Truyện An Dương Vương.

6 1.6K 3
Truyện An Dương Vương.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiết 11, 12 (Đọc văn) TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG, MỊ CHÂU- TRỌNG THUỶ. A. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS: - Qua phân tích một truyện truyền thuyết cụ thể nắm được đặt trưng chủ yếu của thể loại truyền thuyết: Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng. - Nắm được giá trị và ý nghĩa của truyện ADV và MC- TT: Từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của MC- TT, nhân dân ta muốn nhắc nhở con cháu bài học cảnh giác với âm mưu của kẻ thù. - Rèn luyện thêm kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết. B. Phương tiện dạy học: - SGK, SGV, thiết kế bài giảng. C. Phương pháp giảng dạy: - Giáo viên kết hợp các phương pháp thuyết giảng, phát vấn, thảo luận nhóm. D. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi:Em hãy phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn trong lễ ăn mừng chiến thắng? 3. Giới thiệu bài mới 4. Bài mới: Hoạt động của GV (1) Hoạt động của HS (2) Nội dung cần đạt (3) 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung. Nhắc lại khái niệm truyền thuyết? Nêu đặc điểm của thể loại này? HS tìm hiểu chung về thể loại truyền thuyết. HS suy nghĩ trả lời. I. Giới thiệu chung 1. Thể loại truyền thuyết - Truyền thuyết là truyện kể dân gian, kể về các sự kiện và các nhân vật lịch sử. - Đặc điểm của thể loại truyền thuyết: + Có sự kết hợp giữa yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng thần kì. + Được lưu truyền trong không gian, thời gian lịch sử- văn hoá, trong sinh hoạt và lễ hội, trong tâm thức người Việt. 2. Truyện ADV và MC- T T. - Dấu tích còn lại của thành Cổ Loa gắn liền với truyền thuyết ADV hiện còn ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. - Truyện ADV được trích từ truyện “Rùa vàng” trong Lĩnh Nam chích quái (Lĩnh Nam chích quái có nghĩa là lựa chọn những chuyện quái dị ở Lĩnh Nam, tác phẩm gồm 34 truyện chép lại những chuyện vốn được truyền miệng trong dân gian từ lâu đời). 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. ADV đã xây thành, chế nỏ và HS đọc hiểu văn bản. HS đọc văn bản. HS tóm tắt văn bản. HS suy nghĩ và trả lời II. Đọc hiểu 1. Đọc và tóm tắt. - ADV Xây thành Cổ Loa để bảo vệ đất nước nhưng xây không được. - Được Rùa Vàng giúp đỡ, ADV Xây được thành Cổ Loa và có vũ khí bảo vệ đất nước. - Triệu Đà tiến đánh Âu Lạc nhưng không được nên đã chuyển sang cầu hoà. - Trọng Thuỷ được ADV cho làm rễ ở đất Âu Lạc. - Lợi dụng sự nhẹ dạ của Mị Châu, Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần. - Mất nỏ thần, cha con ADV thua trận. Mất nước, cha phải giết con. 2. Bố cục: Văn bản có thể chia thành 3 phần: - Phần 1: Từ đầu đến “Bèn xin vào”: An Dương Vương xây thành, chế nỏ thần để bảo vệ đất nước. - Phần 2: Tiếp theo đến “Dẫn vua xuống biển”: Cảnh nước mất nhà tan. - Phần 3: (còn lại) Mượn hình ảnh ngọc trai, nước giếng để thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với Mị Châu. 3. Phân tích a. Nhân vật An Dương Vương. - Xây thành, chế nỏ đánh chiến thắng Triệu Đà như thế nào? Tác giả dân gian đánh giá như thgế nào về công lao của ADV? Hình ảnh sứ Thanh Giang và nỏ thần mang ý nghĩa gì? Những sai lầm mà An Dương Vương sau chiến thắng? Kết quả mà nhà vua phải gánh chịu là gì? Chi tiết nhà vua rẽ nước đi xuống biển sâu cho thấy thái độ của nhân dân với ADV như thế nào? HS suy nghĩ và trả lời. HS suy nghĩ và trả lời. HS suy nghĩ và trả lời. thắng Triệu Đà - ADV là vị vua tài giỏi, kiên trì quyết tâm xây thành và bảo vệ đất nước. - ADV được thần Kim Quy giúp đỡ xây thành và có nỏ thần.  Tác giả dân gian ca ngợi công lao của ADV. Việc làm của ADV là việc làm đúng đắn và hợp lòng người nên được thần linh giúp đỡ. Sự giúp đỡ thần kì nhằm lí tưởng hóa việc xây thành. - Bi kịch mất nước. Nguyên nhân: + Sau thành thắng lợi ban đầu An Dương Vương chủ quan khinh địch và mất cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù. + ADV nhận lời cầu hòa. + sau nhận lời cầu hôn, cho TT ở rể trong Loa Thành. + Lơ là trong việc phòng thủ. + Giặc đến chân thành mà vẫn điềm nhiên đánh cờ.  ADV chủ quan cậy mình có nỏ thần nên dẫn đến mất nước. Truyện nêu cao bài học cảnh giác cho con người đời sau. - Kết quả: + Âu Lạc đại bại, nhà vua cùng con gái phi ngựa chạy về phương Nam. + Tiếng thét của thần Kim Quy đã làm nhà vua tình ngộ. ADV rút gươm chém Mị Châu, con gái của mình. Đây là hình phạt đau đớn nhất không chỉ với MC mà còn với bản thân ADV. + ADV cầm sừng tê rẽ nước đi xuống biển sâu.  Theo tác giả dân gian ADV vẫn là người có công lớn trong việc xây dựng đất nước Âu Lạc. Nhân dân đời đời vẫn biết ơn và Sự cả tin của Mị Châu thể hiện ở những chi tiết nào? Nàng bị kết tội là giặc có đúng không? Thái độ của nhân dân với nhân vật này như thế nào? HS suy nghĩ và trả lời. HS thảo luận nhóm và trả lời. kính trọng nhà vua. Trong tình cảm của nhân dân ông vẫn là người bất tử. (Vì ADV đã để mất nước. Trách nhiệm này ông phải gánh chịu. Vì thế nhà vua đi vào cõi bất tử không phải với tư thế bay lên cao đẹp như nhưng anh hùng khác). 2. Nhân vật Mị Châu - Xinh đẹp, ngây thơ - Cả tin đến mức mù quáng: + Tự tiện sử dụng bí mật quốc gia. + Ngây thơ, vô tình chỉ đường cho giặc truy đuổi cha mình.  Xét về tình riêng, MC là người sống tròn đạo nghĩa (Lấy chồng phải theo chồng). Xét trong mối quan hệ trách nhiệm với đất nước, MC là người có tội. Nàng bị kết tội là giặc là đúng và bị trừng phạt là đích đáng. Nàng phải trả giá cho hành động ngây thơ, cả tin của mình.  Mị Châu thật đáng thương. Những sai lầm của nàng do vô tình không phải do cố ý.  Sự hoá thân của Mị Châu: máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được hoá thành ngọc trai, xác hoá thành ngọc thạch. Nỗi oan của nàng đã được hoá giải. Nhân dân đã tha thứ cho lỗi lầm của nàng. 3. Nhân vật Trọng Thuỷ - Ban đầu, Trọng Thuỷ đóng vai trò của một tên gián điệp theo lệnh vua cha sang làm rể Âu Lạc để điều tra bí mật về nỏ thần. - Trong thời gian sống với Mị Châu, TT đã thương yêu MC Em hãy nêu nhận xét , đánh giá về nhân vật Trọng Thuỷ? Hình ảnh ngọc trai- giếng nước có ý nghĩa gì? HS thảo luận và trình bày ý kiến. HS suy nghĩ trả lời. (Câu nói của Trọng Thuỷ với MC trước lúc chia tay thể hiện sự chân thành của Trọng Thuỷ đối với MC). - Để hoàn thành nhiệm vụ cha giao phó, Trọng Thuỷ đã phải đánh đổi cả hạnh phúc của mình.  Trọng Thuỷ là con người chứa nhiều mâu thuẫn. Xét về nghĩa vụ đối với vua cha, TT đã hoàn thành trách nhiệm. Xét về đạo nghĩa vợ chồng, TT là một kẻ bạc tình. Cái chết của Trọng Thuỷ cho thấy sự bế tắc của y. Bi kịch của Trọng Thuỷ là bi kịch của một nạn nhân trong một âm mưu chính trị thâm độc. TT là nạn nhân của chính cha mình. Hình ảnh Ngọc trai - Giếng nước thể hiện sự bao dung của nhân dân đối với Mị Châu. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết. GV Chốt lại vấn đề. GV cho HS tự tổng kết về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. HS tổng kết bài học. III. Tổng kết 1. Nội dung - Truyền thuyết lí giải về nguyên do mất nước của Âu Lạc và đưa ra những bài học giữ nước sâu sắc 2. Nghệ thuật - Sử dụng yếu tố thần kì làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. - Xây dựng được những hình ảnh giàu giá trị thẩm mĩ, có sức sống lâu bền. 5. Củng cố: HS cần ghi nhớ: Hai nội dung chính của truyền thuyết ADV, MC- TT - Bi kịch nước mất, nhà tan. - Bi kịch tình yêu.  Qua nỗi đau mà con người chịu đựng trong các bi kịch đó, truyện nêu cao bài học cảnh giác cho con người đời sau. 6. Dặn dò: 7. Rút kinh nghiệm: . thgế nào về công lao của ADV? Hình ảnh sứ Thanh Giang và nỏ thần mang ý nghĩa gì? Những sai lầm mà An Dương Vương sau chiến thắng? Kết quả mà nhà vua phải. giả dân gian đối với Mị Châu. 3. Phân tích a. Nhân vật An Dương Vương. - Xây thành, chế nỏ đánh chiến thắng Triệu Đà như thế nào? Tác giả dân gian đánh

Ngày đăng: 18/09/2013, 13:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan