sang kien kinh nghiem 2012 2013 lan 2

8 491 0
sang kien kinh nghiem 2012   2013 lan 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiện

ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HI Ệ U QUẢ TIẾT DẠY VẼ TRANH THEO ĐỀ TÀI A/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Trường Tiểu học “B” Lương Phi có diện tích khn viên là 14.625m2, có hai điểm trường, tổng số học sinh 402 em với 15 lớp, trong đó học sinh dân tộc 24%, cơ sở vật chất cơ bản đủ phục vụ dạy và học. nhiệm vụ trước mắt của trường là phải đạt trường chuẩn quốc gia. Chính bối cảnh nhà trường cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, mơn Mĩ thật góp phần khơng nhỏ trong tiến trình xây dựng, là nhân tố giáo dục học sinh phát triển tồn diện. Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Tơi suy nghĩ mình là giáo viên Tiểu học dạy chun mơn Mĩ thuật, thực hiện lời dạy của Bác tơi phải làm gì cho thế hệ trẻ hơm nay?. Luật phổ cập giáo dục Tiểu học qui định:Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của các em và nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển tồn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đối với bậc Tiểu học mơn Mĩ thuật có vai trò hết sức quan trọng. Nó rèn luyện cho các em biết nhìn nhận được cái đẹp thơng qua đó các em biểu hiện, đánh giá, nhận xét, các hiện thực trong xã hội góp phần làm phong phú cuộc sống , trao dồi và phát huy nghệ thuật Mĩ thuậtø một cách khoa học.Mơn Mĩ thuật đáp ứng được nhu cầu phát triển tồn diện cho học sinh. Để có thể dạy tốt mơn học này, người giáo viên cần nắm được nội dung, chương trình, chuẩn kiến thức và các phương pháp dạy học của mơn này . Chương trình Mĩ thuật ở Tiểu học gồm có 5 phân mơn : Phân mơn : Vẽ Theo Mẫu. Phân mơn : Vẽ Trang Trí Phân mơn : Vẽ Tranh Phân mơn : Thường Thức Mĩ Thuật Phân mơn : Tập nặn tạo dáng Ở phân mơn vẽ tranh , nhất là vẽ tranh theo đề tài một số học sinh rất ngại học tiết này vì : Vẽ tranh theo đề tài đòi hỏi các em phài hiểu rõ về nội dung đề tài mình muốn vẽ. Trong khi các em là học sinh tiểu học khơng thể hiểu hết nội dung của đề tài qua lời nói của giáo viên. Đồng thời vẽ tranh theo đề tài là phân mơn khó cần phải có tư duy sắp sếp hình mảng cân đối , rõ chính phụ và vẽ màu tươi sáng phù hợp đề tài. Từ những ngun nhân trên dẫn đến tính trạng các em khơng hứng thú trong học tập, khơng thể hồn thành bài tại lớp. Nên việc dạy học của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, để tiết học vẽ tranh theo đề tài phong phú sinh động và thu hút học sinh tơi cần phải có phương pháp giảng dạy mới . Nên tơi chọn đề tài để nghiên cứu: “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy vẽ tranh theo đề tài ” 1 B/NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT : I.Quá trình phát triển kinh nghiệm: 1/ Những việc làm trước đây: Tôi tìm hiểu qua những tháng đầu năm học 2011 -2012 , hạn chế trong tiết học vẽ tranh theo đề tài như sau : - Khi quan sát, nhận xét để phân tích nội dung vẽ tranh theo đề tài, giáo viên, học sinh thường chú trọng nhiều vào sách giáo khoa Mĩ thuật để khai thác nội dung đề tài mà bỏ qua liên hệ thực tế cuộc sống và các hoạt động diễn ra ở địa phương . - Có quan tâm nhưng chưa sâu sắc đến các em học sinh đồng bào người dân tộc Khơrme vốn từ ngữ Tiếng Việt của các em còn hạn chế khó tiếp thu kiến thức . - Đồ dùng dạy học tuy có sẵn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy, còn mang tính chất khuôn mẫu chưa sát với tình hình giảng dạy tại địa phương, không thuận lợi nhiều cho yêu cầu giảng dạy phân môn vẽ tranh, vẽ tranh theo đề tài . - Vẽ tranh đề tài là tiết dạy khó, đòi hỏi các em học sinh phải có tư duy sắp sếp hình mảng cân đối, rõ chính phụ và vẽ màu tươi sáng phù hợp đề tài . Do vậy, dẫn đến rất nhiều học sinh của một lớp học khó hoàn thành bài vẽ tại lớp, sẽ xây ra không khí lớp học thiếu sinh động, thiếu nhẹ nhàng thu hút học sinh. Cần có biện pháp , sáng kiến phát huy cải thiện . - Thời gian của một tiết dạy cho phép từ 30-40 phút chưa đảm bảo để các em phát huy hết tính sáng tạo, tích cực. Do vậy, cần phải có những tiết ngoại khóa ngoài giờ cho các em phát huy năng khiếu của mình. - Hầu hết các giáo viên thường ít chú trọng việc thảo luận nhóm cho bộ môn nầy. - Do tâm lý xem môn Mĩ thuật là môn phụ, một số cha mẹ học sinh không trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cho các em . - Từ những nguyên nhân trên dẫn đến kết quả nhận xét, đánh giá ở phân môn vẽ tranh theo đề tài tháng đầu năm học 2011 – 2012 như sau : Năm học :2011- 2012 Đánh giá , nhận xét . Tháng 9 đầu năm học : 2011- 2012 A+ đạt 10 % A đạt 65 % B đạt 25 % 2. Dự kiến phương pháp giải quyết: Sau khi nhận định được những nguyên nhân hạn chế của tiết dạy vẽ tranh theo đề tài tôi quyết tâm chọn phương pháp giảng dạy mới để nâng cao hiệu quả tiết dạy như sau: Ứng dụng công nghệ thông tin bằng việc sử dụng giáo án điện tử trong tiết dạy, đầu tư vào kế hoạch bài dạy “ Có phân hóa đối tượng học sinh” và có liên hệ thực tế cuộc sống trong bài dạy, có lồng ghép bảo vệ môi trường, giáo dục thẩm mỹ, giảm tải mục tiêu yêu cầu bài đối với học sinh yếu, kém, bồi dưỡng nâng cao học sinh có năng khiếu góp phần hứng thú tiết học, tạo cho học sinh tâm lý nhẹ nhàng trong tiết học, hỗ trợ dụng cụ học tập cho học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trang bị đầy đủ tranh mẫu, vật mẫu và làm đồ dùng dạy học mới phù hợp với tình hình giảng dạy ở địa phương, chú trọng phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực ở học sinh, dành nhiều thời gian tiết học cho bước hướng dẫn học sinh vẽ, quan tâm giúp đỡ học sinh yếu nhất là học sinh đồng bào dân tộc Khơrme, tập cho học sinh biết đánh giá sản phẩm , nhìn nhận đúng cái đẹp, tổ chức nhiều hình thức học tập phong phú . 3. Các biện pháp thực hiện: Tôi thực hiện các biện pháp cụ thể như sau : 2 a)Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy : - Khi quát sát , nhận xét để phân tích nội dung vẽ tranh theo đề tôi sử dụng giáo án điện tử trình chiếu một đoạn video ngắn khoảng 4 phút đến 5 phút được sưu tầm từ mạng internet hoặc giáo viên dùng điện thoại di động tự quay thực tế cuộc sống ở địa phương . Nội dung của đoạn phim ngắn gắn liền với đề tài vẽ tranh của tiết dạy. Đồng thời kết hợp sách giáo khoa Mĩ thuật sẽ góp phần giúp học sinh tiếp thu kiến thức rất dễ dàng và cuốn hút các em vào tiết học . Ví dụ : Bài 20 :Vẽ Tranh .Đề Tài Ngày Hội Quê Em ( Lớp 4 ). Tôi sử dụng điện thoại di động quay lại cảnh ngày lễ hội ở địa phương , củ thể là lễ hội “Đua Bò Bảy Núi An Giang” mà tất cả học sinh ở huyện miền núi Tri Tôn đều biết đến . Nhất là các em đồng bào dân tộc Khơgme. Video phim ngắn Hình lễ hội “Đua Bò Bảy Núi An Giang” - Tranh , ảnh mẫu sử dụng được từ nhiều nguồn như : Sưu tầm ở mạng Internet , trong sách giáo khoa Mĩ Thuật, trong thực tế đời sống xung quanh ta .Đồng thời giải quyết được vấn đề thiếu tranh, đồ dùng dạy học ở các trường Tiểu học hiện nay. Ví dụ : Bài 7 : Vẽ Tranh . Đề Tài An Toàn Giao Thông , lớp 5 ( Tranh mẫu được sưu tầm trên mạng internet ) Tranh vẽ đề tài an toàn giao thông. 3 - Ngoài ra tôi còn sử dụng tranh, ảnh động trong tiết dạy vẽ tranh theo đề tài bằng giáo án điện tử sẽ gây được hứng thú, sinh động trong tiết dạy . Ví dụ : Ở mỗi tiết dạy thường thức Mĩ Thuật bằng giáo án điện tử khi khởi động hát vui ổn định lớp tôi thường lồng ghép các hình ảnh, tranh động tạo không khí vui vẽ cho lớp học. - Tôi sử dụng nhạc thiếu nhi lồng ghép vào phần khởi động hát vui , để tạo không khí phấn khởi trước khi vào tiết học . Ví dụ : Bài 4 : Vẽ Tranh . Đề Tài Trường Em ( Lớp 3 ) Tôi lòng ghép bài hát Em Yêu Trường Em mà các em đã được học ở môn âm nhạc ( Lớp 3) . Làm như vậy góp phần giúp các em hiểu được một phần nội dung của bài chuẩn bị học. - Trong dạy học đòi hỏi phải có sự công bằng trong giảng dạy giữa điểm chính và điểm phụ.Vì vậy tôi tham mưu với Ban Giám Hiệu nhà trường sắp thời khoá biểu các tiết dạy Mĩ thuật ở điểm phụ sau giờ ra chơi để tôi có thời gian vận chuyển và lắp rắp máy chiếu phục vụ tiết dạy giáo án điện tử . b) Đầu tư kế hoạch bài soạn : - Tôi phân hóa học sinh khá, giỏi và trung bình, yếu để đưa ra mục tiêu bài dạy . Ví dụ : Bài 7 : Vẽ Tranh Đề Tài Em Đi Học ( Lớp 2 ). Mục tiêu cần đạt của học sinh khá , giỏi : Vẽ hoàn thành tranh Đề Tài Em Đi Học. Sắp xếp hình vẽ cân đối , biết chọn màu , vẽ màu phù hợp. Mục tiêu cần đạt dành cho học sinh trung bình, yếu : Tập vẽ tranh Đề Tài Em Đi Học. - Bài soạn luôn chú trọng phát huy tính tích cực cho học sinh, hệ thống câu hỏi có phân hóa, vừa sức cho từng đối tượng, giúp các em quan sát tranh mẫu thật kỹ, hướng dẫn cách vẽ cặn kẻ để thực hành tốt. Đồng thời không thể thiếu giáo dục thẩm mĩ, giúp các em cảm nhận cái đẹp của tranh đề tài, phát triển tình yêu quê hương, đất nước, con người. Đầu tư bài soạn là công việc quan trọng nhất để tiết dạy thành công đạt mục tiêu bài học. c) Hỗ trợ dụng cụ học tập như : Viết chì, tập vẽ, màu vẽ , . là điều kiện tất yếu phải có thì các em mới học tốt giờ Mĩ thuật . Thực tế trường tôi giảng dạy có 24% học sinh dân tộc Khơmer và hộ nghèo cần nhà trường hổ trợ, học sinh nhỏ giữ gìn dụng cụ không chu đáo. Vì vậy , đến giờ học Mĩ thuật có 3 đến 5 em thiếu dụng cụ tôi phải chuẩn bị sẳn, để đưa cho các em thực hành sao cho 100% học sinh trong lớp đều vẽ được sản phẩm tôi yêu cầu . 4 d) Phương pháp giảng dạy và hình thức học tập : Khi khai thác nội dung tranh mẫu tốt cần đưa ra hệ thống câu hỏi gần gũi với trình độ đối tượng học sinh giúp các em trả lời câu hỏi và quan sát được cấu trúc bố cục, màu sắc, hình ảnh chính , phụ để các em hiểu được và thực hành đúng . - Tôi dùng hình thức bắt thăm may mắn (ghi tên học sinh vào phiếu ứng với sĩ số học sinh) bốc trúng thăm tên học sinh nào em đó trả lời, bạn nhận xét, cách này giúp các em luôn ở tư thế được học để trả lời) . - Đối với xem tranh trả lời câu hỏi ở phần quan sát, nhận xét tôi thích dùng phương pháp thảo luận nhóm : Vì phương pháp này rất tối ưu mà lâu nay trong nhà trường chỉ chú trọng các môn Tự nhiên xã hội , Đạo đức . Có thể cho các em tổ chức nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, 8 .theo sự hướng dẫn của giáo viên, phần chủ đạo tìm hiểu sẽ là học sinh nhận xét không phải đại diện nhóm mà cá nhân . Các em sẽ học tập lẫn nhau trong lúc thảo luận nhóm vì mỗi bộ óc có một chủ quan thể hiện riêng , nên sự nhận xét của các em sẽ có nhiều điều bất ngờ. Và chính sự bất ngờ ấy là sáng tạo của các em . - Phương pháp giảng dạy trong tiết Mĩ thuật không thể thiếu là trực quan giúp các em cảm nhận cái đẹp bằng mắt. Vì vậy , trong tiết dạy đồ dùng dạy học không thể thiếu có thể là đồ vật thực hoặc tranh, ảnh . - Bất cứ bài học nào thì phương pháp luyện tập thực hành được áp dụng khi các em đã nắm vững kiến thức lý thuyết. Đây là thông tin hai chiều, giúp cho giáo viên thấy được tài năng và kết quả tiếp thu trong quá trình học. Giáo viên rút kinh nghiệm hiệu quả bài dạy qua chấm bài vẽ của các em . - Mỗi tiết dạy tôi đều dành 5 phút cho việc thực hiện trò chơi học tập, trò chơi Mĩ thuật tạo sự hứng thú, kích thích học sinh tích cực hoạt dộng, tôi cũng quan tâm đổi mới trò chơi cho phù hợp và phong phú . Ví dụ : Bài 15 : Vẽ Tranh . Đề Tài Quân Đội ( Lớp 5). Trò chơi : Cho hai nhóm học sinh ( nhóm nữ và nhóm nam ) mỗi nhóm 3 em thi đua nghép tranh đề tài quân đội trong thời gian 2 phút , rồi cho các em còn lại nhận xét nhóm nào thực hiện nhanh , chính xác và đẹp hơn sẽ giành chiến thắng. 5 4)Quan tâm giúp đở học sinh yếu, nhất là học sinh đồng bào dân tộc Khơrme: Bàn tay có ngón ngắn, ngón dài. Trong lớp học, bao giờ cũng có nhiều trình độ khác nhau vì vậy tôi phải quan tâm giúp đỡ các em yếu. Sau khi nêu yêu cầu thời gian thực hành tôi đến với các em vẽ yếu hướng dẫn chân tình, gần gũi động viên các em, khích lệ tuyên dương mỗi khi có em vẽ tiến bộ. Trong tuần, tôi dành 1 tiết trong buổi sinh hoạt Đội để bồi dưỡng học sinh vẽ giỏi và hướng dẫn thêm các em yếu. Tổ chức các phong trào vẽ tranh tự do theo chủ đề chuẩn bị nguồn tham gia các hội thi do ngành tổ chức. - Tôi rất quan tâm đến việc bồi dưỡng Tiếng Việt cho học sinh Khơrme vì tiết dạy vẽ tranh theo đề tài với những thuật ngữ hội họa các em đồng bào dân tộc hầu hết các em không thể hiểu được. Chính vì vậy trong tiết dạy tôi điều dành thời gian từ 1 đến 3 phút giải thích các thuật ngữ Mĩ thuật, chất liệu của tác phẩm là gì và ý nghĩa của tên tác phẩm v.v để các em học sinh dân tộc hiểu và trả lời được câu hỏi, giúp các em tự tin hơn trong học tập. 5) Học sinh biết đánh giá sản phẩm : Học sinh Tiểu học khả năng cảm nhận cái đẹp , đánh giá thẩm mĩ bằng lời văn không thể đồng đều cho cả lớp, nhất là các em yếu, thiếu tự tin phát biểu . Tôi dùng bảng nhóm để ghi các yêu cầu nội dung của tiêu chí để học sinh dựa vào đó mà đánh giá sản phẩm dễ dàng hơn . Ví dụ : Bài 3 : Vẽ Tranh Đề Tài Trường Em ( Lớp 5 ) Tiêu chí nhận xét : Bài vẽ đẹp là bài : + Có cách chọn nội dung bài vẽ như thế nào ? Trả lời : Bài vẽ đẹp là bài có cách chọn nội dung phù hợp với đề tài . + Có cách sắp xếp hình vẽ như thế nào ? Trả lời : Bài vẽ đẹp là bài sắp xếp hình vẽ cân đối . + Cách vẽ màu như thế nào ? Trả lời : Bài vẽ đẹp là bài vẽ màu đều , có đậm có nhạt . 6) Giáo dục thẩm mỹ : Sau mỗi tiết dạy không thể thiếu phần giáo dục thẩm mỹ , nó giúp cho các em học sinh hiểu được giá trị sản phẩm các em làm ra, đem lại lợi ích cho cuộc sống như: bức tranh đẹp trở thành vật trang trí cho phòng học thêm đẹp , học sinh cảm nhận được cái đẹp và yêu cuộc sống hơn . * Kết quả đạt được : Năm học :2011- 2012 Đánh giá , nhận xét . Đầu năm học A+ đạt 10 % A đạt 65 % B đạt 25 % Cuối năm học A+ đạt 30.3 % A đạt 69.7 % B đạt 0 % Tồn tại : Dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn còn một số em vẽ đạt mục tiêu nhưng chưa nắm vững kĩ năng vẽ, vẽ chưa đep. Tôi sẽ tiếp tục tìm giải pháp hay rèn luyện các em đạt kỹ năng vẽ tốt hơn trong năm học 2012 -2013 . 6 III/ Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm: 1) Kết quả kiểm nghiệm: Học sinh tiến bộ rõ rệt, các em hứng thú trong học tập, phát huy được tính chủ động học tập của học sinh, các em giơ tay phát biểu tự tin, tham gia vào các trò chơi học tập không còn nhút nhát.Sản phẩm các em vẽ: Đầu năm so với cuối năm tiến bộ nhiều, tỉ lệ A+ tăng hơn 20,3 %, A tăng hơn 4,7 %, không có bài đạt B. 2) Phạm vi giảng dạy sáng kiến kinh nghiệm : Từ biện pháp tôi đã thực hiện bước đầu thành công rõ rệt, tôi nghĩ các giáo viên dạy chuyên Mĩ thuật trong các trường Tiểu học đều có thể áp dụng được. 3) Nguyên nhân thành công và tồn tại : a) Nguyên nhân thành công : - Bản thân giáo viên phải tâm huyết với nghề , tận tụy với học sinh. - Tự học tập nâng cao tay nghề qua sách, tài liệu, tham khảo, dự giờ đồng nghiệp. - Tùy vào trình độ của trường lớp học mà đầu tư cho tiết dạy vẽ tranh theo đề tài đạt hiệu quả . - Thường xuyên làm đồ dùng dạy học đẹp, nghiên cứu nhiều loại hình thức học tập phong phú, tổ chức trò chơi thay đổi thường xuyên . - Ứng dụng công ghệ thông tin vào giảng dạy. - Đầu tư kế hoạch bài dạy tốt. b) Nguyên nhân tồn tại : Môn mĩ thuật là môn đòi hỏi về năng khiếu, sáng tạo , thẩm mĩ vì vậy trong lớp học phải chấp nhận tỉ lệ nhỏ các em vẽ không đẹp lắm chỉ yêu cầu ở mức vẽ được hình dáng cơ bản là đủ . c) Biện pháp khắc phục : Trong những năm tiếp theo tôi tiếp tục tìm thêm các biện pháp mới, phát huy để nâng cao hiệu quả tiết học Mĩ thuật nói chung và tiết học vẽ tranh theo đề tài nói riêng, giúp tất cả học sinh đều có thể vẽ tranh đẹp. 4) Bài học kinh nghiệm : * Đối với bản thân: - Cảm thấy chưa bằng lòng với những kết quả đang có phải phấn đấu nhiều hơn nữa để có những biện pháp hay. - Thường xuyên dự giờ, trao đổi tay nghề đồng nghiệp của trường bạn, học tập cái hay cái mới . - Suy nghĩ tìm thêm những phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức học tập. Phát huy tính tích cực ở học sinh. * Đối với nhà trường : - BGH cần quan tâm hổ trợ vật chất đề giáo viên Mĩ thuật làm đồ dùng dạy học mới thường xuyên . - BGH tăng cường dự giờ rút kinh nghiệm cho giáo viên. - BGH đầu tư phòng có trang bị máy chiếu để dạy giáo án điện tử cho học sinh hứng thú học tập. * Đối giáo viên dạy lớp: - Xây dựng lớp học thân thiện để các em được học tập trong môi trường thân thiện dễ dàng phát huy tính tích cực ở học sinh. C. Kết luận : Tiết dạy vẽ tranh theo đề tài là tiết dạy khó dạy. Chính vì thế đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì tìm giải pháp thiết thực dẫn dắt học sinh quan sát, cảm nhận nội dung, 7 bố cục, màu sắc.v.v Đầu tư kế hoạch bài soạn, phải có tranh mẫu to, rõ, hệ thống câu hỏi phù hợp đối tượng học sinh, phương pháp và hình thức học tập phát huy tích tích cực của học sinh. Trường nào đủ điều kiện nên ứng dụng kết hợp công nghệ thông tin vào tiết dạy sinh động hơn. Mĩ thuật là môn không thể thiếu đối với bậc tiểu học nhằm góp phần giáo dục toàn bộ cho học sinh. Thông qua môn học nầy, các em biết cảm nhận được cái đẹp, yêu quý cái đẹp, khám phá cái mới, sáng tạo ra những bức tranh mà bản thân các em là họa sĩ . Là giáo viên dạy Mĩ thuật phải có nhiệm vụ nâng cao hiệu quả môn Mĩ thuật mới hoàn thành nhiệm vụ của mình . Người viết Nguyễn Minh Khiết 8 . đầu năm học 20 11 – 20 12 như sau : Năm học :20 11- 20 12 Đánh giá , nhận xét . Tháng 9 đầu năm học : 20 11- 20 12 A+ đạt 10 % A đạt 65 % B đạt 25 % 2. Dự kiến. hay rèn luyện các em đạt kỹ năng vẽ tốt hơn trong năm học 20 12 -20 13 . 6 III/ Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm: 1) Kết quả kiểm nghiệm: Học sinh tiến bộ rõ

Ngày đăng: 18/09/2013, 20:32

Hình ảnh liên quan

Hình lễ hội “Đua Bị Bảy Núi An Giang” - sang kien kinh nghiem 2012   2013 lan 2

Hình l.

ễ hội “Đua Bị Bảy Núi An Giang” Xem tại trang 3 của tài liệu.
d) Phương pháp giảng dạy và hình thức học tậ p: Khi khai thác nội dung tranh mẫu - sang kien kinh nghiem 2012   2013 lan 2

d.

Phương pháp giảng dạy và hình thức học tậ p: Khi khai thác nội dung tranh mẫu Xem tại trang 5 của tài liệu.
Trả lời : Bài vẽ đẹp là bài sắp xếp hình vẽ cân đố i. + Cách vẽ màu như thế nào ? - sang kien kinh nghiem 2012   2013 lan 2

r.

ả lời : Bài vẽ đẹp là bài sắp xếp hình vẽ cân đố i. + Cách vẽ màu như thế nào ? Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan