Công tác phòng chống dịch cúm A(H1N1)

10 822 2
Công tác phòng chống dịch cúm A(H1N1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN THỨ NHẤT: BỆNH CÚM VÀ ĐẠI DỊCH CÚM I. BỆNH CÚM VÀ ĐẠI DỊCH CÚM Cúm: là bệnh của cơ quan hô hấp do virus có tính lây nhiễm cao gây nên, bệnh có nguy cơ đe doạ sức khỏe cộng đồng vì lây lan nhanh, phát triển thành dịch làm số lượng lớn dân cư bị nhiễm bệnh cùng với các biến chứng nặng có thể gây tử vong. Virus cúm A bao gồm 2 loại kháng nguyên: Kháng nguyên Haemagglutinin (H) và kháng nguyên Neuraminidase (N) liên quan đến khả năng lây nhiễm trên vật chủ và tạo ra chủng virus mới. Người ta đã biết đến 16 loại H (được đánh số từ H1 đến H16) và 9 loại N (được đánh số từ N1 đến N9). Dịch cúm: Virus cúm có tỷ lệ đột biến cao và kháng nguyên bề mặt luôn có xu hướng biến đổi tạo ra một chủng cúm A mới, đây là những biến đổi nhỏ trên các virus đã lưu hành trên thế giới. Hàng năm, quá trình này gây nên dịch cúm trên diện rộng, thường xảy ra và cuối mùa thu và đầu mùa xuân. Trong những mùa dịch này, tỷ lệ tấn công thường phụ thuộc vào lứa tuổi và phụ thuộc vào người đó đã từng tiếp xúc với chủng lưu hành này trước đây chưa? Đại dịch cúm: Thường liên quan tới sự thay đổi cơ bản gen ở virus cúm A tạo nên một phân típ virus mới, kháng nguyên bề mặt không bị biến đổi mà được thay thế bằng một kháng nguyên mới hoàn toàn khác biệt. Khi đột biến gen xảy ra, cộng đồng chưa có miễn dịch với phân típ virus cúm mới đó. Các yếu tố gây nên đại dịch cúm bao gồm: Sự xuất hiện của một phân típ mới, khả năng virus lây nhiễm một cách mạnh mẽ từ người sang người, và tính độc lực của virus đủ để gây bệnh ở người. II. DỊCH CÚM A (H1N1) Cúm A (H1N1) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp của lợn. Bình thường, bệnh chỉ lây truyền trong đàn lợn; tuy nhiên, chúng cũng có thể nhiễm cùng lúc với nhiều phân nhóm cúm A khác nhau trong cùng một thời gian. Sau đó, các phân nhóm virus có thể trao đổi gene gây biến thể, tạo kiểu gene mới và gây bệnh trên người. Ở dịch cúm A (H1N1) tại Mỹ và Mexico hiện nay, các chuyên gia đã xác định có hiện tượng lây truyền từ người sang người. Người mắc bệnh nếu ở thể lâm sàng nhẹ cũng gây suy giảm sức khoẻ, ở mức độ nặng gây viêm phổi nặng, suy hô hấp và tử vong. Nếu virus cúm A (H1N1) kết hợp với một chủng cúm thông thường trên người sẽ tạo thành chủng virus đại dịch, dễ dàng lây lan từ người sang người và có thể gây nên một đại dịch trên toàn cầu. Virus cúm A (H1N1) trong các vụ dịch mới đây ở Mexico, Hoa Kỳ, Canada và một số nước khác là một virus mới chưa từng được báo cáo ở người hoặc ở lợn ở bất kỳ đâu trên thế giới. Đây là loại virus hoàn toàn mới, lần đầu tiên phát hiện ở Mexico, Mỹ và Canada. Trong phân tích gene, loại virus này bao gồm phân loại gene của 4 loại virus khác nhau, gồm: Cúm gia cầm chủng Bắc Mỹ, cúm lợn chủng Bắc Mỹ, cúm thường trên người và cúm lợn Âu – Á. Đại dịch cúm A (H1N1) từng giết chết hàng chục triệu người năm 1917 - 1918. Những năm 1917 - 1918, đã xảy ra đại dịch cúm ở người, với chủng virus được xác định là do H1N1 gây ra và được truyền từ lợn sang. Đại dịch lan tràn khắp Châu Âu, Châu Mỹ khiến hàng chục triệu người tử vong. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới thì virus cúm A (H1N1) đang gây dịch tại Mexico và Mỹ được truyền từ lợn sang, sau đó có khả năng lan nhanh từ người sang người gần như chính là chủng được xác định từ những năm 1917 - 1918. Đặc điểm của virus này là có khả năng lây lan rất nhanh, hơn cả SARS, song độc lực có biến đổi hay không thì các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu, sẽ sớm cho kết quả. PHAÀN II DIỄN BIẾN DỊCH CÚM AH1N1 VÀ DỰ BÁO TRÊN THẾ GIỚI – TẠI VIỆT NAM VÀ TỈNH LÂM ĐỒNG: 1. Tình Hình Dịch Trên Thế Giới: - Ngày 18/03/2009 : Xuất hiện ca bệnh đầu tiên tại Mexico - Ngày 25/04/2009: Theo thông báo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) dịch cúm xuất hiện ở Mexico và Mỹ - Ngày 27/04/2009: WHO cảnh báo đại dịch mức độ 4 ( Giai đọan lan truyền từ người sang người) - Ngày 30/04/2009: WHO cảnh báo đại dịch mức độ 5 ( Giai đoạn lan truyền - Ngày 11/06/2009: WHO cảnh báo đại dịch mức độ 6 giữa các Quốc gia) - Theo thông báo số 63 của WHO, đến ngày 28/08/2009 tòan thế giới đã ghi nhận 209.438 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1), trong đó có 2.185 trường hợp tử vong - Tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á, tình hình dịch tiếp tục diến biến phức tạp: Tính đến ngày 29/08/2009: Nhật Bản đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do cúm A(H1N1), ước tính có khoảng 60.000 người nhiễm cúm A(H1N1); Hàn Quốc( tử vong 03); Philippine ( tử vong 08); Singapore ( tử vong 13); Brunei ( tử vong 01); Malaysia ( tử vong 71); Lào ( tử vong 01); Indonesia ( tử vong 06); Thái lan ( tử vong 119). 2. Tình Hình Dịch Tại Việt Nam: - Ngày 30/05/2009: Ghi nhận bệnh nhân đầu tiên là một sinh viên nam từ Mỹ về nước - Ngày 18/07/2009, ghi nhận 05 trường hợp đầu tiên tại 01 trường trung học của Thành phố Hồ Chí Minh, dịch bắt đầu lây lan tại cộng đồng - Tính đến 17h ngày 30/08/2009, Việt Nam đã ghi nhận 2.724 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1), 02 ca tử vong (01 ca tại Nha Trang- Khánh Hòa; 01 ca tại TP: Hồ Chí Minh) - Việt Nam đang ở giai đoạn 2 của đại dịch ( dịch lây lan trong cộng đồng) 3. Tình Hình Dịch Tại Lâm Đồng: - Ngày 01/07/2009: Ghi nhận bệnh nhân đầu tiên là một học sinh từ TP. Hồ Chí Minh về tỉnh - Ngày 08/08/2009: Tại trường Lê Thị Pha (TX Bảo Lộc) có học sinh dương tính với cúm A(H1N1), nâng tổng số trường có học sinh nhiễm cúm A(H1N1) của tỉnh Lâm Đồng lên 07 trường. - Ngày 24/08/2009: Tại trường THPT Đạ Tẻh xuất hiện 09 học sinh có biểu hiện cúm A(H1N1), kết quả xét nghiệm có 05 em học sinh dương tính với cúm A(H1N1), hiện tại trường đang cách ly 31 em học sinh lớp 10 có biểu hiện nghi cúm A(H1N1). - Tính đến sáng ngày 01/09/2009 tỉnh Lâm Đồng đã có 108 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1) ( Đà Lạt: 13, Đức Trọng: 05, Lâm Hà : 18; Di Linh: 06; Bảo Lộc 40; Đạ Tẻh: 07; Đạ Oai: 01; Bảo Lâm 17; Tình khác: 01), chưa có tử vong 4. Dự Báo: - Số ca mắc sẽ còn tiếp tục tăng cho đến cuối năm và có thể kéo dài đến hết năm sau: + Virus mới và cộng đồng chưa có miễn dịch + Chưa biết miễn dịch sau nhiễm kéo dài bao nhiêu lâu + Khó ngăn chặn được dịch lan truyền theo đường hô hấp khi khó phát hiện nguồn lây và không thể ngừng vô thời hạn ở các tụ điểm (trường học, bệnh viện, trại bộ đội, xí nghiệp, chợ, siêu thị, công sở…) + Chưa có vaccine - Sự quá tải về nguồn lực nếu cứ tiếp tục xét nghiệm tòan bộ ca sốt nghi cúm A(H1N1) + Cần tiết kiệm nguồn lực cho giai đọan dịch bùng phát mạnh hoặc có biến đổi về lâm sàng - Khi dịch đã lan rộng trong cộng đồng thì chiến lược xét nghiệm tòan bộ giảm hiệu quả Dự phòng: Không giúp phát hiện tòan bộ ca dương tính (hiện tượng tảng băng) Không giúp ước lượng tỷ lệ mắc mới( chỉ dựa vào ca nhập viện, thiếu tính đại diện cho quần thể) Điều trị: Sự quá tải làm chậm thời gian trả lời kết quả xét nghiệm Thực tế có thể điều trị ca nghi ngờ theo phác đồ mới của Bộ Y tế không cần chờ kết quả xét nghiệm 5. Công tác giám sát phát hiện ca bệnh: - Ngày 21/07/2009 Trung tâm Y tế Đam Rông đã nhận được thông tin tại Đam rông có 09 người dân đi xe Quỳnh giao từ Sài gòn về cùng với bệnh nhân được chẩn đóan xác định là cúm A(H1N1). Trung tâm đã tiến hành điều tra xác minh có 05 người tại 3 xã ( 02 người dân ở Đạ k’nàng, 01 cán bộ y tế ở Liêng srol, 02 người dân ở Phi liêng) đi cùng xe, sau đó Trung tâm đã tiến hành cách ly và giám sát chặt chẽ trong vòng 7 ngày, sau 7 ngày những ca đó hòan tòan khỏe mạnh và không có triệu chứng nghi cúm A(H1N1) - Ngày 24/08/2009 Trung tâm Y tế Đam Rông có 01 cán bộ làm tại Khoa Dược đã tiếp xúc với em trai được chẩn đóan xác định cúm A(H1N1), đang điều trị tại bệnh viện Đức Trọng, hiện tại Trung tâm đã cách ly và giám sát chặt chẽ các biệu hiện nghi ngờ cúm và đã báo cáo về Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, đến ngày 31/08/2009 cán bộ đó không có biểu hiện nghi cúm và vẫn khỏe mạnh. - Tính đến ngày 31/08/2009 huyện Đam Rông chưa có dịch cúm A(H1N1) xảy ra PHAÀN III HƯỚNG DẪN Chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H1N1) (Ban hành kèm theo Quyết định số 2762 /QĐ-BYT ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế) _____________________ Vi rút cúm đã gây nhiều vụ dịch lớn trên thế giới với tỉ lệ tử vong cao. Có 3 týp vi rút cúm là A, B và C, trong đó vi rút cúm A hay gây đại dịch. Các chủng vi rút có thể thay đổi hàng năm. Bệnh cúm A (H1N1) lây truyền từ người sang người, diễn biến lâm sàng đa dạng, có nhiều trường hợp nặng, tiến triển nhanh, dễ dẫn tới tử vong. Việc chẩn đoán và điều trị còn gặp nhiều khó khăn. I. Chẩn đoán Dựa trên các yếu tố và triệu chứng sau: 1. Yếu tố dịch tễ: Trong vòng 7 ngày: - Sống hoặc đến từ vùng có cúm A (H1N1). - Tiếp xúc gần với người bệnh, nguồn bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định mắc cúm A (H1N1). 2. Lâm sàng: Bệnh diễn biến cấp tính và có một số biểu hiện sau đây: - Sốt. - Các triệu chứng về hô hấp: + Viêm long đường hô hấp. + Đau họng. + Ho khan hoặc có đờm. - Các triệu chứng khác + Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy. Nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí có suy hô hấp cấp và suy đa tạng. 3. Cận lâm sàng: - Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên: + Real time RT-PCR là xét nghiệm xác định vi rút cúm A (H1N1). Bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản (lấy càng sớm càng tốt). + Nuôi cấy vi rút: thực hiện ở những nơi có điều kiện. - Công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ. - X quang phổi: có thể có biểu hiện của viêm phổi không điển hình. 4. Tiêu chuẩn chẩn đoán: a) Trường hợp nghi ngờ: - Có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp. b) Trường hợp xác định đã mắc bệnh: - Có biểu hiện lâm sàng cúm. - Xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm vi rút cúm A (H1N1). c) Người lành mang vi rút: Không có biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm A (H1N1). Những trường hợp này cũng phải được báo cáo. II. điều trị 1. Nguyên tắc chung: - Bệnh nhân phải được cách ly và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng. - Dùng thuốc kháng vi rút đơn độc hoặc kết hợp (oseltamivir, zanamivir) càng sớm càng tốt, kể cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và có sốt. - Điều trị hỗ trợ trong những trường hợp nặng. - Điều trị tại chỗ ở những cơ sở thích hợp và yêu cầu tuyến trên giúp đỡ đối với những trường hợp nặng. 2. Điều trị thuốc kháng vi rút: - Thuốc kháng vi rút: + Oseltamivir (Tamiflu): * Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: 75mg × 2 lần/ngày × 5 ngày. * Trẻ em từ 1-13 tuổi: dùng dung dịch uống tuỳ theo trọng lượng cơ thể . <15 kg: 30 mg x 2 lần/ngày × 5 ngày. . 16-23 kg: 45 mg x 2 lần/ngày × 5 ngày. . 24-40 kg: 60 mg x 2 lần/ngày × 5 ngày. . > 40 kg: 75 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. * Trẻ em dưới 12 tháng: . < 3 tháng: 12 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. . 3-5 tháng: 20 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. . 6-11 tháng: 25 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. + Zanamivir: dạng hít định liều. Sử dụng trong các trường hợp: Không có oseltamivir, trường hợp chậm đáp ứng hoặc kháng với oseltamivir. Liều dùng: * Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 2 lần xịt 5mg x 2 lần/ngày. * Trẻ em: Từ 5-7 tuổi: 2 lần xịt 5 mg x 1 lần/ngày. + Trường hợp nặng có thể kết hợp oseltamivir và zanamivir. + Trường hợp đáp ứng chậm với thuốc kháng vi rút: thời gian điều trị có thể kéo dài đến khi xét nghiệm hết vi rút. - Cần theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. 3. Điều trị hỗ trợ a) Hạ sốt. Chỉ dùng paracetamol khi nhiệt độ trên 39 o C (không dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin). b) Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chăm sóc. - Dinh dưỡng: + Người bệnh nhẹ: cho ăn bằng đường miệng. + Người bệnh nặng: cho ăn sữa và bột dinh dưỡng qua ống thông dạ dày. + Nếu người bệnh không ăn được phải kết hợp nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch. - Chăm sóc hô hấp: giúp người bệnh ho, khạc; vỗ rung vùng ngực; hút đờm. c) Sử dụng kháng sinh thích hợp khi có bội nhiễm vi khuẩn d) Hỗ trợ hô hấp khi có suy hô hấp: - Nằm đầu cao 30-45 0 . - Cho người bệnh thở oxy với lưu lượng thích hợp. - Những trường hợp không đáp ứng với thở oxy cần hỗ trợ hô hấp bằng máy thở không xâm nhập hoặc xâm nhập. e) Phát hiện và điều trị suy đa phủ tạng. g) Những trường hợp nặng điều trị giống như cúm A (H5N1) nặng đã được Bộ Y tế ban hành. 4. Tiêu chuẩn ra viện: a) Nơi không có xét nghiệm Real time RT-PCR: - Sau khi hết sốt 3 ngày. - Tình trạng lâm sàng ổn định. b) Nơi có xét nghiệm Real time RT-PCR: - Sau khi hết sốt 3 ngày. - Tình trạng lâm sàng ổn định. - Xét nghiệm lại Real time RT-PCR vi rút cúm A (H1N1) vào ngày thứ tư âm tính. Trong trường hợp xét nghiệm lại vào ngày thứ tư vẫn dương tính thì xét nghiệm lại vào ngày thứ sáu. 5. Điều trị cúm A (H1N1) trong trường hợp dịch lây lan trong cộng đồng, không chẩn đoán xác định được bằng xét nghiệm: Các trường hợp nghi ngờ trong vùng dịch đã được xác định, có biểu hiện lâm sàng cần cách ly, mang khẩu trang, vệ sinh hô hấp và rửa tay: + Cách ly và điều trị triệu chứng. + Các trường hợp diễn biến nặng, người già, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh mạn tính: cách ly, điều trị tại bệnh viện theo hướng dẫn trên. III. PHÒNG LÂY NHIỄM 1. Nguyên tắc: Thực hiện các biện pháp cách ly và chống nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Khi phát hiện người bệnh nghi ngờ mắc cúm A (H1N1) phải khám, phân loại và cách ly kịp thời. 2. Tổ chức khu vực cách ly trong bệnh viện: - Tổ chức các khu vực cách ly như đối với các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm khác. + Bố trí phòng khám sàng lọc phát hiện người bệnh nghi nhiễm cúm ở khu vực khám bệnh. + Bố trí buồng bệnh riêng cho các trường hợp nghi ngờ và mắc bệnh tại khoa truyền nhiễm và các khu điều trị riêng. - Hạn chế và kiểm soát người ra vào khu vực cách ly. 3. Phòng ngừa cho người bệnh và khách đến thăm: - Tất cả người bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh phải mang khẩu trang ngoại khoa khi ở trong buồng bệnh cũng như khi đi ra ngoài buồng bệnh. Người bệnh cần được hướng dẫn vệ sinh đường hô hấp. - Khi vận chuyển người bệnh cần báo trước cho nơi tiếp đón. Người bệnh và người chuyển người bệnh cần mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân. Khử khuẩn các phương tiện vận chuyển sau khi dùng. - Trường hợp người nhà chăm sóc người bệnh hoặc tiếp xúc với người bệnh phải được hướng dẫn, đăng ký và áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm như nhân viên y tế. 4. Phòng ngừa cho nhân viên y tế: - Rửa tay thường quy trước và sau khi thăm khám người bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh. - Phương tiện phòng hộ gồm: Khẩu trang ngoại khoa, khẩu trang N95, kính bảo hộ, mặt nạ che mặt, áo choàng giấy dùng một lần, găng tay, mũ, bao giầy hoặc ủng. Phương tiện phòng hộ phải luôn có sẵn ở khu vực cách ly, được sử dụng đúng cách và khi cần thiết. Sau khi dùng được xử lý theo quy định của Bộ Y tế. - Bệnh phẩm xét nghiệm: Phải đặt trong túi nilon hoặc hộp vận chuyển đóng kín theo quy định đến phòng xét nghiệm. - Giám sát: lập danh sách nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh, nhân viên làm việc tại khoa có người bệnh và nhân viên phòng xét nghiệm xử lý bệnh phẩm. Những nhân viên này cần được theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện lâm sàng hàng ngày. - Những nhân viên mang thai, mắc bệnh tim phổi mạn tính tránh tiếp xúc với người bệnh. 5. Xử lý dụng cụ y tế, đồ vải và dụng cụ dùng cho người bệnh: - Lau và khử khuẩn bề mặt buồng bệnh hai lần mỗi ngày bằng dung dịch khử khuẩn. - Dụng cụ y tế: Những dụng cụ dùng lại phải khử khuẩn ngay tại khu vực cách ly, sau đó chuyển về khu vực quy định để cọ rửa và tiệt khuẩn. - Phương tiện dùng cho người bệnh: phải tẩy uế và cọ rửa bằng xà phòng và hoá chất khử khuẩn. Người bệnh dùng dụng cụ phục vụ vệ sinh và dinh dưỡng riêng. - Đồ vải: Áp dụng phương pháp vận chuyển và xử lý như đồ vải nhiễm khuẩn nguy hiểm (thu gom đồ vải trong túi nilon màu vàng trước khi vận chuyển xuống nhà giặt. Không ngâm đồ vải tại khu vực cách ly. Giặt đồ vải trong các dung dịch khử khuẩn. Trong trường hợp phải giặt bằng tay thì trước khi giặt đồ vải phải ngâm khử khuẩn). 6. Xử lý người bệnh tử vong: - Người bệnh tử vong phải được khâm liệm theo quy định phòng chống dịch, phải khử khuẩn bằng dung dịch khử khuẩn. - Chuyển tử thi đến nơi chôn cất hoặc hoả táng bằng xe riêng và đảm bảo đúng quy định phòng lây nhiễm. - Tử thi phải được chôn cất hoặc hoả táng trong vòng 24 giờ. 7. Các biện pháp phòng bệnh chung: - Trong vùng có dịch phải đeo khẩu trang. - Tăng cường rửa tay. - Vệ sinh cá nhân, vệ sinh hô hấp, súc miệng - họng bằng các thuốc sát khuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra./. PHAÀN IV CÁC GIAI ĐOẠN CỦA ĐẠI DỊCH CÚM Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân chia đại dịch cúm theo các giai đoạn sau đây: Các giai đoạn dịch Các hoạt động ứng phó 2.1. Giai đoạn tiền đại dịch: Giai đoạn 1: Chưa phát hiện phân típ mới ở người. Phân típ virus cúm gây bệnh ở người có thể gây bệnh ở động vật; ngược lại nếu virus gây bệnh ở động vật thì nguy cơ người bị nhiễm và mắc bệnh là rất nhỏ Tăng cường kế hoạch chuẩn bị ứng phó với đại dịch trên phạm vi toàn cầu, khu vực, quốc gia và lãnh thổ Giai đoạn 2: Chưa phát hiện phân típ virus cúm mới ở người. Tuy nhiên việc lưu hành virus cúm ở động vật dẫn đến nguy cơ nhất định gây bệnh ở người Giảm thiểu tối đa nguy cơ lây truyền sang người; phát hiện và báo cáo ngay các trường hợp mắc bệnh 2.2. Giai đoạn cảnh báo đại dịch: Giai đoạn 3: Xuất hiện phân típ mới gây bệnh ở người, nhưng không có lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần Mô tả nhanh phân típ virus mới, có biện pháp ứng phó với các trường hợp mắc bệnh kịp thời Giai đoạn 4: Các ổ dịch nhỏ có sự lây nhiễm giới hạn từ người sang người khu trú tại địa phương, virus có thể chưa đáp ứng tốt với vật chủ Phòng chống virus trong giới hạn ổ dịch, chuẩn vị ứng phó, sản xuất vaccine Giai đoạn 5: Xuất hiện các ổ dịch lớn hơn nhưng sự lây truyền từ người sang người vẫn giới hạn khu trú; virus trở nên thích ứng tốt hơn với vật chủ người nhưng chưa đủ để có khả năng lây nhiễm hiệu quả Tăng cường tối đa nỗ lực kiểm soát và trì hoãn lan truyền, thực hiện các biện pháp ứng phó đại dịch 2.3. Giai đoạn đại dịch: Giai đoạn 6: Đại dịch: Lây truyền duy trì và gia tăng ở cộng đồng Hạn chế tối thiểu ảnh hưởng của đại dịch . PHẦN THỨ NHẤT: BỆNH CÚM VÀ ĐẠI DỊCH CÚM I. BỆNH CÚM VÀ ĐẠI DỊCH CÚM Cúm: là bệnh của cơ quan hô hấp do virus có tính lây. loại virus khác nhau, gồm: Cúm gia cầm chủng Bắc Mỹ, cúm lợn chủng Bắc Mỹ, cúm thường trên người và cúm lợn Âu – Á. Đại dịch cúm A (H1N1) từng giết chết

Ngày đăng: 19/09/2013, 16:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan