Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam

5 534 1
Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài  thương mại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Phạm Thị Hoa Lệ Diễm Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50

Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Phạm Thị Hoa Lệ Diễm Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: GS.TSKH. Đào Trí Úc Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Khái quát những vấn đề lý luận chung về Trọng tài thương mại. Nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về các hình thức Trọng tài nói chung và Trọng tài vụ việc nói riêng. Phân tích thực trạng của việc sử dụng Trọng tài vụ việc trong giải quyết các tranh chấp thương mại của các doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam. Đưa ra những mặt hạn chế và tích cực của pháp luật hiện hành, qua đó đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế đó góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung những quy định pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc nói riêng và Trọng tài nói chung. Keywords. Luật kinh tế; Trọng tài thương mại; Pháp luật Việt Nam; Trọng tài Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh Việt nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và khu vực, mà một trong những hệ quả của nó là sự tăng lên nhanh chóng các hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư. Nền kinh tế phát triển, một vấn đề mang tính tất nhiên là các tranh chấp kinh tế xảy ra dưới rất nhiều hình thức khác nhau: tranh chấp giữa các chủ thể trong giao kết hợp đồng; tranh chấp phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, tranh chấp về cổ phần cổ phiếu, tranh chấp giữa công ty và các thành viên trong công ty . Vậy khi phát sinh tranh chấp thì vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức nào để giải quyết các tranh chấp đó. Trên thế giới hiện nay có hai hình thức giải quyết tranh chấp cơ bản và phổ biến nhất là: Tòa án và trọng tài, mỗi hình thức đó có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. ở Việt Nam cũng tồn tại hai hình thức giải quyết tranh chấp này, song hình thức giải quyết bằng con đường Tòa án vẫn là chủ yếu. Ngày 10/3/2003 Pháp lệnh TTTM ra đời, quy định một cách chi tiết, có hệ thống hơn về mặt thủ tục và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động của các trung tâm trọng tài. Có thể nói pháp lệnh là một bước tiến tích cực, đưa pháp luật Việt Nam từng bước xích lại các quy tắc và chuẩn mực quốc tế. Đây là một điều đáng lẽ là rất vui mừng cho các doanh nghiệp và thương nhân khi hệ thống Tòa án đã trở nên quá tải với việc giải quyết các loại tranh chấp. Song sau bảy năm triển khai trên thực tiễn, kể từ khi Pháp lệnh ra đời, kết quả cho thấy các doanh nghiệp vẫn rất thờ ơ với trọng tài, thậm chí có nhiều doanh nhân còn không hiểu biết gì về hình thức giải quyết này. Trọng tài vụ việc (hay còn gọi là Trọng tài ad hoc) là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp của TTTM được lập ra theo yêu cầu của các đương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi tranh chấp đó đã được giải quyết. Bản chất của hình thức Trọng tài này là đề cao thiện chí giải quyết vụ tranh chấp của các bên đương sự. Do thủ tục tố tụng của Trọng tài vụ việc không bắt buộc phải tiến hành theo quy tắc của một tổ chức Trọng tài nào mà do các bên tự thỏa thuận nên quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp là rất lớn, chỉ cần hai bên có thiện chí thì tranh chấp sẽ được giải quyết nhanh gọn, thuận tiện. Trọng tài vụ việc có thể nói là phương thức giải quyết rất thích hợp với các tranh chấp trong hoạt động thương mại. ở Việt Nam tuy hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đã được hình thành khá lâu nhưng phải đến khi Pháp lệnh TTTM 2003 ra đời, Trọng tài vụ việc mới chính thức được thừa nhận. Song các quy định trong pháp luật Việt Nam về hình thức Trọng tài này vẫn còn sơ sài, chưa cụ thể chi tiết, vì vậy chưa thể hiện được hết những tính năng ưu việt của loại hình này. Dẫn đến hình thức Trọng tài vụ việc vẫn là khá mới mẻ với các doanh nghiệp và các vụ việc giải quyết bằng hình thức này vẫn còn rất ít ỏi, chưa tương xứng với những tính năng ưu việt của nó. Tác giả chọn đề tài này vì những lí do sau đây: - Trên cơ sở đối chiếu các quy định với thực tiễn sử dụng Trọng tài trong giải quyết tranh chấp, luận văn tìm ra những mặt hạn chế, tích cực của các quy định pháp luật hiện hành, từ đó đưa ra những ý kiến đề xuất phù hợp để khắc phục những hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề TTTM với hình thức Trọng tài giải quyết theo lựa chọn của các bên tranh chấp - Trọng tài vụ việc, góp phần xây dựng các luận cứ khoa học cho việc đổi mới và hoàn thiện pháp luật về TTTM ở Việt Nam. - Cho tới thời điểm hiện nay việc giải quyết các tranh chấp thương mại tại Trung tâm TTTM là rất ít so với Tòa án. Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) trong năm 2007 VIAC chỉ tiếp nhận khoảng 30 vụ trong khi Tòa án kinh tế Hà Nội phải xử gần 300 vụ, trong đó việc sử dụng hình thức Trọng tài vụ việc lại càng ít hơn. Thực tế này cho thấy loại hình “dịch vụ” này chưa thu hút được sự chú ý của các khách hàng là các doanh nghiệp và các thương nhân. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do tính quá mới của hình thức giải quyết tranh chấp này, cũng có thể do các quy định của pháp luật Trọng tài còn chưa phù hợp với thực tiễn. Việc nghiên cứu một cách sâu sắc các quy định pháp luật về Trọng tài thương mại, đặc biệt là các hình thức giải quyết của nó sẽ giúp cho việc lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại phù hợp hơn với thực tế các vụ tranh chấp và thói quen trong giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại của nước ta. - Việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các chủ thể hoạt động kinh doanh và của công dân về Trọng tài và sử dụng Trọng tài vào việc giải quyết các tranh chấp thương mại. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, những vấn đề pháp lý của TTTM Việt nam theo Pháp luật về TTTM Việt nam, dựa trên những cơ sở sau đây: 1) Nghiên cứu, khái quát lý luận về Trọng tài thương mại. 2) Nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về các hình thức Trọng tài nói chung và Trọng tài vụ việc nói riêng. 3) Phân tích thực trạng của việc sử dụng Trọng tài vụ việc trong giải quyết các tranh chấp thương mại của các doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam. 4) Đưa ra những mặt hạn chế và tích cực của pháp luật hiện hành, qua đó đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế đó góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung những quy định pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc nói riêng và Trọng tài nói chung. 3. Tình hình nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam và ý nghĩa lý luận của đề tài. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu bao gồm: Luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ .về vấn đề Trọng tài thương mại. Ví dụ một vài công trình nghiên cứu như: Luận án thạc sỹ luật học “Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng TTTM Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, của Thị Ngân Hà, Đại học Quốc gia Hà Nội (2006); Luận án thạc sỹ luật học “Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng Trọng tàiViệt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” của Nguyễn Thị Hường, Đại học Quốc Gia Hà Nội (2008); Luận án tiến sỹ luật học, “Hoàn thiện pháp luật về tài phán kinh tế ở Việt Nam hiện nay”, của Nguyễn Thị Hoài Phương, Viện Nhà nước và Pháp luật (2007); Luận án tiến sỹ luật học. Hoàn thiện pháp luật về TTTM của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, của Nguyễn Đình Thơ, Đại học Luật Hà Nội (2007). Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức Trọng tài vụ việc đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu nhưng chưa chuyên sâu, còn rải rác trong các bài báo, bài viết của các luật gia, chưa có một công trình nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về vấn đề này. Trước thực trạng về sử dụng Trọng tài vụ việc trong giải quyết các tranh chấp thương mại đã và đang diễn ra hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống việc sử dụng Trọng tài vụ việc trong giải quyết tranh chấp thương mại có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật đảm bảo sự thuận lợi, hợp lý trong việc chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài của các doanh nghiệp và trong hoạt động tố tụng của các trung tâm trọng tài. 4. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này tác giả sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh các quy định của pháp luật TTTM Việt Nam về vấn đề nghiên cứu, để từ đó rút ra kết luận về những ưu điểm và những hạn chế của hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài so với hình thức giải quyết tranh chấp khác, của hình thức Trọng tài vụ việc với Trọng tài thường trực. Ngoài ra tham khảo các quy định trong luật mẫu về TTTM quốc tế của ủy ban Liên hợp quốc về TTTM quốc tế để từ đó có thể thấy được sự tương đồng cũng như khác biệt trong quy định pháp luật Trọng tài của Việt Nam để từ đó có những điều chỉnh cho thích hợp khi hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. 5. Bố cục của luận văn: Trong luận văn này, ngoài phần Mở đầu, các nội dung chính của luận văn như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Trọng tài thương mại. Chương 2: Thực trạng về tình hình hoạt động của Trọng tài vụ việcViệt Nam. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trọng tài vụ việc Kết luận. References 1. Alanredefern, Martin Hunter, Nigel Blackab, Constantine Partansides (2004), Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Sweet & Maxwell, Luân Đôn. 2. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2004), Nghị định 25/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại. 3. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1992), Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư. 4. Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2001), Giáo trình Tư pháp Quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. 5. Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. 6. Thị Ngân Hà (2006), Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài thương mại Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án thạc sỹ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (1988), Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư. 8. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao (2003), Nghị quyết số 05/ 2003/NQ HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại. 9. Hội Luật gia Việt Nam, Ban soạn thảo luật (2009), Tờ trình về Dự án Luật trọng tài, số 10/TTr - HLGVN. 10. Hội Luật gia Việt Nam, Ban soạn thảo luật, (2009) Báo cáo đánh giá tác động dự kiến của Luật Trọng tài (Dự thảo 4). 11. Hội Luật gia Việt Nam (2009), Báo cáo tổng kết thi hành Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. 12. Dương Văn Hậu (1999), Trọng tài thương mại Việt Nam trong tiến trình đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Dương Văn Hậu (2007), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của trọng tài thương mại hiện nay” Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về trọng tài thương mại. 14. Dương Văn Hậu (2005), “Xu hướng phát triển văn hóa trọng tài thương mại quốc tế”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về Trọng tài thương mại quốc tế. 15. Nguyễn Thị Hường (2008), Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tàiViệt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Luận án thạc sỹ luật học, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. 16. Đặng Thị Bích Liễu (1998), Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường trọng tài, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Liên hợp quốc (1958), Công ước về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. 18. Nguyễn Khánh Ngọc (2007) “Pháp luật về trọng tài và doanh nhân” Tài liệu khóa học Pháp luật về hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài dành cho nữ doanh nhân, Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Hoài Phương (2007), Hoàn thiện pháp luật về tài phán kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. 20. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 7 (1990), Luật Doanh nghiệp tư nhân số 48- LCTN/HĐBT. 21. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 7 (1987), Luật Đầu tư nước ngoài số 4-HĐBT 8. 22. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 8 (1992), Hiến pháp Việt Nam sửa đổi bổ sung ngày 25/12/2001. 23. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 9 (1997), Luật Thương mại số 58/L - CTN. 24. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 10 (2005), Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 25. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 10 (2004), Bộ Luật Tố tụng dân sự 24/2004/QH11. 26. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 10 (2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11. 27. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 12 (2008), Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12. 28. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 12 (2010), Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12. 29. Nguyễn Trung Tín (2005), Công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài Thương mại tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội. 30. Nguyễn Đình Thơ (2007), Hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Luận án tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 31. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (2007), Sổ tay trọng tài viên, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội. 32. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (2002), 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, Nhà xuất bản Hà Nội. 33. Trung tâm Thương mại quốc tế (2001), Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn, Nhà xuất bản Geneva. 34. Đào Trí úc (2010), “Những vấn đề cơ bản của Luật Trọng tài thương mại” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 1 (261), tr. 7- 17. 35. ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (1985), Luật về trọng tài thương mại quốc tế. 36. ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (1976), Quy tắc trọng tài. 37. ủy ban thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Trọng tài thương mại số 08/2003/PL- UBTVQH11. 38. Nguyễn Thị Vân (2005), “Tình hình hoạt động trọng tài thương mạiViệt Nam sau hơn một nămPháp lệnh Trọng tài thương mại”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về trọng tài thương mại. 39. Viện Ngôn ngữ học (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng. 40. Các trang Web: - www.viac.org.vn - www.vibonline.com.vn

Ngày đăng: 17/09/2013, 08:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan