Xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ –thực trạng và giải pháp.doc.doc

37 283 0
Xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ –thực trạng và giải pháp.doc.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ –thực trạng và giải pháp.

LỜI MỞ ĐẦUKể từ sau Đại hội đảng lần thứ 6 năm 1986 , Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước . Đây là bước mở đầu cho kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới . Do đó việc tìm ra các giải pháp cụ thể cho sự phát triển của các ngành kinh tế của Việt Nam nói chung ngành thuỷ sản nói riêng là một yêu cầu rất quan trọng . Trước năm 1980 , ngành thuỷ sản về cơ bản vẫn là một ngành kinh tế tự cấp tự túc thiên về khai thác những tiềm năng sẵn có của thiên nhiên nhiên theo kiểu “hái lượm”: Cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung kéo dài , tiêu thụ theo cách giao nộp sản phẩm đã khiến chúng ta đánh giá thành tích theo tấn tạ bất kể giá trị , tiêu diệt tính hàng hoá của sản phẩm. Điều đó đã dẫn tới sự suy kiệt các động lực thúc đẩy xuất khẩu, đưa ngành đến bờ vực suy thoái vào cuối những năm 70 .Từ năm 1980 đến nay , được mở đầu bằng chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu thử nghiệm cơ chế “tự cân đối , tự trang trải” mà thực chất là chú trọng nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm làm , tạo ra nhằm tạo nguồn đầu tư để tái sản xuất mở rộng đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển . Ngành thuỷ sản có thể coi là một ngành tiên phong trong quá trình đổi mới , chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam . Trong quá trình đó , từ những nghề sản xuất nhỏ bé ngành đã có vị trí xứng đáng đến năm 1993 đã được Đảng Nhà nước chính thức xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước . Qua 20 năm phát triển , tổng sản lượng của ngành đã tăng gấp 3 lần , giá trị kim nghạch xuất khẩu tăng 87 lần .Xuất khẩu thuỷ sản nói chung , xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ nói riêng , là một trong những hoạt động quan trọng của đất nước ngành thuỷ sản . Để góp phần giúp ngành thuỷ sản ngày càng phát triển , vươn xa ra các nước trên thế giới , bài tiểu luận này xin đề cập đến Xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ –thực trạng giải pháp . PHẦN I KHÁI NIỆM VỀ XUẤT KHẨU I – KHÁI NIỆM-Ý NGHĨA CỦA XUẤT KHẨU1 1-Khái niệmXuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất , nó phản ánh quan hệ thương mại , buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực thế giới . Cùng với hình thức kinh doanh nhập khẩu , hình thức kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia , nó là “chiếc chìa khoá” mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia , tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nước khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế . Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là một hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp . Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt độnh kinh doanh của mình . Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau : Xuất khẩu hành hoá hữu hình , hàng hoá vô hình (dịch vụ) ; xuất khẩu trực tiếp do chính các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đảm nhận ; xuất khẩu gián tiếp (hay uỷ thác) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh , tổ chức kinh doanh trung gian đảm nhận . Gắn liền với xuất khẩu hàng hoá hữu hình , ngày nay xuất khẩu dịch vụ rất phát triển. 2 – Ý nghĩa của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân- Xuất khẩu khai thác hiệu quả lợi thế tuỵêt đối , lợi thế tương đối của đất nước kích thích các ngành kinh tế phát triển , góp phần tăng tích luỹ vốn , mở rộng sản xuất , tăng thu nhập cho nền kinh tế , cải thiện từng bước đời sống nhân dân . - Xuất khẩu góp phần không nhỏ vào giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đồng thời tác động tích cực đến trình độ tay nghề cũng như nhận thức về công việc của công nhân làm hàng xuất khẩu . - Xuất khẩu cho phép tập trung năng lực sản xuất cho những mặt hàng truyền thống được thế giới ưa chuộng hay những mặt hàng tận dụng được những nguyên liệu có sẵn trong nước hay nước khác không làm được hoặc làm được nhưng giá thành cao .- Thông qua hoạt động xuất khẩu đã thúc đẩy phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước nhất là với các nước trong khu vực Đông Nam Á , nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường Quốc tế . 2 3 – Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá Rủi ro về mặt chính trị : Vì xuất khẩu hàng hoá là quan hệ giao dịch giữa các bên có quốc tịch khác nhau , có thể chế chính trị khác nhau nên khi xảy ra chiến tranh , đảo chính , bạo loạn . thì sẽ bị cấm vận . Lúc này các tài khoản của nhà nước cá nhân đều bị phong toả . Rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng : Có thể vì đình công , thiên tai làm cho khả năng thực hiện hợp đồng gặp khó khăn dù đã ký hợp đồng nhưng không có khả năng nhận hàng . Rủi ro trong vận chuyển : việc vận chuyển hàng hoá từ quốc gia này sang quốc gia khác thưc hiện bằng phương tiện đường bộ , đường sắt , đường thuỷ , đường hàng không . Trong quá trình vận chuyển có thể bị thiên tai làm hư hỏng hàng hoá hoặc có thể bị tai nạn . Rủi ro trong thanh toán : vì đồng tiền sử dụng trong hợp đồng xuất khẩu có thể bị biến động về tỷ giá hối đoái làm thiệt hại cho nhà xuất khẩu . 4 – Thuận lợi đối với Việt Nam Trong thời gian qua , nhất là trong năm 2000 kim nghạch xuất khẩu đạt gần14,5 tỷ USD , tăng 25% so với xuất khẩu cả năm 1999 , tăng hơn 2,9 tỷ USD về số tuyệt đối . Kim nghạch xuất khẩu trung bình tháng trong năm 2000 là 1,2 tỷ USD , trong khi đó mức tăng của năm 1999 là 0,96 tỷ USD mức xuất khẩu tính theo đầu người là 186 USD vượt qua mức trung bình của các nước có nền ngoại thương đang phát triển theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc . Cũng như năm 1999 trước đó , động lực chính cho mức tăng trưởng cao của hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2000 vừa qua ngoài sự lên giá mạnh của dầu thô còn là sự tiếp tục phục hồi nhanh chóng của các nền kinh tế trong khu vực , đây cũng là bạn hàng chính của các doanh nghiệp Việt Nam , qua đó tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam . Như vậy , chúng ta đạt được kết quả to lớn đó , mà nguyên nhân quan trọng đó là : Do chúng ta biết tận dụng những tiềm năng sẵn có của mình trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh . Trước hết phải kể đến lợi thế về khí hậu , đất đai , nguồn nước , về vị trí địa lý , hải cảng . 3 Hơn nữa , do thuận lợi về điều kiện sản xuất cũng như nguồn nhân lực dồi dào nên giá thành một số sản phẩm của chúng ta thấp , điều này sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh cho mặt hàng nông thuỷ sản của nước ta trên thị trường thế giới . 5 – Khó khăn đối với Việt NamHàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đã gặp không ít các khó khăn cần được khắc phục giải quyết đó là : Chất lượng hàng xuất khẩu của ta còn kém , nhất là trong khâu chế biến chưa được đầu tư thích đáng , chỉ mới qua khâu sơ chế . Do đó , chất lượng hàng nông thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta còn kém về sức cạnh tranh , chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới . Trừ một số mặt hàng nông sản xuất khẩu có nhiều tiến bộ như : gạo , chè , cà phê . còn nói chung sản phẩm nông sản của Việt Nam vẫn đang trong tình trạng chất lượng thấp . Như lúa tạp , dù giá đã giảm tới mức thấp nhất mà vẫn ế thừa không tiêu thụ được , điều đó khẳng định việc tăng sản lượng không đi đôi với chất lượng dẫn đến hiệu quả không cao . Do chất lượng hàng xuất khẩu còn hạn chế , dẫn đến giá hàng xuất khẩu của Việt Nam còn thua xa so với mặt hàng cùng loại trên thị trường thế giới .Trong điều kiện như vậy , yêu cầu nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu là một vấn đề bức bách . Mặt khác, chúng ta chưa thiết lập được hệ thống thị trường ổn định với mạng lưới khách hàng đáng tin cậy . Cho đến nay , phương thức xuất khẩu qua trung gian vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn , mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng để tăng cường xuất khẩu trực tiếp. Hơn nữa , vấn đề thông tin về thị trường nông sản thế giới phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng như phục vụ cho nhu cầu về công tác quản lý xuất khẩu công tác nghiên cứu , nhìn chung còn quá ít ỏi ; chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đòi hỏi . Trong khi đó , hoạt động xuất khẩu đòi hỏi phải có thông tin sâu rộng vế thị trường để theo dõi kịp thời về diễn biến cung cầu giá cả trên thị trường thế giới . Do nghiên cứu thị trường còn hạn chế , chưa có những thông tin cần đủ nên chưa nắm bắt được những cơ hội ứng xử kịp thời những diễn biến của thị trường .Về quản lý xuất khẩu : Còn có những hạn chế nhất định , không dự đoán đúng số lượng sản phẩm sản xuất ra nên việc cấp hạn nghạch xuất khẩu chưa sát với thực tế , khi cấp được giấy phép xuất khẩu lại gặp nhiều khó khăn về thị trường giá cả . Do đó , lợi nhuận xuất khẩu bị 4 thua thiệt nhiều . Chính khâu điều hành xuất khẩu này , không phù hợp , nhịp nhàng ăn khớp , không nắm bắt đầy đủ thông tin thị trường để điều chỉnh , cấp giấy phép không kịp thời đúng lúc nên ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu .Về mặt nghiệp vụ xuất khẩu : vẫn còn nhiều hạn chế như chưa am hiểu thị trường , thương nhân , thông lệ Quốc tế . dẫn đến tình trạng các doanh nhiệp xuất khẩu của Việt Nam nhiều khi còn phải chịu thiệt thòi về giá cả.II – MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU1- Tín dụng xuất khẩu Nhà nước hoặc tư nhân dành cho nước ngoài những khoản tín dụng để mua hàng của nước mình hay can thiệp vào lĩnh vực tín dụng mà còn tạo ra những điều kiện tín dụng xuất khẩu ưu đãi hơn so với những điều kiện tín dụng ở trong nước . Điều đó làm tăng khả năng xuất khẩu . Trong những năm gần đây tín dụng xuất khẩu thường phát triển theo những hướng sau : Quy mô tín dụng ngày càng tăng ;Tăng quy mô tín dụng xuất khẩu của nhà nước ; Tăng những tín dụng dài hạn trung hạn ;Tăng cấp tín dụng trực tiếp cho nhà xuất khẩu nước ngoài ( không thông qua ngân hàng tín dụng ) ;Giảm bớt phần tín dụng xuất khẩu của nhà xuất khẩu; 2 – Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu Nhà nước đảm bảo sẽ gánh vác mọi rủi ro xảy ra đối với khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu nước mình dành cho nhà xuất khẩu nước ngoài . Có 2 loại rủi ro xảy ra đối với khoản tín dụng :Rủi ro kinh tế : Khả năng tài chính của người mua không đủ để thanh toán tín dụng ;Rủi ro chính trị : Những sự kiện xảy ra ngoài khả năng tài chính khiến cho người mua không thể thanh toấn được khoản tín dụng .5 Bảo đảm tín dụng xuất khẩu khiến cho nhà xuất khẩu yên tâm mở rộng sản xuất . Hiện nay tín dụng xuất khẩu được thực hiện với thời hạn 5 – 7 năm . Để nhà xuất khẩu quan tâm đến viêc thu tiền của người mua , Nhà nước không đảm bảo hoàn toàn mà chỉ một phần nhất định khoảng 80 – 90 % của khoản tín dụng . 3 – Trợ cấp xuất khẩu Đó là những ưu đãi về tài chính mà Nhà nước dành cho nhà xuất khẩu khi họ xuất khẩu được hàng hoá ra thị trường nước ngoài . Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là làm tăng thu nhập của nhà xuất khẩu , nâng cao năng lực cạnh tranh thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài .Trợ cấp xuất khẩu có thể thực hiện dưới hình thức trực tiếp như tiền thưởng xuất khẩu , áp dụng tỷ giá khuyến khích đối với ngoại tệ thu được do xuất khẩu . hoặc dưới hình thức gián tiếp như dùng ngân sách nhà nước để tuyên truyền quảng cáo , giúp đỡ về kỹ thuật, tạo điều kiện cho các giao dịch xuất khẩu . 6 PHẦN IITỔNG QUAN VỀ THUỶ SẢN VIỆT NAMI – Vai trò của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu thuỷ sản đối với Việt Nam Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam , có giá trị ngoại tệ xuất khẩu đứng hàng thứ tư trong các ngành kinh tế quốc dân ( sau dầu , gạo , hàng may mặc ) trước năm 2001và đã vươn lên hàng thứ ba vào năm 2001 . Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại . Thực phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho sự phát triển của con người. Không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng dân cư đặc biệt ở những vùng nông thôn ven biển . ở Việt Nam , nghề khai thác nuôi trồng thuỷ sản cung cấp công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 1,1 triệu người , tương ứng với 2,9 % lực lượng lao động có công ăn việc làm . Thuỷ sản cũng có những đóng góp đáng kể cho sự khởi động tăng trưởng kinh tế nói chung của nhiều nước . Không những là nguồn thực phẩm , thuỷ sản còn là nguồn thu nhập trực tiếp gián tiếp cho một bộ phận dân cư làm nghề khai thác , nuôi trồng , chế biến tiêu thụ cũng như các ngành dịch vụ cho nghề cá như : Cảng , bến , đóng sửa tàu thuyền , sản xuất nước đá , cung cấp dầu nhớt, cung cấp các thiết bị nuôi , cung cấp bao bì . sản xuất hàng tiêu dùng cho ngư dân . Theo ước tính có tới 150 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào ngành thuỷ sản .Đồ trang sức được làm từ ngọc trai rất được ưa truộng trên thế giới với giá trị cũng rất cao . Thậm chí từ những con ốc nhỏ người ta cũng có thể làm ra những món hàng độc đáo ngộ nghĩnh thu hút sự quan tâm của mọi người .Thuỷ sản là ngành xuất khẩu mạnh của Việt Nam . Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản hàng năm đã mang về cho ngân sách nhà nước một khoản ngoại tệ lớn , rất quan trọng trong việc xây dựng phát triển đất nước . Các sản phẩm được xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực 7 trên thế giới, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam nói chung ngành thuỷ sản Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế .Với những vai trò hết sức to lớn như trên những thuận lợi , tiềm năng vô cùng dồi dào của Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên con người , phát triển nghề nuôi trồng, khai thác chế biến thuỷ sản phục vụ tiêu dùng trong nước hoạt động xuất khẩu là một trong những mục tiêu sống còn của nền kinh tế Việt Nam . II – THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG , KHAI THÁC CHẾ BIẾN THUỶ SẢN1 – Phân bố ngư nghiệp Vùng phát triển ngư nghiệp mạnh nhất ở Việt Nam là vùng ven biển từ Bình Thuận trở vào ; trong đó mạnh hơn cả là các tỉnh : Bà Rịa – Vũng Tàu , Tiền Giang , Bến Tre , Trà Vinh, Kiên Giang , Bạc Liêu , Cà Mau , với giá trị hàng năm trên 20 tỷ đồng .Những vùng đánh cá biển mạnh nhất là Kiên Giang (trên 100 nghìn tấn / năm ) , sau đó là Bà Rịa – Vũng Tàu Bình Thuận ( 50 – 60 nghìn tấn / năm ) .Nghề nuôi trồng đánh bắt cá nước ngọt mạnh nhất là Bạc Liêu , Sóc Trăng thành phố Hồ Chí Minh ( từ 10 – 20 nghìn tấn / năm ) . Riêng tôm thì tập trung cao nhất ở Cà Mau với sản lượng hàng năm trên 25 nghìn tấn, chiếm 70 % sản lượng tôm cả nước . Các vùng trọng điểm ngư nghiệp là Đà Nẵng , Nha Trang, Bình Thuận , Vũng Tàu , Kiên Giang , Cà Mau .2 – Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển phân bố ngư nghiệp• Nhóm các yếu tố tự nhiênNước ta có 3,2 nghìn km bờ biển với gần 1 triệu km2 thềm lục địa bao gồm mặt nước trong vũng , vịnh ven bờ , hơn 3 nghìn đảo quần đảo . Nhiệt độ vùng biển tương đối ấm ổn định quanh năm , thích hợp cho sự sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước mặn nước , nước lợ .Biển Việt Nam có trữ lượng cá lớn đặc sản biển phong phú : Hàng chục vạn ha diện tích mặt nước trên đất liền ( bao gồm 39 vạn ha 8 hồ lớn ; 54 vạn ha vùng ngập nước ; 5,7 vạn ha ao 44 vạn km sông kênh rạch ) có thể nuôi tôm , cá các thuỷ sản khác . Do đó , ngành nuôi thuỷ sản của nước ta , kể cả thuỷ sản nước mặn , nước lợ , nước ngọt có thể trở thành ngành sản xuất chính .Vùng biển nước ta có nhiều loài cá đặc sản quí với hàng nghìn loài cá biển , 3 trăm loài cua biển , 40 loài tôm he , gần 3 trăm loài trai ốc hến , 1 trăm loài tôm , trên 3 trăm loài rong biển . Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, được ưa chuộng trên thị trường quốc tế .Tổng trữ lượng cá trong vùng biển Việt Nam khoảng 3 triệu tấn , trong đó gần 1,6 triệu tấn cá đáy 1,4 triệu tấn cá nổi . Với trữ lượng cá trên , có thể đánh bắt từ 1,3 đến 1,4 triệu tấn / năm .• Nhóm yếu tố kinh tế – xã hộiTiềm năng của biển nước ta lớn , nhưng hiện nay sản lượng cá đánh bắt các đặc sản biển , sản lượng đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản nước lợ , nước ngọt còn thấp . Có nhiều nguyên nhân hạn chế khai thác tiềm năng của biển trong đó nguyên nhân quan trọng là chưa đầu tư đúng mức lao động , nhất là lao động kỹ thuật cho nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản .Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành đã đang được chú trọng phát triển . Ngoài các xí nghiệp đánh bắt cá quốc doanh trung ương , hàng loạt cơ sở đánh bắt cá quốc doanh địa phương , các hợp tác xã nghề cá . đã đang được xây dựng ở các huyện , tỉnh ven biển , đi đôi với những cơ sở hậu cần , chế biến tạo điều kiện cho ngành đánh bắt chế biến cá biển nước ta phát triển mạnh mẽ. Đồng thời , nhiều cơ sở quốc doanh tập thể , tư nhân đánh bắt cá nuôi trồng chế biến thuỷ sản nước mặn , nước lợ , nước ngọt được phát triển mở rộng ở nhiều vùng, khu vực trên phạm vi cả nước . Tuy nhiên , đội tàu đánh cá hiện nay với 32 nghìn chiếc hầu hết là tàu thuyền nhỏ, chưa được trang bị hiện đại để đánh bắt ở những vùng biển sâu biển xa . đã hạn chế sự phát triển của ngành. 3 – Nuôi trồng thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam rất phong phú đa dạng. Theo điều tra sơ bộ của ngành thuỷ sản , riêng cá nước ngọt có 544 loài , cá nước lợ , nước mặn cũng có 186 loài. Trong đó nhiều loại đặc sản có giá 9 trị xuất khẩu cao , được ưa chuộng trên thị trường quốc tế . Phương thức nuôi trồng cũng rất đa dạng tạo cho sản phẩm thêm phong phú .Nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua phát triển với tốc độ khá nhanh , thu được hiệu quả kinh tế – xã hội đáng kể , từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển , nông thôn góp phần giải quyết việc làm , tăng thu nhập xoá đói , giảm nghèo .Theo điều tra quy hoạch của bộ thuỷ sản , đến tháng 8 năm 2001 tổng diện tích nuôi trồng ở nước ta là 1,19 triệu ha .• Nuôi thuỷ sản nước ngọt Nuôi cá ao hồ nhỏ : Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông , từ phong trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC. Xu hướng diện tích ao đang bị thu hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở . Đối tượng cá nuôi khá ổn định : trắm , chép , trôi , mè , trê lai , rô phi . nguồn giống sinh sản hoàn toàn chủ động. Năng suất cá nuôi đạt bình quân trên 3 tấn/ha.Nghề nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ đã phát triển mạnh. Đặc biệt , tôm càng xanh là một mũi nhọn để xuất khẩu tiêu thụ trong nước , nhất là ở các thành phố , trung tâm dịch vụ góp phần điều chỉnh cơ cấu canh tác ở các vùng ruộng trũng ,tăng thu nhập giá trị xuất khẩu .Vấn đề khó khăn là sự phụ thuộc của năng suất vào điều kiện thời tiết , khí hậu cộng với vấn đề trình độ của người nuôi chưa được giải quyết thích hợp đã dẫn đến sự không ổn định của sản lượng nuôi . Các giống đã đưa vào nuôi là : lươn , ếch , ba ba , cá sấu . Tuy nhiên , do thiếu quy hoạch , không chủ động nguồn giống , thị trường không ổn định . đã hạn chế khả năng phát triển . Nuôi cá mặt nước lớn : Đối tượng nuôi thả chủ yếu là cá mè , ngoài ra còn thả ghép cá trôi , cá rô phi . Do khó khăn trong khâu bảo vệ giá cá mè thấp nên lượng cá thả vào hồ nuôi có xu hướng giảm .Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là lồng bè kết hợp khai thác cá trên sông , trên hồ . Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước , tạo ra việc làm tăng thu nhập , góp phần ổn định đời sống của những người sống trên sông , ven hồ . Ở các tỉnh phía Bắc miền Trung , đối tượng nuôi chủ yếu là trắm cỏ , qui mô lồng nuôi khoảng 12 – 24 m3 , năng suất 400 – 600 kg / lồng . Ở các tỉnh phía Nam , đối tượng nuôi chủ yếu là cá ba sa , cá lóc, cá bống tượng , cá he . Quy mô lồng , bè nuôi 10 [...]... Việt Nam vào thị trường Mỹ đó là : + Phải nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu + Đa dạng hoá mặt hàng , không có quốc gia nào xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ lại chỉ tập trung vào tôm đông như Việt Nam , đồng thời phải nâng cao tỉ lệ xuất khẩu hàng tinh chế , giảm dần tỉ lệ hàng sơ chế + Bên cạnh mặt hàng thủy sản thực phẩm cần chú trọng xuất khẩu vào Mỹ cả những mặt hàng thuỷ sản phi... cũng như xuất khẩu thuỷ sản với các công ty Mỹ vào Việt Nam sản xuất kinh doanh thuỷ sản Vì theo quy định trong thời gian 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực , các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của công dân hoặc công ty Mỹ vào các lĩnh vực sản xuất chế tạo được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản với điều kiện đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam , hoặc các công dân công ty Mỹ được... nghạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ) Ngành thuỷ sản Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vào Mỹ từ năm 1994 với giá trị ban đầu còn thấp , chỉ có 6 triệu USD Từ đó giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục qua các năm Năm 1997 , xuất khẩu bình quân vào Mỹ bình quân 3 triệu USD / tháng , năm 1998 đã lên tới 82 triệu USD ( tăng 14 lần năm 1994 ) đưa Việt Nam lên vị trí 19 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản. .. trị xuất khẩu cá ngừ ) trong khi cá ngừ đóng hộp là hàng thuỷ sản được tiêu thụ nhiều ở Mỹ thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam không đáng kể ( 5 % ) Mỹ coi trọng cả nhập khẩu thuỷ sản phi thực phẩm bao gồm các sản phẩm hoá học gốc thuỷ sản , ngọc trai , agar , cá cảnh ( giá trị nhập khẩu năm 2000 đạt 9 tỷ USD , chỉ kém hàng thuỷ sản thực phẩm 1 tỷ USD ) nhưng ta mới chỉ chú trọng đến xuất khẩu thuỷ sản. .. - Nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất thức ăn , nuôi trồng , khai thác chế biến xuất khẩu ; Xây dựng cơ sở nghiên cứu sản xuất thuốc phòng trừ bệnh cho thuỷ sản ; Xây dựng cơ sở trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm dịch kiểm tra chất lượng thuỷ sản ; Điều tra , bảo vệ phát triển nguồn lợi thuỷ sản ; Nhập khẩu công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến chế... khẩu ; - Mở rộng chủng loại khối lượng các mặt hàng thuỷ sản chế biến có giá trị gia tăng ; - Nâng cao tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản tươi sống so với mức hiện nay III – MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI NGÀNH THUỶ SẢN TRONG VIỆC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG MỸ 1 - Đảm bảo đầu vào cho khai thác , nuôi trồng , chế biến Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất giống tôm gắn liền với công nghệ sản xuất tôm giống sạch bệnh , giá... 10,5% Tình trạng khó khăn về kinh tế sau sự kiện 11/9 đã ảnh hưởng rất lớn tới mức nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản cao cấp của Mỹ Tuy khối lượng nhập khẩu các mặt hàng tôm, cua, cá philê có tăng, nhưng giá nhập khẩu lại giảm nhiều Theo Hải quan Việt Nam, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ trong 9 tháng qua đạt 52 nghìn tấn, giá trị 368 triệu UDS, chiếm 27,6% giá trị xuất khẩu thuỷ sản Mỹ là thị... trong hoạt động xuất khẩu 4 Thuận lợi đối với Việt Nam 5 Khó khăn đối với Việt Nam II Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu 1 Tín dụng xuất khẩu 2 Nhà nước bảo đảm tín dụng xuất khẩu Trang 1 2 2 2 3 4 4 6 6 6 33 3 Trợ cấp xuất khẩu Phần II : Tổng quan về thuỷ sản Việt Nam I Vai trò của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu thuỷ sản đối với Việt Nam II Thực trạng nuôi trồng... thác chế biến thuỷ sản 1 Phân bố ngư nghiệp 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển phân bố ngư nghiệp 3 Nuôi trồng thuỷ sản 4 Khai thác thuỷ sản 5 Chế biến thuỷ sản III Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ thời gian qua 1 Cơ cấu mặt hàng 2 Thực trạng xuất khẩu 3 Thành tựu 4 Khó khăn nguyên nhân 5 Giải. .. đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ I Mục tiêu phương hướng II Nhiệm vụ 1 Phát triển nuôi trồng khai thác 2 Tăng cường năng lực chế biến phục vụ xuất khẩu III Một số biện pháp đối với ngành thuỷ sản trong việc xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ 1 Đảm bảo đầu vào cho khai thác , nuôi trồng , chế biến 2 Chuyển đổi cơ cấu mặt hàng tăng giá xuất khẩu . , tổng sản lượng của ngành đã tăng gấp 3 lần , giá trị kim nghạch xuất khẩu tăng 87 lần .Xuất khẩu thuỷ sản nói chung , xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ nói riêng. giao dịch xuất khẩu ... 6 PHẦN IITỔNG QUAN VỀ THUỶ SẢN VIỆT NAMI – Vai trò của mặt hàng thuỷ sản và xuất khẩu thuỷ sản đối với Việt Nam Thuỷ sản là một

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan