ThamTham luận đổi mới kiểm tra đánh giá

4 759 8
ThamTham luận đổi mới kiểm tra đánh giá

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT Lấp Vò 1 BÁO CÁO THAM LUẬN (Hội thảo đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH) Trần Thành Công Giáo viên môn Địa Lí, trường THPT Lấp Vò 1. I. Lí luận cơ bản về việc đánh giá kết kết quả giáo dục Đánh giá là một khâu quan trong trong quá trình giáo dục nhằm cung cấp những thông tin chính xác về chất lượng sản phẩn của ngành giáo dục cho xã hội (bên xử dụng sản phẩm), vừa là động lực để đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với mục tiêu giáo dục đề ra. Như vậy đánh giá trong giáo dục phải bám sát vào mục tiêu của từng giai đoạn học tập (từng bài, từng chương, từng học kì, từng năm học …) mới phản ánh đúng chất lượng giáo dục nói chung, ở mỗi bộ môn nói riêng. Đánh giá kết quả học tập của học sinh, là quá trình thu thập, xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, điều khiển học sinh học tập tốt hơn. Theo mục tiêu chung của giáo dục hiện nay, phải đánh giá học sinh một cách toàn diện cả về kiến thức, kĩ năng bộ môn, năng lực và thái độ. Kiểm tra là công cụ, phương tiện chủ yếu để đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Kiểm tra phải phù hợp với mục tiêu của chương trình, đảm bảo tính toàn diện, tính khách quan, chính xác, tính công khai và kịp thời, phải nhận biết được sự phân hóa chất lượng của học sinh (đòi hỏi khâu ra đề, lập đáp án và chấm bài một cách khoa học, phù hợp với việc dạy học theo phương pháp mới – lấy học sinh làm trung tâm). II. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện Thuận lợi: - Bộ đã có một quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho toàn thể giáo viên một cách thường xuyên, có hệ thống, nên đội ngũ giáo viên ngày càng nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chuyên môn của mình. - Thông qua nhiều lần, giáo viên tiếp cận đề thi, đáp án của bộ từ đó định hướng tốt hơn việc ra đề thi, lập đáp án và chấm bài trong quá trình giảng dạy, kiểm tra của mình. - Việc đôn đốc, kiểm tra, đánh giá giáo viên thường xuyên của các cấp quản lí giáo dục cũng là yếu tố định hướng cho giáo viên đứng lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra đánh giá của mình đối với học sinh. - Trong địa lí, các phương tiện học tập, như atlas, sách giáo khoa … phong phú, khoa học hơn cũng là cơ sở tốt vừa để đổi mới phương pháp dạy học, vừa là cơ sở tốt để soạn đề, đáp án kiểm tra phù hợp với mục tiêu chương trình. Khó khăn: - Thực hiện đúng qui trình làm đề thi bắt đầu từ việc xác định mục tiêu, yêu cầu, rồi lập ma trận theo nội dung kiểm tra và các mức độ nhận thức …là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian để có một đề thi và đáp án khoa học, không nhiều giáo viên đã tự giác áp dụng, nên kết quả kiểm tra có thể chưa sát với mục tiêu chương trình. 1 - Đề thi và đáp án do bộ, sở biên soạn cho các kì thi chung, ngoài ý nghĩa kiểm tra đánh giá chất lượng bộ môn, còn có ý nghĩa định hướng cho việc giảng dạy, ra đề, lập đáp án kiểm tra của giáo viên đứng lớp, theo tôi, một số trong đó chưa thật là mẫu mực để giáo viên học tập. - Kinh nghiệm của giáo viên trong việc soạn đề, lập đáp án trắc nghiệm khách quan còn hạn chế, phần nhiều đề thi này dễ đưa học sinh đến chỗ phải học vẹt, phụ thuộc sách giáo khoa, thiếu những câu hỏi đánh giá được sự sáng tạo của học sinh. - Nội dung từng bài học còn nặng nề, giáo viên khó dành đủ thời gian để kiểm tra (nhất là kiểm tra thường xuyên). - Trong điều kiện phòng học chật chội, số lượng học sinh đông nên không dễ dàng loại trừ hoàn toàn sự tiêu cực trong kiểm tra, thi cử. III. Thực trạng đánh công tác kiểm tra, đánh giá qua liên hệ của bản thân Ưu điểm: - Số bài kiểm tra của từng học kì, giáo viên đã thực hiện tốt, đúng theo yêu cầu của bộ. - Đã phối hợp được các hình thức thi trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, có thể phần nào khắc phục được hạn chế của mỗi hình thức đề. - Tỉ lệ những câu hỏi kiểm tra về kĩ năng địa lí đã tăng và phù hợp mục tiêu học tập bộ môn, giúp cho việc học tập địa lí của các em không nhàm chán. Nhược điểm: - Đây đó đề thi và đáp án còn có biểu hiện chưa thật chính xác, khoa học, ảnh hưởng đến việc đánh giá chất lượng học tập địa lí của các em. - Hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra, thi cử chưa hoàn toàn được loại trừ trong trường học. - Kiểm tra thường xuyên chưa được tiến hành trong quá trình tìm hiểu bài mới (chủ yếu là tiến hành vào đầu giờ hoặc cuối giờ học). - Vẫn còn nhiều câu hỏi mang tính chất tái hiện kiến thức phụ thuộc vào sách giáo khoa, hoặc nhận định chủ quan của giáo viên – hạn chế việc học tập của học sinh theo phương pháp mới, chưa phù hợp với mục tiêu bộ môn. IV. Một vài kinh nghiệm bản thân trong việc kiểm tra thường xuyên Kiểm tra thường xuyên (vấn đáp, viết hoặc thực hành dưới một tiết), ngoài ý nghĩa góp phần đánh giá chất lượng dạy và học, hình thức này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc điều khiển hoạt động dạy và học của cả thầy và trò, nhất là kiểm tra vấn đáp có thể làm rất thường xuyên trước, trong và sau khi học bài mới. 1. Kiểm tra vấn đáp Vấn đáp thường dùng để đánh giá việc học tập của học sinh sau một bài, một mục nhỏ trong bài, đôi khi kiểm tra những kiến thức và kĩ năng rất cơ bản đã học trước đó; có thế lấy điểm (ghi vào cột M), cũng có thể chỉ để giúp giáo viên nắm vững tình hình học tập của học sinh, phát hiện những học sinh khá giỏi, hay những học sinh còn yếu kém để điều chỉnh phương pháp dạy của mình. 2 Câu hỏi kiểm tra cần rõ ràng, bám sát vào mục tiêu của từng mục, từng bài, và nên có nhiều những câu hỏi kích thích tư duy của học sinh, những câu hỏi liên hệ với thực tiễn. Điều này góp phần đánh giá học sinh chính xác và có tác dụng kích thích hứng thú học tập của các em. Không nên để học sinh có xu hướng đối phó với việc kiểm tra vấn đáp chỉ thực hiện ở đầu giờ (trước khi vào bài mới), mà nên xen kẽ vào quá trình tìm hiểu bài mới (trong, sau khi học bài mới) – Hỏi kiến thức đã học có liên quan, ghi điểm sổ như lúc tiến hành kiểm tra ở đầu giờ. Làm như vậy buộc học sinh phải học tập tự giác, tích cực theo dõi bài học hơn. Mỗi khi học sinh chưa trả lời được, không nên phê phán các em lười hay dốt … mà nên tìm cách khác để khích lệ tinh thần học tập của các em, đôi khi cũng nên để các em có cơ hội kiểm tra lại. Kiểm tra vấn đáp, lấy điểm hệ số một cần phải làm thường xuyên để đánh giá kịp thời kết quả dạy và học và quan trọng hơn là để điều khiển quá trình dạy và học phù hợp với mục tiêu môn học và việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay. 2. Kiểm tra viết dưới 1 tiết Kiểm tra viết dưới một tiết là bài kiểm tra được sử dụng sau khi kết thúc một bài hay một vài bài. Có thể bằng hình thức tự luận hay trắc nghiệm. Ưu điểm của kiểm tra viết là kiểm tra được đại trà (cả lớp) nên việc đánh giá tình hình học tập của lớp có phần khách quan hơn, nhất là khi đề ra phù hợp mục tiêu, khoa học. Kiểm tra viết dưới một tiết, nội dung kiểm tra chỉ trong phạm vi một hay một số bài – phạm vi kiến thức, kĩ năng không quá nhiều giúp các em thường xuyên củng cố, ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tạo điều kiện làm bài kiểm tra định kì tốt hơn. Vì thời gian kiểm tra ngắn, không thể nhiều hơn 15 phút (vì còn dành thời gian tìm hiểu bài mới), nên theo tôi để đánh giá được rộng nhất, để củng cố kiến thức, kĩ năng và định hướng học tập của các em chúng ta nên dùng hình thức trắc nghiệm có tác dụng tích cực hơn. Đề trắc nghiệm, ngoài những yêu cầu chung, nên soạn thế nào để lưu lại nhiều nhất kiến thức, kĩ năng, các em có thể dùng làm tài liệu học tập sau đó. V. Một số kiến nghị - Đề thi, đáp án của Bộ, Sở phải nên trở thành mẫu mực (riêng đáp án, nên là đáp án mở, có nhiều hướng giải quyết đúng) cho giáo viên các trường học tập. - Sau mỗi đề thi chung, nếu có thể nên lấy ý kiến nhận xét, góp ý về hình thức, nội dung đề và đáp án, giúp mỗi giáo viên hiểu, định hướng đúng về khâu kiểm tra đánh giá chất lượng học tập bộ môn theo mục tiêu chương trình và điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp. - Đề và đáp án kiểm tra chung của toàn khối do tổ bộ môn hay trường ra (ở từng trường) phải được biên soạn kĩ, đúng mục tiêu chương trình – tránh sai sót, phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người ra đề, làm đáp án. - Sở và trường cần tích cực kiểm tra, góp ý cho các đề kiểm tra và đáp án mà mỗi giáo viên thực hiện ở lớp mình phụ một cách khoa học (tránh hình thức) góp phần định hướng việc dạy và học địa lí trong các nhà trường tốt hơn theo hướng đổi mới hiện nay. - Nếu có thể bộ nên nghiên cứu, có công cụ chuẩn đánh giá chung đối từng công đoạn, từng giai đoạn trong chương trình Địa lí phổ thông, không phụ thuộc vào ý thức 3 chủ quan của mỗi người dạy, mỗi địa phương – nếu được như vậy thì giáo dục thật là tuyệt vời! VI. Lời kết Trên đây là một số ý kiến về nhận thức, liên hệ, và ý kiến đề nghị của cá nhân tôi về công tác đánh gía chất lượng dạy và học hiện nay, mong quí vị trao đổi và làm rõ các vấn đề có liên quan. 4 . THAM LUẬN (Hội thảo đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH) Trần Thành Công Giáo viên môn Địa Lí, trường THPT Lấp Vò 1. I. Lí luận cơ bản về việc đánh giá kết. đốc, kiểm tra, đánh giá giáo viên thường xuyên của các cấp quản lí giáo dục cũng là yếu tố định hướng cho giáo viên đứng lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra

Ngày đăng: 16/09/2013, 21:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan