bai3.gioi khoi sinh-gioi nguyen sinh-gioi nam.doc

3 2K 5
bai3.gioi khoi sinh-gioi nguyen sinh-gioi nam.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (nâng cao) Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh Bài 3. GIỚI KHỞI SINH, GIỚI NGUYÊN SINH VÀ GIỚI NẤM -------- o0o -------- I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm của giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm. - Chỉ ra sự khác nhau giữa các nhóm sinh vật trong mỗi giới. - Biết đựơc đặc điểm chung của các sinh vật được gọi là vi sinh vật. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, so sánh và kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập. 3. Thái độ - Thấy được tầm quan trọng của vi sinh vật trong sản xuất và đời sống con người. Nội dung trọng tâm: - Các đặc điểm của các giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm: Sinh vật nhân sơ, đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng. II. Phương pháp và phương tiện dạy học: - Phương pháp: o Phương pháp chính: hỏi đáp, tái hiện và tìm tòi, thảo luận nhóm. o Phương pháp xen kẽ: diễn giảng và chứng minh. - Phương tiện dạy học: o Hình 3.1/trang 13 và hình 3.2/trang 14 – SGK phóng to. o Tranh về vi khuẩn, động vật đơn bào, tảo nấm. III. Nội dung và tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: <3 phút> Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh GV: Giới sinh vật là gì? Có những giới sinh vật nào theo cách phân loại của Whittaker và Margulis? -- * Hãy kể các bậc chính trong hệ thống phân loại từ thấp đến cao. HS 1 : Trả lời. HS 2 : Nhận xét. GV: Nhận xét chung và đánh giá HS 1 . 2. Vào bài mới: a. Mở bài <2 phút> GV đặt vấn đề: Chúng ta đã biết về đặc điểm chính của từng giới, nhưng trong mỗi giới lại có nhiều nhóm sinh vật lại mang những đặc điểm khác nhau. Tiết học này, thầy và các em sẽ tìm hiểu ở giới khởi sinh, giới nguyên sinh và giới nấm. b. Tiến trình bài học <38 phút>: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài mới • Hoạt động 1: GV: Các nhóm sinh vật điển hình trong giới khởi sinh? HS: Vi khuẩn và vi sinh vật cổ. GV: - Tham khảo SGK, trình bày về đặc điểm cấu tạo, phương thức dinh dưỡng và nơi sống của vi khuẩn? - Phân biệt tự dưỡng và dị dưỡng? HS: *Tự dưỡng là phương thức sử dụng nguồn các bon từ các chất vô cơ để tổng hợp chất hữu cơ. Trong tự dưỡng, tùy theo cách sử dụng năng lượng mà phân biệt : + Hóa tự dưỡng: là sử dụng năng lượng từ sự phân I. Giới khởi sinh (Monera) 1. Vi khuẩn - Là những sinh vật nhỏ bé (1 – 3 m) - Cấu tạo đơn bào bởi tế bào nhân sơ - Có phương thức dinh dưỡng đa dạng: + Hóa tự dưỡng. + Quang tự dưỡng. + Hóa dị dưỡng. + Quang dị dưỡng. - Sống ký sinh. Tuần: 02 Tiết: 03 --- Trang 1 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (nâng cao) Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh giải các chất hóa học + Quang tự dưỡng: là sử dụng năng lượng từ ánh sáng. *Phương thức dị dưỡng là sử dụng nguồn các bon từ các hợp chất hữu cơ. + Hóa dị dưỡng: sử dụng năng lượng từ sự phân giải các hợp chất hữu cơ. + Quang dị dưỡng: sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. GV: -Vi sinh vật cổ có những đặc điểm nào khác với vi khuẩn? HS: thảo luận nhóm  trả lời (nếu có HS phát biểu). GV cung cấp thông tin: + Vi khuẩn: Thành tế bào là chất peptiđôglican, hệ gen không chứa intron + VSV cổ: Thành tế bào không phải peptiđôglican, hệ gen có chứa intron  Điều này giống với sinh vật nhân thực. 2. Vi sinh vật cổ - Cấu tạo đơn bào bởi tế bào nhân sơ - Có nhiều điểm khác biệt với vi khuẩn về cấu tạo thành tế bào, bộ gen. - Sống được trong những điều kiện rất môi trường rất khắc nghiệt (Nhiệt độ: 0 0 – 100 0 C) nồng độ muối cao 20% – 25%) - Về mặt tiến hóa, chúng gần với sinh vật nhân thực hơn là vi khuẩn • Hoạt động 2: GV: Nêu những đặc điểm chính của giới nguyên sinh? HS: đọc SGK, nghiên cứu sơ đồ hình 3.1, thảo luận nhóm đôi bạn  So sánh đặc điểm của các nhóm sinh vật trong giới nguyên sinh. GV vẽ sơ đồ. HS: Lên bảng liệt kê các đặc điểm đặc trưng của mỗi nhóm.  Chỉ ra sự khác nhau chủ yếu và mối quan hệ giữa chúng. Có thể HS sẽ hỏi câu hỏi sau (nếu không thì GV sẽ nếu vấn đề): - Phân chia các nhóm sinh vật trong giới nguyên sinh dựa chủ yếu vào cơ sở nào? GV: Giới nguyên sinh tập hợp rất nhiều sinh vật và khác nhau về nhiều đặc điểm  Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu đề nghị tách thành nhiều giới khác nhau, trong đó tách động vật đơn bào, tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ thành những giới riêng biệt. II. Giới nguyên sinh ( Protista) Gồm các sinh vật nhân thực, đơn hay đa bào, rất đa dạng về cấu tạo và phương thức dinh dưỡng. Tùy theo phương thức dinh dưỡng, chia thành các nhóm: ĐV nguyên sinh TV nguyên sinh Nấm nhầy - Đơn bào - Không có thành xenlulôzơ - Không có lục lạp - Dị dưỡng - Vận động bằng lông hay roi (Trùng amip, trùng lông, trùng roi, trùng bào tử) - Đơn bào hay đa bào - Có thành xenlulôzơ - Có lục lạp - Tự dưỡng quang hợp (Tảo lục đơn bào, tảo lục đa bào, tảo đỏ, tảo nâu) - Đơn bào hay cộng bào - Không có lục lạp - Dị dưỡng hoại sinh (Nấm nhầy) • Hoạt động 3: GV: - Nêu đặc điểm chính của giới nấm? - Địa y (cơ thể cộng sinh giữa nấm với tảo hoặc với vi khuẩn lam) được xếp vào giới nào? - Phân biệt dị dưỡng hoại sinh, ký sinh, cộng sinh? HS: Thảo luận nhóm đôi  trả lời các câu hỏi trên. GV yêu cầu: hs hãy nghiên cứu sơ đồ hình 3.2, nêu đặc điểm khác nhau về cấu tạo và hình thức sinh sản của nấm men và nấm sợi? HS: nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi. III. Giới nấm (Fungi) 1. Đặc điểm chính - Là sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào dạng sợi - Phần lớn thành tế bào chứa kitin - Không có lục lạp - Không có lông và roi - Sống dị dưỡng hoại sinh, ký sinh, cộng sinh. 2. Phân biệt nấm men và nấm sợi Nấm men Nấm sợi - Đơn bào - Sinh sản bằng nẩy chồi hay phân cắt - Đa bào hình sợi - Sinh sản vô tính và hữu tính Tuần: 02 Tiết: 03 --- Trang 2 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (nâng cao) Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh (Nấm men) (Nấm mốc, nấm đảm) • Hoạt động 4: GV: Em hiểu gì về thế giới vi sinh vật? HS trả lời kết hợp với sự dẫn dắt của GV để nêu được: - Do tính chất lịch sử và để tiện cho việc nghiên cứu, người ta thường xếp các sinh vật có kích thước nhỏ bé (từ vài đến hàng trăm micrômet; 1 .m = 10 -6 m). Chúng bao gồm nhiều nhóm SV thuộc các giới khác nhau. Vì diện tích VSV là rất nhỏ, nên diện tích bề mặt của một tập đoàn là rất lớn. VD: Số lượng cầu khuẩn chiếm thể tích 1cm 3 có diện tích bề mặt là 6 m 2 . - Các VSV tuy bé nhỏ nhất nhưng năng lực hấp thu và chuyển hóa lại vượt xa các SV bậc cao. VD: Vi khuẩn lactic trong 1giờ có thể phân giải một lượng đường lactoza nặng hơn 1000 – 10.000 lần khối lượng cơ thể chúng. - Có tốc độ sinh trưởng và sinh sôi nẩy nở rất nhanh (1E.coli sau 30’ lại tự nhân đôi. Sau 12h  16 triệu tế bào) - Có cơ chế điều hòa trao đổi chất để thích ứng được với các điều kiện bất lợi. IV. Các nhóm vi sinh vật: - Có các sinh vật thuộc 3 giới trên, nhưng có chung đặc điểm là: + Kích thước hiển vi + Sinh trưởng nhanh + Phân bố rộng + Thích ứng cao với môi trường  như vi khuẩn, động vật nguyên sinh, vi tảo và vi nấm. - Nhóm vi sinh vật còn có virut.  Có vai trò quan trọng đối với sinh quyển, cây trồng, vật nuôi, con người. 3. Củng cố và dặn dò: <2 phút> • Củng cố: GV dùng câu hỏi sau để củng cố: - Đặc điểm các nhóm sinh vật trong mỗi giới? • Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong trang 15 - SGK. 4. Rút kinh nghiệm Tuần …… ngày … tháng … năm 2009 Ngày soạn: 30/08/2009 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn PHẠM THU HÀ NGÔ DUY THANH Tuần: 02 Tiết: 03 --- Trang 3 ---

Ngày đăng: 18/09/2013, 02:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan