CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - TÍNH SỐ HẠT

2 4.6K 55
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - TÍNH SỐ HẠT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hóa học 10 Chương: Nguyên tử CHỦ ĐỀ: BÀI TOÁN TÍNH SỐ HẠT - XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Thành phần cấu tạo nguyên tử: Nguyên tử gồm: ☝Hạt nhân nguyên tử ở tâm của nguyên tử gồm các hạt proton và nơtron. Trong đó: proton (p) có điện tích 1+ và có khối lượng là 1u; nơtron (n) không mang điện và có khối lượng là 1u. ☝Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Trong đó: electron (e) có điện tích là 1-; có khối lượng là 5,5.10 -4 u. 2. Khối lượng và kích thước nguyên tử 2.1. Khối lượng ♔ Khối lượng của nguyên tử tính theo đơn vị u hay đvC (u hay amu: atomic mass unit). ♔ 1u bằng 12 1 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon 12. Nguyên tử này có khối lượng là 19,9265.10 -27 kg. Nên 1u = 1,6605.10 -27 kg. Khối lượng của 1 nguyên tử H là 1,6738.10 -27 kg ≈ 1u. 2.1. Kích thước ♔ Đường kính của nguyên tử khoảng 10 -8 cm = 10 -10 m = 1Å = 10 -1 nm. ♔ Đường kính của hạt nhân nguyên tử còn nhỏ hơn, vào khoảng 10 -5 mn. ♔ Đường kính của e và của p còn nhỏ hơn nhiều vào khoảng 10 -8 nm. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử. 3. Điện tích và số khối của hạt nhân 3.1. Điện tích hạt nhân ☝ Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z+) = Số proton = Số electron 3.2. Số khối của hạt nhân A = N + Z 3.3. Nguyên tố hoá học: Là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân 3.4. Số hiệu nguyên tử (Z): Là số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố. ☝Số hiệu nguyên tử (Z) cho biết: + Số proton trong hạt nhân nguyên tử + Số electron trong nguyên tử + Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử + Số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn 3.5. Kí hiệu nguyên tử: X A Z 4. Một số lưu ý khi giải bài toán tìm số hạt - Xác định tên nguyên tố ♔ Tổng số hạt trong nguyên tử = Tổng số proton + Tổng số electron + Tổng số nơtron = P + E + N (1) ♔ Nguyên tử trung hoà về điện nên ta luôn có: Tổng số proton = Tổng số electron = Z. Nên biểu thức (1) là: Tổng số hạt trong nguyên tử = 2Z + N. (1') ♔ Số hạt mang điện là: 2Z. ♔ Số hạt không mang điện là: N. ♔ Số khối A = Z + N. ♔ Khi không còn giả thiết nào ta sử dụng bất đẳng thức đối với đồng vị bền (Z < 83) sau: Z ≤ N ≤ 1,5Z (2) Thay N từ biểu thức (1') vào bất đẳng thức (2) rồi giải bất phương trình tìm được Z. (Cần chú ý đến đồng vị bền, Z nguyên dương). ♔ Tổng số hạt trong một ion dương = Tổng số hạt trong nguyên tử - Điện tích của ion đó. ♔ Tổng số hạt trong một ion âm = Tổng số hạt trong nguyên tử + Điện tích của ion đó. Ví dụ: Đối với ion Na + ta có: Tổng số hạt trong ion Na + = 2Z + N - 1 (Trong đó Z là số proton, N số nơtron trong nguyên tử Na) Đối với ion S 2- ta có: Tổng số hạt trong ion S 2- = 2Z + N + 2 ♔ Tương tự đối với hợp chất. ThS. Võ Chí Tín Cell phone: 0974806106 Hóa học 10 Chương: Nguyên tử ☝Xác định nguyên tố có nghĩa là cần phải xác định được Z, rồi dựa vào bản tuần hoàn để xác định tên nguyên tố. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG Câu 1: Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên tử có ký hiệu sau: a). Li 7 3 ; Na 23 11 ; K 39 19 ; Ca 40 20 ; Th 234 90 ; Fe 56 26 b). H 1 1 ; He 4 2 ; C 12 6 ; O 16 8 ; P 31 15 ; Fe 54 26 Câu 2: Trong một nguyên tử X, tổng số các hạt proton, notron và electron là 28. Biết rằng số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1. a) Xác định tên nguyên tử nguyên tử khối, viết kí hiệu nguyên tử của X. b) X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 82, hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Kí hiệu hoá học của nguyên tố X là: A. Fe 54 26 B. Fe 56 26 C. Fe 82 26 D. Fe 82 22 Câu 4: Một nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e bằng 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Số khối của nguyên tử X là: A. 13 B. 40 C. 14 D. 27 Câu 5: Tổng số các hạt cơ bản (p, n, e) của một nguyên tử X là 28. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Nguyên tử X là: A. 17 9 F B. 18 9 F C. 16 8 O D. 17 8 O Câu 6: Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử của một nguyên tố là 13. Số khối của nguyên tử đó là: A. 8 B. 9 C. 10 D. 11 Câu 7: Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử của một nguyên tố là 16. Số khối của nguyên tử đó là: A. 8 B. 9 C. 10 D. 11 Câu 8 (ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2007 - Khối B): Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là A. LiF. B. NaF. C. AlN. D. MgO. Câu 9: Tổng số electron trong anion AB 3 2- là 40. Anion AB 3 2- là: A. SiO 3 2- B. CO 3 2- C. SO 3 2- D. ZnO 3 2- Câu 10: Hợp chất MX 3 có tổng số hạt p, n, e của các nguyên tử là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Nguyên tử khối của X lớn hơn của M là 8. Tổng 3 loại hạt trên trong ion X - nhiều hơn trong M 3+ là 16. M và X là những nguyên tố nào sau đây: A. Al và Br B. Al và Cl D. Cr và Cl D. Cr và Br ThS. Võ Chí Tín Cell phone: 0974806106 . Nguyên tử CHỦ ĐỀ: BÀI TOÁN TÍNH SỐ HẠT - XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Thành phần cấu tạo nguyên tử: Nguyên tử gồm: Hạt nhân nguyên tử. 3.4. Số hiệu nguyên tử (Z): Là số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố. Số hiệu nguyên tử (Z) cho biết: + Số proton trong hạt nhân nguyên

Ngày đăng: 20/09/2013, 10:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan