Marketing Quốc tế Bài giảng + Case study

3 969 17
Marketing Quốc tế   Bài giảng + Case study

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Marketing Quốc tế / Bài giảng + Case study

Phở 24 và câu chuyện về xây dựng thương hiệu Việt Nam Ông Lý Quý Trung, Tổng giám đốc Tập đoàn Nam An: “Hội nhập kinh tế đồng nghĩa với chuyện rất nhiều thương hiệu mạnh quốc tế sẽ vào Việt Nam… để tồn tại và cạnh tranh trong một bối cảnh thị trường như vậy đòi hỏi các sản phẩm của Việt Nam cũng phải có thương hiệu" “Cho một bát, không hành!”Bát phở được bưng ra đặt trên bàn, nóng hổi, bốc khói… nhưng nếu không có hành hoa thì không thể trọn vẹn mùi thơm của phở, lại còn không đẹp mắt nữa. Bởi thế mới nói, câu chuyện bát phở không hành có nguyên do của nó, là câu chuyện tôi kể dưới đây. Đồng nghiệp của tôi, một nữ nhà báo tên tuổi, có lần ăn sáng ở quán phở quen mà chị thấy khá ngon. Tình cờ hôm đó, chị đi qua nơi người ra rửa rau, hành. Cả bó hành được nhúng vào chậu nước, ngoáy ngoáy vài cái “làm phép”, rồi nhấc ra vẩy vẩy cho ráo. Đoạn, người ta đặt hành lên thớt thái và… thế là xong, bát phở của thực khách đã có hành! Mặc dầu đôi khi vẫn tặc lưỡi, cho rằng chuyện “an toàn vệ sinh thực phẩm là chuyện dài… nhiều tập”, nhưng đã lỡ trông thấy rồi, thì khó mà còn cảm thấy ngon miệng được nữa. Thế là những lần sau, khi đi ăn phở, nữ nhà báo của chúng ta đành gọi: “Cho một bát không hành!”. Kể lại câu chuyện này, chị bảo: “Thật tiếc cho một món ăn tuyệt vời nhưthế!”Phở đúng là một món ăn tuyệt vời. Có lẽ mỗi người nước ngoài đến Việt Nam đều phải thử ăn phở- món ăn phổ biến, bình dân và không ít người đã bị phở chinh phục, nhớ tới Việt Nam là nhớ tới… phở!. “Nhưng, công bằng mà nói, để chọn được một hàng phở vừa ngon, vừa sạch sẽ để giới thiệu với khách mới sang Việt Nam lần đầu, quả thật là khó!”, chị Nguyễn Thùy Trang, hướng dẫn viên du lịch cho khách Đức- Thụy Sĩ phàn nàn. “Hàng phở ngon thì nhiều, nhưng thử xem: dưới sàn thì lổn nhổn giấy ăn đã dùng, vỏ chanh vỏ quất. Mặt bàn không được sạch. Lọ tương ớt mấy ngày chưa thay, nhìn mất cả cảm tình! Có những hàng phở rất ngon như phở bò phố Hàng Buồm, thì ngồi ngay ngoài vỉa hè, chật chội và bụi bậm…”Rồi, cuối cùng chị Thuỳ Trang cũng biết đến một quán phở sạch: Phở 24. Vệ sinh, hơn thế nữa quán xá còn đẹp mắt và chất lượng món ăn được nhiều người sành ăn đánh giá là “ăn được”, để tự hào giới thiệu cho khách du lịch của mình. Khi biết Phở 24 có chuỗi cửa hàng trên khắp đất nước, lúc đầu, Thùy Trang cứ ngỡ các quán phở 24 thuộc công ty của… Việt kiều. Nhưng cuối cùng, hóa ra Phở 24 lại hoàn toàn của người Việt Nam. 1 Phở 24 và chuỗi cửa hàng trên khắp đất nướcTháng 6/2003, phở 24 mở cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, Phở 24 đã có 13 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 cửa hàng tại Hà Nội, 2 tại Huế, 2 tại Đà Nẵng, 1 tại Vũng Tàu và 1 tại Jakarta (Indonesia) Khi cửa hàng đầu tiên mở tại Hà Nội, nhiều người bình phẩm: “24 ngàn một bát phở, đắt!”. Sau đó, dịch cúm gia cầm, giá thực phẩm tăng (đặc biệt là giá thịt bò tăng khá cao) nhưng phở 24 vẫn không tăng giá để giữ uy tín với khách hàng. Vậy là thấy… rẻ hơn! Bát phở vẫn đầy đặn, quán ăn sạch sẽ, lịch sự và phong cách phục vụ tốt. Chẳng bao lâu cửa hàng đầu tiên, phở 24 liên tục mở thêm 2 quán nữa và quan sát bằng mắt thường cũng thấy khách ra vào tấp nập, chứng tỏ sự làm ăn thành đạt của cửa hàng. “Phở 24 có lợi điểm gì để cạnh tranh với phở Hà Nội, nơi có rất nhiều hàng phở ngon nổi tiếng?”- Giám đốc Marketing của Phở 24 Nguyễn Quang Hiển cười: “Đâu có định cạnh tranh với phở Hà Nội. Chỉ là thêm một hương vị, thêm một phong cách phở, thế thôi. Mỗi quán phở có một nét riêng biệt để hấp dẫn khách. Phở 24 xây dựng cho mình hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng ổn định ở chuỗi các cửa hàng và phong cách phục vụ chu đáo”. Anh giải thích: “Tên gọi Phở 24 không phải bắt nguồn từ chuyện …giá 1 bát phở 24 ngàn, mà muốn nhấn mạnh rằng cần có 24 gia vị để làm nên hương vị bát phở. Công thức món phở được nghiên cứu để “vừa miệng” đa số thực khách, nên phở không quá ngọt hay quá mặn. Người Bắc, người Nam, người Tây hay người Tàu đều ăn được…”Khung cảnh đẹp, phong cách phục vụ lịch sự, ân cầnĐể tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng, cửa hàng được trang trí giản dị nhưng sang trọng với các băng ghế dài kiểu truyền thống; nhưng không quá chật chội với bàn kê san sát để tiết kiệm diện tích như các hàng ăn khác. Phòng ăn có máy lạnh. Bước vào quán là khách nhìn thấy ông đầu bếp đội mũ làm bếp, mang tạp dề trắng sạch sẽ, nét mặt niềm nở… Khi được hỏi về ý tưởng xây dựng mô hình kinh doanh phở 24, ông Lý Quý Trung- Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam An cho biết: “Ý tưởng xây dựng mô hình kinh doanh Phở 24 phát xuất từ tập thể các thành viên trong gia đình chúng tôi, do đó tất cả đều trở thành thành viên sáng lập và chủ sở hữu của thương hiệu Phở 24, trong đó tôi là người đại diện gia đình (các cổ đông) trực tiếp điều hành, xây dựng thương hiệu và phát triển kinh doanh. Tất cả chúng tôi đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực kinh doanh nhà hàng và tất cả đều “mê” món phở Việt Nam từ lâu”. Phở là món ăn đặc biệt phổ biến, người ta có thể ăn chơi hay ăn no, ăn sáng hay ăn trưa hoặc ăn tối… đều được. Hơn nữa, nếu như các nước láng giềng gần nước ta đều có món mì thì không có nước nào có món phở như phở Việt Nam. Mong muốn cháy bỏng: Xây dựng thương hiệu Việt Mô hình Phở 24 được thiết kế và xây dựng với mong muốn được nhân rộng từ đầu nên sự phát triển về số lượng như hiện nay là nằm trong kế hoạch. “Nhưng sự hưởng ứng nhiệt tình của khách hàng đối với mô hình quán phở cao cấp và khẩu vị riêng của Phở 24 như hiện nay thì cũng khá bất ngờ! nhất là các quán Phở 24 tại thủ đô Hà Nội”- Tổng Giám đốc Lý Quý Trung bộc bạch. 2 Ông Lý Quý Trung“Tuy nhiên đây chỉ là thành công bước đầu, thành công thật sự của Phở 24 mà Nam An mong muốn là sẽ trở thành một thương hiệu Việt Nam không những rất gần gũi với người Việt Nam mà còn được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến”Tập đoàn Nam An đang mở rộng mô hình Phở 24 bằng phương thức nhượng quyền thương hiệu và hiện nay phỏ 24 đã có một cửa hàng nhượng quyền tại Jakarta, Thủ đô của IndonesiaLà một nhà kinh doanh, cũng là giảng viên của một trường đại học quốc tế, ông Lý Quý Trung cho rằng: “Xây dựng thương hiệu nói chung là một việc làm, một chiến lược rất cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc xây dựng thương hiệu càng trở nên quan trọng hơn do chúng ta đang đứng ngay trên ngưỡng cửa của hội nhập kinh tế thế giới. Vì hội nhập kinh tế đồng nghĩa với chuyện rất nhiều thương hiệu mạnh quốc tế sẽ vào Việt Nam và sẽ thống lãnh thị trường. Khách hàng, người tiêu dùng có thói quen (hay nếu chưa thì sẽ có thói quen) ưu tiên mua những hàng hóa, dịch vụ có thương hiệu. Do đó, để tồn tại và cạnh tranh trong một bối cảnh thị trường như vậy đòi hỏi các sản phẩm của Việt Nam cũng phải có thương hiệu. Nếu chưa có thương hiệu thì phải bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu càng sớm càngtốt. Ví dụ như trong ngành kinh doanh ẩm thực, thị trường Việt Nam đã có KFC, Lotteria, Jolibee trong tương lai gần sẽ thấy thêm hàng loạt thương hiệu quốc tế như McDonald’s, Starbucks Café… Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không bắt tay vào xây dựng thương hiệu ngay từ bây giờ thì khó thể nào cạnh tranh lại các thương hiệu quốc tế vừa kể trên. Chuỗi nhà hàng Jolibee của người Philippines đã đánh bạt các chuỗi nhà hàng nổi tiếng thế giới ngay trên sân nhà nhờ biết cách xây dựng thương hiệu. Hiện nay có rất ít các quốc gia trên thế giới mà không bị các thương hiệu nước ngòai tràn ngập thị trường như Việt Nam. Nói cách khác, đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam để xây dựng thương hiệu từ rất sớm và chiếm lĩnh thị trường ngay trên sân nhà của mình. Và đây cũng là mong muốn cháy bỏng của Phở 24!”N.T.H. Câu hỏi thảo luận:1. Anh/chị hãy phân tích chiến lược marketing-mix của thương hiệu Phở 24?2. Giả sử anh/chị là Giám đốc marketing của thương hiệu Phở 24, anh/chị hãy lập kế hoạch phát triển thương hiệu Phở 24 ra thị trường thế giới? 3 . trên ngưỡng cửa của hội nhập kinh tế thế giới. Vì hội nhập kinh tế đồng nghĩa với chuyện rất nhiều thương hiệu mạnh quốc tế sẽ vào Việt Nam và sẽ thống lãnh. Jakarta, Thủ đô của IndonesiaLà một nhà kinh doanh, cũng là giảng viên của một trường đại học quốc tế, ông Lý Quý Trung cho rằng: “Xây dựng thương hiệu nói

Ngày đăng: 25/10/2012, 09:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan