Tieu luan : Li luan day hoc hien dai

35 1.9K 18
Tieu luan : Li luan day hoc hien dai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận : Các phương pháp dạy học cơ bản trong vật MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 3 B. NỘI DUNG 5 I. TRÌNH BÀY MIỆNG CỦA GIÁO VIÊN 5 1. Lời nói khi trình bày miệng .5 2. Các hình thức trình bày miệng .6 2.1. Đàm thoại 6 2.2. Trần thuật 7 2.3. Diễn giảng 7 II. THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT .8 1. Các đặc điểm của thí nghiệm vật 8 2. Các chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật 9 2.1. Các chức năng của thí nghiệm theo quan điểm của luận nhận thức . 9 2.2. Các chức năng của thí nghiệm theo quan điểm của lí luận dạy học 12 3. Các loại thí nghiệm được sử dụng trong dạy học vật .15 3.1. Thí nghiệm biểu diễn 15 3.2. Thí nghiệm thực tập .17 III. BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT 18 1. Tác dụng của bài tập trong dạy học vật .18 2. Phân loại bài tập vật 20 2.1. Bài tập định tính 20 2.2. Bài tập tính toán 21 2.3. Bài tập thí nghiệm .22 2.4. Bài tập đồ thị .23 3. Phương pháp giải bài tập vật 23 4. Xây dựng lập luận trong giải bài tập .25 4.1. Xây dựng lập luận trong giải bài tập định tính 25 4.2. Xây dựng lập luận trong giải bài tập tính toán 27 5. Lựa chọn và sử dụng bài tập trong dạy học vật .32 5.1. Việc lựa chọn bài tập 32 5.2. Việc sử dụng hệ thống bài tập .33 C. KẾT LUẬN .35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 Trang 1 Tiểu luận : Các phương pháp dạy học cơ bản trong vật A. ĐẶT VẤN ĐỀ Không có một phương pháp dạy học (PPDH) nào là thống soái, là ưu điểm tuyệt đối trong quá trình dạy học. Mỗi PPDH đều có những ưu điểm và khó khăn riêng khi vận dụng vào dạy các nội dung cụ thể của các bộ môn khác nhau. Vì vậy giáo viên cần phải căn cứ vào mục đích, nội dung, thiết bị dạy học đã được trang bị và khả năng tìm kiếm thêm, căn cứ vào trình độ phát triển của học sinh mà mình đang dạy cũng như điều kiện xã hội của địa phương mà tự định hướng ra phương pháp chủ đạo hay phối hợp khéo léo và hợp các PPDH nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Có rất nhiều PPDH nói chung và PPDH vật nói riêng, ở góc độ tiểu luận nhỏ này tôi xin trình bày một vài phương pháp dạy học cơ bản trong vật đó là : phương pháp trình bày miệng, phương pháp thí nghiệm và phương pháp giải bài tập, qua đó có thể xem xét vận dụng trong hoàn cảnh thực trạng dạy học vật hiện nay. Trang 2 Tiểu luận : Các phương pháp dạy học cơ bản trong vật B. NỘI DUNG I. TRÌNH BÀY MIỆNG CỦA GIÁO VIÊN Trình bày miệng của giáo viên (GV) là một trong những phương pháp giảng dạy chủ yếu của GV vật lí. Trình bày miệng của GV là : người GV dùng lời nói giản dị, dễ hiểu, xúc tích, theo một trình tự nhất định để cung cấp cho học sinh (HS) tài liệu, giúp họ nghiên cứu các hiện tượng vật lí, hướng dẫn họ quan sát và rút ra kết luận. 1. Lời nói khi trình bày miệng - “Ngôn ngữ là phương tiện, là công cụ, nhờ có nó mà con người ta giao thiệp được với nhau, trao đổi ý kiến và hiểu được lẫn nhau. Có liên quan trực tiếp đến tư duy, ngôn ngữ ghi lại và củng cố kết quả làm việc của tư duy và của sự hoạt động có ý thức của con người trong những từ và trong sự kết hợp những từ thành những mệnh đề, do đó ngôn ngữ cho người ta có thể tra đổi ý kiến với nhau” - trích từ Stalin “Chủ nghĩa Mác và vấn đề ngôn ngữ”. Lời nói của GV có tác dụng quyết định đến nhận thức của HS. Trong khi giảng dạy, GV vật dùng lời nói để mô tả, phân tích hiện tượng, phát biểu định nghĩa, định luật, biện luận về các học thuyết, kể chuyện lịch sử vật tiểu sử các nhà bác học …, nghĩa là thông qua lời nói mà cung cấp cho HS tài liệu, hướng dẫn quá trình tư duy của họ và giúp họ tổng kết quá trình đó bằng cách phát biểu thành lời. - Với GV vật lí, lời nói phải đạt những yêu cầu : chính xác, sáng sủa, gọn gàng, có hình ảnh, có sức lôi cuốn HS. Trong quá trình học tập, HS thường gặp những thuật ngữ khoa học về vật lí, những mệnh đề phức tạp. GV phải đặc biệt chú ý đến sự chính xác của những mệnh đề và thuật ngữ mình sử dụng, đến sự rành mạch của việc trình bày… Phải trình bày thế nào cho từng thuật ngữ, từng lời nhận xét, lời phát biểu đều ghi lại được trong trí HS thực chất của hiện tượng và mối quan hệ giữa những sự vật và hiện tượng. Trang 3 Tiểu luận : Các phương pháp dạy học cơ bản trong vật Khá nhiều GV vật chưa chú ý đúng mức đến lời nói của mình và nhất là lời phát biểu của HS nên đã phạm phải những khuyết điểm nghiêm trọng, dẫn đến kết quả là làm cho HS hiểu sai nội dung vấn đề. Những GV mới vào nghề thường hay mắc những khuyết điểm sau đây : + Dùng thuật ngữ không chính xác. + Phát biểu những định luật không đầy đủ. + Những lời phát biểu không phù hợp với lôgic gây khó khăn trong quá trình suy nghĩ của HS. + Phát biểu định nghĩa không đúng quy tắc. Những khuyết điểm đó phần nhiều là do hai nguyên nhân : một là bản thân GV chưa nghiên cứu thật kĩ những thuật ngữ, những định luật, định nghĩa, chưa thuộc những mệnh đề quan trọng ; hai là do vô ý, chưa có thói quen cân nhắc kĩ lời nói của mình trên lớp. Những khuyết điểm đó có thể khắc phục được bằng cách chuẩn bị bài thật kĩ, bao gồm cả việc chẩn bị trước lời nói của mình trên lớp, đôi khi phải tập nói trước vài lần cho gãy gọn, khúc triết. - Giọng nói nhịp điệu và nhiệt tình của GV vật trong khi trình bày cũng ảnh hưởng nhiều đến sự tiếp thu của HS. Tất nhiên không đòi hỏi GV phải có lời nói trau truốt diễn cảm như GV văn học, nhưng GV vật cũng phải cố gắng làm cho lời nói của mình có tác dụng lôi cuốn sự chú ý của HS. Tiếng nói phải rõ ràng, đủ nghe ; nhịp điệu không quá nhanh để cho HS kịp theo dõi ; giọng nói phải trầm tĩnh, êm tai, không gay gắt cũng không đều đều; phải biết nhấn mạnh chỗ nào quan trọng (lúc đó phải thay đổi giọng nói), ngừng lại ở trước hay sau một câu chú ý. Nghệ thuật trình bày không chỉ là diễn đạt ý cho người nghe hiểu được mà còn ở chỗ làm cho người nghe thích nghe. Nhiều GV vật chưa chú ý đúng mức vấn đề này nên làm HS rất mệt vì theo dõi lời nói của GV chứ chưa nói đến hiểu nội dung những lời nói đó. - GV vật không những phải chú ý đến lời nói của mình mà đồng thời phải uốn nắn lời phát biểu của HS cho đúng. “Sự đúng đắn của tư duy thể hiện trong ngôn ngữ”. Trong đa số các trường hợp hiểu sai mà HS phát biểu sai. Nói chung, vốn ngôn ngữ của HS cấp THPT đủ để họ có thể hiểu được những mệnh đề phức tạp và diễn đạt Trang 4 Tiểu luận : Các phương pháp dạy học cơ bản trong vật được ý của mình. Bởi vậy, cần yêu cầu HS không những dùng thuật ngữ cho đúng, chính xác mà còn phải nói đúng và viết đúng văn phạm, tránh những câu không có nghĩa xác định hay có thể hiểu sai ý. Ở những lớp đầu học vật có nhiều trường hợp HS hiểu vấn đề nhưng không phát biểu lên được thành lời gãy gọn, chính xác mà nói dài dòng loanh quanh. Trong những trường hợp ấy, GV phải kiên trì phân tích và giúp họ lựa chọn dùng từ, đặt câu cho khúc triết. Bỏ qua điều này sẽ không rèn luyện cho HS được tính chính xác, ngắn, gọn, rõ ràng của ngôn ngữ khoa học và nếp suy nghĩ của HS cũng dần trở thành lộn xộn như lời nói. Tuy nhiên trong giảng dạy vật lí, phương pháp giảng dạy chỉ thuần thuý dùng lời nói là tối kỵ, vì nó làm cho HS nhớ được những lời nói trống rỗng, không xây dựng cho họ một khái niệm cụ thể nào về thực tế khách quan, không giúp họ hiểu được bản chất của vấn đề. 2. Các hình thức trình bày miệng 2.1. Đàm thoại Ưu điểm của phương pháp đàm thoại là có thể kích thích và duy trì được tính tích cực HS, rèn luyện cho họ năng lực tư duy độc lập. Đàm thoại được dùng trong nhiều loại bài khác nhau : truyền thụ kiến thức mới, bài tập, kiểm tra kiến thức HS… Đàm thoại thường có các phương hỗ trợ như : minh hoạ, thí nghiệm, trần thuật, chiếu phim… Đối với các lớp bắt đầu học vật thì đàm thoại là phương pháp cơ bản, đối với các lớp trên nó được dùng ít dần. Yếu tố quyết định sự thành công trong các cuộc đàm thoại về vật là nghệ thuật đặt câu hỏi của GV. Hệ thống những câu hỏi được chọn lọc, cân nhắc kĩ, sắp xếp một xách lôgic, liên tục để hướng dẫn cho HS có thể suy nghĩ đúng đắn. Những câu hỏi phải có nhiều hình thức phong phú để gợi ý cho HS, để rèn luyện óc quan sát khoa học, rèn luyện trí nhớ, nâng cao trình độ ngôn ngữ, đòi hỏi HS tập toàn trí lực. Vận dụng khéo léo phương pháp đàm thoại, những bài học vật trở nên nhẽ nhàng, lớp học sinh động, HS hứng thú. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng phương Trang 5 Tiểu luận : Các phương pháp dạy học cơ bản trong vật pháp này. Trong khi giảng dạy vật có nhiều trường hợp HS không đủ kiến thức để có thể trả lời những câu hỏi của GV thì không nên gò ép. Cũng cần tránh những câu hỏi dễ dàng đối với HS khiến họ không cần suy nghĩ cũng trả lời được. Cả hai trường hợp trên đều làm cho cuộc đàm thoại không thể đi đến kết quả tốt. 2.2. Trần thuật Trần thuật bao gồm các hình thức miêu tả, giải thích, kể chuyện. Nhiều khi HS không đủ tài liệu để rút ra kết luận hay những tài liệu đó có nhiều chỗ cần phải chỉnh thì giáo viên dùng hình thức trần thuật xen với đàm thoại để bổ sung thêm. Cũng có khi vì hiểu biết của HS quá tản mạn, GV cũng có thể dùng hình thức trần thuật để đảm bảo quá trình suy nghĩ của HS được mạch lạc, liện tục. Trần thuật cũng thường được dùng khi đề cập đến các vấn đề lịch sử vật hay những ứng dụng kĩ thuật của các định luật. Trần thuật thường kéo dài trong một khoảng thời gian không lâu lắm và dùng ở tất cả các lớp trường phổ thông. 2.3. Diễn giảng Diễn giảng nghĩa là GV thuyết trình liên tục về nội dung của một đề tài trong tất cả thời gian học và kết hợp với những thí nghiệm chứng minh. Diễn giảng đỏi hỏi HS theo dõi lời GV trong một thời gian dài, không tham gia ý kiến. Hình thức này chỉ dùng ở những lớp cuối cấp THPT. Có những phần có những phần của giáo trình trong đó HS không có đủ những kiến thức sơ bộ để tham gia vào việc nghiên cứu rút ra kết luận, do đó GV phải thuyết trình, thí dụ như khi thuyết giảng về các thuyết. Cũng có khi việc trình bày những ứng dụng mới và khó về kĩ thuật không thể thực hiện bằng đàm thoại mà phải dùng diễn giảng, thí dụ ứng dụng của việc sử dụng năng lượng nguyên tử trong nhà máy điện nguyên tử, ứng dụng của chất phóng xạ, đồng vị… Diễn giảng còn dùng trong tổng kết một phần lớn của giáo trình và phác hoạ những triển vọng phát triển của môn học. Trang 6 Tiểu luận : Các phương pháp dạy học cơ bản trong vật Ngoài ra diễn giảng còn để chuẩn bị cho HS nghe diễn giảng khi học ở trường đại học sau này. Vì vậy phải sử dụng dần dần diễn giảng trong khuôn khổ hợp lí, mở rộng dần theo trình độ HS. Yêu cầu của một bài diễn giảng là phải trình bày minh bạch rõ ràng, lập luận lôgic, sử dụng hợp đầy đủ các thí nghiệm, phối hợp viết bảng, vẽ hình,… nghĩa là phải phối hợp khéo léo tất cả những phương pháp giảng dạy vật ở mức độ cao. Như vậy bài diễn giảng sẽ sinh động, duy trì được hứng thú và sự chú ý liên tục của HS. II. THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT 1. Các đặc điểm của thí nghiệm vật - Thí nghiệm vật là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào các đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diện ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể nhận được tri thức mới. - Một số đặc điểm của thí nghiệm vật : + Các điều kiện của thí nghiệm phải được lựa chọn và được thiết lập có chủ định sao cho thông qua thí nghiệm có thể trả lời được câu hỏi đặt ra, có thể kiểm tra được các giả thuyết hoặc hệ quả suy ra từ giả thuyết. Mỗi thí nghiệm có ba yếu tố cấu thành cần được xác định rõ : đối tượng nghiên cứu, phương tiện tác động lên đối tượng cần nghiên cứu và phương tiện quan sát, đo đạc để thu nhận các kết quả của sự tác động. + Các điều kiện của thí nghiệm có thể làm biến đổi được để ta có thể nghiên cứu sự phụ thuộc giữa hai đại lượng, trong khi các đại lượng khác giữ không đổi. + Các điều kiện của thí nghiệm phải được khống chế, kiểm soát đúng như dự định nhờ sử dụng các thiết bị thí nghiệm có mức độ chính xác ở mức độ cần thiết, nhờ sự phân tích thường xuyên các yếu tố của đối tượng nghiên cứu, làm giảm tối đa ảnh hưởng của các nhiễu. + Đặc điểm quan trọng nhất của thí nghiệm là tính có thể quan sát được các biến đổi của đại lượng nào đó do sự biến đổi của đại lượng khác. Điều này đạt được nhờ các giác quan của con người và sự hỗ trợ của phương tiện quan sát, đo đạc. Trang 7 Tiểu luận : Các phương pháp dạy học cơ bản trong vật + Có thể lặp lại được thí nghiệm. Điều này có nghĩa là : với các thiết bị thí nghiệm, các điều kiện thí nghiệm như nhau thì khi bố trí lại hệ thí nghiệm, tiến hành lại thí nghiệm, hiện tượng, quá trình vật phải diễn ra trong thí nghiệm giống như ở các lần thí nghiệm trước đó. - Sự khác nhau cơ bản giữa thí nghiệm và quan sát tự nhiên : trong quan sát ta không có một sự tác động nào vào đối tượng cần quan sát. Ngược lại, trong thí nghiệm ta tác động có chủ định vào đối tượng cần nghiên cứu. Nhờ vậy, thí nghiệm không những cho phép nghiên cứu các hiện tượng không xảy ra hoặc xảy ra dưới dạng thần khiết trong tự nhiên mà còn làm cho sự quan sát, đo đạc được đơn giản, dễ dàng hơn, tạo ra những hiện tượng ở một thời điểm và một địa điểm mong muốn, tạo đềiu kiện đi tới nhận thức được các điều kiện để xảy ra hiện tượng, quá trình nào đó. - Lưu ý : Khi xử các kết quả thí nghiệm, nhất thiết phải chỉ ra “nhiễu”, phạm vi để có thể bỏ qua ảnh hưởng của “nhiễu”, các điều kiện và sai số của thí nghiệm và phải phân biệt rành mạch sai số chủ quan và sai số khách quan của thí nghiệm. 2. Các chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật 2.1. Các chức năng của thí nghiệm theo quan điểm của luận nhận thức Theo quan điểm của luận nhận thức, trong dạy học vật ở trường phổ thông, thí nghiệm có chứa năng sau : Thí nghiệm là phương tiện thu nhận tri thức (nguồn trực tiếp của tri thức). Thí nghiệm là phương tiện để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức đã thu được. Thí nghiệm là phương tiên của việc vận dụng tri thức đã thu được vào thực tiễn. Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức vật lí. 2.1.1. Thí nghiệm là phương tiện của việc thu nhận tri thức - Vai trò của thí nghiệm trong mỗi giai đoạn của quá trình nhận thức phụ thuộc vào vốn hiểu biết của con người về đối tượng nghiên cứu. Nếu HS hoàn toàn chưa có hoặc có ít hiểu biết về đối tượng nghiên cứu thì thí nghiệm được sử dụng để thu nhận kiến thức đầu tiên về nó. Khi đó, thí nghiệm được sử dụng như là “câu hỏi đối với tự nhiên” và chỉ có thể thông qua thí nghiệm mới trả lời được câu hỏi này. Việc tìm cách đặt câu hỏi đối với tự nhiên (thiết kế phương án thí nghiệm), việc tiến hành thí nghiệm Trang 8 Tiểu luận : Các phương pháp dạy học cơ bản trong vật và việc xử các kết quả quan sát, đo đạc sau đó chính là quá trình tìm câu trà lời cho câu hỏi đặt ra. Như vậy, thí nghiệm được sử dụng như là kẻ phân tích hiện thực khách quan và thông qua quá trình thiết lập nó một cách chủ quan để thu nhận tri thức khách quan. - Trong dạy học vật lí, nhất là ở các lớp dưới và ở giai đoạn đầu của quá trình nhận thức một hiện tượng, quá trính vật nào đó, khi HS còn chưa có hoặc có hiểu biết rất ít ỏi về hiện tượng, quá trình vật cần nghiên cứu thì thí nghiệm được sử dụng để cung cấp cho HS những dữ kiện cảm tính (các biểu tượng, số liệu đo đạc) về hiện tượng, quá trình vật này. 2.1.2. Thí nghiệm là phương tiện kiểm tra tính đúng đắn của tri thức đã thu được - Theo quan điểm của luận nhận thức, một trong các chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật là dùng để kiểm tra tính đúng đắn của các tri thức mà HS đã thu được trước đó. Trong nhiều trường hợp, kết quả thí nghiệm phủ nhận tính đúng đắn của tri thức đã biết, đòi hỏi phải đưa ra giả thuyết khoa học mới và lại phải kiểm tra nó ở các thí nghiệm khác. Nhờ vậy, thường ta thu được các tri thức có tính khái quát hơn, bao hàm các tri thức đã biết trước đó như là những trường hợp riêng, trường hợp giới hạn. - Trong dạy học vật ở trường phổ thông, có một số kiến thức được rút ra từ suy luận lôgic chặt chẽ từ các kiến thức đã biết. Trong những trường hợp này, cần tiến hành thí nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của chúng. 2.1.3. Thí nghiệm là phương tiện của việc vận dụng tri thức vào thực tiễn Trong việc vận dụng các trí thức thuyết vào việc thiết kế, chế tạo các thiết bị kĩ thuật, người ta thường gặp nhiều khó khăn do tính trừu tượng của tri thức cần sử dụng, tính phức tạp chịu sự chi phối bởi nhiều định luật của các thiết bị cần chế tạo hoặc do do về mặt kinh tế hay những nguyên nhân về mặt an toàn. Khi đó, thí nghiệm được như là phương tiên tạo cơ sở cho việc vận dụng các tri thức đã thu được vào thực tiễn. Lịch sử phát triển của vật cũng cho thấy : các thí nghiệm cơ bản không chỉ dẫn đến hình thành những thuyết vật mới mà còn làm xuất hiện nhiều ngành kĩ thuật mới. Trang 9 Tiểu luận : Các phương pháp dạy học cơ bản trong vật Chương trình vật ở trường phổ thông đề cập tới một loạt các ứng dụng của vật đời sống và sản xuất. Việc tiến hành thí nghiệm tạo cơ sở để HS hiểu được các ứng dụng của những kiến thức đã học trong thực tiễn. Thí nghiệm không những cho HS thấy được sự vận dụng trong thực tiễn của các kiến thức vật mà còn là bằng chứng cho sự đúng đắn của các kiến thức này. 2.1.4. Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức vật Việc bồi dưỡng cho HS các phương pháp nhận thức được dùng phổ biến trong nghiên cứu vật (phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình) là một trong những nội dung của việc hình thành những kiến thức cơ bản vật ở trường phổ thông. Thí nghiệm đóng vai trò quan trọng ở cả hai phương pháp nhận thức vật này. - Vai trò của thí nghiệm trong phương pháp thực nghiệm : phương pháp thực nghiệm gồm 4 giai đoạn : + Làm nảy sinh vấn đề cần giải đáp, câu hỏi cần trả lời. + Đề xuất giả thuyết. + Từ giả thuyết, dùng suy luận lôgic để rút ra hệ quả có thể kiểm tra được bằng thí nghiệm. + Xây dựng và thực hiện phương án thí nghiệm để kiểm tra hệ quả đã rút ra. Nếu kết quả thí nghiệm phù hợp với hệ quả đã rút ra thì giả thuyết là chân thực, nếu không phù hợp thì phải đề xuất giả thuyết mới. Như vậy, thí nghiệm đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của phương pháp thực nghiệm. Ở giai đoạn đầu, đa số thông tin về đối tượng cần nghiên cứu thường được thu nhận trong các thí nghiệm. Đặc biệt ở giai đoạn cuối của phương pháp thực nghiệm, việc kiểm tra tính đúng đắn của hệ quả rút ra phải thông qua việc xây dựng và thực hiện phương án thí nghiệm để nghiên cứu một hiện tượng, một mối quan hệ đã được loại bỏ các yếu tố không quan tâm nên thường không có trong tự nhiên. - Vai trò của thí nghiệm trong phương pháp mô hình : Phương pháp mô hình gồm 4 giai đoạn : + Thu thập các thông tin về đối tượng gốc. Trang 10 [...]... có li n quan, mặc dù trong thực tế ta có thể đo nó được trực tiếp Ví dụ : sau khi HS nghiên cứu xong định luật Ôm trong mạch kín, GV có thể ra cho HS một bài tập về mạch điện do mình nghĩ ra, không có trong thực tế, để tập cho HS quen áp dụng các công thức nhất định Trang 31 Tiểu luận : Các phương pháp dạy học cơ bản trong vật b Bài tập có nội dung thực tế : là bài tập đề cập tới những vấn đề li n... dụ : Có một chiếc vòng xiếc gồm một đường dốc nối li n với một đường tròn trong mặt phẳng thẳng đứng bán kính R Xác định độ cao tối thiểu của vị trí ban đầu trên đường dốc từ đó thả một viên bi để nó có thể lăn qua đường dốc rồi vượt qua điểm cao nhất của đường tròn mà không bị rời khỏi đường tròn Coi ma sát không đáng kể Trang 28 Tiểu luận : Các phương pháp dạy học cơ bản trong vật Bài giải : Bước... hai lực đó là lực hướng tâm giữ cho bi trên đường tròn : Fht = Fhl = P + N Trong trường hợp giới hạn (bi bắt đầu rơi khỏi đường tròn) thì N = 0, do đó lực mv 2 hướng tâm chỉ còn trọng lực P Lực hướng tâm thoả mãn điều kiện là : Fht = R Bước 3 : Xây dựng lập luận (Dùng phương pháp tổng hợp) Có thể xuất phát từ điều kiện mấu chốt mà đầu bài đã cho là : bi đi qua điểm cao nhất C của đường tròn mà không... nên theo định luật bảo toàn cơ năng, ta có : mgh = 2mgR + mv 2 R v2 h = 2R + (2) 2g Thay biểu thức (1) tính v 2 vào (2), ta có : min h min = 2R + Rg 5R = 2g 2 Bước 4 : Biện luận Cần phân tích thêm về điều kiện coi ma sát là không đáng kể Trong thực tế, bao giờ cũng có ma sát Khi có ma sát, vì một phần năng lượng sẽ hao phí để thắng ma sát Trang 30 Tiểu luận : Các phương pháp dạy học cơ bản trong vật... HS, GV có nhiều cách thức sử dụng thí nghiệm với nhiều mức độ yêu cầu khác nhau : từ việc sử dụng thí nghiệm quen thuộc đến việc sử dụng thí nghiệm hoàn toàn mới, từ việc sử dụng thí nghiệm có bố trí đơn giản đến việc sử dụng thí nghiệm có bố trí phức tạp, từ thí nghiệm chỉ li n quan tới một mối li n hệ đến thí nghiệm li n quan tới nhiều khái niệm, định luật vật lí, thí nghiệm có thể là thí nghiệm... ứng cho nhu cầu cấp thiết nguồn nhân lực trước mắt và cho tương lai lâu dài của đất nước ta Trang 34 Tiểu luận : Các phương pháp dạy học cơ bản trong vật TÀI LI U THAM KHẢO 1 Một số vấn đề về lí luận dạy học hiện đại Tác giả : TS Trần Đức Vượng 2 Sách giáo khoa Vật 10, 11, 12 3 Website : www.baigiang.bachkim.vn Trang 35 ... máy móc áp dụng các công thức Bước 3 Xây dựng lập luận : Thực chất của bước này là tìm quan hệ giữa ẩn số phải tìm với các dữ kiện đã cho Đối với những bài tập tổng hợp phức tạp, có hai phương pháp xây dựng lập luận để giải : phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp Theo phương pháp phân tích thì xuất phát từ ẩn số của bài tập, tìm ra mối li n hệ giữa ẩn số đó với một đại lượng nào đó theo một... tính chất tổng quát, tiên đề thứ hai là những điều kiện cụ thể, kết luậnhiện tượng nêu ra Thí dụ : giải thích vì sao một vật để trên sàn ôtô trơn, khi xe đột ngột chuyển bánh thì vật lại bị tụt về phía sau xe ? Trang 24 Tiểu luận : Các phương pháp dạy học cơ bản trong vật Lập luận sẽ như sau : Theo định luật I Niutơn, khi vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc có những lực cân bằng tác dụng... đưa ra quy trình sau đây để định hướng cho việc tìm lời giải bài tập định tính giải thích hiện tượng : Bước 1 Tìm hiểu đầu bài, đặc biệt chú trọng đến diễn đạt mô tả hiện tượng trong đầu bài bằng ngôn ngữ vật Bước 2 Phân tích hiện tượng Bước 3 Xây dựng lập luận : - Tìm trong đầu bài có những dấu hiệu li n quan đến một tính chất vật lí, một định luật vật đã biết - Phát biểu đầy đủ tính chất đó, định... luận (phán đoán khẳng định riêng) Thí dụ : có một vòng dây kim loại được treo trên giá bằng sợi chỉ mềm cách điện Hiện tượng gì sẽ xảy ra với vòng dây, nếu ta đưa cực bắc của thanh nam châm thẳng lại gần vòng dây theo phương vuông góc với mặt tiết diện của vòng dây ? Ta có thể xây dựng lập luận bắt đầu từ dữ kiện đã cho, theo các giai đoạn sau : Giai đoạn 1 : Khi đưa nam châm lại gần vòng dây kín, . trong phương pháp mô hình : Phương pháp mô hình gồm 4 giai đoạn : + Thu thập các thông tin về đối tượng gốc. Trang 10 Tiểu luận : Các phương pháp dạy học. dụng thí nghiệm có bố trí phức tạp, từ thí nghiệm chỉ li n quan tới một mối li n hệ đến thí nghiệm li n quan tới nhiều khái niệm, định luật vật lí, thí

Ngày đăng: 19/09/2013, 00:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan