Đồng khởi Hòa Thịnh 2

5 515 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đồng khởi Hòa Thịnh 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hòa Thịnh là vùng đất nằm ở cực Tây – Nam huyện Tuy Hòa (nay là huyện Tây Hòa) có lịch sử hình thành và phát triển rất sớm ở tỉnh Phú Yên. Phía Nam của xã Hòa Thịnh dựa lưng vào Hòn Vọng Phu, một nhánh núi tách từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, chạy xuống phía Đông đến Đèøo Cả – Vũng Rô. Đây là một địa bàn chiến lược rất quan trọng của quân và dân huyện Tuy Hòa suốt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước Hòa Thịnh là một trong những xã trọng điểm của huyện Tuy Hòa mà địch tập trung lực lượng, dùng mọi thủ đoạn để đàn áp khủng bố phong trào cách mạng. Chúng bắt bớ thủ tiêu hàng loạt cán bộ kháng chiến, những người yêu nước … gây nên nhiều cảnh tang thương. Nhưng đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân Hòa Thịnh đã anh dũng vượt qua mọi sự hi sinh thử thách, nhận rõ hơn bộ mặt của kẻ thù, liên tục đấu tranh chống lại những hành động khủng bố, chống lại sự cướp đoạt ruộng đất, vạch mặt kẻ thù phản bội Hiệp định Giơ – ne – vơ. Do đó, cuối năm 1959, tình hình đấu tranh cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hòa Thịnh phát triển mạnh, làm cho bọn tề ngụy ở địa phương hoang mang, dao động, bị động đối phó. Khi Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ra đời (tháng 10- 1959), như một luồng gió mới đầy sinh khí thổi vào phong trào đấu tranh cách mạng của Phú Yên nói chung, của Hòa Thịnh nói riêng. Nghị quyết 15 đã mở đường cho cách mạng miền Nam phát triển lên một bước mới. Nghị quyết chỉ rõ con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là “sử dụng bạo lực cách mạng đấu tranh chống lại bạo lực phản cách mạng”, “khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng sức mạnh chính trị của quần chúng là chủ yếu và kết hợp với lực lượng vũ trang”. Cuối năm 1959, tại căn cứ Hòa Thịnh, Thường vụ Huyện ủy Tuy Hòa đã tổ chức Hội nghị cán bộ mở rộng để học tập Nghị quyết 15. Sau Hội nghị, Huyện ủy Tuy Hòa quyết định chọn Hòa Thịnh làm trọng điểm đột phá, phát động phong trào đồng khởi trong toàn huyện. 2. Để chuẩn bị cho cuộc đồng khởi, chi bộ đảng và nhân dân Hòa Thịnh đã khẩn trương tiến hành đẩy mạnh công tác rút thanh niên đưa ra vùng căn cứ, tổ chức một đợt vận động sâu rộng đến từng gia đình, từng người dân trong xã (và các xã lân cận); đồng thời đưa cơ sở nội tuyến bắt mối, vận động, lôi kéo lực lượng dân vệ, phân hóa cao độ kẻ thù. Đêm 22 – 12 – 1960, đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân cùng 15 chiến sĩ lực lượng vũ trang của huyện (được trang bị 4 súng tiểu liên, 1 carbin, 6 súng ngắn) với khoảng 30 cán bộ huyện, xã … vừa tấn công, vừa nổi dậy, nhanh chóng giành quyền làm chủ tại xã Hòa Thịnh. Lực lượng quần chúng trong xã (có đảng viên hợp pháp và cơ sở nòng cốt lãnh đạo) nổi dậy mang theo đèn đuốc, gậy gộc, dây thừng … tuần hành; phối hợp với lực lượng vũ trang truy bắt bọn tề ngụy. Tại buổi mit ting, cách mạng đã đưa một số tên ác ôn ra cảnh cáo trước nhân dân. Bọn chúng run sợ nhận tội và xin cách mạng và nhân dân khoan hồng, chúng giao nộp vũ khí, tài liệu và hứa sẽ từ bỏ hành động phản cách mạng, sống cuộc sống lương thiện. Trong buổi mit ting, có 64 thanh niên xung phong thoát li ra vùng căn cứ tham gia lực lượng vũ trang cách mạng. Tiếp theo đồng khởi Hòa Thịnh, các xã Hòa Mỹ, Hòa Đồng, Hòa Phong, Hòa Tân, Hòa Hiệp … đồng loạt nổi dậy diệt ác phá kèm giành quyền làm chủ, hàng ngàn thanh niên hăng hái lên đường tham gia lực lượng vũ trang … mở ra một thời kì mới, thời kì nổi dậy khởi nghĩa từng phần, giành quyền làm chủ, mở rộng vùng giải phóng. 3. Thắng lợi của đồng khởi Hòa Thịnh, trước hết là thắng lợi của việc phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, trên cơ sở đường lối lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng là động lực cơ bản có sức cuốn hút mạnh mẽ và tập hợp lực lượng rộng lớn - vì sự đúng đắn và tính chính nghĩa; “lấy đại nghĩa thắng hung tàn” - tạo nên khối đoàn kết thống nhất toàn dân xã Hòa thịnh và các xã lân cận tham gia phong trào đồng khởi. Tuy nhiên, để trong một thời gian ngắn phải nhanh chóng tập hợp một đông đảo lực lượng quần chúng và lôi kéo đại đa số ngụy quân, ngụy quyền đứng về phe cách mạng, tổ chức và phát huy sức mạnh của toàn dân Hòa Thịnh trong phong trào đồng khởi, cần phải làm cho toàn thể cán bộ và nhân dân Hòa Thịnh cũng như các xã lân cận hiểu rõ và kiên định mục tiêu đồng khởi, cùng nhau chung sức đem của cải, sinh lực, trí tuệ và cả tính mạng để đạt cho kỳ được mục tiêu của cuộc đồng khởi. Sự lãnh đạo của Huyện ủy Tuy Hòa thông qua các hoạt động tuyên truyền, giải thích, giáo dục, vận động … liên tục và sâu rộng, làm cho các tầng lớp nhân dân, kể cả lực lượng ngụy quân, ngụy quyền, là những người đã có lúc lầm đường theo địch, hiểu rõ tính chất chính nghĩa và mục tiêu cao cả của cuộc kháng chiến nói chung, phong trào đồng khởi nói riêng, khơi dậy lòng yêu nước “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, động viên tinh thần tự nguyện tự giác đứng vào hàng ngũ, trực tiếp tham gia hoặc ủng hộ phong trào đồng khởi, phong trào kháng chiến. Do đó, nhân dân đã ý thức một cách hết sức đầy đủ và rõ ràng về phong trào đồng khởi, về cuộc kháng chiến; và dù phải chiến đấu gian khổ, phải trải qua nhiều hi sinh mất mát, nhưng lòng trung kiên, tận tụy vì dân vì nước của cán bộ, đảng viên, nhờ công tác giáo dục, vận động sâu rộng, phong trào đồng khởi Hòa Thịnh đã được các tầng lớp nhân dân trong xã và cả huyện Tuy Hòa hưởng ứng sôi nổi. Nghiên cứu lịch sử phát triển của Đảng bộ huyện Tuy Hòa những năm kháng chiến, nhất là trong quá trình lãnh đạo phong trào đồng khởi ở huyện Tuy Hòa nói chung, điểm đột phá là phong trào đồng khởiHòa Thịnh, nói riêng, Đảng bộ huyện đã kiện định mục tiêu, kiên trì giáo dục, thuyết phục nhân dân, kiên quyết đấu tranh khắc phục những biểu hiện sai trái , nhằm thống nhất ý chí, tư tưởng và hành động trong nội bộ, xiết chặt đội ngũ trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Mặt khác, trong quá trình vận động tiến tới đồng khởi, tiến hành đồng khởi, và sau đồng khởi, Đảng bộ huyện cũng như chi bộ đảng xã Hòa Thịnh đã có chính sách, hình thức tập hợp lực lượng thích hợp với từng đối tượng, phân hóa hàng ngũ địch; vận dụng lực lượng và sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân nhanh chóng giành chính quyền, phát huy sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Đồng khởi Hòa Thịnh còn để lại cho chúng ta một bài học hết sức quý báu là trong quá trình lãnh đạo phong trào đồng khởi Hòa Thịnh, Đảng bộ huyện Tuy Hòa đã nắm vững chân lí “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, kế thừa truyền thống trăm họ đoàn kết chống ngoại xâm của dân tộc ta dựa vào tinh thần quật khởi và bài học thành công của nhân dân Tuy Hòa trong Cách mạng Tháng Tám và chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là nhân tố quyết định, tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân. Nhờ vậy, mà chúng ta thấy trong phong trào đồng khởi Hòa Thịnh có sự xuất hiện đông đảo các tầng lớp nhân dân, như: lực lượng thanh niên, nông dân, phụ nữ, thiếu nhi, cụ già… kể cả binh lính ngụy. Thực hiện Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, tinh thần chỉ đạo phong trào đồng khởi Hòa Thịnh đã thể hiện sâu sắc quan điểm cơ bản: cứu nước là sự nghiệp của toàn dân, bao nhiêu lực lượng là ở nơi dân. Tin dân, dựa vào dân, Đảng bộ huyện Tuy Hòa đã kiên quyết phát động, tổ chức và không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để tiến hành và đẩy mạnh phong trào đồng khởi. Rõ ràng, từ năm 1954 đến năm 1959 phong trào cách mạng của miền Nam nói chung, ở Tuy Hòa nói riêng đã trải qua những thử thách cực kì nghiêm trọng, kẻ thù tàn sát đẫm máu, phong trào cách mạng đi vào thế thoái trào, nhân dân Tuy Hòa phải đấu tranh trong tư thế “tay không tấc sắt”, đấu tranh chính trị đơn thuần, chưa xây dựng được lực lượng vũ trang; do đó trong phong trào đồng khởi Hòa Thịnh đã thể hiện rất sinh động phong trào toàn dân đánh giặc; không phân biệt trẻ, già, trái gái, tôn giáo … đều tham gia đồng khởi. Phong trào đồng khởi Hòa Thịnh còn là sự kiện có ý nghĩa chào mừng ngày Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời trước đó 2 ngày, ngày 20 - 12-1960. Hòa Thịnh cũng là nơi địch đã từng đưa Luật sư Nguyễn Hữu Thọ về quản thúc ở đây, sau đó chuyển lên Củng Sơn và về thành phố Tuy Hòa; Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức giải thoát đưa lên căn cứ, làm làm Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Sở dĩ, Đảng bộ huyện Tuy Hòa thành công trong việc vân động nhân dân tham gia đồng khởi là vì cán bộ ở cơ sở cũng như cán bộ lãnh đạo các cấp trong huyện đã thực sự am hiểu tình hình ở cơ sở, am hiểu đời sống và nỗi khổ của cộng đồng dân cư, có một năng lực đồng cảm, hòa mình vào đời sống của dân và được dân yêu mến, tin cậy. Quan trọng nhất vẫn là sự thành thật, chân thành và khiêm tốn đối với dân. Đó là cơ sở để dân tin. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: “phải thật thà nhúng tay vào việc”, “phải bàn bạc với dân, học ý kiến và kinh nghiệm của dân”, “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm …”[1] Kinh nghiệm lịch sử còn cho thấy nếu cán bộ, đảng viên có tinh thần trách nhiệm cao, bám sát cơ sở, tận tình với cơ sở, có phong cách hành động thiết thực, dân chủ, cán bộ đến với dân như người trong cuộc thì việc tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục dân chúng mang lại hiệu quả cao. Thiết nghĩ, bài học này đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong việc khắc phục sự xa dân, xa cách thực tiễn, quan liêu, hành chính hóa của một số cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền và các đoàn thể của ta hiện nay. 4. Ngày nay, sau gần nửa thế kỉ nhìn lại phong trào đồng khởi Hòa Thịnh chúng ta rất tự hào về ý chí và tinh thần tiến công cách mạng của nhân dân xã Hòa Thịnh và Đảng bộ nhân dân huyện Tuy Hòa. Những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu về thắng lợi của phong trào đồng khởi Hòa Thịnh vẫn còn có ý nghĩa sâu sắc về sự tăng cường đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp đổi mới. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm số một là trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Phê phán tệ quan liêu, mệnh lệnh xa rời quần chúng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, làm suy yếu sức mạnh của Đảng. Tư tưởng đại đoàn kết còn được thể hiện trong các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế – xã hội, đối ngoại. Về chính trị, Đảng ta chủ trương phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động và củng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Về kinh tế, ngay từ năm 1986, tại Đại hội VI của Đảng, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phành phần, phát huy sức mạnh của tất cả các giai tầng trong xã hội trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây chính là điểm mới, điểm đột phá trong tư duy của Đảng ta trong việc đề ra đường lối đổi mới. Về chính sách xã hội, Đảng ta chú trọng “chính sách giai cấp và chính sách dân tộc”, coi đó là “bộ phận trọng yếu trong chính sách xã hội”[2], nhấn mạnh yếu tố con người, coi việc phát huy yếu tố con người là mục đích cao nhất của mọi hoạt động. Về đối ngoại, Đảng ta chỉ rõ phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. Rõ ràng trong sự nghiệp đổi mới Đảng ta đã kế thừa và nâng cao những bài học kinh nghiệm quý báu trong cuộc kháng chiến. Thắng lợi của phong trào đồng khởi Hòa Thịnh cũng góp phần bổ sung, hoàn thiện những bài học kinh nghiệm quý báu đó: - Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. - Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng nguyện vọng, lợi ích thiết thực của nhân dân. - Các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng. - Công tác dân vận là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Kỉ niệm 45 năm ngày chiến thắng đồng khởi Hòa Thịnh để tự hào về quá khứ hào hùng của các thế hệ cách mạng đi trước là một việc làm cần thiết; song từ kinh nghiệm lịch sử để soi rọi, phấn đấu, vươn mình trong tương lai, đưa sự nghiệp đổi mới, CNH – HĐH của quê hương, đất nước phát triển là một công việc hết sức ý nghĩa. . lực lượng vũ trang cách mạng. Tiếp theo đồng khởi Hòa Thịnh, các xã Hòa Mỹ, Hòa Đồng, Hòa Phong, Hòa Tân, Hòa Hiệp … đồng loạt nổi dậy diệt ác phá kèm giành. Đồng khởi Hòa Thịnh còn để lại cho chúng ta một bài học hết sức quý báu là trong quá trình lãnh đạo phong trào đồng khởi Hòa Thịnh, Đảng bộ huyện Tuy Hòa

Ngày đăng: 18/09/2013, 02:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan