Hội họa thời phục hưng

9 2.3K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Hội họa thời phục hưng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hội hoạ thời Phục Hưng Thứ ba 25, Tháng Mười Một 2008 BTV: conotos Mức độ viếng thăm : 6% Trên trang web Leonardo da Vinci Hội hoạ thời Phục Hưng ở Ý Thời Phục Hưng ở Ý bắt đầu với thế kỷ XV (người Ý gọi là Quatrocento - 1400), nhưng thực ra nó đã nẩy mầm ngay từ thời Tiền Phục Hưng, với những bức bích hoạ đầu tiên do Giotto thực hiện ở nhà thờ Santa Maria dell’Arena ở Padoue (1305), đem đến một phong cách hoàn toàn mới mẻ, và những ý tưởng nghệ thuật độc đáo, trùng hợp với những ý tưởng đã được Roger Bacon đề xướng và thực hiện ở Assise với Jacopo Torriti (1295). 1485 Botticelli: Venus ra đời Masaccio: Adam và Eve bị đuổi khỏi địa đàng (1425) 1455 Uccello: Thánh George giết rồng 1 Vào thời kỳ này, khi khen một hoạ sĩ nào, người ta thường có thói quen nói rằng : tác phẩm của hoạ sĩ đó có thể sánh ngang với "người xưa", người xưa đây là những hoạ sĩ Hy Lạp, La Mã cổ điển. Khái niệm "phục hưng" ở nơi người Ý đương thời, chính là để nói lên cái ý tưởng "khôi phục" lại ưu thế của La Mã về mặt văn hoá vào thời kỳ oanh liệt nhất, trước khi bị giặc Goth xâm lược ở thế kỷ VI, trong khi đối với người Âu châu, nói chung, thời kỳ Phục Hưng có một ý nghĩa rộng hơn : đó là thời kỳ người ta muốn quay trở lại với những quy tắc nghệ thuật cổ điển Hy-La, sau khi đã trải qua thời kỳ Trung cổ với các nền nghệ thuật rômăng, gôtích, v.v. Giotto là người hoạ sĩ đầu tiên đã đem lại một phong cách hội hoạ Kitô giáo mới mẻ, tuy khác hẳn với phong cách byzantin, nhưng lại vẫn như có một cái gì đó rất khoẻ mạnh trong nét vẽ, như trên các bức tranh thờ của Tp. Byzance, và các bức tiểu hoạ Kitô giáo ở phương Đông. Trích phần bên trái Diptyque Wilton: Vua Richard II ra mắt Đức Mẹ nhờ thánh đỡ đầu Jean-Baptiste với các thánh Edouard và Edmond (tính từ trái sang), v. 1395-1399, 57×29cm. National Gallery, London Người hoạ sĩ tài hoa nhất sau Giotto, người đã mang đến một phong cách hội hoạ tôn giáo mới mẻ khác, là Masaccio (1401-1428), với bức bích hoạ đầu tiên sử dụng phép vẽ phối cảnh, đó là tác phẩm mang tên "Tam vị Nhất thể, Đức Mẹ, Thánh Jean và các nhà hảo tâm" (1425-1428) ở nhà thờ Santa Maria Novella, Firenze (Ý). Fra Angelico: Lễ đăng quang Đức Mẹ Đồng Trinh, 1434-1435 Thời Phục Hưng có lẽ là thời kỳ nghệ thuật Kitô giáo đã sản sinh ra nhiều tài năng hội hoạ nhất ở hầu khắp mọi nước Âu châu, nhiều nhất là ở Ý, với : Masaccio, Fra Angelico, Paolo Uccello, Piero della Francesca, Filippo Lippi, Ghirlandaio, Botticelli, Pietro Purigino, Raphael, Leonardo da Vinci, Michelangelo, v.v. ; ở Hà Lan, với : Jan van Eyck, Van der Weyden, Petrus Christus, Hans Memling, Hugo Van der Goes, Gerard David, và cả một trường phái được gọi là "trường phái nguyên khai Flamand" ; ở Pháp, với : Jean Fouquet, Engerrand Quarton, và ba anh em Limbourg ; ở Đức, với : Stefan Lochner, Albrecht Durer ; ở Bồ Đào Nha, với : Nuno Gonçalves, v.v. Hội hoạ thời Phục Hưng ở Hà Lan và ở Pháp Người ta thường chỉ hay nói nhiều đến nền hội hoạ "Phục Hưng Ý", nhưng thực ra, cùng trong thời kỳ này, ở Âu châu, còn có ít nhất hai nền hội hoạ khác cũng quan trọng không kém, về mặt nghệ thuật thuần tuý. Đó là nền "hội hoạ nguyên khai Flamand" ở xứ Flandre, xưa kia thuộc Hà Lan, nay thuộc Bỉ, mà tính chất hiện thực còn vượt xa hơn cả nền hội hoạ phục hưng Ý, và nền "hội hoạ quốc tế" chủ yếu đã phát triển ở Pháp và ở Anh, dưới dạng các tranh tiểu hoạ, dựa trên truyền thống hội hoạ rômăng và gôtích. 2 1495 Nuno Gonçalves: Thánh Vincent Jan van Eyck, Giovanni Arnolfini và phu nhân (1434) Chỉ cần nêu lên ở đây một hai thí dụ tiêu biểu nhất cho những trường phái này. Jan van Eyck (1390-1441), là một trong những hoạ sĩ xuất sắc nhất của "trường phái nguyên khai Flamand", tác giả của nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng, như : "Con cừu huyền thoại - L’Agneau mystique" (1432), "Giovanni Arnolfini và phu nhân" (1434), "Đức Mẹ ở Chanoine Van der Paele" (1436). Chính ông là người đầu tiên đã chế ra chất sơn dầu để thử nghiệm trên các tác phẩm của mình. Ông đã dùng dầu thay thế cho lòng trắng trứng, để cho màu đỡ bị khô, mà lại óng mượt hơn, trong hơn. Vào những năm này, lần đầu tiên, người ta thấy xuất hiện những bức hoạ mà nội dung không có tính chất tôn giáo. Bức hoạ "Giovanni Arnolfini và phu nhân" của Jan van Eyck, hoàn toàn không có ý nghĩa tôn giáo, cũng như bức hoạ "Trận chiến San Romano" (1450) của Paolo Uccello, một hoạ sĩ gốc Ý, người tỉnh Firenze. Chúng ta thấy rằng nghệ thuật hội hoạ thời Phục Hưng rồi ra sẽ phát triển theo hướng này, trải qua các thời kỳ barốc, cổ điển, v.v. cho đến mãi sau này cũng vẫn giữ cái phương châm ấy : đưa những chi tiết hiện thực của đời sống vào hội hoạ, dù là hội hoạ tôn giáo, hay chỉ là những truyện tích thần thoại, lịch sử, hoặc những cảnh sinh hoạt đời thường. Mục đích của nghệ thuật không còn giới hạn vào việc minh hoạ những truyện tích có tính chất tôn giáo nữa, mà người hoạ sĩ còn có sứ mệnh phản ánh cái thế giới xung quanh mà mắt mình nhìn thấy. Phải chăng, lý tưởng nghệ thuật không còn chỉ là đức tin nữa, mà đã trở thành lý tưởng về một cái đẹp tuyệt đối ? Paul và Jean Limbourg, Những giờ rất bận của hầu tước Berry (1410) 1498 Durer: Tự hoạ 3 Nổi bật nhất trong các tác phẩm của "Trường phái quốc tế" là các bức tiểu hoạ của ba anh em Limbourg (Pháp), có tựa chung là : "Những giờ bận của hầu tước Berry" (1404-1408), rồi sau đó, "Những giờ rất bận của hầu tước Berry" (1412- 1416). Ngoài ra, còn có một bức hoạ vẽ trên nền gỗ, mà người ta thường gọi là "diptyque Wilton", do một ông vua Anh đặt cho một hoạ sĩ, có lẽ cũng là người Pháp, vẽ vào cuối thế kỷ XIV. Các tác phẩm này có những màu sắc nhẹ nhàng, tươi mát, nét vẽ tế nhị, cách bố cục trang trọng, và đây đó cũng dùng chất liệu vàng kim, không khỏi làm cho người ta nghĩ đến nền hội hoạ gôtích, mà chắc hẳn nó đã chịu ảnh hưởng trực tiếp, cũng như nó không khỏi làm cho người ta nghĩ đến những bức bích hoạ và một hai bức hoạ vẽ trên nền gỗ của Fra Angelico, cũng với những màu sắc nhẹ nhàng ấy và phong cách ấy vài chục năm sau, tuy rằng Fra Angelico vẫn có những nét độc đáo riêng của mình, không thể nào nhầm lẫn được (ví dụ như tác phẩm "Lễ đăng quang Đức Mẹ Đồng Trinh", 1434-1435). Hội hoạ phương Tây thế kỷ XVI Thứ năm 27, Tháng Mười Một 2008 BTV: conotos Mức độ viếng thăm : 3% Trên trang web Hội hoạ thời Phục Hưng Michelangelo : Thánh Gia Raphael : La Donna Velata. 1514-1516 4 Correggio: Dạy dỗ thần Tình yêu, 1528 Vào cuối thời Phục Hưng, trong những bậc thầy nổi tiếng nhất và thường được người đời nhắc nhở đến nhiều nhất, phải kể trước hết đến các hoạ sĩ Ý sau đây (một số người có bài riêng): 5 El Greco (1541-1614): Tranh của El Greco thường có bố cục dày đặc, và giàu nhịp điệu Leonardo da Vinci (1452-1519), Michelangelo (1475-1564), Raphael (1483-1520), Titien (khoảng 1490-1576), Correggio (biệt hiệu của Antonio Allegri, khoảng 1489-1534). Tuy nhiên, thế kỷ XVI còn nhiều tài năng khác bên ngoài nước Ý, mặc dầu không đa dạng bằng, nhưng về mặt phong cách và cá tính, thì cũng không thua kém, như : Hans Holbein trẻ (1497-1543), hoạ sĩ người Đức, với những tác phẩm giàu tính chất hiện thực, có thể sánh ngang với những tác phẩm của trường phái nguyên khai Flamand : Đức Mẹ với Chúa Hài đồng và gia đình Bourmestre Meyer (1528), Chân dung Sir Richard Southwell (1536), Chân dung George Gisze (1532), v.v. 1533 Hans Holbein Trẻ: Các sứ thần Pháp Pierre Bruegel già (1525-1569), hoạ sĩ người Flamand (Bỉ), ngoài tranh tôn giáo ra, còn có biệt tài vẽ những cảnh sinh hoạt đời thường ở nông thôn. Những bức tranh đám đông của ông luôn luôn đầy nét sinh động, nhân văn và hài hước. Rubens: Liên minh Đất-Nước, 1618 El Greco (biệt hiệu của Domeniko Theotokopoulos (1541-1614), hoạ sĩ gốc người đảo Crete, thời đó là một thuộc địa của Venizia (Venise), đã từng là học trò của Titien, sau hành nghề ở Toledo (Tây Ban Nha). El Greco có một phong cách rất đặc biệt, các nhân vật ông vẽ thường có hình thể được kéo dài ra, khiến cho bức hoạ giàu nhịp điệu, và do đó, có dáng dấp rất “hiện đại”. Rubens (1577-1640) cũng gốc người Flamand, nhưng đã từng sống và làm việc nhiều năm ở Ý. Ông là một hoạ sĩ có cá tính mạnh mẽ và có phong cách độc đáo. Tranh của ông giàu nhịp điệu - nhịp điệu của các nhân vật trong thế chuyển động. Trong một số tác phẩm, nhịp điệu còn được thể hiện cả bằng những nét cọ tràn đầy sức sống. 6 1568 Pierre Bruegel già: Đám cưới dân quê Hội hoạ Baroque Thứ bảy 22, Tháng Mười Một 2008 BTV: dt Mức độ viếng thăm : 1% Trên trang web Hội hoạ phương Tây thế kỷ XVI Bước sang thời Baroque, trung tâm hội hoạ phương Tây dần chuyển ra ngoài nước Ý sang Pháp và Hà Lan. Van Dyck: Tự hoạ, 1614 Tranh bên phải: Bài học giải phẫu của bác sĩ Tulp (1632, Rembrandt) Từ sau khi giành độc lập khỏi Tây Ban Nha năm 1581, Cộng Hòa Hà Lan trải qua "Kỷ nguyên Vàng" - một thời kỳ tiến triển chưa từng thấy với những cây cọ kỳ tài như Rembrandt, Van Dyck, Vermeer, Hals v.v Anthony Van Dyck (1599-1641), danh họa xứ Flamand, từng là học trò của Piere Paul Rubens. Năm 1633 ông được mời làm họa sỹ của vua Charles I nước Anh. Van Dyck thường được coi là người đặt nền móng cho trường phái chân dung của nước Anh. Cần nhớ nhất tên Rembrandt van Rijn (1606-1669), một người Flamand khá đặc biệt so với phần lớn các danh hoạ khác vì ông chưa bao giờ đặt chân tới nước Ý. Đây có lẽ là hoạ sĩ đa tài nhất của Hà Lan thế kỷ XVII. Ông vẽ đủ mọi thể loại: chân dung, khoả thân, sơn dầu, tranh khắc, và đủ mọi đề tài: lịch sử, tôn giáo, với một phong cách hiện thực sống động ít ai có thể sánh kịp. Ngày nay tranh của ông chủ yếu bày ở Bảo tàng Rijksmuseum (Amsterdam, Hà Lan). 7 Johannes Vermeer (1632-1675) cũng là một họa sĩ người Hà Lan. Ông sống chủ yếu tại quê nhà là thị trấn Delft và vẽ không nhiều tác phẩm. Năm 2003 đạo diễn Peter Webber đã cho dựng lại một phần cuộc đời Vermeer trong cuốn phim xuất sắc mang tên bức tranh GIRL WITH A PEARL EARRING (Cô gái đeo khuyên ngọc trai) với nữ diễn viên Scarlett Johansson. 1628 Hals: Cô gái Digan Tuy nhiên, cuộc đời của Vermeer dường như chưa bao giờ ổn định. Khi qua đời, ông để lại cho vợ và mười một người con một món nợ. Vermeer: Cô gái đeo khuyên ngọc trai Sau khi bị lãng quên gần hai thế kỷ, năm 1866 nhà phê bình nghệ thuật người Pháp Thoré Bürger đã cho xuất bản một khảo luận về 66 bức tranh coi là của Vermeer (song chỉ có 35 bức được xác nhận). Từ đó, danh tiếng của Vermeer đã nổi lên nhanh chóng và hiện nay được đánh giá là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của thời kì đó. Ông nổi tiếng với cách xử lý và sử dụng điêu luyện ánh sáng trong các tác phẩm mang phong cách hiện thực của mình. Frans Hals (khoảng 1580/85-1666), hoạ sĩ Hà Lan. Một trong những hoạ sĩ nổi tiếng về vẽ chân dung. Là hoạ sĩ Hà Lan đầu tiên không chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ý thời Phục Hưng. Cho tới 1640, ông vẽ màu tươi sáng, sau đó thiên về đen và trắng nhiều hơn trên nền nâu xám. Hanxơ có biệt tài thể hiện nụ cười tự nhiên của những thị dân đương thời, khác mọi hoạ sĩ. Ngày nay tranh của ông chủ yếu bày ở Bảo tàng Frans Hals Museum (Haarlem, Hà Lan). Michelangelo Merisi da Caravaggio (1571-1610), danh họa Ý có tài năng sớm nở với các tác phẩm mới lạ nhưng chậm được thừa nhận. Ông chết khá trẻ, để lại giai thoại về những mối tình đồng tính luyến ái, tính khí dữ dằn và những đợt bị tống giam. Diego Velasquez (1599-1660), họa sĩ cung đình của vua Tây Ban Nha Philip IV, có ảnh hưởng rất lớn đến hội họa hiện thực và ấn tượng sau này. Các bức tranh vẽ trong thời kỳ 1617-1623 của Velazquez chịu ảnh hưởng đậm nét từ Caravaggio. 1648 Velazquez: Venus 8 1601 Caravaggio: Bữa tối ở Emmaus Các hoạ sĩ người Pháp Hội hoạ phương Tây thời Baroque cũng rất nổi tiếng với các hoạ sĩ người Pháp, trong đó nổi lên Poussin, Le Brun và De Champaigne: Nicolas Poussin (1594-1665), một họa sĩ thuộc trường phái cổ điển. Các tác phẩm hội họa của ông chủ yếu gồm tranh phong cảnh giàu chất trữ tình, thường có nét vẽ trong sáng, cấu trúc và trật tự khoáng đạt, màu sắc phong phú và đa dạng. Cho đến thế kỷ 20, Poussin vẫn là một trong những nguồn cảm hứng sáng tạo cho những họa sĩ tân cổ điển như Jacques- Louis David và thậm chí cả Paul Cézanne. Ông dành phần lớn thời gian sự nghiệp tại Roma, chỉ trừ một khoảng thời gian ngắn khi Hồng y Richelieu yêu cầu ông trở lại Pháp làm họa sĩ cho nhà vua. Le Brun: Alexander ở Babylon Poussin: Tìm ra nữ hoàng Zenobia bên bờ sông Arax Charles le Brun (1619-1690) hoạ sĩ cung đình của vua Mặt trời Louis XIV. Ông từng chịu trách nhiệm trang trí phòng trưng bày mang tên thần mặt trời Apollo nay thuộc bảo tàng Louvre và phòng Gương xa hoa ở cung điện Versailles. Philippe de Champaigne (1602-1674). v.v. 9 . Hội hoạ thời Phục Hưng Thứ ba 25, Tháng Mười Một 2008 BTV: conotos Mức độ viếng thăm : 6% Trên trang web Leonardo da Vinci Hội hoạ thời Phục Hưng ở Ý Thời. v.v. Hội hoạ thời Phục Hưng ở Hà Lan và ở Pháp Người ta thường chỉ hay nói nhiều đến nền hội hoạ " ;Phục Hưng Ý", nhưng thực ra, cùng trong thời

Ngày đăng: 16/09/2013, 23:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan