nợ công viet nam

41 430 3
nợ công viet nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng nợ công Việt Nam trong 5 năm gần đây

Mục lục Lời nói đầu Mục lục 1 Chương 1 : Những lý luận chung về nợ công 5 1.1. Một số khái niệm và bản chất của nợ công 5 1.1.1 Các khái niệm liên quan đến nợ công .5 1.1.2 Bản chất của nợ công .7 1.2 Các tiêu chí phân loại nợ công .8 1.3 Nguyên nhân và tác động của nợ công .10 1.3.1 Nguyên nhân dẫn tới nợ công 10 1.3.2 Tác động của nợ công đến nền kinh tế chung .12 1.4. Các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học rút ra . 13 1.4.1. Khủng hoảng nợ ở Achentina ( 2001) 13 1.4.2. Khủng hoảng nợ công Hy Lạp ( 2010) 16 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra 20 Chương 2: Thực trạng nợ công của Việt Nam trong 5 năm gần đây .22 (2008-2012) .22 2.1 Tình hình vay nợ 22 2.1.1 Quy mô nợ công .22 2.1.2 Về cơ cấu nợ công 26 2.2 Tình hình sử dụng nợ công 28 2.3 Tình hình trả nợ công 29 2.4 Đánh giá tình hình nợ côngViệt Nam 31 Chương 3 : Kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nợ côngViệt Nam 35 Kết luận Tài liệu tham khảo Lời mở đầu 1 1. Sự cần thiết của đề tài: Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại,từ những năm 2000 kinh tế thế giới đã phát triển rất ổn định, vững chắc, sự phát triển của các nền kinh tế đã mang lại cho thế giới nhiều của cải hơn, giàu có hơn. Nhưng trong đó, đặc biệt những năm gần đây – một phần do nằm trong chu kì suy thoái của kinh tế, kinh tế thế giới đang có những khó khăn, bất ổn khó kiểm soát. Xu hướng toàn cầu hóa đã kéo các cuộc khủng hoảng lan rộng và ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Tài chính khủng hoảng, sản xuất ngừng trệ, ngoại thương bị hạn chế, lạm phát hoành hành…một trong những khó khăn đó là vấn đề nợ công của chính phủ các nước. Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia. Từ những nước nghèo nhất ở châu Phi đến những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Campuchia hay những cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật, EU thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ nhằm các mục đích khác nhau. Nợ công nếu được sử dụng hợp lý, hiệu quả và quản lý tốt,sẽ là đòn bẩy giúp kinh tế có điều kiện phát triển nhanh và ổn định. Ngược lại sẽ trở thành gánh nặng của quốc gia, bởi vì khủng hoảng nợ công có thể xảy ra với bất cứ quốc gia nào tại bất cứ thời điểm nào và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Vấn đề nợ công ở những nền kinh tế phát triển đang trở thành chủ đề nóng bỏng trên toàn cầu. khi hai nước châu Âu là Hy Lạp và Ireland rơi vào khủng hoảng nợ công lần lượt vào tháng 5, và tháng 12-2010, đánh dấu thời kì khó khăn kinh tế thế giới phải đối đầu với hiện tượng domino khủng hoảng nợ công lan ra khắp thế giới. Là một nước đang phát triển, nguồn vốn vay nợ của Chính phủ đã và đang là nguồn tài chính quan trọng cho đầu tư phát triển nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trước những diễn biến của nền kinh 2 tế thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng tại Châu Âu, thách thức đặt ra hiện nay đối với tất cả các nước, trong đó có Việt Nam là việc đảm bảo tính bền vững của nợ công và giảm nợ xấu Do đó,bài viết này sẽ tập trung phân tích rõ hơn tình hình nợ công và quản lý nợ côngViệt Nam để từ đó đưa ra dự báo về tình hình nợ công củaViệt Nam cũng như một số đề xuất về chính sách nhằm hoàn thiện công tác quản lý có hiệu quả nợ côngViệt Nam trong thời kì khủng hoảng hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề nợ công của chính phủ đã được nhiều sự quan tâm, tìm hiểu, phân tích của các đề tài nghiên cứu kinh tế, các diễn đàn kinh tế như : - Cuộc tọa đàm về “Quản lý nợ côngnợ nước ngoài của quốc gia” do Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức ngày 17/10, tại Hà Nội. - Nghiên cứu tình hình thế giới sau khủng hoảng, tình hình nợ công và tái cấu trúc nền kinh tế của CVC. Hoàng Thị Tư – phó vụ trưởng vụ kinh tế văn phòng trung ương Đảng. - Khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học cho những nước đang phát triển- Nguyễn Cảnh Cường. - Bàn về nợ công Việt nam- nghiên cứu khoa học sinh viên - Tài chính công Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng nợ công thế giới – Ts. Tạ Thị Lệ Yên, học viện ngân hàng năm 2011. Với đề tài nghiên cứu này chúng tôi xin tiếp tục đi sâu, làm rõ các vấn đề còn khúc mắc trong câu chuyện nợ công. 3. Mục đích nghiên cứu Đưa ra lí luận chung của nợ công, từ đó áp dụng phân tích tình hình nợ công của các nước trên thế giới, đặc biệt của Việt Nam trong vài năm trở lại đây- trong 3 khi nền kinh tế đang lao dốc. hiểu được vấn đề nợ công của Việt Nam, và đưa các giải pháp khắc phục và những bài học cho tương lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài đó là về thực trạng nợ côngViệt Nam . Trong bài viết , đề tài sẽ đề cập về lý thuyết liên quan đến nợ công , thực trạng nợ công của một số nước trên thế giới , đặc biệt là các cuộc khủng hoảng nợ công lớn trên thế giới , sau đó đi tới làm rõ hơn tình hình nợ công của Việt Nam bao gồm vấn đề : sử dụng và trả nợ công , cuối cùng là các giải pháp quản lý nợ công . Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là khuôn khổ tình hình nợ côngViệt Nam , về thời gian tính từ năm 2008 đến năm 2012 . 5. Phương pháp nghiên cứu Về phương nghiên cứu , đề tài sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng . Cụ thể hơn , đề tài sẽ đi từ phương pháp tổng hợp các thông tin số liệu thu thập được từ nguồn tài liệu thu thập được từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, internet cũng như các nghiên cứu và ý kiến đánh giá của một số chuyên gia kinh tế trước đó , rồi sau đó tiến hành mô tả tình hình thực trạng nợ côngViệt Nam . Tiếp đến phân tích và đánh giá những thông tin trên về các mặt cơ cấu nợ và tính hiệu quả của việc sử các khoản nợ công . Cuối cùng đi đến đánh giá chung đến thực trạng nợ công Việt Nam trong thời kì (2008-2012) để đưa ra những kiến nghị và giải pháp . 6. Dự kiến những đóng góp tới của đề tài Đề tài là sự kế thừa của các công trình nghiên cứu trước đó . Với mục địch nghiên cứu đề ra , đề tài sẽ đem đến cho người đọc có cái nhìn từ những lý luận chung liên quan đến nợ công , làm rõ hơn sơ bộ thực trạng nợ công trên thế giới và trọng tâm hơn là thực trạng nợ côngViệt Nam trong thời kỳ cụ thể 5 năm gần đây tính từ 2008 -2012 . Bên cạnh cung cấp cho người đọc 1 nền tảng lý thuyết về nợ công , lịch sử nợ công thế giới và tình hình nợ công Việt Nam , bài cũng nêu các giải pháp cho nợ công hiện nay ở Việt Nam . 7. Bố cục của đề tài 4 Để có thể nghiên cứu các thông tin tổng hợp , phân tích , đánh giá hợp lý và logic hơn cho người đọc , quan trọng nhất là có thể tiếp cận được sâu hơn với mục tiêu nghiên cứu , đề tài sẽ chia thành 3 chương theo bố cục truyền thống , cụ thể : Chương 1 : Những lý luận chung về nợ công Chương 2 : Thực trạng nợ công Việt Nam trong 5 năm gần đây Chương 3 : Kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nợ côngViệt Nam Chương 1 : Những lý luận chung về nợ công 1.1. Một số khái niệm và bản chất của nợ công 1.1.1 Các khái niệm liên quan đến nợ công Nợ công ngay nay không phải là một tên gọi xa lạ đối với tất cả các quốc gia . Trong lịch sử phát triển kinh tế , nợ công đã xuất hiện từ rất sớm bắt đầu từ những năm 80 với khởi điểm là từ các quốc gia Mỹ LaTinh . Mới đây nhất , thế giới cũng 5 đã phải đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mà nguyên nhân của là bất đầu từ khủng hoảng nợ công châu Âu (2010) Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó . "Nợ công" hay còn gọi là "Nợ chính phủ" hoặc "Nợ quốc gia" được định nghĩa trong kinh tế học vĩ mô: là mức tích tụ của những cái mà chính phủ vay mượn để trang trải cho thâm hụt trong quá khứ. Theo Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì nợ công theo nghĩa rộng là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập (nguồn vốn hoạt động do ngân sách Nhà nước (NSNN) quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước, và trong trường hợp vỡ nợ nhà nước phải trả nợ thay). Còn theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương và nợ của các tổ chức độc lập được chính phủ bảo lãnh thanh toán . Ở Việt Nam , năm 2009, Quốc hội cũng đã ban hành Luật quản lý nợ công, đây cũng được xem là một bước tiến bộ lớn trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về vấn đề này. Theo Bộ Luật này thì nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. - Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ 6 - Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh - Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số cách tiếp cận cũng như tên gọi khác nhau khi nhắc đến nợ công , nhưng trong bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ sử dụng khái niệm nợ công như ở trên . 1.1.2 Bản chất của nợ công Trong những năm gần đây , nợ công thực sự là một vấn đề nóng bỏng đối với cả các nước phát triển và các nước đang phát triển . Từ câu chuyên nợ công ở Hy Lạp và những bài học rồi đến quyết định tăng tỷ lệ nợ công của Mỹ và mới đây nhất là những con số nợ công khổng lồ của Nhật Bản được dự đoán vào tháng 3/2013 sẽ đạt mức 1 triệu tỷ yên . Tất cả những điều này cho thấy nền kinh toàn cầu cần phải cẩn trọng với nợ công - vốn là việc vay nợ để phát triển đối với một quốc gia , một cách huy động vốn cho phát triển quen thuộc trên thế giới. Đầu tiên , bản chất của nợ công là xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ, tức là vay nợ để chi tiêu công, phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của Chính phủ nhằm các mục đích khác nhau, chiếm một phần trong những khoản vay đó. Khi chi tiêu của chính phủ lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được hay ngân sách đang có , Nhà nước phải đi vay (trong hoặc ngoài nước) để trang trải thâm hụt ngân sách này . Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, Nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, xét cho cùng nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế. Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách. Nợ chính phủ thể hiện sự chuyển giao của cải từ thế hệ sau (thế hệ phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm thuế). Theo khía cạnh này có hai quan điểm cơ bản về nợ công. Theo quan điểm truyền thống về nợ công, đại diện là Keynes, cho rằng, việc vay nợ của chính phủ làm giảm tiết kiệm của quốc gia và mức tích luỹ vốn, vì số thuế 7 cắt giảm được bù đắp bằng cách vay nợ nên khuyến khích thế hệ hiện tại tiêu dùng nhiều hơn, số người thất nghiệp giảm đi mặc dù lạm phát có thể cao hơn. Tuy nhiên, vay nợ để lại gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai. Trái ngược với quan điểm trên, những người theo quan điểm kinh tế học vĩ mô cổ điển (hình thành từ thập niên 1970), đứng đầu là Ricardo-Barro cho rằng, biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ không kích thích chi tiêu trong ngắn hạn, vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai. Việc cắt giảm thuế và vay nợ sẽ không gây ra những tác động thực sự đối với nền kinh tế. Việc chấp nhận thâm hụt giảm thu trong thời kỳ suy thoái, tăng thu trong giai đoạn hưng thịnh và vay nợ cũng là cách “lưu thông thuế” để giảm thiểu những tác động tiêu cực của thuế đối với chu trình kinh doanh. Nợ công không phải là một vấn đề xấu nhưng thực sự trở thành một vấn đề cấp bách khi đã trở thành khủng hoảng nợ công , khi xuất hiện việc vay nợ và chi tiêu lãng phí, sử dụng kém hiệu quả đồng nợ của Chính phủ. 1.2 Các tiêu chí phân loại nợ công Về các cách phân loại của nợ công , có nhiều tiêu chí để phân loại nợ công, mỗi tiêu chí có một ý nghĩa khác nhau trong việc quản lý và sử dụng nợ công. Và sau đây là một vài cách phân loại nợ công chính : Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vay : nợ công gồm có hai loại: nợ trong nước và nợ nước ngoài. Nợ trong nước là nợ công mà bên cho vay là cá nhân, tổ chức Việt Nam. Nợ nước ngoài là nợ công mà bên cho vay là Chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, nợ nước ngoài không được hiểu là nợ mà bên cho vay là nước ngoài, mà là toàn bộ các khoản nợ công không phải là nợ trong nước. 8 Việc phân loại nợ trong nước và nợ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nợ. Việc phân loại này về mặt thông tin sẽ giúp xác định chính xác hơn tình hình cán cân thanh toán quốc tế. Và ở một số khía cạnh, việc quản lý nợ nước ngoài còn nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ của Nhà nước Việt Nam, vì các khoản vay nước ngoài chủ yếu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc các phương tiện thanh toán quốc tế khác. Theo phương thức huy động vốn : nợ công có hai loại là nợ công từ thỏa thuận trực tiếp và nợ công từ công cụ nợ. - Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp là khoản nợ công xuất phát từ những thỏa thuận vay trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cá nhân, tổ chức cho vay. Phương thức huy động vốn này xuất phát từ những hợp đồng vay, hoặc ở tầm quốc gia là các hiệp định, thỏa thuận giữa Nhà nước Việt Nam với bên nước ngoài. - Nợ công từ công cụ nợ là khoản nợ công xuất phát từ việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hành các công cụ nợ để vay vốn. Các công cụ nợ này có thời hạn ngắn hoặc dài, thường có tính vô danh và khả năng chuyển nhượng trên thị trường tài chính. Theo tính chất ưu đãi của khoản vay làm phát sinh nợ công : nợ công có ba loại là nợ công từ vốn vay ODA, nợ công từ vốn vay ưu đãi và nợ thương mại thông thường. Theo trách nhiệm đối với chủ nợ : nợ công được phân loại thành nợ công phải trả và nợ công bảo lãnh. Nợ công phải trả là các khoản nợ mà Chính phủ, chính quyền địa phương có nghĩa vụ trả nợ. Nợ công bảo lãnh là khoản nợ mà Chính phủ có trách nhiệm bảo lãnh cho người vay nợ, nếu bên vay không trả được nợ thì Chính phủ sẽ có nghĩa vụ trả nợ. 9 Theo cấp quản lý nợ : nợ công được phân loại thành nợ công của trung ương và nợ công của chính quyền địa phương. Nợ công của trung ương là các khoản nợ của Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh. Nợ công của địa phương là khoản nợ công mà chính quyền địa phương là bên vay nợ và có nghĩa vụ trực tiếp trả nợ. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 thì những khoản vay nợ của chính quyền địa phương được coi là nguồn thu ngân sách và được đưa vào cân đối, nên về bản chất nợ công của địa phương được Chính phủ đảm bảo chi trả thông qua khả năng bổ sung từ ngân sách trung ương. Ngoài ra cũng có cả phân loại theo thời gian trả nợ bao gồm : nợ ngắn hạn ( từ 1 năm trở xuống ) , nợ trung hạn ( từ 1 năm đến 10 năm ) và nợ dài hạn ( từ 10 năm trở lên ) . 1.3 Nguyên nhân và tác động của nợ công 1.3.1 Nguyên nhân dẫn tới nợ công Nợ công là hậu quả của vấn đề chi tiêu công bất hợp lý. Khi thu không đủ chi, nhà nước phải đi vay dẫn đến hình thành nợ công.Về nguyên nhân của nợ công thì khá là khác nhau giữa các nước , nhưng về cơ bản có những nguyên nhân chính sau : - Thứ nhất, tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công. Xuất phát từ bản chất của nợ công là vay để chi tiêu nên nếu không thể huy động được nguồn vốn từ trong nước thì các chính phủ buộc phải tìm cách huy động vốn từ nước ngoài để có thể chi tiêu cho khu vực công . Nếu khả năng tiết kiệm càng kém thì chính phủ sẽ phải đi vay bên ngoài với khối lượng lớn hơn . Và trong tương lai áp lực trả nợ có thể dẫn tới nợ công của quốc gia . 10 . huy động vốn : nợ công có hai loại là nợ công từ thỏa thuận trực tiếp và nợ công từ công cụ nợ. - Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp là khoản nợ công xuất phát. nợ công : nợ công có ba loại là nợ công từ vốn vay ODA, nợ công từ vốn vay ưu đãi và nợ thương mại thông thường. Theo trách nhiệm đối với chủ nợ : nợ công

Ngày đăng: 17/09/2013, 21:58

Hình ảnh liên quan

Hình 1. 2: Tăng trưởng GDP hàng quý của Hy Lạp ( 2007-2011) - nợ công viet nam

Hình 1..

2: Tăng trưởng GDP hàng quý của Hy Lạp ( 2007-2011) Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình2.1: Diễn biến nợ công trong giai đoạn 2007-2011  (tính theo %GDP)- nguồn Bộ tài chính. - nợ công viet nam

Hình 2.1.

Diễn biến nợ công trong giai đoạn 2007-2011 (tính theo %GDP)- nguồn Bộ tài chính Xem tại trang 23 của tài liệu.
Hình2.2:Thông số nợ công trên Global debt clock lúc 13h ngày 28/9/2012. - nợ công viet nam

Hình 2.2.

Thông số nợ công trên Global debt clock lúc 13h ngày 28/9/2012 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 2.1 xếp hạng nợ công của CIA năm 2010 - nợ công viet nam

Bảng 2.1.

xếp hạng nợ công của CIA năm 2010 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng2.3: Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm (%GDP) - nợ công viet nam

Bảng 2.3.

Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm (%GDP) Xem tại trang 34 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan