Chế định phạm nhiều tội trong luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

10 1.3K 1
Chế định phạm nhiều tội trong luật hình sự  Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn  trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chế định phạm nhiều tội trong luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Đặng Phú Lâm Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40

Chế định phạm nhiều tội trong luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề luận thực tiễn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Đặng Phú Lâm Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: TS. Chu Thị Trang Vân Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Nghiên cứu, làm sáng tỏ quá trình hình thành phát triển của chế định phạm nhiều tội trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, làm rõ những vấn đề luận chung của chế định phạm nhiều tội, bản chất pháp các hình thức của chế định phạm nhiều tội so với phạm tội nhiều lần. Làm sáng tỏ những vấn đề luận thực tiễn của việc định tội danh quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trênsở tổng kết đánh giá thực trạng phạm nhiều tội tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ những vấn đề luận thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, đưa ra một số đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về chế định phạm nhiều tội. Keywords: Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Vĩnh Phúc; Phạm tội Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội do Đảng ta khởi xướng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI – năm 1986, đất nước ta đã có sự chuyển biến với sự phát triển mạnh mẽ của mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, từ nội tại của xã hội mang tính chất của nền kinh tế thị trường bên cạnh những dấu hiệu tích cực mà nó mang lại cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong đời sống xã hội, trong đó có tình hình tội phạm mà biểu hiện là số người phạm tội ngày càng tăng về số lượng cũng như tính chất mức độ nguy hiểm. Việc đấu tranh phòng, chống tội phạm để bảo vệ lợi ích của mình duy trì trật tự xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nước ta, BLHS được ban hành đã tạo cơ sở pháp thống nhất cho các cơ quan tiến hành tố tụng xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan sai. BLHS lần đầu tiên của nước ta được thông qua ngày 27/6/1985 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1986. Trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, để phục vụ kịp thời công tác 2 đấu tranh phòng, chống tội phạm trong từng giai đoạn cụ thể, Nhà nước ta đã 4 lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật này. Đến ngày 21/12/1999 Quốc hội nước ta đã thông qua BLHS mới thay thế Bộ luật hình sự năm 1985. Muốn định tội danh quyết định hình phạt đúng chính xác, trong từng giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán Hội thẩm nhân dân phải xác định đầy đủ, chính xác các tình tiết khách quan của vụ án, nhận thức, áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự. Qua thực tế từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử cho thấy việc định tội danh quyết định hình phạt thường gặp khó khăn nhiều sai sót, trong đó có định tội danh quyết định hình phạt trong trường hợp nhiều tội phạm (trong đó có phạm nhiều tội). Định tội danh quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội có nội dung quan trọng trong luận thực tiễn xét xử của nước ta. Mặc dù phạm nhiều tộimột trong những chế định quan trọng, nhưng trong thời gian qua chưa được quan tâm, nghiên cứu đúng mức. Tỉnh Vĩnh Phúctỉnh nằm ở khu vực trung du miền núi phía Bắc, mặc dù so với những tỉnh khác trên toàn quốc, Vĩnh Phúc không phải là điểm nóng về tội phạm nói chung, cũng như phạm nhiều tội nói riêng, nhưng nơi đây vẫn chịu tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Tình hình tội phạm gia tăng thể hiện ở số lượng vụ án hình sự, một số loại án hình sự trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc, tình hình phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm gia tăng đối với một số tội, nhóm tội trong những năm gần đây trở nên rất phổ biến hơn so với thời gian trước đây. Các tôi như Tội giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, mua bán trái phép chất ma túy, mua bán người… ngày một tăng, số bị cáo phạm nhiều tội nghiêm trọng đặc biệt nghiêm trọng cũng rất phổ biến, ví dụ: Vụ án Đường Ngọc Sơn cùng đồng phạm gồm 14 bị cáo phạm các Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Trốn thuế”; “Lưu hành giấy tờ có giá giả”; “Chống người thi hành công vụ”; vụ án Phạm Thế Thuần phạm Tội “Giết người” “Cướp tài sản”… Trước sự đòi hỏi mới của cuộc đấu tranh phòng, ngừa tội phạm, việc nghiên cứu chế định phạm nhiều tội trong luật hình sự Việt Nam hiện nay có ý nghĩa quan trọng không những về mặt luận mà còn là đòi hỏi của thực tiễn áp dụng nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện chế định này trong BLHS Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Chế định phạm nhiều tội trong luật hình sự Việt NamMột số vấn đề luận thực tiễn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” có ý nghĩa quan trọng cả về luận thực tiễn đối với ngành TAND nói riêng các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung trong tình hình hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, ở nước ta khái niệm phạm nhiều tội chưa được ghi nhận trong BLHS. Trong lĩnh vực nghiên cứu luận về vấn đề này, đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu 3 về chế định này. Chẳng hạn như: “Về một trường hợp phạm nhiều tội” (Tạp chí Toà án nhân dân số 2/1984 của Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hoà); “Phạm tội nhiều lần phạm nhiều tội” (Tạp chí Toà án nhân dân số 3/1995 của Thạc sỹ Mai Bộ); “Cần phân biệt phạm tội nhiều lần phạm nhiều tội” (Tạp chí Toà án nhân dân số 5/1995 của Điền Nguyên); “Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội” (Tạp chí Toà án nhân dân số 6/2000 của Dương Tuyết Miên); “Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội” (Tạp chí Luật học số 4/1996 của PGS.TS Võ Khánh Vinh Nguyễn Văn Hoàn); Chế định đa (nhiều tội phạm) hình luận của nó trong Luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Dân chủ pháp luật số 6/2001 của TSKH Lê Cảm); “Trường hợp phạm nhiều luật trong luật hình sự Việt Nam” (Tạp chí Luật học năm 2003 của PGS. TS Nguyễn Ngọc Hoà),… + Các công trình đã viết thành sách: Nghiên cứu về chế định đa (nhiều) tội phạm (trong sách Các nghiên cứu chuyên khảo của phần chung luật hình sự tập IV, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2002) của TSKH Lê Cảm; Sách chuyên khảo sau đại học, Những vấn đềbản trong khoa học Lụât hình sự, phần chung, chương IV NBX Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2005 của TSKH.PGS Lê Cảm; Nhiều tội phạm (chương XV, giáo trình Luật hình sự Việt Nam) Trung tâm đào tạo từ xa Đại học Huế do PGS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên; Nhiều tội phạm, NXB Công an nhân dân năm 2010, TS Lê Văn Đệ… + Các Luận án, Luận văn nghiên cứu về chế định phạm nhiều tội: Quyết định hình phạt trong những trường hợp đặc biệt, Luận văn thạc sỹ của tác giả Đặng Thị Thanh, năm 1998; Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Trần Văn Sơn, năm 1996; Chế định phạm nhiều tội trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ của của tác giả Lê Văn Đệ, năm 1999; Chế định nhiều tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ của của tác giả Lê Văn Đệ, năm 2003; Quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ của cuả tác giả Dương Tuyết Miên, năm 2003… Qua quá trình tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học nói trên, cũng như từ thực tiễn áp dụng pháp luật, chúng tôi thấy rằng để đưa chế định phạm nhiều tội áp dụng trong thực tế được chính xác, cụ thể, các nhà nghiên cứu luật học nghiên cứu sâu hơn, toàn diện có hệ thống hơn; kết hợp hài hoà giữa luận thực tiễn trong quá trình nghiên cứu mới đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của việc xây dựng, hoàn thiện áp dụng luật hình sự về phạm nhiều tội. Đến nay có rất ít công trình, luận án, luận văn, đề tài khoa học nghiên cứu về phạm nhiều tội mà tác giả lại đang công tác thực tế tại các cơ quan tiến hành tố tụng (TAND), cũng như trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, các công trình, luận văn, luận án .đã tạo điều 4 kiện cho tác giả tham khảo, kế thừa tiếp tục nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng của phạm nhiều tội, để từ đó hoàn thiện hướng dẫn áp dụng những quy định của luật hình sự về phạm nhiều tội được thống nhất. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trênsở nghiên cứu phần luận về phạm nhiều tội một cách có hệ thống, thực tiễn công tác xét xử, việc định tội danh quyết định hình phạt các trường hợp phạm nhiều tội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong 3 năm từ 2007 đến năm 2009, từ đó làm sáng tỏ về mặt luận một số vấn đề luậnbản về chế định phạm nhiều tội để có hướng đề xuất hoàn thiện chế định này hướng dẫn áp dụng những quy định đó được thống nhất. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích đã nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu, làm sáng tỏ quá trình hình thành phát triển của chế định phạm nhiều tội trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, làm rõ những vấn đề luận chung của chế định phạm nhiều tội, bản chất pháp các hình thức của chế định phạm nhiều tội so với phạm tội nhiều lần . - Làm sáng tỏ những vấn đề luận thực tiễn của việc định tội danh quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trênsở tổng kết đánh giá thực trạng phạm nhiều tội tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Từ những vấn đề luận thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, Luận văn đưa ra một số đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về chế định phạm nhiều tội. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về phạm nhiều tội với việc khái quát các hình thức (dạng) biểu hiện của nó, vấn đề vấn đề định tội danh quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, việc áp dụng phạm nhiều tội trong thực tiễn công tác xét xử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Cơ sở luận phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trênsở luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp luật; chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về pháp luật, tội phạm hình phạt. Luận văn được hình thành dựa trênsở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học các tài liệu đã được công bố, dựa trênsở nghiên cứu các văn bản pháp luật của nhà nước, các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng cộng sản Việt Nam, các văn bản hướng dẫn áp dụng 5 pháp luật, các bản án, quyết định hình sự của TAND các cấp, phân tích thực tiễn định tội danh quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời dựa trênsở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lê Nin; sử dụng các phương pháp hệ thống, lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê khi giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của luận án. 5. Ý nghĩa luận thực tiễn của Luận văn Những nội dung của Luận văn đưa ra đã góp phần làm phong phú thêm luận về chế định phạm nhiều tội, đồng thời nâng cao nhận thức về chế định phạm nhiều tội trong luật hình sự Việt Nam. Từ một số giải pháp hoàn thiện chế định phạm nhiều tội sẽ góp phần sửa đổi, bổ sung chế định luật về phạm nhiều tội trong thời gian tới. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học chuyên ngành tài liệu tham khảo đối với cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy cán bộ làm công tác điều tra, truy tố đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán trong ngành TAND các cấp. 6. Bố cục của Luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương nội dung Chương 1: Một số vấn đề luận chung về phạm nhiều tội. Chương 2: Thực tiễn áp dụng luật hình sự trong trường hợp phạm nhiều tội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 3: Một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao công tác đấu tranh phòng, chống trường hợp phạm nhiều tội trong giai đoạn hiện nay tại tỉnh Vĩnh Phúc. References 1. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới, Ban chấp hành trung ương Đảng, Hà Nội. 2. Bộ chính trị (2005), Nghị Quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Ban chấp hành trung ương Đảng, Hà Nội. 3. Bộ tư pháp (1999), BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1985), Dân chủ pháp luật, Hà Nội. 4. Bộ luật hình sự Nhật Bản, bản dịch Bộ tư pháp. 6 5. Bộ luật hình sự Thụy Điển (2010), Nxb Công an nhân dân. 6. Bộ tư pháp (2000), BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1999), Dân chủ pháp luật, Hà Nội. 7. Bộ tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp (2002), Chuyên đề những vấn đềbản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, Hà Nội. 8. Bộ luật hình sự của Cộng hòa Liên bang Nga, Luật hình sự của một số nước trên thế giới, bản dịch Bộ tư pháp 9. Lê Cảm (2001), Chế định đa (nhiều) tội phạm hình luận của nó trong Luật hình sự Việt Nam, Dân chủ pháp luật (6). 10. Lê Cảm Trịnh Tiến Việt (2002), Nhân thân người phạm tộiMột số vấn đề luận cơ bản, Tòa án nhân dân, (1). 11. Lê Cảm (2005), “Phần chung”, Sách chuyên khảo sau đại học, Những vấn đềbản trong khoa học luật hình sự, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 93-94, 397-398. 12. Võ Khánh Vinh Văn Đệ (1999), Tổng hợp thực tế về phạm nhiều tội, một hình thức biểu hiện của chế định phạm nhiều tội – Nhà nước pháp luật, (12), tr. 19. 13. Lê Cảm (2009), “Sách chuyên khảo”, Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 14. Lê Trung Chánh (1943), Đại nam hành pháp, Nhà in Xuân Thu, Hà Nội, tr. 202. 15. Võ Khánh Vinh Văn Đệ (1999), Tổng hợp thực tế về phạm nhiều tội, một hình thức biểu hiện của chế định phạm nhiều tội – Nhà nước pháp luật, (12), tr. 19. 16. Lê Văn Đệ (1999), Chế định phạm nhiều tội trong luật hình sự Việt Nam, Luận án thạc sỹ luật học, Hà Nội, tr. 16-22; 32; 35; 43. 17. Lê Văn Đệ (2003), Chế định nhiều tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Hà Nội, tr. 34, 39, 41, 76. 18. Nxb pháp (1991), Quốc triều đình luật, Hà Nội, tr. 158. 19. Lê Văn Đệ (2010), Định tội danh quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, sách chuyên khảo, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 20. Lê Văn Đệ (2004), Các hình thức biểu hiện của chế định nhiều tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nhà nước Pháp luật (8). 21. Nguyễn Ngọc Hòa (1993), quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Tòa án nhân dân, (1). 7 22. Nguyễn Ngọc Hòa (2003), Các trường hợp phạm nhiều luật trong luật hình sự, Luật học (1). 23. Nguyễn Ngọc Hòa (2001), Trách nhiệm hình sự hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 24. Nguyễn Ngọc Hòa (1991), Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb công an nhân dân, Hà Nội. 25. Trần Hồng Hà (2010), Giáo dục pháp luật thông qua xét xử án hình sự của TAND tỉnh Vĩnh Phúc, Đề tài khoa học cấp tỉnh. 26. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (năm 1946; 1959; 1980; 1992), 1995, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Hoàng Chí Kiên (2004), Quyết định hình phạt trong những trường hợp đặc biệt, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội. 28. Nxb chính trị quốc gia (2009), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 1999. 29. Dương Tuyết Miên (2009), Quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội, Luật học, (Hà Nội). 30. Lê Văn Đệ (2010), Chế định nhiều tội phạm - Những vấn đề luận thực tiễn, sách chuyên khảo, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 31. Mác –Ph. Ăngghen (1980), tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 32. Nguyễn Hữu Minh (1996), Các căn cứ quyết định hình phạt, Luận án thạc sỹ luật học, Hà Nội. 33. Dương Tuyết Miên, (2003), Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Hà Nội. 34. Dương Tuyết Miên (2000), Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, Tòa án nhân dân, (6). 35. Nxb Văn hóa thông tin (1994), Hoàng Việt luật lệ, tập II, thành phố Hồ Chí Minh, tr.144. 36. Điền Nguyên (1995), cần phân biệt phạm tội nhiều lần phạm nhiều tội, Tòa án nhân dân, (5), tr. 15-16. 37. Nguyễn Sơn (2002), Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Hà Nội. 38. Lê Thị Sơn (1995), Một số vấn đề các giai đoạn thực hiện tội phạm, Luật học, (6). 39. Hoàng Thị Sơn, Bùi Kiên Điện (2000), Mô hình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 8 40. Nông Trường Sinh (2007), Về áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần, Tạp chí kiểm sát, (21). 41. Lê Xuân Thân (1996), Các căn cứ quyết định hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội. 42. Đặng Thị Thanh (2000), Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội nguyên tắc xử của BLHS năm 1999, Tòa án nhân dân, (6). 43. Đặng Thị Thanh (1998), Quyết định hình phạt trong những trường hợp đặc biệt, Luận án thạc sỹ, Hà Nội. 44. Phạm Văn Thiệu (2007), Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiêu tội bị đưa ra xét xử cùng một lần, Tòa án nhân dân (24), tr. 12 - 13. 45. Kiều Đình Thụ (1996), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. 46. Thông tư liên tịch số 10/TTLT ngày 31/12/1996 của Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 47. Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 14/2/1995 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ, Bộ tư pháp - hướng dẫn việc áp dụng pháp luật đối với hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới. 48. Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 7/01/1995 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Bộ nội vụ hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96 BLHS năm 1985. 49. Thông tư liên tịch 01/1998/TTLT-TANDTC, VKSNDTC, BNV, ngày 02/01/1998 của Bộ nội vụ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1985. 50. Thông tư liên tịch 02/2000/TTLT-TANDTC, VKSNDTC, BCA, BTP, ngày 05/7/2000 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Bộ Công an Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Điều 7 BLHS năm 1999 Mục 2 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21/12/1999 của Quốc hội. 51. Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP, BCA, TANDTC, VKSNDTC, ngày 25/9/2001 của Bộ tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình” của BLHS 1999. 52. Thông tư liên tịch 02/2001/TTLT-TANDTC, VKSNDTC, BCA, BTP, ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ tư pháp, hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS 1999. 9 53. Thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT giữa Bộ lao động thương binh xã hội, Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài. 54. Thông tư liên tịch số 17/TTLT – BCA – VKSNDTC – TANDTC – BTP ngày 24/12/2007 của Bộ công an – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ tư pháp, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS. 55. Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT BCA-VKSNDTC-TANDTC, ngày 25/12/2008 của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ thuốc pháo. 56. Tòa án nhân dân tối cao (2007 - 2009), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân từ năm 2007 đến năm 2009, Hà Nội. 57. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007 - 2009), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2007 đến năm 2009, Vĩnh Phúc. 58. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, Hà Nội. 59. Tòa án nhân dân tối cao (1979; 1999; 2000; 2003; 2005), Hệ thống hóa luật hình sự, Hà Nội. 60. Tòa án nhân dân tối cao (1995), Các văn bản về hình sự, dân sự tố tụng, Hà Nội. 61. Trường Đại học luật Hà Nội (1997), Luật hình sự Việt Nam – Những vấn đề luận thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 62. Tòa án nhân dân tối cao (1964), Báo cáo công tác ngành Tòa án của Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội. 63. Tòa án nhân dân tối cao (1986), Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cách tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, Hà Nội. 64. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1998 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cách tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội bị phạt tù giam, Hà Nội. 65. Trường Đại học luật Hà Nội (2006), “Phần chung”, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 66. Tòa án nhân dân tối cao (1973), Công văn số 612 – NCPL ngày 14/9/1973 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về quyết định trong trường hợp phạm nhiều tội. 10 67. Trường Đại học luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 68. Trường Đại học luật Hà Nội (2001), Trách nhiệm hình sự hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 69. Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2001), “Phần chung” Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 70. Đào Trí Úc các tác giả khác (1995), Tội phạm học, luật hình sự luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. Viện nghiên cứu khoa học pháp Bộ tư pháp (2002), Chuyên đề Những vấn đềbản của pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, Thông tin khoa học pháp lý, (8). 72. Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp (1997), Một số vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 73. Trần Thị Quang Vinh (1996), Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội. 74. Trần Thị Quang Vinh (2000), Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của pháp luật hình sự, Đặc san khoa học pháp lý, (2). 75. Võ Khánh Vinh (1990), Nguyên tắc cá thể hóa việc quyết định hình phạt, Tòa án nhân dân, (8). 76. Võ Khánh Vinh (1990), Nghiên cứu tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm khi quyết định hình phạt, Tòa án nhân dân, (12). 77. Võ Khánh Vinh, Phạm Thư (1993), Định tội danh trong trường hợp phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, Tòa án nhân dân, (5). 78. Võ Khánh Vinh (2002), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, trung tâm đào tạo từ xa Đại học Huế. 79. Võ Khánh Vinh (1999), luận về định tội danh, Nxb giáo dục, Hà Nội.

Ngày đăng: 17/09/2013, 08:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan