PHUONG HUONG NHIEM VU TRONG TAM NAM HOC 2009 - 2010

7 344 0
PHUONG HUONG NHIEM VU TRONG TAM NAM HOC 2009 - 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN QUẢNG NINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD&ĐT Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số: /KH-GD&ĐT Quảng Ninh, ngày 28 tháng 7 năm 2009 PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2009-2010 I. Phương hướng, nhiệm vụ chung Quán triệt chỉ thị về nhiệm vụ năm học 2009-2010 của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của Sở GD&ĐT; phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong năm học 2008- 2009, Ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh xác định phương hướng, nhiệm vụ chung phấn đấu năm học 2009-2010 như sau: Tích cực hưởng ứng chủ đề năm học: "Năm học đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục" với phương châm: Kỉ cương nghiêm, chất lượng thật, hiệu quả cao; mục tiêu ưu tiên là nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học; giải pháp đột phá là đổi mới công tác quản lí. Toàn Ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; thực hiện sâu rộng các cuộc vận động và phong trào thi đua trong ngành; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vững mạnh; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia; củng cố và phát triển quy mô trường, lớp và thực hiện công tác phổ cập; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập, đảm bảo công bằng trong giáo dục và đào tạo. Tạo được chuyển biến mạnh mẽ về phát triển giáo dục và đào tạo cả quy mô, chất lượng và hiệu quả. II. Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện: 1. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh: 1.1.Về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" theo Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị. Lồng ghép nội dung cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" vào giảng dạy một số môn học trong nhà trường. Thi đua lập thành tích và bằng những hành động cụ thể hướng tới kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010), 40 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ. 1.2.Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” với các yêu cầu: Mỗi thầy giáo, cô giáo thực hiện tốt Quy định về đạo đức nhà giáo (Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008); tự học về công nghệ thông tin và mỗi cá nhân phải có ít nhất một đổi mới trong dạy học hoặc quản lý giáo dục. 1.3.Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động "Hai không" của ngành sát với thực tiễn, có biện pháp tích cực để khắc phục cơ bản việc học sinh ngồi “sai lớp” và các tiêu cực trong kiểm tra, thi cử. Triển khai tích cực các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. -Nội dung cơ bản của "Chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục phổ thông và mầm non" để thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và cuộc vận động “Hai không” của ngành. -Tập trung vào việc giảm tối thiểu tiêu cực trong thi, kiểm tra và đánh giá; giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học. -Tiếp tục cải tiến công tác thi đua, khắc phục bệnh thành tích: 1.4.Về phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau: (1)- Phối hợp thực hiện cuộc vận động quyên góp quần áo, sách vở cho học sinh vùng khó khăn do Bộ GDĐT và Công đoàn GDVN phát động. (2)- Xây dựng điển hình, tuyên dương, khen thưởng 01 thầy giáo và 01 cô giáo được học sinh yêu quý nhất do học sinh và các tổ chức xã hội, các cựu học sinh tôn vinh. (3)- Phấn đấu đến cuối năm học, 100% các trường mầm non, phổ thông có công trình vệ sinh và thường xuyên được đảm bảo sạch sẽ. (4)- Tiếp tục triển khai phong trào trồng cây xanh phù hợp và có hiệu quả tốt cho môi trường. (5)- 100% các công trình, di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng, các nghĩa trang liệt sĩ đều được các trường nhận chăm sóc và phát huy. (6)- Phối hợp với Đoàn TNCS HCM tổ chức thi hát dân ca, hát về ngành giáo dục có sự tham gia của học sinh và giáo viên. (7- Xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá trong các nhà trường. (8)- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, công nhận các trường đã đăng ký và phấn đấu đạt danh hiệu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo tiêu chí đã ban hành. Đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình. 2. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục: 2.1.Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở tất cả các cấp học từ mầm non đến THCS. Đa dạng hóa các loại hình dạy học, giáo dục; mở rộng dạy 2 buổi/ngày ở phổ thông và bán trú cho trẻ ở các trường mầm non và tiểu học. Tổ chức chỉ đạo điểm thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non, giáo dục vùng khó. 2.2.Thực hiện tốt các mặt giáo dục: dạy người, dạy chữ, dạy nghề; tăng cường giáo dục lý tưởng, giáo dục pháp luật, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống, giáo dục nhân cách, kỹ năng và phương pháp làm việc, học tập. 2.3.Công tác nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giảm tỷ lệ học yếu trong từng khâu của quá trình dạy học. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. 2.4.Công tác học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, tham gia các hội thi. 2.5.Tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. Thực hiện bàn giao kết quả học tập của học sinh lớp dưới lên lớp trên. 2.6.Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học. 2.7.Phối hợp giữa nhà trường-gia đình-xã hội; đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp; giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. 2.8.Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. Tăng cường dạy ngoại ngữ, tin học nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho học sinh. 2.9.Tham gia đầy đủ các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh: Thi cán bộ quản lý giỏi (một số chuyên đề: Dạy học, đánh giá giờ dạy, ứng dụng CNTT), thi GVDG, đánh giá GVG theo chuẩn nghề nghiệp; thi và giao lưu HSG; thi giải toán qua mạng; Hội khoẻ Phù đổng; giao lưu HSG môn học tự chọn… Ngoài ra Phòng GD&ĐT phối hợp với CĐGD tổ chức các Hội thi văn nghệ, TDTT ( CĐGD chủ trì). 3.Củng cố phát triển quy mô trường, lớp, học sinh và thực hiện công tác phổ cập: 3.1.Công tác huy động và duy trì số lượng. 3.2.Nâng cao tỷ lệ phổ cập ở các đơn vị. 3.3.Công tác phổ cập GDTH ĐĐT, PCGDTHCS ở Trường Sơn. 3.4. Triển khai phổ cập GDTrH. 4.Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vững mạnh: 4.1.Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức trong toàn Ngành về các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và các văn bản liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ quản lí, giáo viên và lao động trong Ngành giáo dục. 4.2.Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 40/TW và kế hoạch 64/TU về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Tiếp tục triển khai thực hiện bồi dưỡng giáo viên các cấp học theo chương trình, sách giáo khoa mới; đổi mới kiểm tra, đánh giá cho tất cả giáo viên từ MN đến phổ thông. Triển khai lồng ghép thực hiện tự bồi dưỡng và bồi dưỡng từ tổ, nhà trường, cụm trường và tập trung, chú trọng bồi dưỡng năng lực thực tế, khả năng tin học, ngoại ngữ, đào tạo trên chuẩn. Quan tâm bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. 4.3.Triển khai công tác quy hoạch cán bộ quản lí trong Ngành, chuẩn bị tốt nguồn cán bộ quản lí kế cận, bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo đề án hợp tác với Singapore, triển khai đánh giá hiệu trưởng thông qua ý kiến giáo viên. 4.4.Song song với việc đào tạo, bồi dưỡng, phải tiến hành việc rà soát điều chỉnh về cơ cấu bộ môn; phân loại, đánh giá đội ngũ nghiêm túc, thực chất. Thực hiện tốt chế độ chính sách cho đội ngũ; việc luân chuyển giáo viên và cán bộ giáo dục công tác ở vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn; chính sách ưu tiên thu hút giáo viên và cán bộ quản lí giỏi; chính sách đối với giáo viên MN ngoài biên chế… Nâng cao tinh thần, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 4.5. Phối hợp với công đoàn giáo dục tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ, giáo viên và lao động. Tổ chức tọa đàm, gặp mặt các Nhà giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2009 để động viên, khích lệ, tuyên dương các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, phát huy lương tâm, trách nhiệm, lòng tự hào nghề nghiệp tại các trường, xã và thị trấn, toàn Ngành. 5.Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin: 5.1.Đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án KCH trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu đến hết cuối tháng 6/2010, hoàn thành 100% công trình đã được cấp vốn năm 2008 và đợt 1, đợt 2 năm 2009. Tiếp tục tham mưu, chỉ đạo để từng bước hoàn thiện về CSVC cho trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện. Chỉ đạo việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp, quỹ đất theo hướng tập trung, đúng quy định tạo điều kiện để đầu tư xây dựng kiên cố, phát triển giáo dục lâu dài, ổn định và bền vững. 5.2.Khai thác, lồng ghép các nguồn vốn của Nhà nước, địa phương và nhân dân đóng góp để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng phòng thực hành bộ môn đạt chuẩn, thư viện tiên tiến, xây dựng khuôn viên “Xanh-Sạch-Đẹp”. Ưu tiên đầu tư trọng điểm trường xây dựng đạt chuẩn Quốc gia, khu trung tâm mầm non xã, thị trấn, trường DTNT huyện, tăng trưởng CSVC và thiết bị dạy học cho vùng có học sinh dân tộc Vân Kiều để thu hút trẻ đến trường. 5.3.Các địa phương, đơn vị trường học cần có giải pháp tích cực và hiệu quả trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, phấn đấu mỗi cấp học có thêm 02 trường đạt chuẩn Quốc gia. Các đơn vị đã đạt chuẩn có kế hoạch tăng trưởng, phát triển hơn nữa về mọi mặt để duy trì vững chắc danh hiệu đã đạt được. Tập trung làm tốt việc đầu tư phát triển số lượng và nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn Quốc gia. 5.4.Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra việc khai thác, sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị dạy học hiện có nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng, góp phần năng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh. 5.5.Hoàn thành cơ bản việc triển khai kết nối internet tới tất cả các trường học. Phấn đấu để các trường Tiểu học đạt chuẩn mức 2 và trường THCS đạt chuẩn mức 1 xây dựng trang thông tin điện tử (website) của đơn vị mình. Tích cực sử dụng Email để giao dịch văn bản. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho CBQL, giáo viên và nhân viên trong các nhà trường. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý. 6.Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục: 6.1.Tiếp tục tham mưu thực hiện Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 14/7/2008 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng GD&ĐT.Nâng cao hiệu lực chỉ đạo tập trung trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch phát triển giáo dục; triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lí giáo dục, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ. 6.2.Tiếp tục thực hiện tốt phân cấp quản lí giáo dục một cách hợp lí và trách nhiệm quản lí về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học-giáo dục và đảm bảo chất lượng; tăng cường quyền hạn, trách nhiệm cho cán bộ quản lí và giáo viên các trường; triển khai hoạt động của Hội đồng trường, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cá nhân và đơn vị. Triển khai đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động ngày càng nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của Nhà nước và xã hội. 6.3.Triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học và THCS theo Quyết định của Bộ GD&ĐT. Triển khai Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Đảm bảo dân chủ, công bằng, rõ ràng, minh bạch trong tuyển dụng, phân công đội ngũ, sử dụng tài chính, tài sản, chế độ, chính sách. 6.4. Đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá và quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về giáo dục. Tiếp tục thực hiện việc đánh giá giáo viên và cán bộ trong ngành nghiêm túc, thực chất; tiếp tục thực hiện Nghị định 132 của Thủ tướng Chính Phủ để giải quyết tốt chế độ nghỉ hưu trước tuổi. 6.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục. Tích cực đào tạo và tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, thanh tra viên, cán bộ quản lý giáo dục. Tuyển chọn các phần mềm quản lý học tập của học sinh, quản lý giáo viên, hỗ trợ sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện trường học và các phần mềm ứng dụng khác. Khai thác và trao đổi thông tin qua hệ thống thư điện tử… 7. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập, đảm bảo công bằng trong giáo dục và đào tạo: 7.1.Công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về xã hội hóa giáo dục. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo và quản lí của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp; phát huy vai trò của mặt trận, các tổ chức chính trị-xã hội tuyên truyền, vận động nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục. Tạo được sự đồng thuận ủng hộ thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động của các nhà trường, của Ngành. 7.2.Củng cố các trung tâm học tập cộng đồng, đa dạng hóa các hình thức và chương trình học tập, tạo cơ hội cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Triển khai chuyển đổi các trường bán công sang công lập, tư thục. 7.3.Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc giám sát và đánh giá giáo dục. Phối hợp thực hiện mục tiêu giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ và đầu tư của địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thực hiện mục tiêu giáo dục. 7.4.Xây dựng các loại quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục: khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ vùng khó khăn…Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc, học sinh diện chính sách, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội…của huyện, tỉnh. 7.5.Thực hiện công bằng trong giáo dục. Trên đây là phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm năm học 2009-2010, Phòng yêu cầu các trường nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cụ thể, triển khai thực hiện đúng định hướng và phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG - Các trường MN, TH, THCS; - Lãnh đạo, chỉ đạo Phòng; - Lưu. Trần Công Thìa . CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM HỌC 200 9- 2010 I. Phương hướng, nhiệm vụ chung Quán triệt chỉ thị về nhiệm vụ năm học 200 9- 2010 của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn. hạn chế, bất cập trong năm học 200 8- 2009, Ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh xác định phương hướng, nhiệm vụ chung phấn đấu năm học 200 9- 2010 như sau:

Ngày đăng: 19/09/2013, 01:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan