu chuyện: Có thể chọn 1 trong 2 hình thức: - HS kể toàn bộ câu chuyện. - HS kể nối tiếp theo đoạn. Sau mỗi lần kể tổ chức cho HS nhận xét về các nội dung ở trên. Đối với lớp HS khá giỏi có thể yêu cầu phân vai, dựng lại câu chuyện. Bình chọn HS, nhóm kể hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Nhớ và làm theo lời khuyên của câu chuyện. Trang 10 [...]... đích yêu cầu của bài dạy để giáo viên tổ chức thực hiện các yêu cầu theo trình tự hớng dẫn học sinh luyện tập ở kiểu bài hình thành kiến thức hoặc hớng dẫn hớng dẫn lần lợt từng gợi ý sách giáo khoa với các hinh fthức nói viết 3 Củng cố dặn dò - Kiến thức trọng tâm cần nhớ - Cần dặn kĩ nội dung tiết sau để học sinh làm bài tốt hơn Dạy tiết trả bài cần lu ý: 1 Nhận xét bài làm của học sinh: + Giỳp hc... nêu yêu cầu tiết học 2 Hình thành khái niệm: a Phân tích ngữ liệu: - Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập: + Học sinh đọc thầm yêu cầu của bài + Giáo viên hớng dẫn thêm nếu thấy cần thiết + Làm mẫu một phần bài tập + Tổ chức thực hành: Học sinh có thể làm việc cá nhân, nhóm, có thể sử dụng vở, phiếu học tập + Nhận xét, đánh giá + Tổng hợp ý kiến b Ghi nhớ kiến thức: Học sinh đọc thầm,... bài cũ Học sinh kể chuyện hoặc một phần của câu chuyện đã đợc học ở tiết kể chuyện hôm trớc, kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện B Bài mới: 1 Giới thiệu bài 2 Học sinh nghe kể chuyện - GV kể lần 1 Hớng dẫn một số từ khó - GV kể lần hai kết hợp tranh minh hoạ 3 Học sinh kể chuyện: - Học sinh thảo luận tìm hiểu nội dung tranh - GV ghi nội dung tranh lên bảng (ghi ngắn gọn, đủ ý) - Học sinh... nối tiếp trong nhóm Giáo viên hớng dẫn học sinh kể kết hợp trao đổi tình tiết, ý nghĩa câu chuyện - Học sinh kể chuyện theo nhóm Giáo viên gắn tiêu chí đánh giá lên bảng - Học sinh kể từng đoạn nối tiếp trớc lớp, kể kết hợp tranh minh hoạ - Học sinh kể chuyện (không dựa vào tranh) - Học sinh kể toàn bộ câu chuyện kết hợp trao đổi ý nghĩa, nội dung câu chuyện 4 Học sinh tìm hiểu ý nghĩa, nội dung câu... sâu đó nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ + Hớng dẫn học sinh luyện tập: - Đọc hiểu yêu cầu của bài tập (giáo viên có thể gợi ý thêm bằng câu hỏi hoặc giải thích để học sinh hiểu đợc yêu cầu của đề) - Thực hành luyện tập theo từng yêu cầu của bài tập Có thể làm mẫu (nếu cần) - Học sinh lần lợt thực hành các bài tập (theo 2 hình thức nói viết) Tổ chức bằng các hình thức: nhóm đôi, cá nhân, lớp, làm vào vở... mới: 1 Giới thiệu bài 2 Hớng dẫn học sinh hình thành kiến thức và luyện tập: a Đối với loại bài hình thành kiến thức: + Hớng dẫn nhận xét: - Dựa vào câu hỏi và bài tập của mục nhận xét trong sách giáo khoa giáo viên giúp học sinh nhận diện các loại văn thông qua khảo sát, thảo luận trả lời câu hỏi để rút ra những đặc điểm cần ghi nhớ + Hớng dẫn học sinh ghi nhớ: - Học sinh đọc kĩ nội dung mục ghi nhớ... sinh đọc thầm, nhắc lại ghi nhớ, vận dụng ghi nhớ 3 Luyện tập, thực hành - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập - Tổ chức thực hiện - Nhận xét đánh giá 4 Củng cố, dặn dò: - Kiến thức trọng tâm - Yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà * Đối với loại bài thực hành: 1 Giới thiệu bài 2 Hớng dẫn thực hành: Thực hiện tơng tự mục a Phân tích ngữ liệu loại bài lý thuyết Trang 18 Quy trỡnh dy hc mụn Ting Vit (Ti... kết hợp trao đổi ý nghĩa, nội dung câu chuyện 4 Học sinh tìm hiểu ý nghĩa, nội dung câu chuyện: - Nói về nhân vật chính Nêu câu hỏi tại sao? - Nói về ý nghĩa câu chuyện - Giáo viên ghi ý nghĩa lên bảng Học sinh liên hệ 5 Củng cố, dặn dò: - Củng cố nội dung bài - Dặn dò * Lu ý: + i vi bi nghe k: Giỏo viờn hng dn hc sinh k li cõu chuyn ỳng theo yờu cu sỏch giỏo khoa + i vi kiu bi ó nghe, ó c; chuyn ó chng . Quy trình dạy học môn Tiếng Việt (Tài liệu lưu hành nội bộ) QUY TRÌNH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 I. HỌC VẦN Dạng bài: LÀM QUEN. Quy trình dạy học môn Tiếng Việt (Tài liệu lưu hành nội bộ) . Học sinh tự sửa lỗi trong bài (viết ở dưới). . Đổi vở để kiểm tra 3. Hướng dẫn học sinh cách

Ngày đăng: 20/09/2013, 17:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan