NCDT triet li trong sang tao hoi hoa

17 377 2
NCDT triet li trong sang tao hoi hoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: TÍNH TRIẾTTRONG SÁNG TẠO HỘI HỌA, THỂ HIỆN QUA CÁCH DÙNG BÚT CỦA NGHỆ THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY I. PHẦN I: 1. Lý do chọn đề tài 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Giá trị khoa học và ý nghĩa của đề tài 6. Kết cấu của tiểu luận II. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Sự ra đời hội họa phương Đông và phương Tây 2. Quan niệm, triếtsáng tạo nghệ thuật qua cách dùng bút của hội hoạ phương Đông và phương Tây 2.1 Quan niệm của hoạ sĩ phương Đông 3. Các thủ pháp nghệ thuật riêng biệt tạo dựng dưới ngọn bút đặc trưng của phương Đông và phương Tây 3.1 Đặc trưng triết lý nghệ thuật phương Đông qua thủ pháp nghệ thuật 3.1.1 Trường phái tả thực (realistic style) và tả ý (impressionistic style) của nghệ thuật Trung Quốc 3.1.2 Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản 3.2 Đặc trưng trường phái phương Tây qua thư pháp nghệ thuật 3.2.1 Trường phái cổ điển Phục Hưng (classical renaussance) 3.2.2 Trường phái ấn tượng (impressionism) 4. Quan niệm dịch lý trong sử dụng màu, giấy của hội họa Trung Quốc 4.1 Quan niệm dịch lý trong sử dụng màu 4.2 Quan niệm dịch lý trong sử dụng giấy, lụa 4.3 Mối quan hệ tương tác giữa bút và mực 5. Tư tưởng trong tác phẩm của hội họa phương Tây 5.1 Thời kỳ cổ điển (classical) 5.2 Thời kỳ ấn tượng (impressionism) 6. Nhận thức đánh giá về quan niệm sử dụng bút trong sáng tạo nghệ thuật phương Đông và phương Tây dẫn đến ý thức sáng tạo của bản thân III. PHẦN III: KẾT LUẬN IV. PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO, HÌNH ẢNH MINH HỌA 1 I. PHẦN I: 1. Lý do chọn đề tài: Sáng tạo nghệ thuật là hoạt động mang tính “con người”. Thông qua hình thức đó người họa sĩ thể hiện được tầm tư duy, ý tưởng (idea) và quan niệm thẩm mỹ của mình với đời sống hiện thực. Ngày nay khi khoa học phát triển nghệ thuật vẫn có một vị trí xứng đáng của nó, đóng góp cho con người nhận thức được cái đẹp, cái tinh tuý bay bổng mà do nghệ thuật đem đến. Ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền từ đời sống thực tiễn, tiến bộ của con người của mỗi dân tộc khác nhau, quyết định sự khám phá thế giới của mình theo trình độ và khả năng riêng biệt, mang dấu ấn cá nhân, cộng đồng, dân tộc. Ngày nay khi xã hội phát triển, toàn cầu hóa đang lan rộng, giá trị riêng biệt đó vẫn là vốn quý, tài sản của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng người. Thế kỷ 20 đằng sau phát súng bùng nổ của khoa học kỹ thuật, kéo theo sự thay đổi về phương pháp sáng tạo nghệ thuật, tác động rất lớn cho nhận thức thẩm mỹ của đại chúng. Trong đó phương pháp dùng bút trong sáng tạo nghệ thuật, tạo dựng cho nền nghệ thuật nhiều quan điểm, triếtsáng tạo khác nhau. Ngọn bút không dừng lại ở tính kỹ thuật, mà từ xa xưa trong hội họa Trung Hoa thể hiện cả sinh mệnh, triết lý sống, sáng tạo của cả con người nghệ sĩ. Để chứng minh, làm rõ mọi giá trị của các thời đại qua tác phẩm nghệ thuật sẽ lý giải điều nào, góp ích cho quá trình nghiên cứu, sáng tạo, giảng dạy của bản thân tác giả. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài tiểu luận: Là một người sáng tạo nghệ thuật, giảng dạy nghệ thuật, trong suốt quá trình làm việc tác giả nhận thức sự thiếu sót nếu như phân tích một trường phái nghệ thuật ra đời, hay đánh giá một thiên hướng nghệ thuật của một tác giả, chúng ta không nhìn nhận sự vận động đó dưới góc nhìn của công năng sử dụng bút. Nhận thức từ chính công việc của tác giả là mấu chốt vấn đề quan trọng để nhận thức lý luận về sự vận động trong sáng tạo nghệ thuật. Qua đó tác giả sẽ kết hợp nghiên cứu đánh giá trên những công trình của các tác giả từ Đông đến Tây như: “Những Nền Tảng Mỹ Thuật” của OCVIRR – STINSON – WIGG – BONE – CAYTON. “Chu Dịch Và Mỹ Học” của tác giả Lưu Công Ký - Phạm Minh Hoa. “Tâm Lý Văn Nghệ” của tác giả Chu Quang Tiềm. “Triết Lý Phương Đông” của tác giả Nguyễn Duy Cần. “Đại Tượng Vô Hình” của Frangois Tullien. “Sơ Đồ Tư Duy” của tác giả Tony & Barrybazan. “Câu Chuyện Nghệ Thuật Hội Họa” của tác giả Bcekett. “Những Nền Nghệ Thuật Ngoài Phương Tây” tác giả… “Nghệ thuật  Qua Hội Hoạ” của tác giả W.HOLMES – CH.HORIONA. “Bốn Bài Giảng Mỹ Học” tác giả Lý Trạch Hậu. “70 Nhà Danh Họa Bậc Thầy Thế Giới” tác giả… “Image And Idea” (Hình Ảnh Và Ý Tưởng) tác giả Edmund Burke Feldman. “Phê Phán Năng Lực Phán Đoán” tác giả ImmanuclRan – Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải. “Mỹ Học Heghel” T1 – T2 tác giả biên dịch: Phan Ngọc – và tham khảo nhiều tác phẩm hội họa khác nhau. Từ đó tác giả sẽ rút ra những vấn đề cơ bản để đánh giá, so sánh, tìm ra bản chất, nguyên lý của sự vận động trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Quá trình nghiên cứu là quá trình thẩm định, đánh giá và học hỏi. Vì vậy vấn đề nghiên cứu của tiểu luận này vừa mang tính khách quan và nặng tính chủ quan của tác giả cho nên việc khoa học, chính xác là những vấn đề còn thiếu sót. 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu: Mỗi trường phái nghệ thuật, mỗi thiên hướng sáng tạo nghệ thuật của tác giả đó là kết quả của quá trình tư duy, những con người nghệ sĩ tiêu biểu, tạo dựng cho 2 thời đại nhiều tên tuổi, tác phẩm giá trị như: Lêôna da vince – Mikenlay, Raphacl, Rodin, Thạch Đào - Tề Bạch Thạnh - Từ Bi Hồng - … cho chúng ta nhận thức giá trị thẩm mỹ, quan niệm triết lý sống trong từng tác phẩm. - Thẩm định nguyên lý vận hành của bút tạo dựng riêng biệt (Thần y trong tác phẩm). - So sánh làm rõ bản chất giá trị thẩm mỹ của các trường phái nghệ thuật phương Tây và phương Đông. - Đánh giá giá trị, tài năng của các tác giả qua cách sử dụng bút, mực. - Ý niệm, triết lý sống thể hiện qua cách sử dụng bút trong sáng tạo nghệ thuật. - Làm rõ sự ảnh hưởng qua lại của nghệ thuật phương Đông và phương Tây qua cách sử dụng bút. - Đóng góp thêm phương diện lý luận về phương pháp sáng tạo, học tập nghệ thuật cho đồng nghiệp, sinh viên nghệ thuật. 4. Phương pháp nghiên cứu: Tìm kiếm tư liệu, sử dụng thông tin, phân tích, so sánh làm rõ từ những giá trị lịch sử. Thẩm định, đánh giá, xem xét, so sánh tác phẩm của nghệ thuật phương Tây và phương Đông qua phương pháp nghệ thuật học. Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp, so sánh, chắc lọc giá trị tiêu biểu hình thành qua các tác phẩm từ cổ điển đến hiện đại. Minh chứng bằng tác phẩm của tác giả biểu thị sự đánh giá thẩm định, có tính khoa học… v.v. 5. Giá trị khoa học và ý nghĩa của đề tài: Tác giả sẽ đi từ cái chung đến cái riêng lẻ, sau đó tập hợp khái quát trên cơ sở của các luận điểm có tính khoa học, nhận định những giá trị thẩm mỹ hình thành từ cổ đến hiện đại, qua phương pháp sử dụng bút, tạo dựng bộ mặt tác phẩm mang âm hưởng riêng biệt. Hệ thống, nguyên nhân hình thành bút pháp, kỹ thuật, đối tượng miêu tả riêng biệt dưới sự quyết định của cách thể hiện bút trong đời sống sáng tác của họa sĩ phương Tây và phương Đông. Từ đó cho người thưởng ngoạn một cái nhìn sắc bén về tư duy, triếtsáng tạo của từng họa sĩ. Thông qua đề tài, tác giả mong muốn đóng góp một phần về lý luận phương pháp thể hiện bút, làm tiền đề cho giảng dạy nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật, góp thêm tiếng nói trong lĩnh vực mỹ thuật của Việt Nam. 6. Kết cấu của tiểu luận: Tiểu luận gồm có 4 phần: Phần I: Mở đầu, nêu lên phương pháp nghiên cứu, giá trị khoa học và đóng góp của tiểu luận. Phần II: Phần nội dung, làm rõ có tính khoa học, phương pháp so sánh, minh chứng, diễn giải để tìm ra nguyên nhân, bản chất tồn tại của “bút lông tròn” và “bút dẹp” tạo ra quan niệm sáng tạo khác nhau trong vấn đề sử dụng, khai thác đặc trưng của từng loại bút. Từ đó quyết định giá trị thẩm mỹ, giá trị tư tưởng trong tác phẩm. Phần III: Kết luận, đúc kết lại quá trình nghiên cứu tìm ra phương pháp giải quyết hiện tại cho nghệ thuật Việt Nam, và những đóng góp của bản thân trong quá trình nổ lực sáng tạo, nghiên cứu tìm ra bản chất vận động của nghệ thuật. Phần IV: Tài liệu tham khảo và ảnh minh họa. 3 II. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Lịch sử ra đời của ngôn ngữ hội họa ở phương Tây và phương Đông: Lịch sử phát triển của loài người trải qua hàng triệu năm, nhưng từ khi con người nguyên thủy còn sơ khai với nhận thức với thế giới tự nhiên, chữ viết thì ngôn ngữ hội họa ra đời rất sớm. Với những phát hiện gần đây nhất của giới khảo cổ về Châu và Nam Phi Châu (Tanzanic) niên đại biểu hiện đầu tiên của nghệ thuật thời tiền sử được xác định khoảng 50.000 năm cách đây. Nhưng sự xuất hiện chữ viết đầu tiên chỉ 5000 năm ở Ai Cập và Lưỡng Hà. Như vậy loài người biểu đạt ngôn ngữ khá sớm so với chữ viết thể hiện năng lực tái hiện biểu đạt hình tượng, mà ở đó họ đã khắc họa những hình ảnh tồn tại xung quanh cuộc sống hoang dã của con người hiện đại (homosapiens). Mặc dầu những hình vẽ trên các hang động  nhu cầu khác nhau chưa ai khẳng định được những sự biểu hiện ngôn ngữ vẽ sớm hơn của chữ viết mà theo Văn Ngọc “Nhân loại trải qua 45.000 năm! Hiện tượng này đã cho thấy rằng nếu khắc, vẽ là những khả năng gần như bẩm sinh của người hiện đại (honospiens) cách đây 50.000 năm, thì việc sáng tạo ra chữ viết với họ là việc không phải dễ dàng, phải chăng vì ngôn ngữ vẽ không hoàn toàn giống như ngôn ngữ viết, là cả công trình tập thể ngay từ đầu đòi hỏi quy tắc chặt chẽ, phức tạp mà mọi người phải tuân theo, và nhất là nó cần thời gian để kiểm nghiệm và đi đến một sự đồng thuận”. Như vậy khái niệm biểu hiện hội họa đối với người tiền sử là một nhu cầu trong sinh hoạt cuộc sống, như là một năng lực bẩm sinh khi con người  với cuộc sống và tái hiện lại với các hành vi của cuộc sống. Khi họ vẽ những con bò tót trong hang động đòi hỏi họ nhận thức trực giác,  cuộc sống của con bò tót, sau đó hình ảnh đó  vào bộ não của con người hiện đại, làm cho nhu cầu khát vọng biểu đạt hình ảnh đó vào đá vào vách hang… Như những hình ảnh chú bò tót trong hang động Chauvet Andèchè (Pháp) niên đại – 34.000 năm (xen minh họa). Họ khắc họa bố cục , các hình ảnh bò tót tạo thành một bố cục chằng chịt hình vẽ hình trước chồng lên hình sau cho nên, những ý thức  quy tắc bố cục, thẩm mỹmà như một số nhà khảo cổ khẳng định đó là như căng thẳng của người tiền sử. Địa hình cư trú của người tiền sử thường xuất hiện những điểm hoang sơ, sa mạc hẻo lánh, ít người lui tới, “có phải lời lẽ đó là những vùng là các bộ tộc săn bắn sơ khai đã từng đi qua vì nhu cầu sinh tồn”. Những vung Xibêri , và những vùng nhiệt đới nóng ẩm, rừng cây rậm rạp, như Brazil, châu thổ sông Công gô ở Phi châu, hoại vùng Đông Nam Á và ở đó xuất hiện nhiều  trong hang động của người tiền sử… Nhu cầu biểu hiện ngôn ngữ của con người hiện đại ngay buổi ban đầu đã thể hiện. Công cụ sử dụng được thể hiện buổi ban đầu không phải dạng bút vẽ, bảng vẽ như các hoạ sĩ thời Đường, Phục Hưng…mà họ dùng những màu khoáng chất tự nhiên, rồi dùng than vạch lên những hang động nhỏ họ trú ẩn… Chính ngôn ngữ sự biểu hiện đầu tiên của năng lực con người là vạch biểu thị một giá trị nhận thức cuộc sống riêng biệt của ngưòi tiền sử, mà trong giai đoạn thế kỷ 20 có một số hoạ sĩ đã nghiên cứu hình thức biểu hiện đó khai thác trong tác phẩm hội họa. Hành động vẽ của người tiền sử biểu hiện một nội dung tư tưởng triết lý gì ? Liệu chức năng thẩm mỹ là nhu cầu bậc nhất của người tiền sử hay không? Hay là nhu cầu tâm ling tín ngưỡng … 4 Về quan điểm này có nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau, có các nhà khảo cổ cho rằng “Nghệ thuật vị nghệ thuật”, họ cho rằng nghệ thuật của người tiền sử là vì mục đích thẩm mỹ những người đứng đầu chủ thuyết này là Edouand Lantet (1801 – 1871), Edouand Piche (1827 – 1906), Gabnicl de Montiiet (1821 – 1898) và Edouand Catailhae (1845 – 1921). Họ đều thống nhất và cho rằng người hiện đại (homosapiens) có khả năng cảm xúc và có nhu cầu giải trí… Một giả thuyết thứ hai cho rằng hình trên các hang động của người nguyên thủy có một phép màu nào đó lên việc săn bắn cũng như sự sinh con đẻ cái của người phụ nữ, giả thuyết này do Salomon Reinach (1858 – 1932). Một giả thuyết đáng quan tâm và đáng ghi nhận của Goenges – Huquet (1876 – 1965) một nhà tâm lý Tâm lý học, ông ta so sánh các bức vẽ trong hang động là một biểu hiện tương tự như những đứa trẻ con vẽ tranh. Ông ta đưa ra mối quan hệ những ký hiệu cho trẻ con hay người tiền sử vẽ ra không có mục đích, không có nội dung nhất định.Vì nhận định giả thuyết này có nhiều bác bỏ, bởi lẽ các hình thể trong các hang động thể hiện một nhận thức có chiều sâu về tạo hình, biểu hiện sự tìm kiếm sự vật cấu trúc phức tạp, chứ không ngây ngô như trẻ con hay nói cách khác đây là những tác phẩm của những họa sĩ nguyên thủy có tài năng xuất chúng. Luguet cho rằng “sự ham mê sáng tạo của người tiền sử là sự thôi thúc nội tâm”, “biến những hình ảnh ảo trong đầu thành những hình ảnh cụ thể” (xen minh họa). Tuy cuộc tranh luận chưa đến hồi kết thúc các giả thuyết đưa ra vừa có tính chính xác khoa học, và luận điểm của mỗi tác giả, nhưng nhìn chung lại, sự nhận thức chủ thể của bài viết này có cái nhìn riêng, để đánh giá về nghệ thuật tiền sử trên cơ sở suy đoán về góc độ chuyên môn. Tác giả phản bác lại quan điểm của nhóm tác giả cho “Nghệ thuật vị nghệ thuật” của Edouand Lantet… đánh giá và nêu ra những luận điểm hơi quá với góc độ người tiền sử, họ cho rằng “người tiền sử có cảm xúc, có nhu cầu giải trí”. Tác giả thứ hai của Reinach cho rằng xuất phát từ tín ngưỡng, phép màu nào đó lên việc săn bắn cũng lên sự sinh sản của người phụ nữ, và cuối cùng là của nhà tâm lý học Luquet (1876 – 1905) cho rằng nghệ thuật nguyên thủy như là sự biểu hiện của đứa trẻ thơ, và sáng tạo nghệ thuật như là sự thôi thúc nội tâm… Vì nhận định này có phần khách quan và đúng với một số tranh của một số bộ tộc như các mặt người ở hang Đồng Nội của Hòa Bình, Việt Nam là chẳng hạn, nhưng nó không thể đúng với một số tranh hang động tại Chauvet. Andèche (Pháp) người Tây Ban Nha… Bởi tính duy lý, chính xác trong từng chi tiết của hình tượng, chứ không phải là . Đối với nhận thức đánh giá cá nhân, sự biểu hiện  hang động của người tiền sử là một hành động xuất phát khát vọng nội tâm của việc săn bắt hái lượm, bởi công cụ của người nguyên thủy dùng chủ yếu “vạch” bằng nguyên liệu đá, than, và màu khoáng chất khác có sẵn trong những ngày thời tiết khắc nghiệt. Họ không lý giải bản chất của tự nhiên, và hành động thôi thúc vạch ra những hình tượng “bò tót”, “người đi săn” như là sự tái hiện khát vọng thôi thúc của bản thân, đó là hành động biểu hiện điều gì đó trao đổi giữa người này và người khác, và cũng là sự  óc quan sát của từng cá nhân con người hiện đại. Vậy loài người biết thể hiện bức xúc nội tâm cách đây 50.000 năm đồng thời đánh dấu cho sử dụng công cụ vẽ đầu tiên của loài người bằng cách “vạch” trên những hang động được sáng tạo bởi những hình tượng có giá trị đến cuộc sống ngày nay. 3. Các thủ pháp nghệ thuật riêng biệt đặc trưng của hội hoạ phương Đông và phương Tây. 5 Trong sự phát triển của xã hội loài người, lịch sử nghệ thuật cũng có những bức phá, sáng tạo cao theo những mô hình xã hội đặc trưng của từng quốc gia, dân tộc, vùng, miền… Giá trị duy nhất của nghệ thuật đó là yếu tố đặc trưng mang thủ pháp riêng biệt, đặt dấu ấn, phong cách trong sáng tạo, tác phẩm. Ở đó chứa đựng tâm hồn sáng tạo của người nghệ sĩ, biểu hiện được quan niệm xã hội, triết lý sống cá nhân, bản thể của người nghệ sĩ… Sự khác biệt trong quan hệ cộng đồng, lối sống cá nhân, đạo đức luân lý của xã hội, đặt vai trò quan trọng trong kiểu thức sáng tạo của người nghệ sĩ, biểu lộ được hơi thở, triết lý sống tầng thức chiêm nghiệm về không gian vũ trụ,con người. 3.1 Đặc trưng triết lý của phương Đông qua thủ pháp sáng tạo nghệ thuật. Trong suốt quá trình lịch sử, nền nghệ thuật phương Đông đặc biệt là nghệ thuật Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, thể hiện được tầng sâu triết lý về “thiên, địa, nhân” sự huyền ảo trong quan niệm sống, triếtsáng tạo đã tác động đến nghệ thuật phương Đông, làm cho nền nghệ thuật này giàu chất triếtsáng tạo về thời gian, về hư vô giữa cuộc sống trần gian. Mặc dầu sự phát triển nghệ thuật ở phương Đông thiếu tính đồng đều và dẫn đến sự “cưỡng bức văn hóa” của một số nền mỹ thuật lớn như Ấn Độ áp đặt mô thức, quan niệm thẩm mỹ cho một số nước lân cận như Campuchia, Thái Lan, Myanma và dân tộc Chăm ở Việt Nam. Tuy nhiên thành tựu rực rỡ của văn hóa Ấn Độ đã in dấu vết vàng son rực rỡ qua các công trình điêu khắc, kiến trúc như: “Đại Bảo Tháp” (Stupa) Sanchi, Ấn Độ thế kỷ 3 trước CN và “Torana” (Cổng vào) phía Đông thế kỷ thứ 1 trước CN, “Tượng Nữ Dạ Xoa” (Yakshi) thế kỷ thứ 1 trước CN. (minh học H1,H2,H3)… Đó là thành tựu rực rỡ  cho một nền nghệ thuật lấy điêu khắc làm chủ đạo trong việc  lên một tầng thức thẩm mỹ dựa theo ý niệm của tôn giáo tâm linh và huyền thoại. Mặt khác ở Trung Quốc và Nhật Bản, nghệ thuật phát triển rực rỡ vẫn là thể loại tranh “thủy mặc” và tranh khắc gỗ và các dòng tranh mang âm hưởng của các giáo phái “thiền” , cho nên tạo dựng thủ pháp nghệ thuật có tính đặc trưng mang phong cách tiêu biểu. Những họa sĩ đã làm nên tên tuổi vĩ đại cho nghệ thuật Trung Quốc như Thạch Đào – Văn Thủy Minh – Đông . Thời hiện đại gồm có  Thùy - Tề Bạch Thạnh - Từ Bi Hồng – Yeyusnan – LuozhongLi… Nhật Bản tuy về lịch sử hội họa có ảnh hưởng đôi chút về dòng giáo lý của nền nghệ thuật Trung Quốc nhưng càng về sau các nghệ sĩ Nhật Bản đã vạch ra hướng đi mới giàu triết lý, suy tư về dòng đời mà được chứng nghiệm bởi thế giới quan của con người Nhật Bản, chẳng hạn như: SennoRikya – Hon amikoetsu – Kitagada Utamaro – Katsushi Kahokusai – Hasimoto sadehide - , và điều đáng chú ý những tác giả vào thế kỷ 19 của Nhật Bản đã tác động đến nền nghệ thuật của phương Tây, đặc biệt là các họa sĩ Ấn Tượng (Impressionism) như Vincen van gogh, Gaugin – Cozane – Pissanô… tìm ra nguyên lý vận động của màu sắc tương phản dẫn đến sự khai phá ra một cuộc cách mạng nghệ thuật ở phương Tây giữa thế kỷ 19. 3.1.1 Trường phái tả thực (Realistic Style) - tả ý (Impressionistic style) của nghệ thuật thư họa Trung Quốc Nghệ thuật hội họa Trung Hoa trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như đặc trưng hai trường phái tạo lên bộ mặt của hội họa Trung Hoa là tả thực (Realistic style) và tả ý (Impressionistic style). Hai trào lưu nghệ thuật này 6 phát triển mạnh vào thời Tống (960 – 1276). Về sau hai trường phái này phát triển mạnh với những tên tuổi đánh dấu sự vĩ đại nghệ thuật Trung Hoa đó là họa sĩ Thạch Đào và Tề Bạch Thạnh. Thạch Đào khai thác trường phái tả thực đến tuyết đỉnh nhưng đưa tinh thần xúc cảm của thần sáng tạo qua “hình sông thể núi” thoát ra  của đời trước, sự uyển chuyển nhẹ nhàng của cây bút và mực nho, Thạch Đào đã tạo lên trường phái tả thực một nhịp sống mới, làm rạng rỡ nghệ thuật Trung Hoa. Trường phái thứ hai là trường phái tả ý: được họa sĩ Tề Bạch Thạnh đưa lên một tầm cao nghệ thuật. Ông đã uyên chuyển vận bút dưới chất liệu truyền thống của người Trung Hoa, nhưng lựa chọn những đề tài hết sức dân dã, như bông bần, giàn bí, con ong, cái buồm,… con tôm, con cá… tạo thành hình tượng sống động đến tuyệt vời. Tinh thần thư bút của trường phái tả ý chú ý đến thần bút, tả ý từ bố cục và biểu hiện sinh khí của đối tượng trong tranh, làm cho sự vật như được có sự sống trong mặt tranh. Giữa trường phái “tả thực” và “tả ý” của người Trung Hoa có lối vận bút riêng biệt, mặc dầu đều sử dụng cây bút lông vẽ mực nho (màu nước) trên giấy, lụa nhưng quan niệm triếtsáng tạo của mỗi trường phái khác nhau, cái tính hư không của trường phái tả ý vô cùng lớn, chứa đựng thần bút mạnh mẽ. Điều này được gặp ở nghệ thuật Châu Âu giai đoạn TK 19 của các tác giả Vangogh, Cézane … Giữa hai trường phái nghệ thuật của Trung Hoa gọi cho chung ta  công năng về giá trị cái tôi trong sử dụng bút để tạo ra yếu tố thẩm mỹ khác nhau. 3.1.2 Trường phái đặc trưng của nghệ thuật khắc gỗ Nhật Bản: Nền nghệ thuật Nhật Bản (Japanese. Art) “buổi sơ khai họa ánh hương của nền nghệ thuật Trung Hoa” [Từ điển Mĩ Thuật, tr 568]. Theo từ điển Mỹ Việt nền mĩ thuật Nhật Bản trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, qua mỗi thời kỳ biểu thị một giai đoạn văn hóa có giá trị đặc trưng, khắc họa qua những tác phẩm hội họa - kiến trúc và điêu khắc như thời kỳ Tomon (10.000 – 500 tr TL), sản phẩm chủ yếu là gốm có dấu dây  - Thời kỳ Yayoi (300 tr TL – 300 sau TL) thời kỳ này sản xuất được chuông đồng và đồ gốm xinh xắn - Thời kỳ Kofua (300 – 552) - Thời kỳ Asuka (552 – 646) nghệ thuật Phật giáo từ Cao Ly du nhập sang tạo điều kiện rực rỡ trong điêu khắc, kim thêu trên lụa và Hội đoàn họa sĩ được thành lập. Thời kỳ Kamakara (1185 – 1395) “Điêu khắc hội họa trở nên hiện thực một cách mạnh mẽ và cho đến thời kỳ Tokugawahoa Edo (1613 – 1867) tranh in Ukiyo – e miêu tả cuộc sống hằng ngày, có tiền thân là tranh sinh hoạt vẽ các diễn viên tuồng Kabuki và các nghệ giả. Loại tranh này phát triển thành tranh mộc bản và sau 1740 thành tranh in nhiều màu, và trường phái tranh khắc gỗ Nhật Bản phát triển rực rỡ tạo lên nhiều tên tuổi và trường phái như trường phái Ukiyo – e và họa sĩ Utamoto và Hokusai… Những họa sĩ tiêu biểu đó đã đặt dấu ấn mạnh mẽ tạo lên bộ mặt mới cho nền nghệ thuật Nhật Bản mà người phương Tây gọi thời này là phong cách Nhật Bản. Thủ pháp đặc trưng của tranh in Nhật Bản đặt dấu ấn riêng biệt sự kết hợp hài hòa giữa chạm trỗ và in tạo lên giá trị nghệ thuật đặc trưng. Chính giá trị đó tạo lên đời sống thẩm mĩ trong đời sống Nhật Bản giai đoạn TK 16, 17, 18 vô cùng phong phú. Tranh in Nhật Bản ra đời như là cuộc phát minh mới về mặt nghệ thuật của người Nhật bởi lẽ trước khi dòng tranh khắc gỗ của người Nhật ra 7 đời, hầu hết các thủ pháp nghệ thuật khác như tranh vẽ trên lụa, giấy chịu ảnh hưởng của dòng tranh thuỷ mạc Trung Quốc. Người Nhật tự hào về văn hoá do chính mình tạo ra. Điều đó tác động rất mạnh mẽ về quan niệm thẩm mĩ được khắc họa trong tranh. Thủ pháp miêu tả, thể hiện qua tranh khắc Nhật Bản “là sự kết hợp công nghệ, một công trình hợp tác bao gồm người xuất bản, nghệ sĩ, người chạm khắc và người in ấn” [ mỹ thuật  PT tr 226], người họa sĩ thể hiện tác phẩm của mình thông qua nhiều giai đoạn khác nhau. “Người xuất bản đặt họa sĩ làm những bản vẽ bằng mực, đôi khi họa sĩ ghi chú, chỉ định chỗ nào in màu gì. Nhưng thường những người khắc gỗ và người in ấn chọn màu, người khắc gỗ dán những bản vẽ gôc sấp mặt xuống trên một khối gỗ cứng và phủ các hình vẽ bằng dầu để làm cho chúng trong suốt. Sau đó họ bắt đầu công việc khó khăn là sao lại các hình ảnh bằng cách di chuyển gỗ với một con dao sắc. Tiếp theo phần còn lại các giữa dòng sẽ được cắt đi để được những dòng mỏng nổi cao sẽ nhô lên trong khi những vùng trống của bản vẽ thụt vào, lặn xuống. Những bản in từ khối chính này sao lại bản vẽ của họa sĩ” - [ mỹ thuật  PT tr 226]. Một công đoạn thực thi tác phẩm vô cùng phức tạp, để có một tác phẩm trải qua nhiều công đoạn, nhiều chức năng khác nhau có tính liên hoàn “cuối cùng chất lượng của bất kỳ bản in nào cũng tuỳ thuộc vào sự kết hợp những tài khéo của người làm giấy, họa sĩ, người chạm gỗ, và người in ấn” [ mỹ thuật NPT tr 226). Chính lối kỹ thuật phức tạp đòi hỏi sự tổ chức, liên hoàn trong quá trình thể hiện. Các họa sĩ nổi tiếng như Utamano, Hokusai đã dày công khổ luyện để biến những thứ phức tạp tạo ra những tác phẩm có giá trị nghệ thuật riêng biệt… Những tác phẩm “ Sóng thần ở Kanagawa” [hình minh hoạ] thể hiện được quan niệm, triếtsáng tạo của người họa sĩ ở xứ sở động đất, sóng thần và vẻ đẹp sâu lắng của hoa anh đào. Bằng lối sử dụng  về nét mảng hết sức cô động và tinh tế, họa sĩ Hokusai đã sáng tạo lên tác phẩm có giá trị thẩm mỹ và tính tư tưởng vô cùng to lớn, lối bố cục như cấu trúc hình tháp, ngọ sóng lên cao vươn ra những bọt biển như những hung thần dữ tợn “là suối nguồn của bất tử đối lại ngọn núi thiêng làm hậu cách xa xa. Con sóng thần nơi tiền cánh nở tung ra thành vô số những dòng nước li ti, sủi bọt treo lơ lửng trên cao vươn ra như những móng vuốt của mãnh long cuồng nộ làm cho những người dân bên dưới hãi hùng” [ mỹ thuật NPT tr 229]. Hokusai đã đưa tác phẩm của mình đến sự tuyệt đỉnh của thăng hoa trong chiêm ngưỡng nghệ thuật, một sự kết hợp giữa cái hùng vĩ và cái nhỏ bé, giữa hiện thực của thiên nhiên và cái thấp bé của con người xoáy sâu vào trong ngọn sóng thần. Nhưng giá trị vĩ đại mà Hokusai không nhấn chìm con người nhỏ bé vào sóng nước mà sự khắc họa những hình tượng con thuyền  theo dòng sóng để qua những nguy kịch của thiên tai. Phải chăng đó là tuyên ngôn, triết lý sống của con người Nhật Bản, biểu hiện một giá trị sống, một tinh thần không khuất phục giữa hoạn nạn thiên tai. Giá trị nghệ thuật đặc sắc thủ pháp nghệ thuật của nghệ thuật Utamano và Hokusai – Andno Hino Shige và Hasimoto Sudabide không dừng lại ở mảng đề tài có tính đặc trưng của những ngọn sóng thần, các tác giả đã đi sâu vào đời sống xã hội đương thời của mình để phản ánh giá trị cuộc sống, dưới sự khắc chạm hết sức tinh tế: Hokusai bám sát vào những hoạt cảnh lao động có tính cực nhọc của người Nhật , sự mạo hiểm phiêu lưu của bản tính con người Nhật với những tác phẩm “ Đi qua cầu treo” [ hình minh họa H3], “ Nông phu dắt bò trở về”, “ Người đánh cá ở bờ biển”,… Nói tóm lại thủ pháp khắc họa nhân vật của 8 Hokusai mang yếu tố tinh tế, sâu sắc, dí dỏm nhưng rất hào hùng. Ando HinoShige với những tác phẩm đặc trưng về diễn tả con người lao động trong cơn mưa, tạo lên một điểm nhìn sâu sắc, châm biếm mang tính xã hội, tác phẩm “ Cầu Onashi trong mưa”. Qua tác phẩm này tác giả đã thể hiện khoảnh khắc bất chợt của cơn mưa đặc trưng của xứ Edo - vừa lột tả sự cơ cực hiện thực đời sống của người dân, vừa tạo lên sự thơ mộng của phong cảnh Edo. Hàng loạt tác phẩm của thắng cảnh Edo, AndoHinoShige vạch ra một bước tiến mới vĩ đại cho nghệ thuật Nhật Bản. Từ đây người phương Tây gọi nghệ thuật Nhật Bản là Japonisme ( trường phái Nhật Bản). Yếu tố tác động cho nhân loại là rất lớn, các họa sĩ Châu Âu đổ xô nghiên cứu sưu tập tranh “Mộc Bản”, từ giá trị tươi sáng tạo lên tiền đề để bầu trời Châu Âu khai sinh ra trường phái nghệ thuật ấn tượng (impressionism) “phần lớn những nghệ sĩ ấn tượng (impressionism) và hậu ấn tượng (post impressionism) danh tiếng - những nhà sáng lập được thừa nhận của chủ nghĩa hiện đại buổi ban đầu ở phương Tây, đều chịu ảnh hưởng sâu xa của nghệ thuật Nhật Bản” [ những  PT tr 231]. Đứng về nhiều phương diện khác nhau khi đánh giá về giá trị nghệ thuật của tranh “Mộc Bản” có một giá trị nghệ thuật riêng biệt mang tính thời đại. Bằng thủ pháp khắc, in hết sức phức tạp nhưng nghệ thuật “Mộc Bản” đã thổi hồn cuộc sống vào trong mặt giấy giá trị tươi sáng, giàu chất hiện thực đã được các họa sĩ  phản ánh vào nghệ thuật. Điều đó phản ánh tư duy nghệ thuật của người Nhật Bản có một trình độ nghệ thuật bậc cao sau Trung Quốc và Ấn Độ, xứng đáng là một nền nghệ thuật đóng vai trò quan trọng ở phương Đông. 3.2 Đặc trưng trường phái phương Tây qua thủ pháp nghệ thuật: 3.2.1 Nghệ thuật Phục Hưng (Renaissance) Lịch sử phát triển nghệ thuật của phương Tây trải dài suốt chặng đường của lịch sử nhân loại, có nhiều thăng hoa và cách tân trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể tạo ra bảng màu sống động cho bức tranh nghệ thuật của nhân loại. Người Châu Âu biết thưởng thức nghệ thuật từ rất lâu đời. Nền văn hóa La Mã, Hy Lạp đã tạo lên nhiều giai thoại, kiệt tác nghệ thuật xuất chúng của con người. Từ những tác phẩm trang hoàng trong phần mộ Ai Cập cổ đại đến những tác phẩm kinh điển điêu khắc: Nàng Milo, tượng Lacoon đến “chàng trai ném đĩa”, v.v… biểu trưng sức mạnh của dòng nghệ thuật thuần túy chính thống. Một nền văn hóa vàng son của một thời tạo ra nhiều nhà triết học nổi tiếng như Heraclit, Aristop, Platon,… Nền văn hóa huy hoàng đó được tiếp nối mạnh nguồn sáng tạo, tạo ra một thủ pháp đặc trưng “duy lý” về nghệ thuật đó là giai đoạn nghệ thuật “Phục Hưng” (Renaissance). Một cuộc cách mạng văn hóa tạo dựng nhiều tên tuổi có sức ảnh hưởng mọi thời đại như Lê ô na de vince, Miken Lange Lo – Raphacol, Boticheli … Sự hào hùng của cuộc cách mạng văn hóa tạo ảnh hưởng đến giá trị con người, đề cao tính nhân văn trong sáng tạo nghệ thuật, đòi hỏi ở tầng nhận thức, kiến thức lãnh hội giá trị tinh hoa Hi Lạp hết sức lớn của các tên tuổi tiên phong. Thủ pháp nghệ thuật đặc trưng trong giai đoạn này đề cao lột tả bản chất con người nhân hóa tôn giáo, trở thành đề tài quan trọng trong các sáng tác của họa sĩ. Những công trình mang tính khoa học giúp cho nghệ sĩ phương Tây tiếp bước trên triếtsáng tạo vững vàng, đó là việc đưa phối cảnh không gian 9 vào sáng tác hội họa, phân tích giải phẩu cơ thể người làm đạt đến một giá trị chuẩn mực mà trong các trào lưu lịch sử nhân loại chưa từng có được. Từ đây các viện hàn lâm bắt đầu đưa ra những quy chế trong sáng tạo nghệ thuật, cấu trúc tỉ lệ  của cơ thể người và các sự chuẩn mực khác trong sáng tạo nghệ thuật, sự chuyển mình từ không gian hai chiều trong các bích họa nhà thờ (Fresco) chuyển sang tranh tồn tại không gian 3 chiều. Những tác phẩm Nàng Moza của Lê ô na de vince – “Sáng tạo thế giới” của Mikenlange – “Mùa xuân” Botticelli… Sự chuẩn mực từ quy tắc bố cục đến tỉ lệ giải phẩu, ánh sáng, bóng tối trong sáng tạo đã được các họa sĩ phương Tây giai đoạn Phục Hưng khai thác triệt để, tạo ra bút pháp vừa thực vừa hư chưa từng có nghệ thuật nhân loại. Thủ pháp trong nghệ thuật khai thác bằng lối vẽ , chuyển khối, đậm nhạt, tinh vi, trong sáng, phá đi những dấu chuyển động của cây bút mà ở trên bức họa là sự diễn tả quan niệm phản ánh vào đời sống, nhân hóa tôn giáo lên bậc cao. Công năng diễn tả hết sức tinh vi của họa sĩ Phục Hưng (Renaissance) làm cho các tác phẩm đi vào lòng người một cách mạnh mẽ, tác phẩm “Sáng tạo thế giới” là minh chứng cụ thể về tài năng và khả năng diễn đạt ngôn ngữ, nghệ thuật từ quan niệm, kỹ thuật sử dụng bút vẽ (). Thủ pháp nghệ thuật giai đoạn Phục Hưng (Renaissance) như giai đoạn thăng hoa trong lịch sử nghệ thuật nhân loại, đóng góp cho kho tàng nghệ thuật nhân loại những tác phẩm kinh điển bậc nhất. 3.2.2 Nghệ thuật thời đại ấn tượng (Inpressionism) Thế kỷ 19 là thời kỳ Đông Tây hội ngộ, trên diễn đàn nghệ thuật hầu như sự tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau tạo ra cung bậc mới trong đời sống nghệ thuật của nhân loại. Tình hình đặc điểm lịch sử trong giai đoạn này vô cùng phức tạp, các nước phương Tây bắt đầu đang có kế hoạch mở các thuộc địa về Châu Á và Châu Phi, các nước Châu Á đang tiếp nhận và chào đón nền nghệ thuật xa lạ Tây phương vào ngôi nhà của mình, làm cho nghệ thuật có diện mạo mới, có sự thay đổi vô cùng to lớn trong nhận thức thẩm mỹ. Như tôi đã giới thiệu phân tích ở phần nghệ thuật Nhật Bản, đặc biệt là dòng tranh “Mộc Bản” giữa thế kỷ 19 đã tác động đến các họa sĩ ở Pháp, Hà Lan… trong nhận thức thẩm mỹ, đang tìm kiếm sự thay đổi về sáng tạo và thưởng thức. Các họa sĩ ấn tượng và hậu ấn tượng đã bắt gặp những mảng màu sống động, tuyệt sắc trên những bức tranh “Mộc Bản” của Nhật Bản, làm cho các họa sĩ say mê tìm kiếm sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị như : Pisanô, Manet… Họ đã thay đổi bảng màu từ cung màu nóng, trầm, nâu tối chuyển sang những cung màu sáng, có tính sáng tạo trực họa hơi thở cuộc sống thành thị, phố phường tràn ngập vào trong tác phẩm của các họa sĩ, Renoin, . Sự rực rỡ trong sáng về màu sắc, các họa sĩ đã tìm cách khai thác những đề tài có hơi thở giàu cuộc sống mà nghệ sĩ Nhật Bản đã làm. Một giá trị quan trọng trong giai đoạn này các họa sĩ phương Tây đã khai thác công năng của cây bút, ào ạt cảm xúc trên mặt tranh như là sự xuất thần trong diễn đạt nghệ thuật. Điều này chúng ta bắt gặp ở nghệ sĩ Trung Quốc trường phái tả ý, họ  ý sự  và khắc họa nét bút có thần có hồn vào tác phẩm, làm cho các hình tượng trong tranh sống động, có linh hồn. Ở nghệ thuật ấn tượng họ chú ý khai thác cây bút, ánh sáng, hình thể, màu sắc. Các yếu tố đó hoà 10 [...]... các chất li u truyền thống của người Châu Âu, là một loại chất li u tan trong nước, sắc tố kết hợp với một chất pha màu bằng keo được vẽ trên giấy hoặc lụa, đặc biệt là “mực Nho” loại chất li u có tính đặc trưng của người Trung Hoa trong quá trình sáng tác thư họa Sự đơn giản trong sắc tố, chỉ có đen và trắng nhưng chứa đựng cả vũ trụ vào trong mặt tranh; trắng, đen tượng trưng cho âm và dương, “các... của người Trung Hoa Người Trung Hoa vốn là cái nôi sản sinh ra thuốc súng, và giấy đầu tiên trên thế giới, cho nên khả năng tìm kiếm phát minh sáng tạo của người Trung Hoa mang sắc tố riêng biệt và có tầm thời đại cao Trong nghệ thuật, người Trung Hoa sáng tác tác phẩm chủ yếu sử dụng màu nước (water colour) hoặc mực nho Tính chất hóa học của thể loại này cũng rất khác so với các chất li u truyền thống... giá trị nghệ thuật thượng  Trung Hoa tạo ra bởi do như mối quan hệ tương tác trong đó vai trò của việc sử dụng bút và mực trong việc sáng tạo nên một tác phẩm mỹ thuật Người họa sĩ phương Đông trong quá trình sáng tạo tác phẩm điều cốt yếu là phải thể hiện được “thần” trong nét họa “nét bút vừa táo bạo vừa nhẹ nhàng, thường gọi là thần bút Muốn nhận thấy cái “thần” trong chữ viết hay bức họa người... do trong sáng tạo nghệ thuật đúng nghĩa, sự tự do trong sử dụng phương tiện, kỹ thuật, chất li u làm sao chuyển tải được tư duy, triết lý cảm xúc của chính cái tôi của tác giả là một vấn đề Jacson Bolloct là một ví dụ điển hình, trong quá trình thay đổi nhận thức sử dụng công cụ sáng tác, thay đổi sử dụng cọ, bảng vẽ sang  giọt sơn, những típ màu vẽ trực tiếp tạo ra trường phái riêng biệt Vì vậy trong. .. lụa trở thành một mặt hàng đặc trưng của người Trung Hoa được chọn là mặt hàng quý hiếm được sử dụng khắp nơi Chất li u giấy và lụa được sử dụng chính trong quá trình sáng tác nghệ thuật, đặc biệt là một chất li u tạo lên trường phái “thủy mặc của người Trung Hoa Cái quan trọng người Trung Hoa tượng trưng mặt giấy trắng “hư không”, “màu đen đậm nhạt trên tờ giấy trắng tượng trưng cho sự gắn bó của âm... phương Đông tr 69] Trong quá trình tinh chế màu sắc, người Trung Hoa nắm được quy luật lấy cái “hữu hạn” để nói cái “vô hạn” tạo ra những chất li u riêng biệt để quá trình sáng tạo của người họa sĩ thổi hồn vào tấm giấy, tạo lên cái hư không mà đời sống tự nhiên không bao giờ thấy được 11 4.2 Phương pháp sử dụng giấy, lụa làm mặt nền trong sáng tác hội họa Công trình phát minh ra nguyên li u giấy đầu tiên... khẳng định vai trò không thể tách rời nhau giữa bút và mực trong sáng tạo nghệ thuật Trung Hoa 5 Tư tưởng trong hội họa của phương Tây Như trên tôi đã phân tích cái khác nhau về quan niệm sáng tạo và tư tưởng của hội họa phương Đông và phương Tây Chính yếu tố khác biệt đó tạo nên cho quan niệm sử dụng chất li u bút dẫn đến thay đổi nhận thức trong tư tưởng sáng tạo của họa sĩ 13 Lịch sử hình thành nghệ... tiên thuộc về người Trung Hoa cho nên giấy đã đi vào đời sống sinh hoạt và sáng tạo nghệ thuật của người Trung Hoa từ rất sớm Bên cạnh giấy thì người Trung Hoa chọn chất li u lụa (silk) làm nền sáng tác, bởi Trung Quốc nằm trên tuyến đường “tơ lụa”, một con đường buôn bán khắp thế giới Sự giao thương qua lại tác động làm cho lụa trở thành một mặt hàng đặc trưng của người Trung Hoa được chọn là mặt hàng... Đông tr 71] Giá trị bất hủ tạo được trong nghệ thuật phương Đông đó là sự kết hợp, sự nhuần nhuyễn các thần khí ngọn bút, đơn giản của chất li u mà tạo nên cái hư hư, thực thực để lại chiều sâu thẩm trong tác phẩm Một số tác phẩm của họa sĩ Thạch Đào [xem minh hoạ], Tề Bạch Thạnh, Từ Bi Hồng, chúng ta cảm nhận được cái hay, cái sâu thẫm mà chính những yếu tố chất li u tài năng của người họa sĩ phương... thực trong sáng tạo nghệ thuật Người phương Đông khi đặt vấn đề trong sáng tạo họ không đặt vai trò chủ đạo của tác phẩm là hình dạng (Shape) màu sắc (colour) mà chính “cái sự đối ngẫu của trời và đất (âm, dương) đực cái làm cho vạn vật sinh sôi nảy nở dưới sự ảnh hưởng - biến hóa của chúng trong sự sôi động” [Theo Kinh Dịch] Ngược lại người phương Tây xem trọng “màu sắc là cái có khả năng đặt linh . đặc biệt là “mực Nho” loại chất li u có tính đặc trưng của người Trung Hoa trong quá trình sáng tác thư họa. Sự đơn giản trong sắc tố, chỉ có đen và trắng. sử dụng chất li u và công cụ sáng tạo. Về chất li u, màu sắc: Cuộc cách mạng Phục Hưng ( Renaissance) trong giai đoạn sự ra đời của chất li u sơn dầu (oil

Ngày đăng: 18/09/2013, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan