Cach lam bai thi mon Dia li

3 582 1
Cach lam bai thi mon Dia li

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cách làm bài thi môn Địa lý Với khối C, môn Địamôn dễ dàng “kiếm” điểm hơn Sử và Văn. Tuy nhiên để làm được một bài thi Địa hoàn chỉnh và đạt điểm cao thì không phải bạn nào cũng biết. Những gợi mở dưới đây sẽ giúp các bạn tự tin hơn và có thêm kỹ năng “kiếm” điểm môn này. Đề thi: cơ cấu 7/3 Đề thi môn Địa thường có 3 câu, mỗi câu thường chia làm 2 ý nhỏ. Trong ba câu đó thì hai câu là lý thuyết và một câu là thực hành. Tỉ lệ điểm của hai phần lý thuyết và thực hành thường là 7/3. Phần lý thuyết: Những vấn đề chính Ở phần Nguồn lực tự nhiên: có thể có một mẫu chung cho các vùng, các ngành kinh tế mà các bạn có thể học và vận dụng khi thi. Học theo các đề mục như sau sẽ không sót ý, khi làm bài chỉ cần xem đề hỏi gì, ta trả lời sâu vào ý đó. Về nguồn lực phát triển kinh tế xã hội cần đánh giá những thuận lợi và khó khăn với những nội dung chính sau: - Vấn đề phát triển xã hội: Lao động và việc làm, vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hóa . - Vấn đề phát triển ngành: Thực trạng nền kinh tế, vốn đất và việc sử dụng vốn đất, các vấn đề liên quan đến các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp .) - Phát triển kinh tế vùng: Dựa vào form ở trên, với các vùng, học sinh cần nêu được thế mạnh (tự nhiên, kinh tế xã hội), những hạn chế và đánh giá tác động của chúng tới việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng. Trên nền chung như vậy, tùy vào từng câu hỏi các bạn có thể xắp xếp theo trình tự khác nhau, phần nào quan trọng hơn đặt lên đầu. Ví dụ: Liên quan đến nguồn lực tự nhiên đối với công nghiệp thì đưa khoáng sản lên đầu, sau đó mới đến các yếu tố khác. Còn đối với nông nghiệp, trước hết phải trình bày về đất rồi đến khí hậu, thủy văn . Câu hỏi lý thuyết: Có 4 dạng chính Dạng giải thích: Các dạng câu hỏi giải thích yêu cầu thí sinh phải trả lời câu hỏi “tại sao?”. Đây là dạng câu hỏi khó, đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lý. Đối với dạng câu hỏi này cần đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ nhân quả. Dạng so sánh: Dạng câu hỏi này không nên trả lời theo kiểu trình bày lại kiến thức, nghĩa là cứ trình bày lần lượt các đối tượng phải so sánh. Vấn đề mấu chốt là ở chỗ, phải tổng hợp kiến thức đã học, sau đó tìm cách phân biệt cho được sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng địa lí. Dạng chứng minh: Tuy không thật khó như hai dạng trên nhưng thí sinh phải nắm chắc kiến thức và cả những số liệu thống kê tiêu biểu để chứng minh theo yêu cầu đề ra. Ở đây liên quan đến số liệu. Ngay từ khi học các em cần nắm chắc những số liệu quan trọng của những năm bản lề. Ví dụ như năm 1975-1976 (sau khi đất nước thống nhất); 1985 (trước đổi mới), 1986 (năm bắt đầu quá trình đổi mới), và những 1 năm 90 của thế kỷ XX (công cuộc đổi mới phát huy tác dụng). Trong bài thi, các bạn có thể nêu được số liệu tuyệt đối hoặc số liệu đã được làm tròn. Nếu có số liệu cập nhật thì càng hay, còn không thì cứ lấy số liệu trong sách giáo khoa. Dạng trình bày: Đây là dạng dễ nhất, các em chỉ cần tái hiện SGK cho thật chuẩn, sắp xếp các ý cho tốt rồi viết vào bài thi là đủ. Các bạn cần lưu ý, cùng một nội dung trong sách giáo khoa Địa 12 nhưng có thể có 4 cách hỏi khác nhau. Hỏi cách nào thì phải trả lời theo các đó mới được điểm cao. Còn nếu hỏi một đằng (VD: hỏi dạng giải thích), trả lời một nẻo (trả lời theo dạng trình bày) thì dù rất thuộc bài nhưng điểm sẽ rất thấp vì điều đó chứng tỏ rằng thí sinh đó không hiểu câu hỏi. Câu hỏi thực hành: Chú ý “phá bẫy”Câu hỏi trong phần này chủ yếu là vẽ biểu đồ, nêu nhận xét và giải thích. Nếu đề bài chưa chỉ ra dạng biểu đồ mà yêu cầu thí sinh phải chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thì các bạn có thể dựa vào hai yếu tố: Yêu cầu của đề và số liệu đã cho để chọn dạng biểu đồ phù hợp. Đối với câu hỏi này thường có bẫy, “phá” được “bẫy” là có thể lấy điểm tối đa cho phần vẽ biểu đồ. Tất nhiên sẽ rất nhiều bạn chọn biểu đồ dạng đường, nhưng quan trọng là số liệu cho các đơn vị tính khác nhau (Điện là tỉ KW, than là triệu tấn, vải là triệu mét .). Nhiều bạn loay hoay không biết xử lý số liệu, đưa cả 3-4 loại đơn vị tính lên trục biểu đồ thì sẽ không thể biểu diễn được và dĩ nhiên không có điểm. Với dạng này cần lấy mốc năm đầu tiên mà bản số liệu đã cho là 100% rồi lấy các năm tiếp theo so với năm đầu tiên (tính ra %), sau dùng số liệu đã xử được để vẽ biểu đồ đường. Phần nhận xét Nếu câu hỏi yêu cầu nhận xét thì các em nên dựa vào biểu đồ đã vẽ hoặc bảng số liệu để đưa ra những nhận xét cụ thể. Phần này không khó và thường được 1 điểm. Nếu đề bài yêu cầu giải thích thì phải chú ý đến những yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp vào đối tượng, các mốc thời gian để có phương án trả lời hợp lý. Khi vẽ biểu đồ cần chú ý ba bước: Chọn dạng biểu đồ; xử lý số liệu; vẽ biểu đồ. Vẽ biểu đồ yêu cầu phải chính xác, rõ ràng và đẹp. Nếu đề cho số liệu thô thì nhất thiết phải có bảng số liệu đã xử lý, nếu không, các em sẽ mất điểm. Sau khi vẽ xong đừng quên chú giải, có thể chú giải vào trong biểu đồ hoặc tốt nhất là chú thích ra ngoài trông sẽ đỡ rối mắt và sạch đẹp hơn. Những lưu ý khi làm bài thi Nhận dạng câu hỏi, phân bố thời gian cho từng câu, phác thảo đề cương cho từng câu. Các bạn đừng tiếc vài phút để làm các thao tác này. Bởi lẽ không cẩn thận rất dễ lạc đề, trả lời lan man, mất thời gian làm bài chính là tự mình đánh mất điểm. Vì Ba-rem điểm của môn Địa được chia nhỏ tới 0,25 điểm nên việc tách ý, viết đủ ý phải là ưu tiên hàng đầu. Các thầy chấm bài thường nói vui là đếm ý ăn tiền, do đó, khi trình bày, các bạn nên đánh số thứ tự 1,2,3 các đề mục a, b, c… để người chấm dễ theo dõi và người được lợi chính là thí sinh. Các bạn tránh bị mất điểm một cách đáng tiếc. Bài thi Địa quan trọng là có bao nhiêu ý chứ không phải là có bao nhiêu tờ giấy thi. Vì vậy nên khi thấy các bạn bên cạnh viết dài các bạn đừng nên hoang mang. Có khi 2 chỉ làm 1-2 tờ giấy thi mà đủ ý điểm chắc chắn sẽ cao hơn bạn viết 4 tờ mà chỉ “tán” dông dài. Khối C không khó nhưng phải có phương pháp Theo Diệu Ngân, học khối C cũng giống như các khối khác, cần có phương pháp mới có hiệu quả cao. Với Ngân, việc chọn thi khối C không phải vì kém thông minh, “không còn khối nào khác để thi” mà vì niềm yêu thích thật sự. Chính vì vậy, ngay từ việc học và ghi chép bài tập trên lớp, các quyển vở ghi chép môn Sử, Địa của Ngân được chăm chút hơn cả. Kẻ lề thật to để viết những điều đặc biệt quan trọng. Viết tên đề mục thật to bằng bút màu sặc sỡ để dễ nhận ra và tạo . cảm hứng khi học. Viết chữ đẹp hết mức có thể vì việc tự dịch chữ của mình khi phải học một khối lượng đồ sộ là việc đáng sợ nhất. Ngân sẵn sàng mượn vở của bạn về nhà tổng hợp sau còn thời gian trên lớp . để dành ngồi nghe thầy giảng và tự ghi ra nháp thật nhanh. Đây là một “bí quyết” Ngân áp dụng cho cả 3 môn thi của mình. Do có chút năng khiếu về môn Văn nên Ngân học Văn không mấy vất vả. Còn Sử và Địa thì cứ “tuân chỉ” lời thầy cô đã giảng và bám sát sách giáo khoa. Đối với môn Sử, sau mỗi vấn đề, sự kiện phải để tâm suy nghĩ, tìm hiểu về nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm, kết nối các sự kiện ấy với nhau. Môn Địa lý là vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội, nguyên nhân, kết quả và hướng giải quyết. Mới nghe thì thấy có vẻ lý thuyết, giáo điều, song phải “vào trận” mới biết đó là cả một quá trình học vất vả. Học, ôn tập, đó chỉ là một phần “tất yếu” làm nên kết quả. Thi cử mới là phần quyết định cho kết quả đó. Chính vì vậy, “tiến độ” làm bài, trình bày bài thi là vấn đề cực kỳ quan trọng. Nên phác thảo đề cương trước rồi khi làm thì viết một mạch luôn. Trong khi viết, một khi cảm hứng sẵn có ta sẽ nhớ bổ sung những ý còn thiếu. Một điều vô cùng quan trọng là bài thi phải trình bày thật rõ ràng, sạch sẽ, đẹp nhất. Một lẽ đương nhiên với những người thi khối C là viết dài, thông thường khoảng 3 tờ/môn. Tất cả đều được chia ra thành các đoạn nhỏ, khoảng 7-10 dòng/đoạn. Mỗi đoạn thể hiện một ý khác nhau, ý chính của đoạn phải được nêu bật từ câu đầu. Cần chú ý những hoa thị, gạch đầu dòng ở hai môn Lịch sử, Địa lý sao cho rõ ràng tránh trường hợp nhầm lẫn sang đánh dấu bài. Như vậy, làm bài khối C cũng cần tư duy mạch lạc và có bí quyết riêng. Không biết tự “đánh bóng” bản thân qua bài làm của mình sẽ là một thiếu sót lớn khiến ban giám khảo không đánh giá được bạn theo cách bạn mong muốn 3 . Trong bài thi, các bạn có thể nêu được số li u tuyệt đối hoặc số li u đã được làm tròn. Nếu có số li u cập nhật thì càng hay, còn không thì cứ lấy số li u trong. những số li u thống kê tiêu biểu để chứng minh theo yêu cầu đề ra. Ở đây li n quan đến số li u. Ngay từ khi học các em cần nắm chắc những số li u quan

Ngày đăng: 20/09/2013, 04:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan